Vậy Tết Nguyên Tiêu là ngày Tết gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu là gì? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay sau đây.
1. Tết Nguyên Tiêu là ngày gì?
Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên là ngày lễ hội trăng rằm truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc. Tết Nguyên Tiêu kéo dài từ ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm.
- Tết Nguyên Tiêu tiếng Trung là 節元宵.
- Tết Nguyên Tiêu tiếng Anh là Lantern Festival.
- Tết Nguyên Tiêu năm 2023 rơi vào Chủ Nhật, ngày 5 tháng 2 năm 2023 dương lịch.
2. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu
Về sự tích và nguồn gốc của ngày rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu, dân gian lưu truyền nhiều câu chuyện; nhưng phổ biến là 3 sự tích dưới đây:
- Sự tích về một cô cung nữ tên là Nguyên Tiêu sống ở thời Hạn Vũ Đế, Trung Quốc.
- Sự tích về một con Thiên Nga từ thiên đình xuống hạ giới, và bị người thợ săn bắn chết.
- Sự tích Tết Nguyên Tiêu có từ đời Hán. Thời Hán Văn Đế lên ngôi đúng vào ngày rằm tháng Giêng sau khi dẹp yên cuộc rối ren do gia tộc họ Lã gây ra.
Trong số 3 sự tích này, thì sự tích về cô cung nữ Tên Nguyên Tiêu là phổ biến nhất. Cụ thể sự tích Tết Nguyên Tiêu này là gì? Mời bạn theo dõi tiếp theo đây.
2.1 Sự tích ngày Tết Nguyên Tiêu của cô cung nữ Nguyên Tiêu
Từ thời Tây Hán ở Trung Quốc. Thời ấy, các cung nữ sau Tết Nguyên Đán đều nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhưng không sao về thăm nhà được. Thời Hán Vũ Đế, có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu, đã qua nhiều cái Tết trong cung mà chưa được đoàn tụ với gia đình. Nên đã tìm đến một cái giếng toan kết liễu cuộc đời. May mắn thay, cô được Đông Phương Sóc, một sủng thần của Hán Vũ Đế cứu sống.
Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, Đông Phương Sóc bèn nghĩ ra một kế. Ông bày một bàn bói quẻ trên phố Tràng An, tất cả những người đến bói đều nhận được một quẻ ghi dòng chữ: “16 tháng Giêng bị lửa thiêu rồi nói rằng, vào ngày này, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành”.
Được tin thần hỏa sẽ đốt thành Tràng An, Hán Vũ Đế vội triệu Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó. Đông Phương Sóc vờ suy nghĩ một lúc rồi tâu với vua: Nghe nói thần lửa rất thích ăn bánh trôi, trong cung có cung nữ Nguyên Tiêu khéo tay, có thể giao cho cô làm bánh đãi hỏa thần. Đồng thời, để tránh tai họa đó, mỗi người phải treo trước cửa nhà mình một chiếc đèn lồng đỏ vào ngày 15 để Ngọc Hoàng lầm tưởng thành Tràng An dưới trần gian đang bị lửa thiêu.
Để tặng công làm bánh dụ hỏa thần, nhà vua đã cho cô cung nữ Nguyên Tiêu về đoàn tụ với gia đình. Từ đó, người đời ghi ơn dẹp nạn lửa của cô gái nên đặt cho chiếc bánh trôi nước và ngày rằm tháng giêng với cái tên Nguyên Tiêu. Họ quan niệm ngày Tết Nguyên Tiêu đồng nghĩa với Tết đoàn viên hay Tết tình yêu.
Bánh trôi nước còn được gọi là bánh Nguyên Tiêu – món ăn truyền thống trong ngày rằm tháng Giêng của người Trung Quốc.
>> Ngày Tết Nguyên Tiêu ăn gì: Cách nấu chè trôi nước ngon chuẩn người Hoa
2.2 Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu là gì?
