Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì nữ Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Cách tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì cực kỳ hiệu quả mẹ nào cũng nên biết!

Cách làm tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì là mối quan tâm của tuổi teen lẫn các mẹ muốn ngoại hình con thêm đẹp. Hãy cập nhật ngay các cách sau để con có vòng 1 căng tròn, quyến rũ, mẹ nhé!

Ở tuổi dậy thì, con gái bắt đầu phát triển toàn diện. Lúc này, trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu cần thiết để cơ thể phát triển hoàn hảo. Đồng thời, lối sống, sinh hoạt của con cũng phải được đảm bảo cho mục tiêu trên. Ở tuổi dậy thì, đây là giai đoạn vàng mà mẹ có thể tìm cách giúp con tăng vòng 1 hiệu quả nhất.

1. Kích thước vòng 1 tăng lên do đâu?

Ngực của các bé gái sẽ bắt đầu phát triển vào năm 8-13 tuổi và phát triển hoàn thiện vào năm 17-18 tuổi.

Sở dĩ kích thước vòng 1 của các bé tăng lên là do cơ thể thay đổi nội tiết tố. Buồng trứng sẽ tiết ra một hormone gọi là estrogen khiến mỡ tích tụ ở vùng ngực khiến vòng 1 to lên. Việc vòng 1 của trẻ to lên cũng có thể được xem là biểu hiện của việc dậy thì thành công.

Các chuyên gia sức khỏe cho biết vòng 1 to hay nhỏ phụ được quyết định chủ yếu do cơ địa, gen di truyền; và chịu ảnh hưởng một phần từ việc trẻ cân bằng được chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi. Muốn biết thông tin cụ thể hơn; cha mẹ hãy cập nhật ngay các cách làm tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì ngay sau đây nhé!

kích thước vòng 1 tăng lên là do đâu

2. Cách làm tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì bằng chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cũng là 1 cách quan trọng để tăng kích thước vòng 1 của trẻ ở tuổi dậy thì. Vậy ăn gì để tăng vòng 1? Chắc chắn là không thể thiếu protein trong cách làm tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì bằng chế độ dinh dưỡng.

2.1 Protein

Chất đạm này có trong thịt, cá, trứng, sữa, khoai tây, cải bó xôi…, giúp ngực săn chắc, đàn hồi tốt. Thêm nữa, mẹ có thể cho trẻ có thể ăn chân giò, quả nho, các loại đậu… để tăng kích thước vòng 1. Tuy nhiên, trẻ dậy thì chỉ nên ăn luân phiên; cân đối các thực phẩm này để tránh dư thừa; gây béo phì. Trẻ có thể ăn theo thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì.

>> Mẹ có thể xem thêm: Tại sao trẻ em ngày nay béo phì?

2.2 Thực phẩm giàu phytoestrogen hoặc estrogen

Thực phẩm tác động trực tiếp tới cơ thể của trẻ ở tuổi dậy thì. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy lượng hormone estrogen dồi dào sẽ giúp ngực to hơn. Khi vào tuổi dậy thì; cơ thể phụ nữ bắt đầu sản sinh hormone estrogen giúp định hình các đặc điểm giới tính như ngực to hơn.

cách làm ngực to ở tuổi dậy thì

Do vậy, thực phẩm giàu phytoestrogen hoặc estrogen thực vật liên quan tới hormone giới tính có thể thúc đẩy sự phát triển của vòng ngực. Mẹ có thể cho con ăn hạt điều, gạo lứt, hạt vừng, yến mạch, dưa chuột, cà rốt, rau thì là, trà xanh và rượu vang trắng để đáp ứng nhu cầu cơ thể lúc này.

Đặc biệt, bạn đừng quên sữa; thực phẩm này chứa nhiều estrogen, progesterone và prolactin rất quan trọng đối với sự phát triển của các mô vú; cải thiện kích thước của bầu ngực.

Các cô dì thường truyền tai nhau uống sữa đậu nành là một cách tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì cực kỳ hiệu quả. Vậy thực hư ra sao? Mẹ có thể tham khảo: Uống sữa đậu nành có tăng vòng 1 không?

