Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Siêu âm 22 tuần khi mang thai có cần thiết không và tại sao?

Siêu âm 22 tuần cần thiết không? Thai 22 tuần thuộc tam cá nguyệt thứ hai. Đây được xem là khoảng thời gian tốt nhất của thai kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe đặc biệt của thai nhi.

Do đó, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bạn siêu âm khi thai bước sang tuần 22.

Thai 22 tuần phát triển như thế nào?

Trước khi siêu âm 22 tuần, bạn cần tìm hiểu về tốc độ phát triển của thai nhi trong giai đoạn này:

1. Ngoại hình có nhiều biến đổi

Trong thời gian này, lông milông mày sẽ từ từ hình thành. Ngoài ra, tóc vẫn tiếp tục mọc trên đỉnh đầu của bé. Tuy nhiên, các sắc tố vẫn chưa hình thành ở giai đoạn này, vì vậy lông mày cũng như tóc sẽ có màu trắng.

Mắt, mũi, má và môi bắt đầu được phân biệt rõ ràng ở tuần 22. Làn da trong suốt trước đây bây giờ sẽ trở nên xám mờ do lớp mỡ phát triển. Lớp sáp màu trắng bao phủ cơ thể bé vẫn sẽ tiếp tục được hình thành để bảo vệ da.

2. Kích cỡ thai nhi

Em bé sẽ có kích thước tương đương với trái đu đủ dài khoảng 27cm và nặng khoảng 430g ở giai đoạn này.

siêu âm 22 tuần
Thai nhi 22 tuần đã có ngoại hình khá rõ rệt

3. Phát triển hệ thần kinh

Bề mặt não bé bắt đầu phát triển các nếp nhăn và tiếp tục cho đến tuần thứ 34, đến khi bề mặt não có đủ số lượng tế bào não cần thiết. Các chất béo xây dựng bên dưới lớp da cũng rất quan trọng cho sự phát triển của hệ thần kinh ở giai đoạn này.

4. Phát triển cơ quan cảm giác

Tuần thứ 22 có thể được coi là bước ngoặt trong sự phát triển các giác quan của em bé, ví dụ như xúc giác, thị giác, thính giác và vị giác cũng phát triển đáng kể.

Các dây thần kinh cũng kết nối nhiều hơn cùng với sự phát triển của não bộ góp phần tạo ra nhiều cảm giác hơn.

Con yêu sẽ dần chạm vào khuôn mặt của mình và nắm lấy dây rốn (điều này sẽ không gây hại nếu bé không nắm quá chặt) bằng 2 bàn tay nhỏ xinh.

Mắt của bé cũng tiếp tục phát triển và con có khả năng nhận biết được ánh sáng và bóng tối rất tốt thông qua mí mắt. Tuy nhiên, màu sắc trong mắt con vẫn chưa xuất hiện.

5. Phát triển cơ quan nội tạng

Gan của thai nhi ở tuần 22 bắt đầu sản sinh ra các enzyme cần thiết để phá vỡ bilirubin, một trong những phụ phẩm chính của các tế bào hồng cầu bị phá vỡ.

Nồng độ bilirubin ở thai nhi sẽ cao hơn do các hồng cầu thường có tuổi thọ ngắn hơn. Bilirubin đến được nhau thai sẽ đi vào dòng máu của người mẹ để gan đào thải ra ngoài.

Một cơ quan quan trọng khác cũng phát triển trong giai đoạn này là tuyến tụy, cơ quan cần thiết cho quá trình sản xuất hormone.

Siêu âm 22 tuần để làm gì?

Quá trình siêu âm tuần 22 bao gồm đánh giá sức khỏe và sự phát triển của thai nhi bằng một thiết bị siêu âm có đầu dò 2D, 3D (4D) và Doppler.

Ngoài ra, siêu âm thai tuần 22 cũng sẽ tiến hành như các lần kiểm tra trước đó. Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm thêm trong trường hợp mẹ mang song thai vì cần được giám sát chặt chẽ hơn so với mang thai đơn.

Đây là thời điểm quan trọng để phát hiện dị tật thai thai nhi (tuần 20-26). Do đó, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn chưa thực hiện siêu âm ở tuần này.

siêu âm 22 tuần
Siêu âm 22 tuần là thời điểm tốt phát hiện dị tật thai nhi

Nằm trong số những cột mốc khám thai quan trọng nhất, khi thai nhi được 22 tuần lúc này hệ thống giải phẫu của thai nhi hoàn chỉnh, đã đủ điều kiện để thực hiện đánh giá mức độ phát triển, cân nặng và các vấn đề dị tật ở bé.

