Sự phát triển của thai nhi 20 tuần
1. Thai 20 tuần nặng bao nhiêu?
Mẹ thắc mắc thai 20 tuần phát triển như thế nào và thai 20 tuần nặng bao nhiêu? Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), ở tuần 20; bé bây giờ đã nặng khoảng 0,28kg và dài khoảng 16,5cm; gần tương đương với một trái xoài.
Ngoài cân nặng và chiều dài, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 20 tuần khác như:
- Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 40 – 52mm, trung bình là 46mm.
- Chiều dài xương đùi của thai (FL): 30 – 36mm, trung bình là 31mm.
- Chu vi bụng của bé (AC): 139 – 179mm, trung bình là 159mm.
- Chu vi đầu của thai nhi (HC): 167 – 187mm, trung bình là 177mm.
- Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): 257g – 387g, trung bình là 331g.
Vậy mẹ đã biết thai 20 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn; và những chỉ số thai nhi 20 tuần rồi đó. Mẹ đọc tiếp để biết thai nhi 20 tuần tuổi phát triển như thế nào nhé!
2. Thai 20 tuần phát triển như thế nào?
Thai 20 tuần: Mẹ bắt đầu cảm thấy những chuyển động của con
Nhiều mẹ thắc mắc thai nhi 20 tuần tuổi đạp như thế nào? Em bé 20 tuần của mẹ đã phát triển rất nhiều; nhưng bé vẫn có đủ không gian để thực hiện các động tác lộn nhào và nhảy trong bụng mẹ. Chân bé đã gần như duỗi thẳng nên từ nay bé sẽ được đo từ đầu đến chân.
Mẹ sẽ sớm cảm thấy như bé đang tập võ khi những chuyển động nhẹ ban đầu biến thành những lần đạp và huých mạnh mẽ. Lông mày và mi mắt đã bắt đầu xuất hiện.
Em bé của mẹ bây giờ thực tế đã phát triển tương đối đầy đủ. Trong những tuần tới, bé chủ yếu sẽ tiếp tục phát triển và tăng cân. Vậy mẹ đã biết thai nhi 20 tuần tuổi đạp như thế nào rồi đúng không? Giới tính của con cũng là một trong những thông tin nhiều mẹ tò mò, mẹ đọc tiếp thông tin ở phần tiếp theo đây nhé!
Thai 20 tuần: Mẹ đã biết được giới tính của con chưa?
Thai nhi 20 tuần, mẹ tò mò muốn biết là trai hay gái? Mặc dù bộ phận sinh dục bên ngoài ở cả thai nhi nam và nữ vẫn đang hình thành; nhưng mẹ sẽ có thể tìm ra giới tính của con mình thông qua siêu âm ở tuần thứ 18 đến 22.
- Nếu mẹ đang mang thai một bé gái, tử cung của bé đã được hình thành hoàn chỉnh trong tuần này và ống âm đạo đang bắt đầu phát triển. Con gái nhỏ của mẹ hiện cũng có những quả trứng trong các buồng trứng nhỏ bé; khoảng 7 triệu quả. Đến khi sinh; con số đó sẽ giảm xuống còn 1 hoặc 2 triệu trứng.
- Nếu thai nhi của mẹ là con trai, mẹ sẽ thấy được hình ảnh dương vật, tinh hoàn sẽ sớm bắt đầu tụt xuống. Hiện chúng vẫn nằm trong bụng chờ bìu phát triển hoàn thiện để đi về đúng chỗ sau vài tuần nữa.
Mẹ có thể xem hình ảnh siêu am thai nhi 20 tuần tuổi:
Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 5
Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 5 sẽ không cố định. Vì trong thời kỳ mang thai, em bé đang phát triển sẽ di chuyển qua một số vị trí khác nhau.
Khi chuyển dạ đến gần, bé sẽ cần vào một số vị trí an toàn hơn những vị trí khác. Theo các chuyên gia, để mẹ có thể sinh thường thuận lợi, thai nhi nằm ở vị trí đầu quay xuống, mặt quay sang bên và hướng về phía lưng của mẹ, lưng bé quay về phía bụng mẹ.
3. Thai nhi 20 tuần tuổi biết làm gì?
Nếu thắc mắc thai nhi 20 tuần tuổi phát triển như thế nào và thai nhi 20 tuần tuổi biết làm gì thì mẹ đọc ngay nhé.
