Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Sự phát triển của thai nhi 26 tuần và thay đổi của cơ thể mẹ

Thai nhi 26 tuần có những phát triển rõ rệt. Từ đó, cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi để thích ứng. Mời mẹ xem đó là những thay đổi như thế nào nhé!

Sự phát triển của thai nhi 26 tuần

1. 26 tuần là tháng thứ mấy?

Nếu mang thai 26 tuần, mẹ đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là bé chào đời. Tuy vậy, mẹ hãy từ từ chăm sóc thai kỳ trong giai đoạn này thật tốt nhé!

2. Cân nặng thai 26 tuần 

Ở tuần thai thứ 26, cân nặng thai nhi 26 tuần khoảng 0,77kg (bằng cỡ một cây súp lơ) và dài khoảng hơn 35,56cm nếu duỗi chân. Như vậy, mẹ đã biết thai 26 tuần nặng bao nhiêu rồi nhé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Thai bao nhiêu tuần thì máy?

3. Thai nhi tuần 26: Não phát triển

Thai nhi 26 tuần tuổi có nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực.

4. Giấc ngủ

Thai nhi 26 tuần đã ngủ và thức đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí mút ngón tay.

thai 26 tuần nặng bao nhiêu
Hình ảnh sự phát triển của thai nhi tuần 26

5. Phổi hoạt động

Khi thai nhi 26 tuần, phổi của bé đang phát triển các mạch máu; các tế bào tiết surfactant trong giai đoạn bà bầu 6 tháng. Do chưa phát triển hoàn thiện nên những bé sinh non ở tuần thai này thường mắc phải các vấn đề hô hấp.

Để ý các chuyển động nhỏ nhịp nhàng rất thường xảy ra lúc này, mẹ sẽ thấy bé giống như bị nấc cụt. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút và không hại gì cho bé nên mẹ chỉ cần thư giãn và tận hưởng cảm giác nhột nhột này.

>> Mẹ có thể tham khảo: Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều, mẹ nên làm gì

6. Mạch máu và hệ tuần hoàn đã đủ chức năng

Tim của thai nhi 26 tuần đã bơm máu, mạch máu đã phát triển và thực hiện vai trò của mình. 

7. Dây rốn dày

Dây rốn dày và khỏe hơn để cung cấp cho bé nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. 

Nhau thai và dây rốn sẽ khỏe mạnh khi mẹ bổ sung đầy đủ chất sắt. Nguồn dinh dưỡng này có trong nhiều rau xanh như rau chân vịt, bông cải xanh, dưa chuột, thịt nạc… 

8. Những chuyển động nhẹ

Thai nhi tuần thứ 26 sẽ thực hành những chuyển động sau khi sinh, cụ thể như đạp vào bụng mẹ như một cách thức luyện tập kỹ năng đi bộ.

Ở thời kỳ này, hệ thần kinh của bé phát triển hơn. Nhờ vậy, thai nhi thực hiện được nhiều chuyển động phối hợp, có những chuyển động mạnh hơn và đôi khi còn gây đau đớn cho mẹ.

Để giảm đau trong những lần bị thai nhi 26 tuần “tấn công” như thế, mẹ thử thay đổi tư thế hoặc thực hiện một số động tác duỗi tay hoặc chân.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 26 tuần

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 26 tuần

Mẹ đang lo lắng không biết mình có đang tăng cân nhiều hay ít, theo bảng chuẩn cân nặng của bà bầu thì khi mang thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg? Những vấn đề khác mẹ có thể đối mặt là gì? Mẹ hãy tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé.

1. Cân nặng của mẹ khi thai nhi ở tuần 26

Thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg? Cân nặng của mẹ bầu khi mang thai 26 tuần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) của mẹ bầu trước khi mang thai (Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m))
  • Số lượng thai nhi mẹ đang mang
  • Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt của mẹ bầu

– Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu chỉ khối cơ thể của mẹ bầu trước khi mang thai ở mức bình thường (BMI= 18,5-24,9) thì mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10-12kg. Mức tăng cân cụ thể như sau:

+ 3 tháng đầu (quý I): 1 kg

+ 3 tháng giữa (quý II): 4-5 kg

+ 3 tháng cuối (quý III): 5 – 6 kg

– Tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI <18,5): Mức tăng cân nên đạt 25% cân nặng trước khi có thai.

– Tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (TC, BP) (BMI ≥25): Mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi có thai

– Đối với mẹ bầu mang đa thai, mức cân nặng tăng thêm sẽ cao hơn, dao động từ 16-20kg.

Cân nặng của mẹ trước khi có thai và sự tăng cân trong thai kỳ ảnh hưởng rõ rệt đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Mẹ có cân nặng trước khi có thai dưới 40 kg, cân nặng trước khi đẻ dưới 47 kg và tăng cân trong khi có thai dưới 5 kg có nguy cơ đẻ con nhẹ cân < 2.500g.