Vào thời điểm này, mẹ bầu cũng sẽ được kiểm tra tim, phổi, huyết áp, đo chiều cao tử cung, kích thước vòng bụng và xét nghiệm nước tiểu 10 thông số, xét nghiệm máu cùng một số xét nghiệm khác theo chỉ định từ bác sĩ.

Lúc này, thai nhi đã lớn và việc tiến hành xét nghiệm, siêu âm 3D, 4D sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng thai chính xác nhất khi lượng nước ối đã tăng cao và có lợi cho hoạt động khảo sát các dị tật thai nhi.

Ngoài ra, những bất thường về nước ối, bánh nhau… cũng có thể được phát hiện trong tuần này và đưa ra biện pháp can thiệp cụ thể theo nhận định của chuyên gia.

Xét nghiệm cần làm khi siêu âm thai 22 tuần tuổi

Bên cạnh siêu âm thì khi khám thai 22 tuần, mẹ cần thực hiện thêm 1 số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu:  Ở giai đoạn này, bạn có thể thực hiện một số xét nghiệm (nếu chưa thực hiện trước đó) như HIV, viêm gan B, công thức máu, nhóm máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Song song với xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cũng được làm trong thời gian này; giúp phát hiện các bệnh như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật…
Triple test
Xét nghiệm máu rất quan trọng khi khám thai 22 tuần

Trên đây là những thông tin cần thiết về vấn đề siêu âm 22 tuần cũng như các xét nghiệm cần có khi khám thai 22 tuần. Chúc mẹ có 1 thai kỳ an toàn, khỏe mạnh cùng MarryBaby.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 22

Mẹ đã có thể cảm nhận được chuyển động rõ ràng của bé khi mang thai 22 tuần tuổi, cùng tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 22 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn nhé!

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần

1. Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), tuần này, bé đã dài hơn 27,68cm và nặng tầm 0,45kg, bằng kích cỡ của một cây rau diếp xoăn.

Ngoài cân nặng và chiều dài, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 22 tuần khác như:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 47 – 59mm, trung bình là 53mm.
  • Chiều dài xương đùi của thai nhi 22 tuần (FL): 35 – 41mm, trung bình là 36mm.
  • Chu vi bụng của bé (AC): 154 – 179mm, trung bình là 176mm.
  • Chu vi đầu của thai nhi (HC): 189 – 213mm, trung bình là 201mm.
  • Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): 398g – 559g, trung bình là 478g.

Vậy mẹ đã biết thai 22 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn; và những chỉ số thai nhi 22 tuần rồi đó. Mẹ đọc tiếp có thêm thông tin về những cột mốc phát triển của con nhé!

2. Thai nhi 22 tuần phát triển như thế nào?

Mẹ có thể nhìn thấy được chuyển động của bé dưới lớp áo của mình. Nhờ giác quan về di chuyển của bé đủ phát triển; bé đã có thể cảm nhận được những chuyển động của mẹ. Thế nên, mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội “khiêu vũ” cùng bé, hãy bật nhạc lên và lắc lư nhẹ nhàng, bé sẽ cảm nhận được điệu nhảy của mẹ đấy!

Con đang phát triển xúc giác

Tuần này, con yêu sẽ hiểu hơn về thế giới khi con phát triển khả năng xúc giác của mình. Trên thực tế, khả năng cầm nắm của con hiện khá mạnh; và vì không có gì khác để nắm lấy trong tử cung; nên đôi khi bé có thể giữ chặt dây rốn.

Thị giác trở nên tinh chỉnh hơn

Thị giác cũng bé trở nên tinh chỉnh hơn. Con bây giờ có thể nhận biết ánh sáng và bóng tối tốt hơn nhiều so với trước đây; ngay cả với hai mí mắt đang nhắm chặt. 

Nhưng hãy nhớ rằng; trời vẫn sẽ tối đối với em bé bên trong tử cung ấm cúng của mẹ.