2.3 Sắt và canxi

Cách làm ngực to ở tuổi dậy thì còn ghi nhận thực đơn cho trẻ cần đảm bảo đủ sắt và canxi. Dù không có tác dụng làm tăng kích cỡ vòng 1 nhưng sắt và canxi lại có thể giúp săn chắc mô. Nhờ vậy, bầu ngực phụ nữ sẽ đẹp hơn.

>> Mẹ có thể tham khảo: 10 cách tăng chiều cao tối đa cho con ở tuổi dậy thì

3. Cách làm tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì: Mặc đúng áo ngực

Một chiếc áo ngực đúng kích thước có thể giúp định hình khuôn ngực. Đặc biệt, trong giai đoạn dậy thì, chiếc áo đúng kích thước còn có thể giúp nâng đỡ vòng 1 và hỗ trợ tăng kích cỡ nữa.

Nếu trẻ mặc áo ngực không đúng kích cỡ có thể dẫn đến ngực bị chảy xệ. Điều quan trọng hơn cả là nếu chọn đúng kích cỡ áo ngực để mặc trong giai đoạn tuổi dậy thì; việc này có thể hỗ trợ tăng kích thước cho vùng núi đôi của trẻ nữa đấy.

cách làm ngực to ở tuổi dậy thì

4. Cách làm tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì bằng cách massage tuần hoàn máu

Một phương pháp đơn giản nhưng có hiệu quả để tăng kích thước vòng 1 tại nhà ở tuổi dậy thì là massage. Massage giúp kích thích tuần hoàn máu, là cách giúp làm tăng vòng 1 hiệu quả ở tuổi dậy thì.

Trẻ có thể massage như là 1 cách làm ngực to ở tuổi dậy thì vào lúc tắm và trước khi đi ngủ.

  • Lúc tắm: Trẻ dùng vòi hoa sen xả nước trực tiếp lên vùng ngực, massage ngực theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 15 phút.
  • Trước khi ngủ: Con cho một ít kem dưỡng hoặc tinh dầu dưỡng da vào lòng bàn tay, chà xát 2 tay lại với nhau. Sau đó, trẻ massage nhẹ nhàng vùng ngực theo hướng từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên và thực hiện liên tục trong khoảng 20 phút.

Lưu ý: Chỉ nên massage nhẹ nhàng, nếu tác động mạnh sẽ dễ khiến ngực chảy xệ.

>> Mẹ có thể tham khảo: 8 cách làm mũi cao và nhỏ ở tuổi dậy thì không đụng dao kéo

5. Cách làm tăng vòng 1 tự nhiên bằng các bài tập tại nhà

  • Tập tạ: Đây là một bài tập tăng vòng 1 vô cùng hiệu quả. Trẻ nằm nửa người lên ghế tập, sau đó nâng và hạ tạ tay thẳng trước ngực. Mặt để theo tư thế hướng cằm và nhìn thẳng xuống phía bầu ngực. Thực hiện khoảng 20 phút mỗi ngày.

Các bài tập tăng kích thước vòng 1 tại nhà

  • Đẩy tường: Trẻ đứng trước bức tường, lòng bàn tay chống vào tường, vị trí ngang vai. Từ từ co cánh tay lại, nghiêng thân trên vào phía tường cho tới lúc đầu gần chạm tường. Hai chân vẫn giữ cố định tại chỗ. Trở về vị trí ban đầu. Lặp lại 10–15 lần.

Đẩy tường:

 

  • Xoay vòng cánh tay: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay dang ngang, ngang bằng với vai tạo thành một đường thẳng. Trẻ từ từ xoay cánh tay từ trước ra sau trong vòng một phút. Sau đó, xoay cánh tay theo hướng ngược lại trong vòng một phút. Kế tiếp, trẻ nâng cánh tay lên và xuống trong vòng khoảng một phút. Lặp lại 1–2 lần.

Xoay vòng cánh tay

6. Giữ đúng tư thế cũng là cách làm tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì

Cách làm tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì là hãy luôn giữ tư thế đi với lưng thẳng và ưỡn cao ngực. Một tư thế đứng đúng sẽ tạo ra rất nhiều khác biệt về ngoại hình cho bạn đấy. Hãy tập luyện để dáng đi luôn thẳng, ngực ưỡn về phía trước. Tư thế đứng đúng sẽ giúp bộ ngực của bạn trông to hơn hẳn so với khi bạn đứng khòm lưng.

