Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thai nhi đạp nhiều có sao không? Khi nào mẹ nên lo lắng?

Mỗi cú đạp của thai nhi không chỉ giúp mẹ bầu cảm nhận rõ sự hiện diện của con mà còn thể hiện tình trạng sức khỏe của bé. Tuy nhiên, có lúc thai nhi lại đạp nhiều, có khi thai máy ít khiến các mẹ hoang mang, lo lắng.

Việc bé đạp nhiều hay ít có thể do nhiều yếu tố tác động, từ tư thế nằm, thời điểm trong ngày đến các phản ứng sinh lý của bé. Vậy thai nhi đạp nhiều có sao không? Cùng tìm hiểu chi tiết để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Thai nhi biết đạp từ khi nào?

Đa số mẹ bầu có thể bắt đầu cảm nhận được thai nhi cử động từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, các mẹ có thể sẽ cảm nhận thai nhi đạp trễ hơn, khoảng sau tuần thứ 20.

Các chuyển động ban đầu của thai nhi có thể rất nhẹ, giống như một vòng xoáy hoặc cảm giác rung nhẹ trong bụng. Khi thai kỳ tiến triển, mẹ sẽ dần cảm nhận được những cú đá rõ ràng hơn và các chuyển động giật cục.

Nếu sau 24 tuần mà mẹ bầu vẫn chưa cảm nhận được thai nhi cử động, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ thai và hướng dẫn theo dõi cử động thai.

2. Thai nhi đạp nhiều có sao không?

Thai nhi đạp nhiều có sao không?
Thai nhi đạp nhiều có sao không?

Thai nhi đạp nhiều là dấu hiệu cho thấy bé đang có tình trạng sức khoẻ tốt. Trong tam cá nguyệt thứ hai đến đầu tam cá nguyệt thứ ba, em bé còn nhỏ, do đó mà không gian trong tử cung còn rộng rãi. Lúc này, thai nhi có thể cử động thường xuyên với các hoạt động như nhào lộn, thay đổi tư thế hay nấc cụt. Có lẽ cũng vì thế mà nhiều mẹ bầu cảm thấy thai nhi đạp nhiều.

Trên thực tế, mỗi bé sẽ có nhịp độ cử động và thói quen hoạt động riêng. Không có tiêu chuẩn cụ thể về số lượng chuyển động cố định của thai nhi mỗi ngày. Vì vậy mẹ không nên so sánh chuyển động của bé với bất kỳ ai khác. Quan trọng nhất là mẹ theo dõi mô hình chuyển động thường ngày của bé để nhận biết những thay đổi bất thường kịp thời.

Mặc dù thai nhi đạplà bình thường, nhưng nếu bé đột ngột tăng chuyển động thì mẹ cần cẩn thận. Nếu nghi ngờ có điều bất ổn, mẹ nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác.

3. Những thời điểm dễ theo dõi cử động thai

Tần suất cử động của mỗi bé có thể khác nhau. Phần lớn thời gian trong ngày thai nhi sẽ ngủ. Tuy nhiên, có một số thời điểm nhất định mẹ sẽ dễ cảm nhận được thai nhi đạp nhiều hơn, bao gồm:

  • Sau khi mẹ ăn xong: Năng lượng từ thức ăn có thể giúp mẹ và bé cùng hoạt động nhiều hơn. Một số mẹ bầu cảm thấy thai máy nhiều hơn sau khi ăn no, ăn đồ ngọt hoặc đồ uống lạnh.
  • Khi mẹ nghỉ ngơi vào buổi tối: Ban ngày, mẹ bận rộn với công việc nên có thể không chú ý đến chuyển động của bé. Khi thư giãn vào buổi tối, mẹ bầu có thể cảm nhận những cú đạp nhiều và rõ ràng hơn.
  • Khi mẹ đang hồi hộp hoặc căng thẳng: Hormone tiết ra khi mẹ hồi hộp, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bé hoạt động nhiều hơn.
  • Khi mẹ ở nơi có ánh sáng mạnh hoặc âm thanh lớn: Từ khoảng 15 tuần tuổi, bé đã có thể cảm nhận ánh sáng và âm thanh. Những âm thanh đột ngột hoặc ánh sáng chói có thể làm bé giật mình và phản ứng bằng cách đạp nhiều hơn.
  • Khi mẹ nằm nghiêng bên trái: Tư thế này giúp tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp nhiều oxy và dưỡng chất cho thai nhi, có thể khiến bé hoạt động tích cực hơn.

