Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Vì sao thai 37 tuần ra dịch nhầy màu trắng?

Vào những tuần gần cuối thai kỳ, đặc biệt là khoảng tuần thai 37, mẹ bầu sẽ thấy âm đạo tiết ra dịch nhầy có màu trắng gần giống với dịch tiết âm đạo. Vì sao lại có chất nhầy này ở giai đoạn này mẹ nhỉ và liệu chất dịch nhầy này có phải là dấu hiệu sức khỏe mẹ và bé đang có vấn đề hay không?

Hiểu được tâm lý của mẹ, MarryBaby sẽ bật mí ngay lý do vì sao thai 37 tuần ra dịch nhầy màu trắng. Hãy tìm hiểu ngay mẹ nhé!

thai 37 tuần ra dịch nhầy màu trắng
Thai 37 tuần ra dịch nhầy màu trắng thường khiến mẹ bầu lo lắng

Dịch nhầy cổ tử cung là gì?

Nút nhầy cổ tử cung thật chất là một lớp dịch nhầy đặc nằm ở cửa cổ tử cung để ngăn không cho cổ tử cung mở ra trong suốt thai kỳ. Lớp dịch nhầy này có tác dụng như một tấm “niêm phong” để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng nhiễm trùng tử cung và làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Nút nhầy cổ tử cung thường có cấu tạo từ glycoprotein hoặc mucin, giúp ức chế vi khuẩn khiến chúng không thể vào tử cung được. Khi mẹ bắt đầu quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ bắt đầu mở ra và lớp chất nhầy sẽ bắt đầu bong ra và được đẩy ra bằng đường âm đạo. Đây chính là hiện tượng thai 37 tuần ra dịch nhầy màu trắng mà mẹ bầu sẽ gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ

Làm sao để biết đó có phải là chất nhầy cổ tử cung hay không?

Dịch nhầy ở cổ tử cung sau khi tiết ra ngoài sẽ có kích thước và kết cấu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì chất nhầy ở cổ tử cung sẽ có kết cấu tương đối đặc và gần giống như thạch, không quá lỏng hoặc chỉ sệt nhẹ như chất nhầy ở mũi. 

Dịch nhầy cổ tử cung tương đối đặc
Dịch nhầy cổ tử cung tương đối đặc ít có mùi lạ, khó chịu

Về màu sắc, mẹ bầu khi có thai 37 tuần ra dịch nhầy màu trắng trong suốt, có thể có màu hồng hoặc thậm chí lẫn với một chút máu (đỏ, nâu hoặc hồng). Lượng dịch nhầy tiết ra sẽ không quá nhiều (khoảng từ 1-2 muỗng canh) và tương đối không có mùi hôi khó chịu. 

Nguyên nhân nào dẫn đến tiết dịch nhầy cổ tử cung?

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai 37 tuần ra dịch nhầy màu trắng phổ biến gồm có:

1. Bong nút nhầy cổ tử cung – hiện tượng chuyển dạ ở mẹ bầu

Trong hầu hết các trường hợp, nút nhầy sẽ không bị bong ra cho đến khi thai nhi được 37 tuần tuổi, chuẩn bị chào đời. Lúc này, cổ tử cung bắt đầu mở ra để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn của mẹ.

Tuy nhiên, không phải lúc nào mang thai đều gặp tình trạng chất nhầy bong gần với thời điểm chuyển dạ mà trong một số trường hợp, nút nhầy cổ tử cung sẽ bong ra trước ngày dự sinh của bé vài ngày hoặc vài tuần. Một số mẹ bầu sẽ thấy nút nhầy bong ra ngay vào thời điểm chuyển dạ. 

Thậm chí, có trường hợp nút nhầy cổ tử cung sẽ bong ra dần dần trong những tháng cuối thai kỳ với một lượng rất nhỏ mà mẹ khó có thể nhận biết được. Hiện tượng này cũng vô cùng phổ biến và mẹ không cần phải quá lo lắng. 

Thông thường thai 37 tuần ra dịch nhầy màu trắng với một lượng vừa phải. Nếu chất nhầy màu trắng xuất hiện sớm hơn tuần 37 của thai kỳ hoặc ra kèm với máu, hãy đến ngay cơ quan y tế để được thăm khám, chẩn đoán và kịp thời điều trị nếu sức khỏe thai nhi hoặc mẹ có bất kỳ vấn đề nào.