Vòng 1 căng tròn dễ tạo nên nét quyến rũ của phụ nữ. Cho nên cách làm tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì hiệu quả thường được phụ huynh quan tâm để kịp thời tư vấn cho con gái. Vì vậy, hãy thử áp dụng ngay các cách trên xem sao, mẹ nhé!

[inline_article id=226868]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Ngứa đầu ngực khi mang thai liệu có phải dấu hiệu cảnh báo ung thư?

Suốt 9 tháng 10 ngày, cơ thể phụ nữ thường trải qua khá nhiều biến đổi về cả thể chất lẫn tâm lý. Theo đó, mẹ bầu phải đối mặt với những vấn đề khó chịu như ốm nghén, thèm ăn, mất ngủ và cả tình trạng ngứa đầu ngực khi mang thai. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa đầu ngực khi mang thai

Vùng ngực và nhũ hoa của mẹ bầu thường xuất hiện cảm giác ngứa do một trong những nguyên nhân dưới đây:

1. Thay đổi nội tiết tố

Nồng độ progesterone và estrogen tăng cao trong thai kỳ sẽ dẫn đến sự thay đổi ở các mô ngực, từ đó khiến cho vùng da tại vị trí này trở nên nhạy cảm hơn. Mặt khác, thai phụ có làn da nhạy cảm khi tiếp xúc với quần áo, mồ hôi hoặc bụi bẩn từ môi trường ngoài thường cũng rất dễ bị ngứa, đặc biệt là ở đầu nhũ hoa và phần dưới ngực.

>>> Bạn có thể tham khảo: 14 cách chữa đau răng cho bà bầu giúp giảm nguy cơ sinh non

2. Viêm da cơ địa dị ứng (Atopic dermatitis)

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng ngứa đầu ngực khi mang thai. Bệnh lý này là một hình thức của chàm (Eczema), một phản ứng hay tình trạng viêm tái phát nhiều lần, không lây và ngứa.

Người gặp phải viêm da cơ địa thường xuất hiện những triệu chứng như ngứa vùng ngực hoặc một số vị trí khác trên cơ thể. Đôi khi có kèm theo một số biểu hiện khác như da khô, nứt nẻ, thậm chí là nổi vảy. Vấn đề này có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, đi dưới nắng quá lâu hoặc sử dụng những sản phẩm chăm sóc da không phù hợp.

3. Ngực phát triển

Nguyên nhân gây ngứa ngực khi mang thai

Khi mang thai, kích thước vòng 1 của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng. Điều này khiến cho da ở vùng ngực căng ra, làm xuất hiện các vết rạn da gây ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này còn tăng nhiều hơn khi càng về cuối thai kỳ.

Bên cạnh đó, ngực phát triển cũng ảnh hưởng đến tuyến sản xuất nhờn. Mất đi lớp dầu trên bề mặt, da sẽ trở nên khô và dễ bị kích ứng.

4. Phát ban nhiệt

Ngứa đầu ngực khi mang thai nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ chứng phát ban nhiệt. Triệu chứng này thường gặp ở những thai phụ sống tại nơi có khí hậu nóng ẩm, hoặc khi vận động quá sức ở môi trường có nhiệt độ cao. Đi kèm theo những cơn ngứa ngáy có thể là những mụn nước nhỏ nổi thành từng cụm.

5. Dị ứng thông thường

Như đã đề cập sự biến động của hormone thai kỳ khiến da mẹ bầu nhạy cảm hơn với các tác nhân gây dị ứng. Phổ biến nhất trong số đó bao gồm:

  • Xà phòng
  • Các chất tẩy rửa
  • Nước hoa và chất khử mùi
  • Sản phẩm chăm sóc da

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách hạ sốt cho bà bầu an toàn, hiệu quả mà không cần dùng thuốc

6. Nhiễm nấm Candida

Ngứa đầu ngực khi mang thai có thể do nhiễm nấm Candida. Với những phụ nữ mang thai và khu vực xung quanh bị ngứa, bong tróc kèm đau đớn khi bé bú, hãy gọi cho bác sĩ vì đó là những dấu hiệu của nhiễm nấm Candida. Bác sĩ có thể kê toa một loại kem chống nấm để đặt lên núm vú và vú của bạn, ngoài ra có một số loại thuốc chống nấm nhẹ bạn có thể uống bằng miệng.