[key-takeaways title=””]

Thực chất, em bé trong bụng mẹ không có thời gian sinh hoạt cố định. Do đó, một số mẹ có thể cảm thấy thai máy nhiều vào ban ngày, nhưng số khác lại thấy thai nhi đạp nhiều vào ban đêm. Nhiều mẹ cũng cho biết có khi con hoạt động nhiều vào buổi tối, nhưng hôm khác lại là buổi sáng hoặc buổi trưa – không theo một quy luật nào cả.

[/key-takeaways]

Nhìn chung, mẹ chỉ cần chú ý những thời điểm thai nhi đạp nhiều để theo dõi thai máy hiệu quả, từ đó hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bé là được nhé.

4. Lời khuyên của bác sĩ về việc thai nhi đạp nhiều

4.1. Khi nào thai nhi đạp nhiều là đáng lo?

Thai nhi đạp nhiều đột ngột có thể là dấu hiệu bất thường.
Thai nhi đạp nhiều đột ngột có thể là dấu hiệu bất thường.

Như đã đề cập, thông thường, thai nhi đạp nhiều là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, có một số trường hợp thai nhi đạp nhiều là bất thường mà mẹ bầu cần chú ý để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Đó là khi thai nhi đột ngột chuyển động mạnh mẽ bất thường vào cuối thai kỳ.

Sự gia tăng đột ngột các chuyển động của thai nhi cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thai nhi đang trải qua stress cấp tính, chẳng hạn như trong trường hợp biến chứng sa dây rốn hoặc nhau bong non. Đây chỉ là phản ứng giai đoạn sớm, sau đó sẽ nhanh chóng đi vào suy thai với giảm hay mất hoàn toàn các cử động thai để ưu tiên oxy cho các cơ quan trọng yếu. Nếu có sự thay đổi đột ngột về tần suất, tốc độ và kiểu cử động, mẹ bầu cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, nếu thai nhi đạp quá ít thì cũng có thể cảnh báo nhiều vấn đề như tiền sản giật, tăng huyết áp khi mang thai. Sự suy giảm chuyển động rõ rệt cho đến khi ngừng chuyển động xảy ra trước khi thai nhi chết trong tử cung – mặc dù nhịp tim của thai nhi vẫn có thể nghe được – trong ít nhất 12 giờ.

4.2. Cách theo dõi cử động của thai nhi hữu ích cho mẹ bầu

Việc theo dõi cử động thai nhi giúp mẹ bầu nhận biết thai nhi đạp nhiều hay đạp ít, từ đó hiểu hơn tình trạng sức khỏe của bé. Cách truyền thống là đếm số cử động thai trong một khoảng thời gian nhất định.

Cách đếm cử động thai theo hướng dẫn của Bệnh viện Từ Dũ như sau:

  • Chọn một thời điểm nhất định trong ngày và sau bữa ăn.
  • Đi vệ sinh để làm trống bàng quang trước khi đếm cử động thai.
  • Đặt tay lên bụng để cảm nhận và đếm số cử động của thai nhi trong vòng 1 giờ.
  • Nếu có ít nhất 4 cử động trong 1 giờ, thai nhi được xem là khỏe mạnh.
  • Nếu có ít hơn 4 cử động, tiếp tục đếm thêm 1 giờ. Nếu trong 2 giờ có ít hơn 10 cử động nghĩa là giảm cử động thai, cần đến bệnh viện kiểm tra.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều chuyên gia không còn khuyến khích đếm số lần thai nhi đạp hoặc ghi lại trên biểu đồ nữa, vì không có tiêu chuẩn chung về số lượng chuyển động cố định cho mọi thai nhi.

Điều quan trọng là mẹ cần dành thời gian mỗi ngày để chú ý đến thói quen cử động của bé. Nếu bận rộn, mẹ có thể đặt lời nhắc để kiểm tra, tránh bỏ lỡ những tín hiệu quan trọng. Nếu cảm thấy thai nhi đạp nhiều đột ngột, hoặc thấy bé cử động ít hơn bình thường, hay có dấu hiệu bất thường, mẹ cần thăm khám bác sĩ ngay.

5. FAQs: Một số câu hỏi thường gặp

Thai nhi đạp nhiều là hoàn toàn bình thường.
Thai nhi đạp nhiều là hoàn toàn bình thường.

5.1. Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có sao không?

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại. Để hiểu rõ hơn, cần xem xét lý do vì sao bé cử động nhiều vào thời điểm này:

  • Chu kỳ ngủ của thai nhi ngắn (20-45 phút, đôi khi dài hơn), không đồng bộ với mẹ. Khi mẹ ngủ, bé có thể bước vào giai đoạn hoạt động nhiều hơn.
  • Thai nhi ngủ vào ban ngày vì bé cảm thấy các hoạt động cũng như tiếng ồn vào ban ngày rất dễ chịu.