2. Do quan hệ tình dục

Trong thai kỳ, mẹ bầu vẫn có thể “yêu” nếu chọn được các tư thế quan hệ khi mang thai phù hợp  và điều này hoàn toàn không có hại đối với thai nhi. Và chuyện chăn gối có thể dẫn đến tình trạng thai 37 tuần ra dịch nhầy màu trắng và điều này là điều hoàn toàn bình thường, mẹ không cần phải quá lo lắng mẹ nhé!

thai 37 tuần ra dịch nhầy màu trắng
Quan hệ khi mang thai cũng khiến âm đạo tiết ra dịch nhầy màu trắng

3. Do quá trình kiểm tra cổ tử cung

Gần cuối thai kỳ, mẹ bầu cần phải đến bệnh viện để khám sàng lọc trước khi sinh nhằm kiểm tra sức khỏe thai kỳ, sự phát triển của thai nhi cũng như các vấn đề trước khi sinh.

Lúc này, bác sĩ có thể kiểm tra cổ tử cung của mẹ. Thao tác thăm khám cổ tử cung có thể kích thích cổ tử cung dẫn đến tình trạng thai 37 tuần ra dịch nhầy màu trắng

Làm sao phân biệt được dịch nhầy cổ tử cung hay dịch âm đạo?

Do nội tiết tố thay đổi nên phụ nữ mang thai tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường. Do đó, có thể khó phân biệt được sự khác biệt, không biết thai 37 tuần ra dịch màu trắng hay đây là dịch tiết âm đạo.

Dịch tiết âm đạo thường là chất lỏng loãng hơi nhầy với màu trắng sữa hoặc hơi trong, có mùi nhẹ hoặc không có mùi và xuất hiện trong suốt cả thai kỳ. Dịch tiết có thể để lại màu hơi vàng trên đồ lót.

Những ngày cuối thai kỳ lượng dịch âm đạo sẽ nhiều hơn nhưng đa phần sẽ là dạng lớp dịch mỏng. Ngược lại, dịch nhầy cổ tử cung sẽ đặc hơn,một khối lượng dày đôi khi có lẫn với một vài vệt máu.

Một số dấu hiệu chuyển dạ khác mẹ cần lưu ý

Nhìn chung, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thai 37 tuần ra dịch nhầy màu trắng là do cổ tử cung mềm hơn và mở ra để chuẩn bị cho quá trình bé yêu chào đời. Đây là một trong những dấu hiệu chuyển dạ rõ rệt nhất mà mẹ bầu có thể quan sát.

Ngoài ra, một số dấu hiệu chuyển dạ khác để “thông báo” mẹ sắp vượt cạn có thể kể đến bao gồm:

1. Giai đoạn tiền chuyển dạ

Trước khi chuyển dạ thật sự một vài tuần, mẹ sẽ bắt đầu có những dấu hiệu như đi tiểu nhiều lần, tử cung co nhẹ và tần suất thưa, đau khớp vùng chậu, dịch tiết âm đạo nhiều hơn,…

2. Giai đoạn chuyển dạ

Mẹ bầu có thể dễ dàng kiểm tra mình đã chuyển dạ thật sự hay chưa dựa trên việc quan sát cơ thể có các dấu hiệu này hay không:

  • Đau bụng từng cơn, cảm giác đau tăng dần, 
  • Âm đạo tiết dịch nhầy màu hồng, có thể pha lẫn với máu
  • Có nước loãng âm đạo, có mùi tanh, màu trắng đục

Thai 37 tuần ra dịch nhầy màu trắng là một dấu hiệu mẹ bầu sắp bước vào thời gian sinh nở và đón bé yêu chào đời. Lúc này, hãy thả lỏng, đừng căng thẳng và bắt đầu thông báo với người nhà để ngay lập tức chuẩn bị đến bệnh viện kiểm tra mẹ nhé!

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Sự phát triển của thai 37 tuần tuổi & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu

Thai 37 tuần tuổi, bé yêu nhà mẹ đã như thế nào rồi? Sự phát triển của bé trong tuần thai thứ 37 rất quan trọng để mẹ tìm hiểu; và có những điều chỉnh kịp thời trong lối sống; hướng tới những điều tốt đẹp nhất cho bé nhé!

Sự phát triển của bé khi thai 37 tuần

1. Thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Theo Hiệp hội Sản phụ Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), bước vào tuần thai thứ 37, bé thật sự đã tròn trĩnh lên rất nhiều rồi. Bé nặng khoảng 2,85 kg và dài 48,5cm, có kích thước cỡ như quả đu đủ lớn.

Sau khi biết thai 37 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 37 tuần khác như:

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BFF): 85-97 mm, trung bình 91mm.
  • Chiều dài xương đùi (FL): 66- 80mm, trung bình 71mm.
  • Chu vi bụng (AB): 292-374mm, trung bình 331mm.
  • Chu vi đầu (HC): 316-355mm, trung bình 335mm.
  • Cân nặng ước tính (EFW): 2587-3647g, trung bình 3117.

Vậy mẹ đã biết thai 37 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn rồi! Mẹ đọc tiếp một số thông tin để được giải đáp câu hỏi thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào nhé!

2. Thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào? Phổi và các cơ quan của bé

Thai nhi tuần thứ 37 có phổi đã phát triển, dù chưa hoàn thiện. Thực tế, cho đến cuối tuần 38, phổi bé mới bắt đầu hoàn chỉnh để chuẩn bị cho cuộc sống sau khi ra đời.

Bé có thể nắm tay rất chặt và mẹ sẽ sớm cảm nhận được điều này khi nắm tay bé lần đầu tiên! Các cơ quan của bé đã hoàn thiện gần thiện và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

3. Thai 37 tuần, bé đạp ít hơn nhưng vẫn cử động

Lúc này, tử cung cũng chật chội nên thai nhi ít đạp hơn trước nhưng mẹ vẫn cảm thấy được con vẫn thường ngọ nguậy. Nếu cảm thấy bé quá im ắng trong giai đoạn này, mẹ cần lập tức đến bác sĩ để được kiểm tra.

thai 37 tuần
Thai 37 tuần phát triển như thế nào? Bé đã quay đầu xuống tử cung chuẩn bị chào đời.

4. Tập luyện giây phút chào đời

Thai nhi 37 tuần đang tập luyện cho lần ra mắt lớn của mình. Bé bắt đầu hít vào và thở ra nước ối, mút ngón tay cái, chớp mắt, mở mắt lớn dần và xoay người từ bên này sang bên kia.

5. Cử động tay khéo léo

Nói về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37, mẹ chắc chắn phải biết rõ lúc này các ngón tay bé đã biết phối hợp nhịp nhàng hơn. Bé học cách nắm, giữ những thứ như dây rốn và bàn tay của bé.

6. Bé ở kỳ thai 37 tuần đã biết mút tay

Thai 37 tuần tuổi đã biết mút ngón tay cái mẹ nhé. Đây cũng là cách để bé chuẩn bị cho việc bú sữa sau khi được sinh ra.

7. Đầu bé lớn dần lên

Đầu của em bé vẫn đang phát triển. Khi sinh ra, đầu em bé sẽ có cùng chu vi với ngực.

8. Vào lúc thai 37 tuần, bé đã quay đầu chưa?

Sự phát triển thai nhi tuần 37 được đánh dấu bằng tình trạng thai nhi quay đầu. Đầu của bé có thể bắt đầu di chuyển vào vùng xương chậu của mẹ và gây ra hiện tượng sa bụng. Nếu bé vẫn chưa quay đầu, các bác sĩ sẽ cho bạn biết và đưa ra các cách để giải quyết vấn đề này.

9. Mang thai 37 tuần là mấy tháng?

Mẹ có đang băn khoăn liệu mang thai 37 tuần là mấy tháng không? Nếu mẹ mang thai 37 tuần, mẹ đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Chỉ còn vài tuần nữa thôi là mẹ gặp bé rồi!

Sự thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 37

1. Mẹ bị phù chân khi thai 37 tuần

Sự thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 37: Mẹ bị phù chân

Nhiều mẹ bị phù chân khi mang thai tuần 37. Trong những tuần cuối của quá trình mang thai, vết sưng ở mắt cá chân là dấu hiệu bình thường. Tuy vậy, nếu mẹ bị sưng quá mức ở chân, lòng bàn tay, sưng mặt và mắt bị húp hay tăng cân đột ngột, hãy báo cho bác sĩ.

Bị phù chân khi mang thai tuần 37, khi nào mẹ cần báo cho bác sĩ? Mẹ cần báo cho bác sĩ biết ngay nếu có những dấu hiệu sau:

  • Bị đau đầu nghiêm trọng hoặc liên tục.
  • Thay đổi thị lực, chẳng hạn như nhìn một thành hai hoặc bị mờ mắt, nhìn thấy đốm hoặc nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng hay mất thị lực tạm thời.
  • Đau bụng trên dữ dội, buồn nôn và ói mửa.

Đây là những dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật.

2. Kiểm tra độ giãn nở của tử cung

Để chuẩn bị cho việc đón bé chào đời, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung từ độ giãn, mở cho tới vị trí của thai nhi. Ngoài ra, khoảng cách của em bé với xương chậu cũng được xem xét.

>> Xem thêm: 8 cách làm cổ tử cung mở nhanh để đẻ thường nhẹ tênh

3. Đốm máu

Khi thai nhi 37 tuần tuổi, cổ tử cung của bạn dễ bị kích thích. Do đó, một vài đốm máu trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai là bình thường, đặc biệt là sau khi quan hệ. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy nhiều máu, hãy đến bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu cho thấy có vấn đề ở nhau thai.

4. Đầy hơi

Do lượng hormone progesterone trong cơ thể gia tăng, bạn sẽ cảm thấy đầy hơi. Hãy thử giảm tình trạng khó chịu này bằng cách chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và uống nhiều nước.

5. Vết rạn da

Sự thay đổi của bà bầu ở thai 37 tuần tuổi có thể dễ dàng nhận thấy với một số vết sọc (rạn) mới trên bụng, hông, đùi, cánh tay. Nguyên nhân do làn da bị căng quá mức khi bạn đang tăng cân nhanh.

Ngoài ra, di truyền cũng là 1 trong những yếu tố được kể đến. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước và thoa dầu hoặc kem chống rạn da.

6. Khó ngủ

Phụ nữ mang thai 37 tuần thường khó ngủ

Rất nhiều phụ nữ mang thai khó ngủ trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai. Các hoạt động như yoga và thiền hoặc tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp ích cho bạn trong giai đoạn này.

7. Buồn nôn hoặc tiêu chảy

Sự phát triển của thai 37 tuần tuổi có thể chèn đường tiêu hóa của bạn. Từ đó, bạn dễ mệt mỏi, đồng thời cũng dễ cảm thấy buồn nôn hoặc tiêu chảy. Đây còn có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.

8. Các cơn co thắt Braxton Hicks

Các cơn co thắt cổ tử cung diễn ra thường xuyên hơn khi quá trình mang thai bước vào tuần thứ 37. Một số bác sĩ tin rằng những cơn co thắt lẻ tẻ này đang làm săn chắc cơ, hỗ trợ cho quá trình trẻ thoát khỏi cổ tử cung của bạn.

Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khó phân biệt với các dấu hiệu của chuyển dạ sớm.

Nếu mẹ thấy thai 37 tuần gò cứng bụng nhiều; theo các bác sĩ, mẹ mang thai 37 tuần gò cứng bụng nhiều như vậy cần kiểm tra xem cơn gò kéo dài trong bao nhiêu giây và bao lâu sau thì cơn gò này cứng lại.

Việc kiểm tra này nhằm phân biệt giữa những biểu hiện của chuyển dạ giả với dấu hiệu chuyển dạ thực sự. Mẹ có thể phân biệt cụ thể như sau:

Nếu cơn gò là trường hợp chuyển dạ giả:

  • Cơn đau không theo quy luật.
  • Cường độ đau giữ nguyên hoặc giảm dần.
  • Thường đau bụng dưới.
  • Khi nằm yên cơn đau sẽ giảm.

Nếu cơn gò là trường hợp chuyển dạ thật sự:

  • Cơn đau theo quy luật.
  • Cường độ đau ngày một tăng dần.
  • Thường đau khắp bụng.
  • Khi nằm yên cơn đau vẫn không giảm.

Hãy nắm chắc các triệu chứng và đừng cố tự chẩn đoán. Nếu em bé chưa đủ 38 tuần và mẹ thấy có 4 cơn co thắt trong vòng một giờ; hoặc bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ sớm nào, hãy lập tức gọi điện cho bác sĩ hoặc tới khám tại các cơ sở y tế.

>> Mẹ xem thêm Mang thai tháng cuối bụng căng cứng do đâu?

Lời khuyên của bác sĩ để thai 37 tuần phát triển tốt

Lời khuyên của bác sĩ để thai 37 tuần phát triển tốt

1. Chế độ ăn uống: Mẹ mang thai 37 tuần nên ăn gì?

Để tránh việc bị ợ hơi (do sự gia tăng hormones progesterone). Mẹ hãy ăn một cách chậm rãi. Khi mẹ hoàn tất bữa trưa trong vòng 5 phút; mẹ không chỉ nuốt thức ăn. Mẹ cũng nuốt rất nhiều không khí; sau đó sẽ lắng xuống dạ dày dưới dạng bong bóng khí.

Ngoài ra, mẹ hãy cố gắng ăn nhiều trái cây và rau quả nhiều màu sắc. Vì chúng chứa chất phytochemical – một chất dinh dưỡng quan trọng để chuẩn bị quá trình sinh con. Mẹ cũng sẽ muốn bao gồm hoặc tiếp tục bổ sung omega-3 và choline (một chất hữu cơ quan trọng) trong giai đoạn này.

>> Mẹ xem thêm Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh thường và không rạch tầng sinh môn?

2. Chế độ vận động: Những bài tập mẹ

Mẹ mang thai 37 tuần nên lựa chọn các bài tập thể dục giúp sinh con thuận lợi. Một trong số đó là tập yoga, MarryBaby gợi ý mẹ cách tập như sau:

  • Tập hít thở sâu bằng bụng giúp ích cho lúc rặn sinh.
  • Cách tập: hít vào thật sâu 4 giây (đặt tay trước bụng, thấy tay di chuyển ra trước là đúng), thở ra thật chậm 4 giây (tương tự, thấy tay di chuyển vào trong).
  • Một số động tác giúp ích cho cơ sàn chậu: bò mèo (ngồi, quỳ), cây cầu, em bé vui đùa…

3. Lịch khám thai: Thai 37 tuần cần khám những gì?

Trong giai đoạn này, mẹ sẽ được thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như:

  • Xét nghiệm dung tích hồng cầu: Nhằm xác định xem mẹ có bị thiếu máu hay trong máu có thiếu tiểu cầu, hemoglobin hay không. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp bác sĩ chuẩn bị trước nhóm máu phù hợp để cung cấp kịp thời nếu trong quá trình sinh nở mẹ gặp phải tình trạng mất máu.
  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: để xác định lượng đường trong máu có đang trong ở mức cho phép hay không.
  • Xét nghiệm kháng thể Rh (nếu trước đó chưa làm): được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm đường huyết nhằm xác định cơ thể mẹ mang kháng thể Rh nào; điều này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng nếu không may máu của bé lẫn vào máu của mẹ và gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
  • Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu, HIV: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dịch ở cổ tử cung hoặc xét nghiệm máu để cho kết quả chính xác nhất.
  • Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B: Nếu xét nghiệm dương tính với vi khuẩn, bác sĩ sẽ cho mẹ dùng kháng sinh để tránh việc em bé bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, từ đó sẽ phòng tránh được những bệnh lý như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, thậm chí là tử vong, v.v.

4. Cách chăm sóc bản thân cho mẹ: Massage tầng sinh môn

Việc massage tầng sinh môn (vùng da giữa âm đạo và trực tràng) có thể giúp kéo giãn nhẹ nhàng vùng đáy chậu, từ đó có thể tránh được tình trạng rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh bé.

Trước tiên, hãy đảm bảo tay của bạn (hoặc tay người massage) sạch sẽ và móng được cắt ngắn. Tiếp theo, bôi trơn ngón tay trỏ và ngón tay cái bằng dầu ô liu – không được dùng dầu khoáng hay vaseline – và đặt chúng vào bên trong âm đạo của mẹ bầu, sâu khoảng 5-6 cm. Trượt ngón tay từ từ về phía hậu môn. Mở hai ngón tay thành hình chữ V để kéo căng đáy chậu (khi nào thấy ngứa ran nhẹ thì ngưng).

Điều này giúp kéo căng da, giống như cách mà đầu bé chui ra khỏi âm đạo. Bạn có thể massage tầng sinh môn hàng ngày cho đến khi đến lúc sinh con.

5. Cách sử dụng hiệu quả thời gian sắp sinh

Với nhiều phụ nữ, những tuần tiếp theo trong quá trình mang thai dường như là một trò chơi chờ đợi.

  • Chuẩn bị phòng cho bé: Sử dụng khoảng thời gian này chuẩn bị phòng cho bé hoặc để mắt đến những việc cần thiết mà mẹ có thể sẽ không làm được ngay sau khi sinh.
  • Thư giãn: Mẹ hãy ngủ, đọc sách và dành thời gian riêng với bố khi có thể.
  • Bắt đầu đọc sách về chăm sóc trẻ. Nếu chưa bắt đầu, bây giờ là lúc lý tưởng để mẹ chuyển từ đọc về việc mang thai qua tìm hiểu về chăm sóc trẻ sơ sinh. Mẹ sẽ không có nhiều thời gian để đọc một khi bé chào đời nên hãy học hỏi tất cả những gì có thể về những tuần đầu tiên của con.

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 37 tuần

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 37 tuần

Thai 37 tuần mổ được chưa?

Ở tuần 37, em bé đã sẵn sàng để “chui’ ra bất cứ lúc nào.

Không hề hiếm gặp trong thực tế các trường hợp phụ nữ mang thai sinh con ở tuần 37 vì lý do sức khỏe hoặc tình trạng bất khả kháng, cũng có những mẹ bầu chọn sinh mổ ở tuần 37 vì các lý do khác.

Thế nhưng việc sinh con ở tuần 37 vẫn được gọi là sinh sớm, em bé vẫn còn có thể phát triển não và phổi để hoàn thiện toàn bộ. Các chuyên gia và bác sĩ cũng khuyến cáo nên sinh sớm ở tuần 38 hoặc tuần 39 là tốt nhất trừ những trường hợp bất khả kháng.

>> Mẹ lưu ý thêm về Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn vì dễ gây sảy thai, sinh non

Thai 37 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Chỉ số nước ối tuần 37 của mẹ là 65mm là ở giới hạn bình thường (bình thường 6 – 8cm). Tuy nhiên mẹ cần theo dõi thai kỳ thường xuyên nhằm phát hiện sớm những nguy cơ có thể xảy ra cho mẹ và bé.

Thai 37 tuần độ trưởng thành 3 là gì?

Theo các chuyên gia y tế, vôi hóa bánh nhau cấp độ 3 từ tuần 37 trở đi được coi là bình thường; bởi vì lúc này em bé đã phát triển khá hoàn thiện như lúc bé chào đời, có thể ra khỏi bụng mẹ và có khả năng thích nghi với cuộc sống bên ngoài. Vậy nên mẹ không cần phải lo lắng khi thai 37 tuần canxi hóa độ 3.

Thai 37 tuần bị dây rốn quấn cổ 1 vòng: mẹ phải làm sao?

Ở 3 tháng cuối, khi thai nhi quay đầu xuống dưới; dây rốn mềm trơn cũng dễ bị quấn vào thai nhi. Nếu dây rốn quấn vào thân thai nhi thì có thể tự tháo được, còn khi bị quấn vào cổ là một khe hẹp giữa đầu và vai nên dây rau không thể tự tháo được mà ngày càng bị quấn chặt hơn.

Mẹ vận động, lao động quá sức là nguyên nhân chính của hiện tượng dây rốn quấn cổ. Điều này đã được khoa học chứng minh, khi mẹ làm việc quá sức, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn khiến dây rốn rất dễ cuộn quanh người và quấn vào cổ con. Bởi vậy, mẹ bầu hãy chú ý trong thai kỳ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh quá sức. Khi mệt mỏi hãy dành thời gian nghỉ ngơi và nhờ mọi người trong gia đình giúp đỡ những việc lặt vặt.

>> Mẹ xem thêm Thai 37 tuần canxi hóa độ 3 có nguy hiểm không?

[inline_article id=2471]