Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 13

Thai 13 tuần tuổi là lúc mẹ bước sang tam cá nguyệt thứ hai, lúc này cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi hơn trước và thai nhi cũng phát triển nhanh hơn. Cùng tìm hiểu xem có những thay đổi như thế nào của cả mẹ và bé trong tuần thai thứ 13 nhé!

Sự phát triển của thai nhi 13 tuần tuổi

1. Thai 13 tuần nặng bao nhiêu?

Bước tiến quan trọng trong sự phát triển của thai nhi tuần này là bé đã lớn lên đáng kể cả về kích thước và các cơ quan bên trong. Vậy thai 13 tuần nặng bao nhiêu? Từ đầu đến mông, bé dài khoảng 7,366cm, bằng kích thước của một quả mận nhỏ, nặng khoảng 28g.

thai nhi 13 tuần tuổi phát triển như thế nào
Thai 13 tuần nặng bao nhiêu, phát triển như thế nào? Bé có sự phát triển đáng kể trong tuần này như nheo mắt, cau mày, nhăn mặt, có thể mút ngón tay cái của mình.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 – Nguyên nhân và cách xử lý?

2. Thai nhi 13 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai nhi 13 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ thắc mắc thai 13 tuần phát triển như thế nào? Bé có sự phát triển đáng kể trong tuần này như nheo mắt, cau mày, nhăn mặt, đi tiểu, có thể mút ngón tay cái của mình. Nhờ các xung thần kinh não, cơ mặt của bé có thể thể hiện một số biểu hiện nét mặt. Nước tiểu được sản sinh ra từ thận và thải ra nước ối. Quá trình này diễn ra cho đến khi bé chào đời. Bạn có thể bắt gặp bé đang mút ngón cái qua hình ảnh siêu âm.

Bên cạnh đó, thai nhi 13 tuần tuổi phát triển như thế nào? Cơ thể của bé lớn nhanh ở phần đầu, nhìn qua siêu âm giống như người ngoài hành tinh với đầu cực to, thân nhỏ. Bạn đã có thể nhìn rõ sự liên kết giữa đầu và cổ của bé qua siêu âm.

Đường ruột của thai nhi cũng có một số thay đổi lớn. Cho đến gần đây, chúng vẫn đang phát triển trong một khoang bên trong dây rốn, nhưng chúng đã chuyển đến địa chỉ vĩnh viễn trong bụng của con bạn ở tuần thứ 12. Và để phục vụ nhu cầu phát triển của thai nhi, nhau thai cũng phát triển, cuối cùng nặng từ 0,5-1kg khi sinh.

Vào cuối tuần này, cánh tay của bé sẽ đạt được chiều dài cân đối với thân hình. Chân của bé vẫn cần dài thêm nữa để cân đối với thân hình. Lông tơ siêu mịn bắt đầu phát triển, phủ khắp cơ thể bé. Gan bắt đầu tạo ra mật – dấu hiệu cho thấy gan đang thực hiện công việc của mình. Lá lách bắt đầu tham gia sản xuất các tế bào máu đỏ. Hệ sinh dục vẫn đang được hình thành và phát triển, tuy nhiên trên siêu âm khó thấy được giới tính của bé.

Mặc dù bạn không thể cảm thấy những cú đấm và đá của bé nhưng đôi bàn tay và bàn chân của võ sĩ tí hon dài khoảng 1,2cm, đã linh hoạt và năng động hơn nhiều.

Tuần này, dây thanh quản của bé cũng đang phát triển. Bởi vì âm thanh không thể truyền qua tử cung của bạn, bạn sẽ không thể nghe thấy bất kỳ âm thanh hoặc tiếng kêu nào. Song những dây thanh âm đó sẽ được tập luyện tốt sau khi con bạn chào đời.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai tuần 13 nên ăn gì?

3. Thai 13 tuần là mấy tháng?

Thai 13 tuần là mấy tháng? Nếu thai được 13 tuần tức là bạn vừa kết thúc tháng thứ 3 của thai kỳ. Chỉ còn 6 tháng nữa thôi là bạn có thể gặp cục cưng của mình rồi.

Sự thay đổi của mẹ khi thai nhi 13 tuần tuổi

Sự thay đổi của mẹ khi thai nhi 13 tuần tuổi

Mẹ đang ở 3 tháng giữa thai kỳ, đang lấy lại sức lực, ngực đã bớt căng tức và cảm giác buồn nôn đã giảm hẳn. Nếu vẫn còn mệt, hãy kiên nhẫn thêm một thời gian ngắn nữa.