Nếu bé chỉ đạp nhiều vào ban đêm nhưng không có dấu hiệu bất thường khác, đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy bé cử động quá mạnh hoặc có sự thay đổi đột ngột trong kiểu chuyển động, tốt nhất nên đi kiểm tra sớm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

5.2. Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?

Đa số mẹ bầu khi nằm ngửa sẽ cảm thấy thai nhi đạp ít hơn so với bình thường. Theo nghiên cứu của Đại học Auckland được đăng trên Tạp chí Sinh lý học, khi mẹ nằm ngửa, thai nhi có xu hướng ít hoạt động hơn. Ngoài ra, theo Bệnh viện Từ Dũ, vị trí bánh nhau nằm ở mặt trước tử cung, hoặc khi lưng của thai nhi đang quay ra trước bụng mẹ, mẹ bầu có thể cảm thấy thai nhi ít đạp khi nằm ngửa.

Tuy nhiên, một số mẹ lại thấy thai nhi đạp nhiều hơn khi nằm ngửa. Điều này có thể do:

  • Khi nằm ngửa, tử cung chèn ép các mạch máu lớn, nhất là tĩnh mạch chủ dưới, làm giảm lượng máu và oxy đến thai nhi. Bé phản ứng như một kiểu phản xạ với stress.
  • Nằm ngửa làm thu hẹp không gian trong bụng mẹ, khiến bé cảm thấy chật chội và khó chịu.
  • Bé phản ứng với kích thích từ môi trường như ánh sáng, âm thanh.
  • Mẹ hoặc bé đang đói, ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi.

Để tạo sự thoải mái cho cả mẹ và bé, các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên nằm nghiêng để giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm áp lực lên thai nhi.

Thai nhi đạp nhiều khi nằm ngửa khiến mẹ bầu hoang mang.
Thai nhi đạp nhiều khi nằm ngửa khiến mẹ bầu hoang mang.

5.3. Thai nhi đạp nhiều bên phải có sao không?

Nếu mẹ cảm thấy thai nhi đạp nhiều bên phải, khả năng cao bé đang nằm ngang trong bụng mẹ (ngôi vai, ngôi xiên). Trong tư thế này, đầu bé thường quay về bên trái bụng mẹ, trong khi tay và chân hướng về bên phải. Do đó, mẹ có thể cảm nhận được những cú đạp chủ yếu ở phía bụng phải, đồng thời cảm thấy áp lực từ đầu và lưng của bé đè lên phần bụng trái, đặc biệt khi bé cử động hoặc xoay tròn.

Thực tế, vị trí thai nhi đạp sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ, vì bé vẫn có thể xoay đầu cho đến khi gần chuyển dạ. Do đó, hiện tượng thai nhi đạp nhiều bên phải thường không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nếu đến gần ngày sinh mà bé vẫn giữ tư thế nằm ngang, đây có thể là tình trạng ngôi thai bất thường. Trong trường hợp này, mẹ sẽ không thể sinh thường mà cần sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Vì vậy, mẹ bầu nên theo dõi sát sao tư thế của thai nhi trong những tháng cuối. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi hợp lý cũng rất quan trọng để tránh nguy cơ vỡ ối non, giúp bé chào đời an toàn.

5.4. Thai nhi đạp nhiều bên trái có sao không?

Tương tự với trường hợp thai đạp nhiều bên phải thì thai nhi đạp nhiều bên trái có thể do bé đang nằm ngang – với phần đầu quay về bên phải, tay chân hướng trái, nên mẹ cảm nhận được nhiều cử động thai bên trái.

Đây là hiện tượng bình thường vì vị trí thai nhi có thể thay đổi trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu đến gần ngày sinh mà bé vẫn nằm ngang, đây là ngôi thai bất thường, mẹ sẽ cần sinh mổ.

Thai nhi đạp nhiều bên trái do bé nằm ngang, tay chân hướng trái.
Thai nhi đạp liên tục bên trái có thể do bé nằm ngang, tay chân hướng trái.

5.5. Tại sao thai nhi đói đạp nhiều?

Thai nhi có thể đạp nhiều hơn khi mẹ đói do lượng đường trong máu giảm, khiến bé phản ứng lại như một kiểu đáp ứng với kích thích. Nếu thai nhi đạp mạnh hơn bình thường khi đói, mẹ nên ăn nhẹ để duy trì năng lượng cho cả hai.