Mẹ bầu nên theo dõi cân nặng của mình thường xuyên để đảm bảo cân nặng tăng thêm phù hợp với chỉ định của bác sĩ. Nếu cân nặng tăng quá nhiều hoặc quá ít thì mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp.

2. Đau lưng, chuột rút bắp chân

Thai 26 tuần dễ đau lưng, chuột rút bắp chân

Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc. Và khi cơ thể đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ có thể bắt đầu cảm thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Nguyên nhân do tử cung của mẹ lớn và nặng thêm, gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới đưa máu từ chân trở lại tim, cũng như lên các dây thần kinh từ thân đến chân.

Tình trạng chuột rút này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thai kỳ tiếp diễn. Chuột rút ở chân phổ biến hơn vào ban đêm nhưng cũng có thể xảy ra trong ngày. Khi bị chuột rút, duỗi căng cơ bắp chân sẽ giúp mẹ giảm đau phần nào. Duỗi thẳng chân, sau đó nhẹ nhàng co ngón chân lại. Đi bộ vài phút hoặc xoa bóp bắp chân đôi khi cũng có hiệu quả.

Ngoài các biện pháp cải thiện như trên, khi gặp phải tình trạng chuột rút bắp chân mẹ bầu cũng cần phải xem lại việc bổ sung canxi trong thai kì của mình như nào; hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng canxi bổ sung cũng như cách uống đúng nhé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Mẹo hay giảm chuột rút khi mang thai

3. Rốn nhô ra

Khi mang thai 26 tuần, mẹ đã đi được 2/3 chặng đường của thai kỳ và tử cung của mẹ cao hơn rốn khoảng 1 cm. Tử cung phình ra đủ để đẩy bụng của mẹ bầu về phía trước, làm cho rốn của mẹ nhô ra. Tuy nhiên, nó sẽ trở lại vị trí ban đầu sau khi sinh.

4. Mất ngủ

Chứng ợ nóng và chuột rút ở chân, đi tiểu thường xuyên khiến mẹ khó đi vào giấc ngủ. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng với những bài tập an toàn dành cho bà bầu. Đồng thời, mẹ cũng không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

5. Bị phù chân khi mang thai 26 tuần

Tuần 26 của thai kỳ là thời điểm thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng, trọng lượng thai nhi tăng lên, tử cung cũng lớn hơn, chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới, khiến máu khó lưu thông về tim. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây phù chân ở bà bầu.

Ngoài ra, trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sản xuất nhiều hormone progesterone, có tác dụng giãn mạch, khiến máu lưu thông chậm lại. Điều này cũng góp phần gây phù chân.

Tình trạng phù chân khi mang thai 26 tuần thường là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý theo dõi tình trạng phù chân của mình và nên đi khám bác sĩ khi phù chân xuất hiện ở mức độ nặng, kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn,…

>> Xem thêm: Bà bầu bị xuống máu chân sớm có gây nguy hiểm cho thai nhi hay sinh non không?

Lời khuyên của bác sĩ khi thai nhi 26 tuần

thai 26 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn
Bầu 26 tuần nên ăn gì?

1. Dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần thứ 26

Lựa chọn cho mẹ khi muốn bổ sung vitamin C: Ngoài nước cam, mẹ bầu 26 tuần cũng có thể lựa chọn trái cây tươi hoặc các món salad rau củ. Ớt chuông cũng là một lựa chọn tốt vì chứa gần gấp đôi lượng vitamin C có trong cam.

>> Mẹ có thể tham khảo: Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều, mẹ bầu đọc ngay nhé!

2. Đối phó với tình trạng đau xương sườn

Đau xương sườn khi mang thai khiến mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu. Để giảm bớt, mẹ hãy:

  • Chuyển sang một vị trí giúp mẹ thấy thoải mái hơn.
  • Tập yoga khi mang thai để có sức khỏe tốt hơn.
  • Nhẹ nhàng ấn vào bụng để thai nhi di chuyển.
  • Chọn áo ngực thoải mái, dễ chịu.
  • Đeo băng hỗ trợ bụng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý. Tránh tăng cân quá nhiều.
  • Dùng thêm gối hỗ trợ khi mẹ ngồi hoặc nằm để thoải mái hơn.
  • Hỏi bác sĩ về liệu pháp châm cứu hoặc trị liệu thần kinh cột sống.
  • Hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau an toàn, nếu cần thiết.

[inline_article id=2458]

3. Đối phó với tình trạng rạn da 

Nguy cơ bị rạn da phụ thuộc vào một số yếu tố như di truyền, tuổi tác và cân nặng của mẹ. Mẹ có thể áp dụng các cách sau để giảm thiểu tình trạng rạn da trong thời kỳ mang thai, gồm:

  • Tăng cân từ từ và đều đặn.
  • Duy trì dinh dưỡng tốt bằng cách ăn các bữa ăn cân bằng, lành mạnh.
  • Giữ cho làn da ngậm nước (uống đủ 2 lít nước/ngày) và dưỡng ẩm.
  • Thoa kem ngăn ngừa rạn da.

Theo thời gian, màu sắc vết rạn da sẽ mờ đi một cách tự nhiên. Sau sinh, mẹ có thể nhờ bác sĩ kê kem bôi, điều trị bằng laser và điều trị bằng ánh sáng để giảm bớt vết rạn.

Thai nhi 26 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

4. Giảm phù chân khi mang thai 26 tuần

Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ bầu giảm phù chân khi mang thai 26 tuần:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu.
  • Kê cao chân khi nghỉ ngơi, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Ăn uống đủ chất, tránh ăn mặn.
  • Uống nhiều nước, khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Tập luyện nhẹ nhàng, thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội,…

Nếu mẹ bầu áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng phù chân vẫn không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

5. Xoa dịu cảm giác đau lưng khi mang thai

Mẹ có thể hỏi bác sĩ để tư vấn một số bài tập giúp hỗ trợ giảm đau lưng khi mang thai. Khi làm việc, bạn cũng không nên ngồi một chỗ quá lâu, hãy đứng dậy đi lại sau 45 phút đến 1 tiếng làm việc để giãn gân cốt.

6. Nghĩ về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình

Nghe có vẻ xa vời vào lúc này nhưng cũng không là quá sớm để nghĩ đến chuyện kế hoạch hóa gia đình. Mẹ hãy cân nhắc về việc ngừa thai sau sinh trước khi bé chào đời. Một số biện pháp ngừa thai cần được bác sĩ tư vấn và yêu cầu ký giấy đồng ý trước khi thực hiện như thắt ống dẫn trứng – thủ thuật sẽ được thực hiện cùng lúc khi mổ lấy thai. Vì vậy, nếu mẹ muốn thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sau khi sinh em bé nên thảo luận với bác sĩ từ sớm.

7. Đăng ký một lớp học cho con bú

Nếu đây là bé đầu lòng, mẹ hãy tham khảo bác sĩ, chuyên viên y tế, mẹ hoặc bạn bè để biết thêm thông tin hoặc tham dự các lớp hướng dẫn kỹ năng cho con bú nhé.

Các câu hỏi thường gặp khi mang thai 26 tuần

1. Thai nhi 26 tuần tuổi đã quay đầu chưa?

Thông thường, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thứ 32 đến tuần thứ 36 của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp thai nhi quay đầu sớm hơn ở tuần 28 hoặc muộn hơn.

Ở tuần thứ 26, em bé của bạn vẫn còn nhiều không gian để thay đổi tư thế. Điều này có nghĩa là còn quá sớm để lo lắng về việc em bé 26 tuần đã quay đầu chưa vì em bé của bạn khó có thể giữ một tư thế nào quá lâu trong giai đoạn này.

Nếu đến tuần thứ 37 mà thai nhi vẫn chưa quay đầu, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện các biện pháp xoay thai.

>> Xem thêm: Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu & dấu hiệu ngôi thai ngược là gì?

3. Mang thai 26 tuần bị ra máu có sao không?

Mang thai 26 tuần bị ra máu có thể là cảnh báo một số dấu hiệu nguy hiểm như chuyển dạ sinh non hoặc một số biến chứng thai kỳ khác. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện sớm để có được sự can thiệp từ bác sĩ.

>> Xem thêm: Ra máu khi mang thai tháng thứ 5: Vấn đề nguy hiểm mẹ nên cẩn thận!

4. Thai nhi 26 tuần đạp ít có sao không?

Thai nhi giảm cử động trong khoảng thời gian này có thể là dấu hiệu em bé gặp vấn đề. Khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ mang thai nên bắt đầu theo dõi cử động của con mình hàng ngày từ khoảng tuần thứ 26 của thai kỳ. Hãy thử tìm một nơi yên tĩnh để bạn có thể tập trung cảm nhận những cú đạp của bé. Ngả người dựa lưng trên ghế hoặc nằm nghiêng về bên trái và đặt tay lên bụng. Nếu cảm thấy con ít chuyển động, bạn nên đến bệnh viện để xin bác sĩ tư vấn.

Thai nhi 26 tuần, đây cũng là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 hay còn gọi là mang thai tháng thứ 7 nên mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai cho mình từ những người đã có kinh nghiệm hoặc bác sĩ dinh dưỡng để khỏe mẹ an thai.