Bé đã có thể nghe một số loại âm thanh

Mạch máu ở phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho cho hoạt động thở; và tai của bé trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Những âm thanh ồn ào như tiếng chó sủa, hay tiếng ồn của máy hút bụi trở nên quen thuộc sẽ không làm bé bối rối khi chào đời. Thai nhi cũng có thể nghe thấy giọng nói, nhịp tim của mẹ, hay tiếng bụng đang ùng ục và tiếng rít của máu lưu thông trong cơ thể mẹ.

Thai nhi 22 tuần tuổi biết làm gì?

  • Tay của bé đã có thể cử động độc lập. Bé có thể chạm tay này vào tay kia, bắt chéo tay, thậm chí có thể nắm lấy dây rốn.
  • Nhận biết ánh sáng và bóng tối tốt hơn trước đây.
  • Nghe thấy một số loại âm thanh từ thế giới bên ngoài.

Vậy mẹ đã biết thai nhi 22 tuần tuổi biết làm gì rồi đúng không? Mẹ đọc tiếp để biết thai 22 tuần là mấy tháng; và những sự thay đổi trong cơ thể mẹ trong giai đoạn này nhé!

3. Thai 22 tuần là mấy tháng?

Nếu mẹ mang thai 22 tuần tức là mẹ đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Chỉ còn 4 tháng nữa thôi là mẹ đến kỳ sinh nở rồi. Vậy là mẹ đã biết thai 22 tuần là mấy tháng rồi đó!

Thai 22 tuần tuổi
Vào lúc thai 22 tuần, mạch máu ở phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho cho hoạt động thở.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 22 tuần

1. Mắt cá chân và bàn chân bị phù, sưng

Mắt cá chân và bàn chân của mẹ có thể bắt đầu hơi sưng trong thời gian sắp tới; nhất là vào cuối ngày hoặc trong những ngày nóng nực. Sự lưu thông máu chậm ở chân cùng với những thay đổi hóa chất trong máu dẫn đến hiện tượng trữ nước có thể gây sưng; hay còn gọi là phù chân khi mang thai. Bên cạnh đó việc tử cung to lên làm chèn ép vào hệ tĩnh mạch chậu, bụng cũng là nguyên nhân làm máu từ chân bị ứ đọng gây phù.

Cơ thể mẹ sẽ loại bỏ lượng nước thừa sau khi sinh bé; đó cũng là lý do khiến mẹ sẽ đi tiểu và ra mồ hôi rất nhiều trong vài ngày sau khi sinh. Trong lúc này, mẹ nên cố gắng nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao chân; duỗi chân thẳng ra phía trước; và tránh ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài.

Mẹ cũng nên ưu tiên thời gian buổi sáng cho việc tập thể dục thường xuyên để tăng lưu thông máu, đi những đôi giày rộng rãi, thoải mái. Mẹ cũng cần uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa tình trạng giữ nước gây phù chân khi mang thai, đừng vì thấy chân hơi phù nề mà giảm uống nước nhé.

Đặc biệt lưu ý, tình trạng phù chân quá mức lại có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng, đó là chứng “tiền sản giật”. Nếu bị sưng nặng hoặc đột ngột ở bàn chân, mắt cá, sưng hơn mức nhẹ ở bàn tay, sưng trên mặt hoặc sưng húp quanh mắt, mẹ hãy đến gặp bác sĩ.

2. Tóc của mẹ dày và bóng hơn

Tóc trông dày và bóng hơn rất nhiều do mẹ rụng tóc ít hơn khi mang thai. Tương tự, mẹ sẽ thấy lông trên cơ thể mọc nhiều hơn do cơ thể mẹ đang sản xuất một lượng nhỏ hormone sinh dục nam (testosterone). Mẹ sẽ thấy lông này trên mặt, bụng, tay chân, ngực và lưng.

3. Da thay đổi

Một số phụ nữ mang thai nhận thấy làn da của họ sáng và rạng rỡ; trong khi những người khác lại bị da nhờn và nổi mụn trứng cá. Đôi khi, sự gia tăng nồng độ melanin có thể tạo ra các mảng estrogen làm kích thích melanin có thể tạo ra các mảng sạm da, tăng sắc tố da toàn thân của mẹ bầu.

Mẹ mang thai 22 tuần nên thoa kem chống nắng hoặc tốt hơn là tránh ánh nắng mặt trời hoàn toàn như che chắn cẩn thận khi ra đường. Với các vết rạn da, mẹ nên dùng kem trị hoặc ngăn ngừa rạn da theo lời khuyên của bác sĩ.

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu?

4. Móng tay thay đổi

Giống như tóc, móng tay phát triển nhanh hơn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, chúng trở nên cứng, mềm, thô, mịn hay dễ gãy tùy thuộc vào thể trạng cơ thể của mẹ.

>> Mẹ có thể quan tâm Mẹ bầu hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

5. Thay đổi ở ngực

Mẹ sẽ nhận thấy núm vú và quầng vú của mình lớn và sẫm màu hơn hoặc nổi mụn nhỏ. Nguyên nhân là các tuyến dầu đang sản xuất dầu kháng khuẩn bôi trơn để bảo vệ núm vú không bị nứt khi mẹ bắt đầu cho con bú.

6. Các triệu chứng thường thấy khi mang thai 22 tuần

Ngoài ra, mẹ bầu còn gặp các triệu chứng mang thai tuần thứ 22 khác như:

  • Khó tiêu: Quá trình tiêu hóa bị chậm lại cho phép các chất dinh dưỡng hấp thụ tốt hơn vào máu của mẹ; và sau đó qua nhau thai và vào em bé.
  • Táo bón: do thai nhi ngày càng lớn và ép vào ruột già, khiến việc đẩy chất thải ra ngoài khó khăn hơn.
  • Chuột rút: Mẹ có thể thấy mình bị chuột rút từng cơn, đặc biệt là ở chân. Và tình trạng máu bị ứ đọng ở chân Hãy hỏi bác sĩ về loại vitamin tổng hợp phù hợp và kê chân khi ngủ.
  • Uể oải hoặc mệt mỏi hơn so với bình thường: Nguyên do là tử cung gây áp lực lên các mạch máu đến não. Điều này còn khiến mẹ ngất xỉu hoặc chóng mặt.
  • Rốn lồi ra: do kích thước bụng tăng.
  • Tiết dịch từ âm đạo: do ​​máu dồn về các vùng khác, song điều này là hoàn toàn bình thường.
  • Đau lưng: do áp lực của thai nhi lên cột sống. Dành thời gian massage hay tập yoga sẽ hữu ích. Song, mẹ hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Tăng ham muốn tình dục: do kích thích tố thay đổi.

[inline_article id=217639]

Lời khuyên của bác sĩ để thai 22 tuần phát triển tốt

1. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu: Thai 22 tuần nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng của mẹ nên giàu dưỡng chất, đồng thời cần đa dạng để hạn chế cảm giác chán ăn.

Thịt nạc và trứng

Thịt nạc và trứng cung cấp hàm lượng sắt và protein rất tốt cho mẹ bầu, giúp mẹ được nạp năng lượng đầy đủ. Protein còn là một hoạt chất vô cùng cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển của các bộ phận như: cơ bắp, da,… Vì thế, mẹ cần cần phải đảm bảo lượng protein đầy đủ để em bé lớn lên khỏe mạnh.

Khoai lang

Khi mang thai 22 tuần, mẹ đừng quên duy trì thói quen bổ sung khoai lang đều đặn vào thực đơn mỗi ngày nhé. Ngoài thành phần tinh bột, thì khoai lang còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất; đặc biệt là chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ. Khoai lang sẽ giúp mẹ cải thiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón hay gặp ở thai kỳ. Khoai lang cũng giúp cải thiện tình trạng tiểu đường thai kỳ mà không ít mẹ có thể gặp phải.

Các loại rau lá xanh

Các loại rau xanh thẫm cung cấp nguồn sắt cần thiết cho mẹ bầu khi mang thai 22 tuần. Loại thực phẩm này còn là nguồn bổ sung chất xơ dồi dào, giúp ích cho hể tiêu hóa của mẹ trong thai kỳ.

Rau xanh cũng chứa acid folic, có tác dụng tốt trong việc giảm nguy cơ dị tật thai nhi. Acid folic cũng đóng vai trò quan trọng trong hình thành mô não ở thai nhi. Đây là dưỡng chất quan trọng mà mẹ nên bổ sung cả trước và sau khi sinh.

Bơ chứa rất nhiều dưỡng chất tốt và cần thiết cho mẹ bầu như: acid folic, chất béo lành mạnh, cùng các loại khoáng chất khác. Những dưỡng chất có trong bơ đều rất cần thiết cho mẹ trong quá trình mang thai.

Tuy nhiên, để đảm bảo mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát được cân nặng trong khi mang thai, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ khuyến khích mẹ sử dụng với lượng vừa phải, khoảng từ ½ đến 1 quả bơ mỗi ngày

Cá hồi

Cá hồi cũng nằm trong danh sách được khuyên dùng khi chọn thực phẩm cho bà bầu. Vì, cá hồi rất giàu Omega-3 – một loại dưỡng chất quan trọng với sự phát triển trí não của thai nhi.

Các loại hạt: óc chó, hạnh nhân mắc ca

Các loại hạt luôn được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu không chỉ trong thời điểm mang thai 22 tuần, mà còn sử dụng tốt trong suốt thai kỳ. Các loại hạt không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh, mà dưỡng chất có trong các loại hạt giúp bé yêu phát triển rất tốt.

>> Mẹ xem thêm Những món ăn bổ dưỡng cho bà bầu và thai nhi khỏe mạnh

2. Chế độ vận động cho mẹ mang thai 22 tuần

Mẹ bầu mang thai 22 tuần
Chế độ vận động cho mẹ mang thai 22 tuần

Trong giai đoạn này, chế độ vận động dành cho mẹ bầu 22 tuần cần tuân thủ nguyên tắc an toàn cho cả mẹ và bé. Một số bài tập an toàn mẹ có thể thực hiện như:

  • Đi bộ.
  • Yoga.
  • Bơi và tập aerobic dưới nước.
  • Chạy bộ nhẹ nhàng.

Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chế độ vận dành cho mẹ bầu 22 tuần phù hợp với mình nhé!

>> Mẹ đọc thêm Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng giữa: An toàn cho mẹ và bé

3. Cách giúp mẹ bầu chăm sóc bản thân

Mẹ có thể muốn nghĩ về cảm giác của mình khi người khác thảo luận hoặc chạm vào cơ thể.

Cách để mẹ đặt giới hạn với mọi người

Khi bụng bầu ngày càng lớn, sự quan tâm mẹ nhận được cũng nhiều hơn. Người thân yêu, bạn bè, đồng nghiệp; và những người lạ thường nhận xét, chạm vào cơ thể mẹ một cách tự do.

Mẹ mang thai 22 tuần có thể không bận tâm chút nào và cảm thấy phấn khích trước những cử chỉ này. Tuy nhiên, nó có thể khiến mẹ cảm thấy không thoải mái hoặc bị xâm phạm.

Theo Tiến sĩ Sharra Marrero Brofman, “Mẹ có thể đặt ra ranh giới và nói với mọi người rằng: ‘Cảm ơn rất nhiều vì những lời chúc tốt đẹp; nhưng tôi không thoải mái khi người khác chạm vào mình.’ Bằng cách này, mẹ có thể vừa thừa nhận ý định tốt của mọi người, vừa đưa ra yêu cầu và ranh giới cá nhân phù hợp. ”

Mẹ cũng có thể nói với người xung quanh rằng mẹ không thoải mái với những bình luận hoặc hành động của họ.

Viết thư cho bé

Đây sẽ là kỷ niệm quý giữa mẹ và bé trong những năm sau. Mẹ hãy dành tâm huyết để thực hiện nhé. Một vài gợi ý cho mẹ:

  • Thử miêu tả cảm xúc mẹ dành cho bé và hình dung của mẹ về bé đang lớn trong bụng mình.
  • Tưởng tượng ra ngày kỳ diệu được gặp bé và những điều sẽ làm cùng con.
  • Viết ra những hy vọng, ước mơ, mong muốn dành cho con trẻ.
  • Nghĩ đến việc làm mẹ có ý nghĩa như thế nào với mẹ và định nghĩa của mẹ về một người mẹ tốt.

Nếu viết lách không phải là sở trường của mẹ, hãy thay bằng album hình ảnh hoặc tạo một hộp lưu niệm cho quá trình mang thai.

4. Khám thai tuần 22 cần làm những gì?

Nhiều mẹ thắc mắc thai khám thai tuần 22 cần làm những gì? Và mẹ mang thai 22 tuần cần làm những xét nghiệm gì? Dưới đây là câu trả lời dành cho mẹ ngay đây:

Xác định dị tật thai nhi: Khám thai tuần 22 cần làm những gì? Ở mốc này, em bé đã thành hình một đứa trẻ sơ sinh. Siêu âm lúc này hoàn toàn có thể phát hiện được các dị tật thông thường như: hở hàm ếch, dị tật ở các chi, dị tật bẩm sinh ở tim, thận hay bàng quang, phổi,…

Siêu âm thai: Mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế uy tín có siêu âm 3D, 4D để thực hiện siêu âm thai trong giai đoạn quan trọng này. Khi siêu âm giai đoạn 22 tuần, bác sĩ sẽ tiến hành đo các chỉ số cơ bản về hình thái của em bé như: đầu, mắt, mũi, miệng, chiều dài xương,… Thực hiện các kiểm tra hệ thống tiểu não, tim, các phần phụ như: nước ối, bánh rau, dây rốn,… Qua kết quả thu nhận được có thể phát hiện những dị tật bẩm sinh và đưa ra hướng can thiệp kịp thời.

Xét nghiệm nước tiểu: Khám thai tuần 22 cần làm những gì? Ở tuần thai này, mẹ cần làm xét nghiệm nước tiểu để tiến hành đánh giá một số chỉ số quan trọng. Trong đó, điều đầu tiên là kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Nhất là xem mẹ bầu có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Từ đó có hướng điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra, nhất là tình trạng tiền sản giật.

>> Mẹ có thể quan tâm Xét nghiệm đường huyết thai kỳ được thực hiện như thế nào?

5. Siêu âm 22 tuần có chính xác không?

Siêu âm 3D sẽ cho mẹ thấy thai nhi trông giống như một em bé hơn bao giờ hết. Với đôi môi và mắt gần như đã hình thành hoàn chỉnh, siêu âm giữa thai kỳ sẽ cho phép bạn quan sát tất cả các hệ cơ quan của con.

Mẹ còn có thể bắt gặp bé đang ngủ trong tư thế bào thai ưa thích. Đừng lo lắng nếu mẹ không thấy bất kỳ chuyển động nào hoặc cảm thấy những cú đá, vì vào thời điểm này, con ngủ đến 16 giờ một ngày.

Một điểm thú vị khác cần lưu ý là con mẹ cuối cùng cũng đang tự tạo ra các tế bào máu từ tủy xương của mình; thay vì sử dụng gan hoặc lá lách.

>> Mách mẹ: 3 thời điểm bà bầu ăn bơ giúp ngừa dị tật thai nhi

Siêu âm thai
Siêu âm khi mang thai 22 tuần tuổi

 Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 22 tuần

1. Thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu cân là bình thường?

Sự tăng cân của mẹ mang thai 22 tuần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu gia tăng, mỡ tăng, mô và dịch cơ thể tăng,…

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI (Body mass index) của người mẹ trước khi mang thai.

Công thức tính BMI như sau: Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)

Nếu người mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9): mức tăng cân lý tưởng của người mẹ là 10 – 12 kg. Khi thai 22 tuần, nghĩa là mẹ đang trong 3 tháng giữa thai kỳ, số cân nặng tăng từ 4 đến 5kg sẽ là phù hợp.

2. Đi khám thai có phải nhịn ăn không?

Mẹ bầu không cần nhịn ăn khi khám thai tuần 22. Bởi những thăm khám và xét nghiệm trong giai đoạn này chưa cần phải nhịn ăn. Mẹ mang thai 22 tuần chỉ phải nhịn ăn khi xét nghiệm dung nạp glucose để xác định tiểu đường. Và xét nghiệm này thường được thực hiện trong giai đoạn tuần thứ 24 – 28.

3. Thai 22 tuần độ trưởng thành 1 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Độ trưởng thành của nhau thai là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi xảy ra ở nhau thai trong quá trình phát triển, được xem là quá trình canxi hóa của nhau thai. Đây là một quá trình lão hóa hoàn toàn bình thường và hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.

Độ trưởng thành của nhau thai được chia làm bốn cấp độ 1, 2, 3, 4. Thông thường, độ trưởng thành 1 ở giai đoạn 18 đến 29 tuần không quá đáng lo ngại mẹ nhé. Như vậy, thai 22 tuần độ trưởng thành 1 có thể không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần hỏi thăm bác sĩ để yên tâm hơn nhé!

[inline_article id=2454]

Hy vọng qua bài viết, mẹ mang đã hiểu thai 22 tuần phát triển như thế nào; và một số lưu ý cũng như cách chăm sóc cho mẹ trong giai đoạn này.

HOÀNG AN