5.6. Thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít có sao không?

Thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít là bình thường, có thể do bé có chu kỳ ngủ – thức riêng, hoặc do mẹ có thể không cảm nhận được hết các cử động khác như quơ tay, vặn mình của bé. Có trường hợp mẹ đang thức thì bé lại ngủ nên không đếm được chính xác số lần thai nhi đạp.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy thai nhi ít cử động hơn hẳn so với thói quen thường ngày, hoặc đột ngột chuyển động nhiều bất thường, hoặc không cảm thấy thai nhi chuyển động 10 lần trong vòng 2 giờ, mẹ nên đến cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra kịp thời.

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được thai nhi đạp nhiều có sao không. Chuyển động của thai nhi là một phần bình thường của quá trình mang thai, giúp mẹ theo dõi sự phát triển của con.

Hầu hết trường hợp thai nhi đạp nhiều không phải là dấu hiệu đáng lo ngại mà còn cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cảm thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào trong cử động thai, mẹ nên theo dõi sát sao và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới: Nhất cử nhất động đều cần lưu tâm

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới là vấn đề gì? Mang thai lần đầu cộng thêm tâm lý hồi hồi chờ đón những cử động đầu tiên của bé đôi khi khiến mẹ đứng ngồi không yên và so sánh với bà bầu nhà người ta.

Thực ra thì mỗi bé cưng lại “tung chưởng” ở một thời điểm khác nhau. Cũng có thai nhi đạp nhiều và ngược lại có bé thỉnh thoảng mới tung tẩy. Từ từ mọi chuyện rồi đâu sẽ có đó mẹ nhen!

Thai nhi đạp nhiều, khi nào?

Từ tuần thứ 8 của thai kỳ, thai nhi đã có những chuyển động đầu tiên, thậm chí có bé đã nhào lộn tung thích thú. Chỉ có những phụ nữ thực sự nhạy cảm mới nhận thấy điều này còn lại hầy hết bầu vẫn chưa cảm nhận rõ nét.

thai nhi đạp nhiều bụng dưới 1
Từ tam cá nguyệt thứ 2 mẹ có thể cảm nhận rõ rệt những cú đạp của bé

Bước san tam cá nguyệt thứ hai, tháng thứ 5, bé hoạt động nhiều hơn trong tử cung. Lúc này “cục vàng” của cha mẹ cũng đã lớn hơn. Lực đạp vào bụng mẹ mạnh hơn nên có thể dễ dàng nhận thấy nhất là thời điểm buổi tuối.

Đến tháng thứ 6, em bé bắt đầu có phản ứng với âm thanh bên ngoài. Tiếng nói chuyện ồn ào, âm nhạc quá lớn… đều được thai nhi phản ứng bằng các cử động. Nhiều mẹ có cảm giác như bé đang nấc.

3 tháng cuối thai kỳ, chính là giai đoạn thai nhi đạp nhiều bụng dưới. Theo thống kê của các chuyên gia,. Nếu trẻ giảm cử động dưới mức hoặc ít hơn 4 lần/ 1 tiếng mẹ nên đi lại nhẹ, uống ít sữa rồi đếm lại nếu vẫn dưới 4 lần/ 1 tiếng hoắc 10 lần/4 tiếng  có thể do bé hấp thụ không đủ chất dinh dưỡng hoặc oxy. Mẹ cần thông báo điều này cho bác sĩ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau rốn khi mang thai: Bình thường hay bất thường?

Một số trường hợp bé ít đạp có thể là do muốn nghỉ ngơi khoảng thời gian nào đó, mẹ không cần phải lo. Bé cưng cũng dễ mệt, ngủ sâu từ 40-50 phút/lần sau đó sẽ tiếp tục chuyển động nhào lộn, nất cụt, mút tay,… Và rồi tiếp tục ngủ tiếp. Thai nhi đạp nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thể trạng.

Bước vào tháng thứ 9 khi thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung mẹ nên theo dõi cử động thai nhi sát sao hơn. Bạn có thể căn cứ vào những điều này và thông báo cho bác sĩ kịp thời  khi thấy những bất thường.

Hiện tượng thai nhi đạp nhiều bụng dưới

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới
Hiện tượng thai nhi đạp nhiều bụng dưới

Mẹ bầu ở tháng thứ 5 trở đi, lúc này bụng bầu đã nhô lên rõ rệt. Khi đó, cơn gò tử cung cũng xuất hiện và biểu hiện rõ rệt hơn dù chỉ thoáng qua với khoảng thời gian ngắn từ 10 đến 15 giây hoặc dài nhất kéo dài 1 phút mà mẹ có thể cảm nhận được.