Ngứa đầu ngực khi mang thai có thể là triệu chứng của vấn đề sức khỏe phức tạp hơn

bà bầu bị ngứa ngực

Ung thư vú dạng viêm được xem là nguyên nhân hiếm gặp gây ra chứng ngứa nhũ hoa khi mang thai. Mặt khác, biểu hiện ngứa đôi khi cũng có thể là triệu chứng của bệnh nghiêm trọng như Paget vú – một vấn đề sức khỏe dễ bị nhầm lẫn với viêm da cơ địa dị ứng.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng trong bệnh Paget, vùng da quanh quầng vú và núm vú đều bị ảnh hưởng. Theo đó, một số triệu chứng dễ gặp khác như: da ngực đỏ, núm vú tiết dịch, xuất hiện khối u ở vú…

Ngoài ra, ở những mẹ mới bắt đầu cho con bú cũng thường gặp vấn đề viêm vú. Tình trạng nhiễm trùng này có thể khiến mẹ sau sinh thấy ngứa xung quanh vú hoặc thậm chí bị đau, nhức ngực khi chạm vào.

Ngay cả khi mẹ bầu bị ung thư, việc áp dụng các biện pháp như hóa, xạ trị hay liệu pháp hormone cũng gây ra tác dụng phụ là ngứa.

[inline_article id=246917]

Mách bạn cách giải quyết vấn đề ngứa nhũ hoa khi mang thai

Với tình trạng viêm da cơ địa dị ứng, bạn có thể giảm cảm giác ngứa ngáy bằng cách dùng kem dưỡng ẩm. Để có hiệu quả cao, bạn nên bảo quản kem trong tủ lạnh sau đó thoa lên ngực mỗi khi thấy khó chịu. Cách làm này sẽ giúp da được thư giãn và giảm cảm giác nóng rát do viêm.

Nếu là do nhiễm trùng vú khi cho con bú, mẹ sau sinh có thể được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị. Cùng với đó, bạn cũng sẽ được khuyên nên dành thời gian để nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thêm thuốc giảm đau nếu cần thiết.

Riêng những vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh Paget hoặc ung thư vú dạng viêm, tùy tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đề xuất hướng giải quyết phù hợp nhất cho bạn.

Những lưu ý để phòng ngừa ngứa núi đôi khi mang thai

kem dưỡng ẩm trị ngứa ngực khi mang thai

Tùy theo nguyên nhân mà sẽ có hướng điều trị nhất định. Nhìn chung, phần lớn triệu chứng ngứa được giải quyết bằng cách sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da phù hợp, vệ sinh da bằng nước ấm và xà phòng dành cho da nhạy cảm. Lưu ý rằng khi lựa chọn đồ dùng trên da, bạn nên tránh những loại chứa chất tạo màu vì sẽ khiến tình trạng ngứa thêm trầm trọng hơn.

Việc chăm sóc da đúng cách là chìa khóa để ngăn ngừa chứng ngứa đầu ngực khi mang thai. Đặc biệt, bạn phải luôn giữ cho vùng da ở ngực luôn được sạch sẽ, khô thoáng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Uống thuốc tẩy giun Fugacar khi mới mang thai có hại gì không?

Khi nào cần đến bệnh viện kiểm tra?

Trong trường hợp nếu cơn ngứa ngáy, khó chịu ở vùng núi đôi không thuyên giảm trong vài ngày, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, với những tình huống sau đây, việc đến bệnh viện để kiểm tra là điều bắt buộc cần thực hiện:

  • Cơn đau nhức vú tột độ
  • Xuất hiện chất dịch có màu nâu, vàng hoặc thậm chí là máu ở đầu ngực
  • Tụt núm vú
  • Có những mô dày bất thường ở ngực
  • Có sự giống nhau giữa vùng da ngực với vỏ cam

Mẹ bầu khi gặp phải cơn ngứa đầu ngực khi mang thai, điều đầu tiên bạn không nên tỏ ra hoang mang, lo lắng. Bởi lẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến vấn đề này. Trong trường hợp nếu bạn cảm thấy cơn ngứa ngáy có kèm theo những biểu hiện bất thường, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ quan sát biểu hiện, thực hiện thêm một vài xét nghiệm nhất định và đưa ra kết luận chính xác cho bạn.

[inline_article id=247757]