- Con có thể chuyển động nhẹ nhàng, biết đạp và huých. Lúc này, do túi thai vẫn rộng rãi nên thai nhi sẽ vặn mình và nhào lộn nhiều hơn. Đôi khi mẹ sẽ cảm nhận được sự chuyển động nhẹ nhàng trong bụng.
- Con của mẹ cũng có thể đang mút ngón tay cái của mình; điều này phát triển phản xạ mút của chúng, mà chúng sẽ cần bú khi được sinh ra.
4. Thai 20 tuần là mấy tháng?
Thai 20 tuần là mấy tháng? Nếu thai được 20 tuần thì mẹ đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Chỉ còn 4 tháng nữa thôi là mẹ có thể gặp bé yêu rồi. Vậy mẹ đã biết thai 20 tuần là mấy tháng rồi đó! Tiếp đến, mẹ cùng xem về sự thay đổi và phát triển trong cơ thể của mình nha.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 20 tuần tuổi
Mẹ sẽ cảm thấy khá thoải mái vì vẫn chưa quá nặng nề và hầu hết những khó chịu ở giai đoạn đầu của thai kỳ đã qua. Hãy tranh thủ thư giãn và tận hưởng trước khi giai đoạn cuối của thai kỳ đến gần, mẹ nhé!
1. Mẹ mang thai 20 tuần có thể bị mụn
Thỉnh thoảng mẹ vẫn gặp vài sự cố nho nhỏ, chẳng hạn những thức ăn nhiều dầu có thể gây ra mụn. Hãy thường xuyên rửa mặt kỹ với sữa rửa mặt mỗi ngày. Đảm bảo những loại kem dưỡng ẩm hoặc trang điểm mẹ đang sử dụng không chứa dầu.
Đặc biệt, không dùng bất kỳ thuốc trị mụn dạng uống nào vì một số loại rất nguy hiểm cho thai kỳ. Mẹ cũng không nên bôi thuốc trị mụn ngoài da mà không có ý kiến bác sĩ.
2. Bị giãn tĩnh mạch
Thai 20 tuần mẹ cũng dễ bị chứng giãn tĩnh mạch. Sự phát triển của thai nhi càng tăng tốc, càng có sự gia tăng áp lực lên các mạch máu ở chân mẹ, đồng thời mức progesterone cao càng làm tình trạng xấu đi. Mẹ có nhiều khả năng bị giãn tĩnh mạch nếu tình trạng này đã từng xảy ra với các thành viên khác trong gia đình. Đồng thời, tình trạng có thể tệ hơn trong những lần mang thai tiếp theo và khi mẹ đã có tuổi.
Để giúp tránh hoặc giảm chứng giảm tĩnh mạch, nên tập thể dục mỗi ngày, kê cao chân và bàn chân những lúc có thể, nằm ngủ nghiêng bên trái và đeo tất dài dành cho thai phụ.
3. Tóc và móng phát triển
Mẹ cũng có thể nhận thấy rằng móng tay của mẹ khỏe hơn và tóc mọc nhanh hơn bình thường, đồng thời có cảm giác dày hơn. Các hormone thai kỳ đã kích thích sự gia tăng tuần hoàn, bổ sung dinh dưỡng cho các tế bào tóc và móng. Song mẹ cần biết dù móng tay dài ra nhưng rất dễ gãy; và sau khi mẹ sinh con thì lại rụng tóc rất nhiều.
Lời khuyên của bác sĩ để thai 20 tuần phát triển tốt
1. Chế độ ăn uống: thâi 20 tuần nên ăn gì?
Bổ sung sắt
Vào tuần thứ 20 của thai kỳ, nguồn cung cấp sắt dự trữ của mẹ sắp cạn kiệt. Và em bé của mẹ cần sắt để phát triển các tế bào hồng cầu mới. Điều này khiến mẹ có nguy cơ bị thiếu máu hoặc lượng sắt thấp.
Mẹ có thể bổ sung thực phẩm giàu sắt (như gan, rau muống, rau chân vịt, thịt bò, trứng…) hoặc dùng viên uống bổ sung. Đồng thời nên kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, kiwi, ớt chuông, ổi…) để việc hấp thu sắt dễ dàng hơn.
Nguồn sắt tốt từ thực phẩm bao gồm:
- Thịt nạc đỏ.