Tết Nguyên Tiêu nghĩa là đêm trăng tròn đầu tiêu của năm mới, “Nguyên” nghĩa là thứ nhất, “Tiêu” có nghĩa là đêm. Ngày này còn được gọi là Nguyên Tịch; Nguyên Dạ; Tết Thượng Nguyên; Tết đoàn viên… là ngày Tết truyền thống của dân tộc Hán ở Trung Quốc.
Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ quan trọng với người Phật giáo hằng năm, vì vậy có câu nói rằng “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”.
Vào ngày lễ này, mọi người sẽ thường bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật; với ông bà tổ tiên để cầu cho năm mới bình an, mạnh khỏe. Nhất là những gia đình người Việt gốc Hoa sống ở khu vực Chợ Lớn quận 5.
>> Liên quan đến Tết Nguyên Tiêu: Nguồn gốc ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu là gì?
3. Tập tục, lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở các nước
3.1 Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu là ngày rằm tháng Giêng, là dịp mọi người lên chùa cúng sao giải hạn, cầu nguyện.
Tại một số địa điểm còn mang đậm nét văn hóa Trung Hoa như khu Chợ Lớn Quận 5. Tại đây mọi người còn có tổ chức treo lồng đèn; múa lân sư rồng; đố chữ; thư pháp; ca kịch,…
3.2 Tết Nguyên Tiêu tại Trung Quốc (節元宵)
Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, hay Tết Trạng nguyên. Người dân sẽ cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi nước. Hoặc gọi là “thang viên” – viên tròn trong nước. Thi đoán hình thù trên lồng đèn; ngâm thơ; ghi ước nguyện lên đèn lồng và thả lên trời.
>> Liên quan chủ đề Tết Nguyên Tiêu: Lễ Thất Tịch hằng năm là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa
3.3 Tết Nguyên Tiêu tại các quốc gia khác
Tại Hàn Quốc, rằm tháng Giêng là lễ Daeboreum (대보름). Người dân chơi các trò chơi truyền thống là Samulnori (쥐불 놀이) đêm trước Daeboreum (còn có tên là Lễ hội lửa Jeongwol Daeboreum).
Tại Nhật Bản, rằm tháng Giêng âm lịch là lễ 小 正月 (Koshōgatsu) rơi vào ngày 15 tháng 1 dương lịch. Các sự kiện chính của Koshōgatsu là nghi lễ và thực hành cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu. Và cùng ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng.
Ở Philippines, có lễ hội diễu hành truyền thống vào ngày rằm tháng Giêng. Đánh dấu khởi đầu năm mới.
>> Liên quan Tết Nguyên Tiêu: Lì xì ngày Tết là gì?
4. Lưu ý khi bày mâm cúng Tết Nguyên Tiêu
Thông thường riêng mâm cỗ mặn cúng Tết Nguyên Tiêu vào rằm tháng Giêng sẽ yêu cầu sự cầu kỳ với 4 bát và 6 đĩa. 4 bát ở đây là những bát canh như: canh măng, canh bóng, canh mọc và canh miến. Còn 6 đĩa ở đây là thịt gà, thịt heo, chả giò, xôi, bánh chưng, đĩa củ kiệu hoặc dưa muối.
Món ăn trong ngày Tết Nguyên Tiêu là gì? Ở Trung Quốc, người ta sẽ ăn bánh trôi, há cảo, bánh táo đỏ, màn thầu, bánh yến mạch,… để cầu điều may, sức khỏe. Ở Việt Nam, người dân sẽ ăn bánh ú, bánh chưng, xôi gấc, gà luộc,… với mong muốn cầu điều may, hạnh phúc, ấm no cho gia đình.
>> Lưu ý: Ngày rằm tháng giêng có cần kiên quan hệ không?
Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về Tết Nguyên Tiêu là gì, cũng như bạn đã biết thêm về sự tích, nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu.