Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Thai 36 tuần gò nhiều có nguy hiểm đến mẹ và con không?

Nhưng thai 36 tuần gò nhiều có phải là dấu hiệu sinh non không? Bài viết này của MarryBaby sẽ chia sẻ với các mẹ những thông tin xoay quanh vấn đề này. Các mẹ có thể tham khảo để biết được cách xử trí nhé!

Thai 36 tuần có đặc điểm thế nào?

Thai tuần 36 có cân nặng khoảng 2,7kg, dài hơn 48cm một chút. Cơ thể của con bắt đầu rụng dần lông tơ cùng bã nhờn. Bên cạnh đó, bã nhờn sẽ kết hợp với dịch ối và tạo thành phân su của thai nhi.

Các khuỷu tay, chân của con cũng đã phát triển dần hoàn thiện và cử động linh hoạt hơn. Khuôn mặt bé trông có vẻ bầu bĩnh, đầy đặn hơn.

Tóc của một số bé đã mọc rất dài, khoảng 5cm. Móng tay của con cũng đang phát triển nhanh và khá dài. Hệ thống phổi của bé cũng đang dần hoàn thiện hơn.

Giai đoạn này, thai nhi có thể biết nhào lộn; mút ngón tay; biết phân biệt âm thanh từ bên ngoài và thưởng thức âm nhạc. Ngoài ra, bé cũng đã biết thưởng thức các mùi vị thức ăn. Và bé cũng có thể đi tiểu, tạo phân su trong tuần này rồi. Mỗi ngày bé bài tiết 300ml nước tiểu/ kg trọng lượng thai nhi vào nước ối.

>> Mẹ có thể quan tâm: Thai bao nhiêu tuần thì đạp và nhận biết như thế nào?

Thai gò là gì mẹ biết chưa?

Thai gò còn gọi là các cơn gò tử cung, là hiện tượng bình thường trong quá trình mang thai. Khi thai gò, bụng mẹ nổi lên một cục cứng ngắc, đôi khi làm bụng méo qua một bên.

Hiện tượng thai gò xuất hiện nhiều ở những tháng cuối thai kỳ, với tần suất và cường độ khác nhau. Để biết thai 36 tuần gò nhiều có phải là dấu hiệu mẹ sắp sinh non hay không? Thai 36 tuần gò nhiều có nguy hiểm cho mẹ và bé không? Mẹ phải phân biệt được thai máy và thai gò.

1. Thai máy

Đây là hiện tượng thai nhi cử động trong bụng mẹ như xoay trở mình; cử động tay; chân hoặc toàn thân; nhào lộn… tác động lên thành tử cung của mẹ. Mẹ bầu thường được hướng dẫn theo dõi tình trạng thai máy để nhận biết sức khỏe của thai nhi. Khi số lần thai máy giảm đi, có thể em bé đang gặp vấn đề.

2. Cơn gò sinh lý

Cơn gò sinh lý, cơn gò Braxton-Hicks, còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả; xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, mỗi lần khoảng 30 giây; không kéo dài quá 1 phút. Cơn gò Briaxton-Hicks không đều, khoảng 1-2 cơn co mỗi giờ và cường độ không tăng lên cũng như ít gây đau. Những cơn gò này xuất hiện khi mẹ mệt mỏi, mất nước hoặc đi đứng quá nhiều. Mẹ chỉ cần nghỉ ngơi sẽ hết.

Thai 36 tuần gò nhiều có sao không?

3. Cơn gò chuyển dạ

Có 2 loại cơn gò chuyển dạ, đó là và cơn gò chuyển dạ đủ tháng và cơn gò chuyển dạ sinh non:

a. Cơn gò chuyển dạ đủ tháng

Cơn gò chuyển dạ đủ tháng xuất hiện sau 37 tuần thai. Khi đó, bạn sẽ thấy các dấu hiệu sau:

  • Đau vùng bụng dưới âm ỉ, sau đó chuyển thành cơn dồn dập (10 phút/lần). Cơn đau bắt đầu từ đáy tử cung rồi lan khắp vùng bụng hoặc cả 2 bên bắp đùi, 2 bên sườn.
  • Cường độ đau bụng ngày càng mạnh và tần suất dày hơn (giống như đau bụng kinh nhưng đau nặng hơn).
  • Các cơn co thắt xuất hiện liên tục làm cho mẹ bầu cảm thấy đau quặn ruột và không thuyên giảm khi mẹ thay đổi tư thế hoặc làm bất cứ điều gì.
  • Âm đạo của mẹ tiết ra chất nhầy màu hồng (máu báo) hoặc ra ối (vỡ ối).
  • Khi cơn đau tăng dần lên trong một thời gian dài liên tục, dồn dập đó là lúc mẹ chuẩn bị sinh.

b. Cơn gò chuyển dạ sinh non:

Xuất hiện từ tuần 22 đến tuần thứ 37. Tính chất của cơn gò chuyển dạ sinh non tương tự như với cơn gò chuyển dạ đủ tháng.

Các cơn gò sẽ xuất hiện với chu kỳ đều đặn mỗi 10 – 12 phút trong hơn 1 giờ. Lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng cứng hơn, căng chặt tử cung.

[inline_article id=266323]

Thai 36 tuần gò nhiều có sao không?

Theo các bác sĩ, thai 36 tuần gò nhiều có thể do sự thay đổi về sinh lý, hormone. Cũng có khi do những tác động từ bên ngoài như mẹ xoa bụng; động chạm hoặc kích thích nhũ hoa khiến tử cung bị co thắt. Thai 36 tuần gò nhiều, có 2 khả năng xảy ra:

  • Đó có thể là cơn gò sinh lý hoặc là cơn gò chuyển dạ sinh non. Mẹ cần căn cứ vào tính chất của các cơn gò vừa nêu trên để nhận biết được điều đó.
  • Nếu thai gò không đều, không dồn dập, không gây đau đớn. Lúc này là một cơn gò chuyển dạ giả, mẹ không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, nếu mẹ cảm nhận được rằng thai 36 tuần gò nhiều. Cùng các dấu hiệu như căng tức tử cung ở bụng và xuất hiện các cơn đau. Lúc này có thể là một cơn gò chuyển dạ sinh non.

Mẹ có thể hình dung những cơn gò tử cung này như những cơn sóng; cuộn vào bờ; rồi nhẹ nhàng ra khơi. Khi các cơn co gò của mẹ trở nên gần nhau hơn và mạnh dần lên; khả năng mẹ sẽ lâm bồn vào mấy giờ tới.

Thai 36 tuần gò nhiều kèm các triệu chứng đó, thì mẹ phải đến bệnh viện để khám ngay. Đặc biệt là nếu có kèm theo dịch nhầy màu hồng; chảy máu âm đạo; hay có nước rỉ ra từ âm đạo. Đó là dấu hiệu mẹ vỡ ối, sắp sinh con.

[inline_article id=284536]

Dấu hiệu sinh non mẹ nên biết

Trong những trường hợp dưới đây, thai 36 tuần gò nhiều khả năng cao là dấu hiệu của sinh non:

  • Có bất thường về cổ tử cung, tử cung hoặc nhau thai.
  • Mẹ mang đa thai (sinh đôi, sinh ba).
  • Mẹ có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: Ngủ nghỉ không đúng giờ giấc, căng thẳng nhiều…
  • Mẹ hút thuốc lá hay sử dụng một số loại thuốc, chất kích thích trong thai kỳ.
  • Mẹ bầu đã có tiền sử sinh non.
  • Bị nhiễm trùng.
  • Bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng trước khi mang thai.
  • Mẹ không đi khám thai định kỳ và không có phương pháp chăm sóc bản thân đúng cách.

Như vậy, nếu mẹ là một người hoàn toàn khỏe mạnh và có chế độ sinh hoạt hợp lý trong thai kỳ, mẹ đừng quá lo lắng khi thai gò nhiều. Thế nhưng, nếu có một trong những vấn đề nêu trên, khả năng cao là mẹ sắp sinh non. Vì vậy, tốt hơn hết không được chủ quan mà cần tới bệnh viện ngay lập tức.

Cách xử trí khi thai 36 tuần gò nhiều

Cách xử lý khi thai 36 tuần gò nhiều

1. Theo dõi, ghi chép lại các cơn gò

Bạn cần ghi chép thời gian của các cơn gò (thời gian bắt đầu, kết thúc và thời gian từ khi một cơn bắt đầu đến khi xuất hiện cơn tiếp theo) cũng như những thay đổi bất thường của cơ thể. Bạn có thể dùng ứng dụng theo dõi các cơn gò tử cung hoặc sử dụng đồng hồ hoặc bộ đếm thời gian (hoặc đếm giây thành tiếng). Mẹ hãy mang theo những ghi chép này của mình tới bệnh viện để bác sĩ tiện theo dõi.

2. Tới bệnh viện nếu có dấu hiệu của một cơn gò chuyển dạ

Một khi xuất hiện các cơn đau, hoặc có dấu hiệu chuyển dạ (lúc này các cơn gò kéo dài khoảng một phút và đến sau mỗi 5 phút trong ít nhất một giờ), thì mẹ cần chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé sau đó báo cho người thân và tới bệnh viện.

3. Thực hiện một số biện pháp để giảm sự khó chịu của cơn gò

Lúc này, mẹ tuyệt đối không được dùng tay xoa bụng hoặc kích thích vùng nhũ hoa vì có thể khiến nguy cơ sinh non xảy ra cao. Mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để làm giảm sự khó chịu:

  • Massage nhẹ nhàng bụng với một chút tinh dầu thiên nhiên.
  • Ngồi thiền.
  • Nghe nhạc thư giãn.
  • Tập các bài yoga bầu nhẹ nhàng
  • Đi bộ hoặc nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Giải trí để quên cơn đau: xem phim, chơi game.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đi tới tuần thai 36 là mẹ đã gần về tới đích, vậy nên mẹ cần phải cẩn thận hơn bao giờ hết. Thai 36 tuần gò nhiều, thay vì quá lo lắng, thì mẹ hãy bình tĩnh theo dõi các dấu hiệu của cơ thể để nhận biết mình sắp sinh hay chưa nhé. Chúc mẹ và bé được gặp nhau lúc cả hai đã sẵn sàng!

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Sự phát triển của thai 36 tuần tuổi & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu

Thai 36 tuần phát triển như thế nào trong bụng mẹ? Hiểu rõ giai đoạn này, mẹ bầu có thể chăm sóc mình và bé tốt hơn, đồng thời mẹ còn cần chuẩn bị chu toàn cho ngày đón bé chào đời nữa đấy!

Sự phát triển của thai nhi 36 tuần

1. Thai 36 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Mẹ đang thắc mắc thai 36 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), thai nhi 36 tuần tuổi cân nặng khoảng 2,63kg và dài hơn 47,5cm một chút; bằng cỡ một quả dứa lớn.

Sau khi biết thai 36 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 36 tuần khác như:

  • Chu vi bụng của bé (AC): 322mm.
  • Chu vi đầu của thai nhi (HC): 238mm.
  • Chiều dài xương đùi của thai (FL): 68mm.
  • Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): ước tính là 2813g.
  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): trung bình tầm khoảng 89mm.

Vậy mẹ đã biết thai 36 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn rồi! Mẹ đọc tiếp một số thông tin để được giải đáp câu hỏi thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào nhé!

>>Xem thêm: Trọng lượng thai BPV là gì? Trẻ nhẹ cân hay nặng cân từ đây mà ra đó mẹ!

2. Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào?

2.1 Hộp sọ và xương của thai nhi

Khi mẹ mang thai được 36 tuần, khớp sọ chưa liền nên đầu có thể di chuyển (tốt, tương đối dễ dàng) qua ống sinh. Ở thời điểm bầu 36 tuần, xương sọ và hầu hết các xương khác, kể cả sụn của con vẫn còn mềm, cho phép hành trình vượt cạn dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở. Nhưng đừng lo lắng, cấu trúc xương sẽ chắc chắn hơn trong vài năm đầu tiên của cuộc đời bé.

2.2 Hệ thống tuần hoàn và miễn dịch đang dần hoàn thiện

Gần đến lúc chào đời, các hệ thống cơ quan trong cơ thể cũng đang dần hoàn thiện để bảo vệ trẻ; giúp trẻ thích ứng với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ sau khi được sinh ra như: hệ thống tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ miễn dịch….

Tuy nhiên, thai nhi vẫn còn các bộ phận chưa hoàn thiện như hệ tiêu hóa. Con tiếp tục dựa vào dây rốn để nhận chất dinh dưỡng cho đến khi chào đời.

2.3 Thai nhi 36 tuần đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ

Tai của con rất nhạy bén trong vài tuần cuối cùng này. Các nghiên cứu cho thấy thai nhi thậm chí có thể nhận ra giọng nói và các bài hát yêu thích của mẹ sau khi sinh.

Vậy mẹ đã biết thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào rồi! Mẹ đọc thêm về sự thay đổi trong cơ thể của mình trong tuần 36 nhé.

2.4 Mí mắt của trẻ gần như hoàn thiện

Đến tuần thứ 36, mí mắt của bé có viền mịn và gần như hình thành hoàn chỉnh.

2.5. Em bé có thể đã quay đầu xuống để chuẩn bị sinh

Đến tuần thứ 36, có tới 93% trẻ sơ sinh quay đầu và sau 37 tuần, 97% trẻ ở tư thế quay đầu xuống để chuẩn bị cho việc sinh nở.

2.6. Chu kì thức ngủ

Mẹ sẽ nhận thấy chu kỳ thức ngủ của bé rõ rệt hơn. Bé sẽ ngủ và nghỉ ngơi trong phần lớn thời gian.

2.7. Thai 36 tuần là bao nhiêu tháng?

Với thắc mắc bầu 36 tuần là bao nhiêu tháng; thì câu trả lời là tháng thứ 8 nhé mẹ. Chỉ còn một tháng nữa là mẹ có thể gặp mặt con yêu rồi. Vậy mẹ đã biết thai 36 tuần là bao nhiêu tháng rồi, mẹ đọc tiếp để biết sự thay đổi trong cơ thể mình nhé.

2.8. Khả năng sống sót bên ngoài bụng mẹ

Trẻ sinh ra ở tuần thứ 36 được coi là “sinh non muộn” hoặc “sắp đủ tháng”. Chúng sắp sửa được sinh ra nhưng chúng vẫn đang trưởng thành. Sau khi sinh, trẻ có thể không cần sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chỉ cần rất ít sự can thiệp. Tỷ lệ sống sót sau 36 tuần là trên 99%.

>>Xem thêm: Thai giáo là gì? Cách nuôi con khoa học từ trong bụng mẹ

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 36 tuần

1. Các cơn co thắt, chuyển dạ giả khi mẹ mang thai 36 tuần

Braxton Hicks, các cơn co chuyển dạ giả, có thể đến thường xuyên hơn, kéo dài và khó chịu hơn. Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khó phân biệt với các dấu hiệu của chuyển dạ sớm.

Các mẹ mang thai 36 tuần gò nhiều và cảm thấy hoang mang vì không biết thai 36 tuần gò nhiều có sao không? Theo các bác sĩ, mẹ bầu 36 tuần gò nhiều như vậy cần kiểm tra xem cơn gò kéo dài trong bao nhiêu giây và bao lâu sau thì cơn gò này cứng lại.

Việc kiểm tra này nhằm phân biệt giữa những biểu hiện của dọa sinh non với dấu hiệu sinh non thực sự. Mẹ có thể phân biệt cụ thể như sau:

Nếu cơn gò là trường hợp dọa sinh non:

  • Mẹ sẽ thấy đau bụng có tính chất từng cơn; tức nặng bụng dưới, đau lưng; ra dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy.
  • Cơn co tử cung với tần suất 2 cơn/10 phút, thời gian co cứng dưới 30 giây; cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm.

Nếu cơn gò là dấu hiệu sinh non:

  • Mẹ sẽ thấy đau bụng từng cơn, tính chất đều đặn và tăng dần; ra dịch âm đạo, dịch nhầy, máu và nước ối.
  • Cơn co tử cung có tính chất dày hơn từ 2 – 3 lần/10 phút, và tăng dần theo thời gian; cổ tử cung mở trên 2cm; thành lập đầu ối và vỡ ối.

Hãy nắm chắc các triệu chứng và đừng cố tự chẩn đoán. Nếu em bé chưa đủ 38 tuần và mẹ thấy có 4 cơn co trong vòng một giờ; hoặc bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ sớm nào, hãy lập tức gọi điện cho bác sĩ hoặc tới khám tại các cơ sở y tế.

>>Xem thêm: Bong nút nhầy và đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

2. Khi thai nhi 36 tuần tuổi, mẹ khó ngủ ngon

Khi thai nhi 36 tuần tuổi, mẹ khó ngủ ngon

Khi mang bầu 36 tuần, mẹ khó có thể ngủ ngon. Trong khi ngủ, bà bầu có thể sẽ gặp những giấc mơ dữ dội. Nếu có thể, hãy tranh thủ ngủ thêm vào ban ngày. Chú ý sau giai đoạn thai 36 tuần, mẹ tiếp tục theo dõi chuyển động của bé và báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy những chuyển động giảm đi ít hơn 4 cử động/giờ. Dù đang ở trong môi trường chật chội hơn, bé vẫn nên hoạt động đều đặn như trước.

[inline_article id=2470]

3. Đau vùng xương chậu khi thai nhi 36 tuần tuổi

Cơ thể bà bầu tuần 36 sẽ đối diện với các cơn đau vùng chậu. Đầu em bé xuống thấp, sâu hơn vào xương chậu và tử cung nặng hơn.

Để giảm bớt sự khó chịu, mẹ có thể đi bộ hoặc thư giãn với những bài tập hông, xương chậu dành cho mẹ bầu. Mẹ cũng nên tắm nước ấm để cơ thể bà bầu tuần 36 dễ chịu hơn.

4. Dự phòng trường hợp sinh sớm

Nếu là bà bầu tuần 36, mẹ nên dự phòng trường hợp sinh sớm bằng cách chuẩn bị cho việc sinh nở có thể đến bất cứ lúc nào. Mẹ có thể chuẩn bị sẵn một chiếc giỏ xách to đựng những vật dụng mà thai phụ có thể cần đến trong lúc chuyển dạ như áo khoác, tất (vớ)… và đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh như mũ, tất, khăn…

Ở giai đoạn cuối thai kỳ này, mẹ dễ dàng nhận thấy hầu như mình không tăng cân hoặc tăng cân rất ít; có khi còn bị giảm cân. Đây là điều bình thường và được coi là một trong những dấu hiệu sắp sinh. Và bà bầu tuần 36 có thể yên tâm vì việc sụt giảm; “đứng” cân lúc này không ảnh hưởng tới cân nặng của bé.

>> Mẹ xem thêm 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh, đẻ thường nhanh dễ như ăn kẹo

Lời khuyên của bác sĩ để thai 36 tuần phát triển tốt

1. Chế độ ăn uống: Mẹ cần bổ sung vitamin B6

Nếu protein là viên gạch thì vitamin B6 được xem là vữa. Vitamin B6 đóng một vai trò đặc biệt lớn trong sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.

Vitamin B6 có nhiều trong chuối, bơ, mầm lúa mì, gạo lứt, cám, đậu nành, bột yến mạch, khoai tây, cà chua, rau chân vịt (rau bina, bó xôi), dưa hấu và thịt.

Ngoài ra, mẹ vẫn duy trì việc bổ sung sắt, canxi, acid folic, DHA như trong những tuần thai trước nhé.

>> Mẹ xem thêm thông tin Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối để con chào đời khỏe mạnh?

2. Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B

Bà bầu tuần 36 nên đi làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. Điều này sẽ giúp cho bác sĩ biết xử trí khi các mẹ bầu có chuyển dạ vào viện để có kế hoạch sử dụng kháng sinh dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

3. Thai 36 tuần: Mẹ nên vận động như thế nào?

Các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu khi mang thai 36 tuần nên vận động nhẹ nhàng hàng ngày. Sự vận động của thai phụ giúp máu huyết được lưu thông, kích thích tuần hoàn đến thai nhi tốt hơn. Đồng thời, theo quan niệm dân gian, việc vận động nhẹ và thường xuyên còn giúp mẹ bầu “dễ đẻ” hơn.

mẹ bầu 3 tháng cuối

4. Tìm hiểu về nút nhầy cổ tử cung

Nút nhầy trông giống như dịch đặc, màu vàng có lẫn máu để bảo vệ bào thai và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tình trạng dịch nhầy bong dần có thể diễn ra vài tuần, vài ngày hoặc vài giờ trước khi bắt đầu chuyển dạ.

Mẹ không cần lo lắng nếu dịch nhầy bong ra nhiều trước ngày dự sinh.

5. Tìm hiểu về các giai đoạn chuyển dạ

5.1 Có 3 giai đoạn của chuyển dạ:

  • Giai đoạn I: giai đoạn xóa mở cổ tử cung: gồm 2 pha (pha tiềm tàng và pha tích cực ).
  • Giai đoạn II: giai đoạn sổ thai.
  • Giai đoạn III: giai đoạn sổ nhau

5.2 Khi nào cần gặp bác sĩ ngay?

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có những triệu chứng sau:

6. Chuẩn bị cho thời điểm sinh con

  • Tìm hiểu về an toàn cho trẻ sơ sinh. Mẹ cần biết cách bế bé sao cho an toàn khi ngồi trên xe gắn máy hoặc xe hơi. Với các gia đình có xe hơi riêng, bố mẹ có thể quyết định lắp thêm ghế cho bé trong xe.
  • Chuẩn bị sẵn một danh sách email, điện thoại… để nhờ ông xã thông báo tin vui cho bạn bè, đồng nghiệp khi bạn sinh con. Hoặc đơn giản hơn là ông xã có thể dùng Facebook của bạn để thông báo tin vui này.

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 36 tuần

1. Thai 36 tuần sinh được chưa?

Thai 36 tuần vẫn được coi là sinh non vì ba tuần nữa mới đến ngày dự sinh. Nhưng nếu mẹ chuyển dạ bây giờ, phổi của bé có thể đã đủ khả năng để thích ứng được với cuộc sống bên ngoài. Vậy là mẹ đã biết thai 36 tuần sinh được chưa rồi!

Tuy nhiên, một số em bé cần thêm chút thời gian. Vậy nên nếu mẹ đã có kế hoạch sinh mổ, bác sĩ cũng sẽ không tiến hành ca mổ trước 38 tuần trừ khi có lý do để can thiệp y tế sớm.

2. Mang thai tuần 36 có nên quan hệ không?

Mẹ mang thai 36 tuần có nên quan hệ không? Trong những tháng cuối của thai kỳ, mẹ có thể lo lắng rằng quan hệ tình dục sẽ gây hại cho em bé. Tuy nhiên, em bé được bảo vệ và bọc kín trong túi ối; vì vậy mẹ không thể làm tổn thương em bé của mình khi quan hệ tình dục.

Nếu không có biến chứng thai kỳ; hoặc vấn đề từ phía bạn đời; thì việc quan hệ tình dục vào những tháng cuối vẫn ổn.

Mẹ bầu nên tránh quan hệ khi có những dấu hiệu sau:

  • Mẹ đang sinh đôi: hoặc trước đó đã chuyển dạ sớm và đang ở giai đoạn sau của thai kỳ.
  • Vỡ ối: Quan hệ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng (hãy bác sĩ nếu mẹ không chắc liệu mẹ có bị vỡ ối hay không).
  • Có vấn đề với cổ tử cung của mẹ: mẹ có thể có nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc sẩy thai cao hơn nếu quan hệ tình dục.

Nhìn chung, mỗi phụ nữ mang thai đều khác nhau nên để mẹ thực sự an tâm, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc quan hệ tình dục nhé.

3. Thai 36 tuần ít đạp có sao không? Mẹ cần theo dõi cử động của thai nhi

thai đạp ít đạp nhiều

Rất nhiều mẹ lo lắng thai 36 tuần ít đạp có sao không? Ở tuần thứ 36, thai nhi đang tích mỡ trong cơ thể và sẽ có ít chỗ hơn để di chuyển trong tử cung. Do đó, mẹ bầu có thể không cảm thấy thai nhi di chuyển một cách mạnh mẽ. Thay vào đó, mẹ có thể cảm thấy thai nhi căng ra hoặc vặn mình.

Mỗi ngày mẹ cần đếm cử động thai nhi để theo dõi những bất thường nếu có.

Hiện tử cung của mẹ đã chật chội nên con rất khó cử động. Thỉnh thoảng mỏi quá bé sẽ đạp mạnh vào thành bụng. Song nếu bé cử động thất thường, mẹ cần đi khám ngay.

4. Thai 36 đạp nhiều có phải là vấn đề?

Thông thường, em bé chuyển động và đạp nhiều là báo hiệu cho một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu mẹ lo lắng rằng thai 36 đạp nhiều hơn bình thường; điều quan trọng là phải hiểu cách chuyển động của con.

Một số mẹ có thể nhạy cảm hơn với những chuyển động; do đó thấy con đạp nhiều hơn bình thường. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc cảm nhận chuyển động của bé bao gồm: vị trí của nhau thai, cân nặng của người mẹ và tính cách hiếu động của bé.

Việc chuyển động quá mức của thai nhi thường không phải là vấn đề. Các bé thường sẽ có mức độ hoạt động của riêng mình. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên mẹ quan tâm khi không thể cảm nhận được chuyển động của thai nhi sau 22 tuần. Lúc này, mẹ cần liên hệ với bác sĩ.

>>Xem thêm: Tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải? Liệu có nguy hiểm nào đang chực chờ mẹ và bé không?

5. Thai 36 tuần ăn gì để con tăng cân?

Mẹ mang thai 36 tuần ăn gì để con tăng cân? Dưới đây là gợi ý cho mẹ bầu từ chuyên gia:

  • Sữa chua: chứa probiotics, protein và canxi, giúp đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng và khoáng chất. Mẹ có thể ăn món này cùng với yến mạch nguyên hạt hoặc phủ thêm trái cây.
  • Cá: Cá rất tốt để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi vì nó chứa axit béo Omega-3 giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của em bé. Nó cũng chứa protein cần thiết cho sự phát triển của da, tóc, cơ và các tế bào khác. Tuy nhiên, mẹ hãy chọn cá chứa ít thủy ngân như cá ngừ đóng hộp, tôm, cá hồi, cá tuyết hoặc cá rô phi. Không ăn các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá ngói, cá thu và cá mập.
  • Trái cây: giúp bổ sung và cung cấp các chất dinh dưỡng như Sắt, Kali, Magie và Vitamin E.
  • Bơ: Một nguồn cung cấp Vitamin C, Folate và Vitamin B6.
  • Thịt gia cầm: Trứng và thịt gà là những nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Chúng giúp tăng trọng lượng thai nhi cùng với lợi ích của việc giảm cholesterol và axit béo Omega.
  • Đậu nành: Một chất thay thế protein cho người ăn chay, nó cũng chứa sắt, chất béo lành mạnh và chất xơ cùng với các khoáng chất khác.
  • Bông cải xanh: Giàu vitamin B, canxi và khoáng chất, loại rau họ cải này cũng giúp sản xuất Vitamin A trong cơ thể.
  • Quả mọng: Chứa đầy chất chống oxy hóa, Vitamin C và carbs an toàn, chúng được dùng như một món ăn nhẹ tuyệt vời.

Đến đây hẳn mẹ đã biết thai 36 tuần phát triển như thế nào, bầu 36 tuần bé nặng bao nhiêu và thai 36 tuần phát triển như thế nào thai 36 tuần phát triển như thế nào. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh.

CÁT ANH