Phần chóp của tử cung cao trên xương mu một chút, có thể bắt đầu đẩy bụng của mẹ ra một chút. Mẹ cũng bắt đầu nhận thấy sự hiện diện của bé. Nhớ dành thời gian để lên kế hoạch, mơ mộng và tận hưởng giai đoạn tuyệt vời này. Thỉnh thoảng, mẹ có thể hơi lo lắng, nhưng hãy cố tập trung vào việc chăm sóc bản thân và tin tưởng rằng mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.

1. Sự thay đổi của mẹ về thể chất

– Tăng tiết dịch âm đạo

Dịch tiết hoàn toàn bình thường này loãng và có màu trắng đục, hoặc có mùi nhẹ, đôi khi không mùi. Thêm vào đó, nó có thể sẽ tăng lên khi thai kỳ của bạn tiến triển.

[inline_article id=181218]

Khí hư (huyết trắng) là do quá trình sản xuất estrogen tăng lên cũng như lưu lượng máu đến vùng chậu tăng lên. Mục đích của nó là bảo vệ ống sinh khỏi nhiễm trùng và duy trì sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn trong âm đạo. Thật không may, trong việc đạt được mục tiêu cao cả của mình, khí hư có thể làm bạn khó chịu.

Giai đoạn này, bạn dễ bị nhiếm khuẩn tiết niệu, vậy nên cần giữ vệ sinh sạch sẽ. Để cảm thấy thoải mái, hãy sử dụng quần lót giấy hoặc thay quần lót thường xuyên, đừng dùng tampon. Bạn nhớ không thụt rửa khi đang mang thai, vì sẽ làm đảo lộn sự cân bằng bình thường của các vi khuẩn tốt, dẫn đến nhiễm trùng âm đạo và đẩy không khí vào âm đạo, gây nguy hiểm cho thai nhi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 2 nên ăn gì?

Quan hệ tình dục

Việc tăng lưu lượng máu đến vùng chậu kèm thay đổi nội tiết tố làm bạn tăng ham muốn. Nếu bạn khỏe mạnh và thoải mái với chuyện này, hãy cứ quan hệ tình dục bình thường. Việc tăng ham muốn tình dục là an toàn và có thể có một số lợi ích sức khỏe cho bạn và thai nhi, vì quan hệ tình dục khi mang thai có thể tăng tốc độ phục hồi sau sinh bằng cách thắt chặt cơ sàn chậu, cải thiện giấc ngủ và tâm trạng của bạn. Tuy nhiên nếu bạn không khỏe, có tiền sử chuyển dạ sinh non hoặc sẩy thai hoặc bị nhau tiền đạo và bác sĩ dặn cần kiêng thì không nên quan hệ trong thời gian này.

– Tăng cảm giác thèm ăn

Sự thay đổi nội tiết tố làm tăng vị giác và khứu giác của bạn. Điều đó dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn của bạn. Bạn thường thèm ăn các thức ăn chứa đồ ngọt ở giai đoạn này. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế lượng đường của bạn, bằng cách chọn các thực phẩm tươi như hoa quả, rau, đồ ăn nhẹ, và bổ sung thêm khoảng 70g protein mỗi ngày để giữ lượng đường đưa vào cơ thể suốt cả ngày.

quan hệ tình dục khi thai nhi 13 tuần

2. Sự thay đổi về cảm xúc

Khi thai 13 tuần, mẹ bầu đã cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn với mọi thứ xung quanh. Lúc này, việc chăm sóc bản thân và duy trì tâm trạng tích cực là rất quan trọng. Mẹ bầu có thể tận hưởng những phút giây thoải mái thông qua việc thực hiện các tư thế yoga, thư giãn bằng massage, hoặc tham gia các buổi tập thể dục dưới nước.

Mặc dù có thể cảm thấy thời gian trôi chậm trong suốt thời kỳ mang thai, nhưng việc tìm kiếm niềm vui từ những hoạt động khác nhau là quan trọng. Các hoạt động như đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc thực hiện những điều mà mẹ bầu yêu thích có thể giúp tạo ra một không gian tích cực và đồng thời giảm căng thẳng.

Ngoài ra, việc kết nối với gia đình, bạn bè hoặc tham gia các nhóm hỗ trợ cũng là cách tốt để chia sẻ cảm xúc và nhận được sự hỗ trợ. Quan trọng nhất, hãy lắng nghe cơ thể và tập trung vào việc duy trì sức khỏe và hạnh phúc cho bản thân và em bé trong bụng.

Các xét nghiệm mẹ nên làm khi mang thai 13 tuần

Trong giai đoạn thai kỳ 13 tuần, ngoài việc thực hiện khám thai định kỳ, bác sĩ cũng có thể chỉ định mẹ thực hiện các xét nghiệm sàng lọc quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mình và phát hiện kịp thời các vấn đề có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

1. Xét nghiệm sàng lọc

Thời gian này bạn có thể thực hiện siêu âm 4D để khảo sát hình thái, và thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh, giúp phát hiện sớm các dị tật lớn của bé, từ đó có kế hoạch can thiệp sớm. Những xét nghiệm này bạn sẽ được bác sĩ sản phụ khoa thăm khám và tư vấn trực tiếp cho bạn.

2. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có thể được thực hiện để kiểm soát lượng đường và đánh giá mức độ đường huyết của mẹ. Đây là một phần quan trọng của việc tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ đưa ra đánh giá và tư vấn điều trị nếu cần.

>> Xem thêm: Vì sao mẹ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Lời khuyên của bác sĩ khi thai 13 tuần tuổi 

– Tìm một lớp thể dục

Mẹ nên tìm một lớp tập yoga khi thai 13 tuần

Đây là thời điểm tốt để bắt đầu tập thể dục đều đặn. Nhiều phụ nữ nhận thấy lớp thể dục cho thai phụ là nơi tuyệt vời để tham gia và được hỗ trợ từ những thai phụ khác. Mẹ cũng có một số lựa chọn khác là yoga cho bà bầu, nhóm đi bộ hoặc lớp khiêu vũ cho bà bầu.

Bổ sung các dưỡng chất tốt khi thai 13 tuần

Hệ thống thần kinh và tủy sống của thai nhi sẽ phát triển đầu tiên. Axit folic (còn gọi là folate) rất cần thiết cho sự phát triển của ống thần kinh. Bạn có thể bổ sung axit folic trong ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, đậu, chuối, bông cải xanh và sữa…

Bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu axit folic và dùng chất bổ sung có chứa axit folic trước khi mang thai và tiếp tục dùng trong suốt thai kỳ.

Lượng axit folic được khuyến nghị là 400 microgam (mcg) trước khi mang thai và 600 mcg khi bạn mang thai.

Ngoài ra, trong suốt thai kỳ, mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất tốt với các sản phẩm sữa vừa ngon miệng; vừa cao cấp; vừa giúp bé phát triển toàn diện và tối ưu.

[affiliate-product id=”320157″ sku=”2444ID617″ title=”Sản phẩm sữa giúp thai nhi phát triển trí não” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”320159″ sku=”2444ID618″ title=”Sản phẩm sữa giúp bé phát triển tốt” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

Canxi

Canxi giúp thai nhi phát triển tốt, xây dựng xương và răng chắc khỏe. Canxi cũng rất tốt cho cơ thể bạn, giúp duy trì mật độ xương vững chắc và ngăn ngừa loãng xương sau sinh, đồng thời giảm nguy cơ tiền sản giật.

Bạn có thể bổ sung canxi từ viên uống (do bác sĩ kê đơn), ăn cua, tôm, hạnh nhân, hạt vừng, các sản phẩm từ đậu nành, sữa, rau lá xanh, cá mòi, cá hồi và bông cải xanh…

Ăn thực phẩm giàu chất sắt khi thai 13 tuần

Khi mang thai, bạn cần sắt để nuôi dưỡng thai nhi. Để đảm bảo lượng khoáng chất quan trọng này, bạn ăn các thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, vịt, các sản phẩm từ đậu nành, rau chân vịt (rau bina), rau muống, trái cây khô và khoai tây còn nguyên vỏ…

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn dùng viên uống bổ sung để duy trì chất sắt khi nhu cầu máu tăng lên.

>>> Bạn có thể tham khảo: Ra dịch màu nâu khi mang thai tuần 13 là bình thường hay dấu hiệu nguy hiểm?

Bí quyết cho mẹ bầu 

– Tìm một lớp thể dục: Đây là thời điểm tốt để bắt đầu tập thể dục đều đặn. Nhiều phụ nữ nhận thấy lớp thể dục cho thai phụ là nơi tuyệt vời để tham gia và được hỗ trợ từ những thai phụ khác. Mẹ cũng có một số lựa chọn khác là yoga cho bà bầu, nhóm đi bộ hoặc lớp khiêu vũ cho bà bầu.

– Phòng tránh táo bón: Hãy bổ sung nhiều chất xơ và uống từ 2 lít nước/ngày tùy vào việc bạn hoạt động nhiều hay ít, ra mồ hôi nhiều không. Thêm vào đó, bổ sung chuối, bưởi, đu đủ chín, rau lang, rau đay, mồng tơi… vào thực đơn để ngừa táo bón.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tam cá nguyệt thứ 2 và những điều mẹ cần biết

– Chăm sóc giấc ngủ: Nhiều mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn khi nằm ngủ nghiêng; với chiếc gối dày đặt giữa hai đầu gối hoặc rúc vào gối ôm toàn thân dành cho bà bầu hoặc gối ôm. Mẹ tham khảo dòng gối cho mẹ mang thai dưới đây nhé.

[affiliate-product id=”320153″ sku=”2444ID616″ title=”Sản phẩm giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]