Thông thường, các cử động của thai nhi như máy hay đạp mạnh về đêm bà bầu đều cảm nhận thấy rõ ràng hơn. Đối với thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, cơn gò sinh lý và dấu hiệu chuyển dạ giả cũng khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau nhẹ. Một vài trường hợp mẹ bầu có thể thấy hơi đau khi thai máy mạnh. Do đó, biểu hiện gò cứng bụng hoặc thai nhi đạp ngay cửa mình trong 3 tháng cuối thai kỳ hoàn toàn bình thường.

Khi thai 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu khó có thể cảm nhận được cơn đau ở cửa mình vì thai nhi còn nhỏ. Nhưng sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, khi tử cung to ra và chèn vào một số cơ quan trên cơ thể như bàng quang hay trực tràng khiến cho thai phụ xuất hiện cảm giác tức vùng cửa mình hoặc còn gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt.

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới, vẫn ổn!

Nếu bé cưng tích cực đạp bụng dưới, mẹ sẽ không cần quá lo lắng nếu điều đó lặp lại trong những trường hợp sau:

  • Mẹ ăn no: Đa phần thai nhi sẽ đạp nhiều hơn nếu dạ dày của mẹ được nạp quá nhiều thức ăn. Điều này là do bé đã được bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng hơn.
  • Môi trường bên ngoài quá ồn: Mẹ di chuyển ngoài đường, ngồi nói chuyện nơi công cộng, nghe nhạc quá lớn cũng khiến bé “khó chịu” hoặc muốn ra ngoài để hòa nhập với những âm thanh tươi vui đó.
  • Tư thế nằm của bà bầu: Khi mẹ nghiêng sang bên trái, thai nhi đạp nhiều bụng dưới hơn. Vì tư thế này làm tăng lượng máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Tư thế nằm tốt nhất với bà bầu là nghiêng về bên trái để ngăn ngừa tình trạng tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ làm giảm lượng máu về tim. Điều này giúp giảm hiện tượng phù tay, chân ở thai phụ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy mẹ biết chưa?

Theo dõi cử động của thai nhi, luôn cần thiết!

Là một bà bầu hiện đại biết đến việc theo dõi cử động của thai nhi là cần thiết. Kiến thức này cũng giúp mẹ “check” sức khỏe của bé. Một khi đã cảm nhận được cú đạp đầu tiên của bé mẹ nên thường xuyên chú ý để kịp thời thông báo cho bác sĩ những bất thường.

thai nhi đạp nhiều bụng dưới
Từ tuần thứ 20 của thai kỳ, âm thanh lớn như tiếng đồng hồ báo thức cũng khiến bé cưng “khó chịu”

Tam cá nguyệt thứ ba, các bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu nên dành chút thời gian mỗi ngày để ghi lại lịch trình chuyển động của bé. Bé đạp nhiều hay ít có thể thông báo nhiều vấn đề khác nhau vì thời điểm này mẹ có thể sinh non, chuyển dạ sớm hoặc phải mổ lấy thai.

Cách phổ biến nhất để đếm cử động của thai nhi:

  • Chọn một thời điểm nhất định trong ngày, khi em bé có xu hướng hoạt động nhiều, ngồi lặng lẽ hoặc nằm im để nghe rõ nhất những cú đạp của con.
  • Đếm tất cả các hoạt động của bé như đá, co rút…
  • Trong vòng 1 tiếng mà bạn không đếm được ít nhất  4 chuyển động của bé hoặc 10 lần/4 tiếng , hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nhịp tim thai nhi bao nhiêu là bình thường và những sự thật thú vị

Những dấu hiệu không nên xem thường

Phụ nữ có thể trạng gầy hoặc bình thường có thể cảm nhận thai máy sớm và thường xuyên hơn bà bầu thừa cân. Từ tuần thai thứ 30-38 tuần, cử động thai sẽ đạt đến đỉnh cao, trong một ngày đêm có thể hơn 130 lần.

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới có tốt không? Với suy nghĩ rằng bé càng chuyển động nhiều càng khỏe mạnh, nhiều mẹ cảm thấy cực kỳ lo lắng nếu không thấy bé di chuyển nhiều trong ngày. Do đó không nên quá lo lắng mà hãy theo hướng dẫn theo dõi tim thai ở trên.

[inline_article id=159550]

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới sẽ là bình thường nếu điều này diễn ra thường xuyên bắt đầu từ khi mẹ cảm nhận được thai máy. Ngược lại thì bầu cần đến bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu báo động sức khỏe thai nhi đang nguy cấp.