- Thịt heo.
- Đậu khô.
- Rau bina.
- Trái cây sấy.
- Mầm lúa mì.
- Cháo bột yến mạch.
- Các loại ngũ cốc được bổ sung sắt.
Bổ sung các loại hạt
Thưởng thức các loại hạt (óc chó, macca, hạnh nhân, hạt dẻ cười…) khi mang thai sẽ làm giảm nguy cơ dị ứng của con mẹ sau khi chào đời.
Các loại hạt chứa đầy vitamin E, protein và các khoáng chất quan trọng như đồng, mangan, magiê, selen, kẽm, kali và canxi (như hạt óc chó). Mặc dù chúng có nhiều chất béo, nhưng nó chủ yếu là loại tốt cho sức khỏe của mẹ – đặc biệt là AHA tăng cường trí não cho thai nhi. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung hạt làm món ăn vặt.
>> Mẹ có thể tham khảo: Mẹ bầu mang thai 20 tuần nên ăn gì để thai nhi phát triển toàn diện?
2. Mẹ mang thai 20 tuần vận động, tập thể dục như thế nào?
Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng giữa rất cần thiết cho thai kỳ. Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, cơ thể người mẹ bắt đầu có những thay đổi khiến cơ thể mệt mỏi, ốm nghén. Lúc này, tăng cường sức khỏe cho cơ thể mẹ bầu là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Trong các bài tập thể dục khi mang thai 3 tháng giữa, yoga là một loại hình hoàn hảo dành cho mẹ. Đây là loại hình luyện tập nhẹ nhàng và sẽ giúp mẹ kéo giãn cơ; giảm những cơn đau khi mang thai như đau lưng dưới và giảm huyết áp. Học cách hít thở với những chuyển động của cơ thể là một phần thiết yếu của yoga.
>> Mẹ tham khảo thêm Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng giữa: An toàn cho mẹ và bé
3. Lịch khám thai: Thai 20 tuần cần làm xét nghiệm gì?
Xét nghiệm thai 20 tuần nhằm chẩn đoán dị tật thai nhi trước khi sinh. Ở thời điểm thai được 20 tuần tuổi, thai nhi phát triển hoàn thiện và đủ điều kiện để thực hiện các xét nghiệm xác định cân nặng, mức độ phát triển và kiểm tra sự xuất hiện các dị tật ở thai nhi.
Xét nghiệm thai mốc thời gian này xác định được tốc độ phát triển, tình trạng sức khỏe, cân nặng của thai nhi. Giúp thai phụ theo dõi được quá trình phát triển của bào thai, từ đó có những phương pháp chăm sóc để bào thai phát triển tốt nhất. Trong trường hợp phát hiện những dị tật thai nhi, các bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời.
Thai 20 tuần cần làm xét nghiệm gì? Bao gồm các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: giúp phát hiện các bệnh di truyền hoặc các bệnh lý có đường lây truyền từ mẹ sang con hoặc kiểm tra người mẹ có mắc các loại virus gây sảy thai hay không.
- Xét nghiệm máu: giúp chẩn đoán các rối loạn phẩm sinh của thai nhi; để từ đó có các biện pháp can thiệp tốt nhất.
- Xét nghiệm nước tiểu: Nếu phát hiện thừa glucose có thể mẹ bầu mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ. Còn nếu phát hiện thừa đạm thì thai phụ có nguy cơ tiền sản giật mạnh.
>> Mẹ có thể tham khảo: Siêu âm thai 20 tuần có quan trọng và đáp án dành cho mẹ
4. Chăm sóc bản thân cho mẹ bầu 20 tuần
Chọn sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu
Hãy tìm các từ “không gây mụn”, “không mùi” và “không chứa dầu” khi mua các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da. Chúng sẽ ít có khả năng tăng thêm dầu thừa và làm tắc nghẽn lỗ chân lông của mẹ. Nếu da mẹ khô, tốt nhất mẹ nên chọn các sản phẩm có tính dưỡng ẩm.
Chuẩn bị quà cho con
Tạo danh sách quà cho bé: Ngay cả khi mẹ không thích ý tưởng yêu cầu những món quà đặc biệt cho bé, gia đình và bạn bè sẽ sớm hỏi mẹ cần hoặc muốn những gì. Nếu chuẩn bị một danh sách quà tặng, mẹ sẽ biết chính xác món gì để nói với mọi người. Hai lỗi thông thường cần tránh khi tạo danh sách quà tặng:
- Quà quần áo. Mẹ không cần lo lắng nhiều hay đưa quần áo vào danh sách quà tặng vì đây là món quà phổ biến nhất, mọi người thường rất thích mua quần áo trẻ em, và họ thường chọn những thứ trông thật xinh xắn.
- Ngại những món đồ lớn hoặc đắt tiền? Đừng lo là mẹ có vẻ tham lam khi đề cập đến những món quà giá trị trong danh sách quà tặng. Những vị khách thích cùng nhau đến thăm trẻ con, và góp chung những món quà giá trị, cứ để họ tự làm theo ý mình.
Mách nhỏ từ mẹ có kinh nghiệm
“Mua đồ cũ có thể giúp mẹ tiết kiệm đáng kể cho đồ dùng trẻ con, đồ nội thất cho bé và đồ chơi một vài tháng trước khi bé chào đời. Ngoài ra, nếu người thân trong gia đình hoặc bạn bè đã từng có con nhỏ, hãy ngỏ ý mua lại những đồ dùng cũ. Nhiều món đồ cũ trông vẫn mới tinh đấy!”.
Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 20 tuần
1. Thai 20 tuần máy ít có sao không?
Để biết thai 20 tuần máy ít có sao không? Đầu tiên, mẹ cần hiểu thai máu là gì? Và làm thế nào để nhận biết thai máy yếu?
Mẹ không cần phải quá lo lắng khi thai 20 tuần máy ít. Theo các bác sĩ sản khoa, việc đếm cử động thai sẽ bắt đầu từ lúc thai 26 tuần tuổi. Do đó, khi thai 20 tuần, đếm cử động thai là không cần thiết.
>> Mẹ có thể tham khảo: Có phải thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều là khỏe mạnh?
2. Mang thai tháng thứ 5 bị đau bụng dưới có sao không?
Trong thai kỳ của bất cứ người phụ nữ nào cũng sẽ xuất hiện những cơn đau bụng dưới quanh rốn với nhiều mức độ đau khác nhau. Nguyên nhân của tình trạng này rất đa dạng, có thể chỉ là hiện tượng sinh lý khi mang thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Để chắc chắn nhất, mẹ hãy đi kiểm tra bác sĩ để biết mang thai tháng thứ 5 bị đau bụng dưới có sao không nhé!
3. Mẹ nên siêu âm tuần 20 hay 22?
Mỗi tuần siêu âm đều có thể cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích khác nhau. Tùy từng mục tiêu mà mẹ có thể siêu âm tuần 20 hay 22 đều được:
- Khi siêu âm thai tuần 20, ,mẹ có thể hiểu rõ hơn về em bé đã phát triển như thế nào. Tại thời điểm này trong thai kỳ, mặc dù các cơ quan của thai nhi vẫn chưa trưởng thành, tất cả cơ quan đều trong giai đoạn hình thành, bao gồm dòng chảy của tim – tĩnh mạch chủ, động mạch chủ và động mạch phổi.
- Siêu âm thai 22 tuần sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về sự phát triển hình thái của thai nhi, chẩn đoán tình trạng thai và phát hiện các dị tật (nếu có). Sở dĩ mốc siêu âm ở tuần thai thứ 22 là đặc biệt quan trọng vì nếu thai nhi có bất thường gì nguy hiểm, bác sĩ sẽ báo cho mẹ biết để đưa ra quyết định kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được câu hỏi mẹ nên siêu âm tuần 20 hay 22 cho các thai phụ!
4. Truyện thai giáo tháng thứ 5
Ngay từ tháng thứ 5 của thai kỳ, các cơ quan thính lực của thai nhi đã phát triển và có phản ứng với tiếng từ môi trường xung quanh. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ bầu bắt đầu áp dụng phương pháp cho thai nghe truyện thai giáo để trẻ phát triển trí tuệ ngay từ trong bụng mẹ.
>> Mẹ tham khảo thêm Những câu chuyện cổ tích cho thai nhi giúp con thông minh, sáng dạ
Hy vọng qua bài viết, mẹ đã biết thai 20 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn; hiểu thai nhi 20 tuần tuổi phát triển như thế nào và biết cách chăm sóc bản thân trong giai đoạn này.