Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Dấu hiệu trẻ sắp biết bò và cách tập bò cho bé nhanh nhất

Bé tập bò là giai đoạn người lớn cần phải luôn để mắt đến trẻ. Vì lúc này, con đã có khả năng di chuyển khắp mọi nơi trong nhà mà bé muốn nên nếu người lớn lơ là con sẽ dễ bị té ngã hoặc bị các vật trong nhà gây chấn thương rất nguy hiểm.

Trong bài viết này, Marrybaby sẽ chỉ ra cho mẹ các dấu hiệu bé biết bò sớm, và những điều mẹ nên lưu ý khi con vào giai đoạn này.

1. Dấu hiệu bé chuẩn bị biết tập bò sớm

bé lật
Dấu hiệu bé sắp biết bò: chân huơ huơ, và con bắt đầu vung vẩy nhiều hơn

Một trong những dấu hiệu cho thấy bé sắp biết bò đó là khi trẻ sơ sinh có thể lăn từ tư thế bụng ra lưng và ngược lại. Một dấu hiệu khác của sự sẵn sàng muốn tập bò là khi con có thể tự đưa mình từ tư thế nằm nằm sấp lên tư thế ngồi.

Một số bé cũng đã có thể đứng dậy bằng tay kết hợp với đầu gối. Tuy nhiên, tư thế đứng của con sẽ chưa đủ vững vàng. Đây là dấu hiệu cho thấy con đã bắt đầu sắp đạt được một cột mốc tiếp theo.

Dưới đây là những dấu hiệu rõ ràng của trẻ sắp biết bò:

  • Con lăn và cuộn tròn cơ thể nhiều hơn.
  • Con chuyển từ tư thế bò sang tư thế ngồi.
  • Trẻ biết chống tay, kết hợp với đầu gối và muốn tiến về phía trước.
  • Con nằm sấp và dùng tay áp xuống sàn để kéo cơ thể về phía trước.
  • Con bắt đầu muốn bò với một chân, nhưng chưa thể kết hợp bằng hai chân luân phiên.

Đặc biệt hơn, một số bé hoàn toàn bỏ qua giai đoạn bò và con sẽ tiến thẳng đến giai đoạn đứng vững một mình; thậm chí là đi bộ với sự hỗ trợ của cha mẹ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh: Trườn, bò, cầm nắm, ngồi

2. Các tư thế khi bé tập bò

Có rất nhiều kiểu bò và mỗi bé sẽ tìm ra kiểu thích hợp nhất với bản thân. Dưới đây là một số tư thế bò đáng yêu, phổ biến nhất của bé:

  • Lăn: Trẻ lăn cả thân người về phía mà trẻ muốn.
  • Trườn kiểu mông: Trẻ sẽ ngồi và dùng tay đẩy mình phía trước.
  • Kiểu bò cổ điển: Bé sẽ bò trên sàn nhà bằng tay và đầu gối với phần bụng của bé nằm trên sàn.
  • Bỏ kiểu gấu: Đây là một biến thể của tư thế bò kiểu cổ điển. Bé sơ sinh giữ chân thằng và lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất.
  • Bò trườn kiểu quân nhân:Tư thế bò này còn được gọi là “bò biệt kích”. Trẻ ở trong tư thế nằm sấp, chân dang ra sau và dùng tay kéo hoặc đẩy người về phía trước. Tư thế này tương tự như tư thế trườn người ở trong quân đội.
  • Trườn cua: Trẻ sơ sinh đẩy mình về phía trước bằng tay không khi đầu gối vẫn được giữ cong. Lúc này nhìn bé giống như một con cua đang lướt trên cát nên được gọi là trườn cua.
  • Trườn sâu đo: Đây là tư thế biến thể của bò kiểu bằng bụng. Trẻ kéo người về phía trước bằng cả 2 tay, đồng thời nhổm người dậy sau đó tiếp đất bằng bụng. Với cách di chuyển này trẻ có thể giữ thăng bằng bằng 2 chân trong thời gian ngắn.

>> Cùng chủ đề bé tập bò: Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi mà cha mẹ nào cũng mong đợi

3. Chuẩn bị không gian cho bé tập bò

Chuẩn bị môi trường xung quanh cho bé tập bò là điều rất quan trọng để giúp bé sớm hoàn thành tốt giai đoạn phát triển này. Thế nên, cha mẹ có thể tạo điều kiện cho con bằng những cách sau đây:

  • Cha mẹ chọn loại quần áo dài tay với chất liệu vải mềm để bảo vệ tay chân của con.
  • Mẹ có thể mua thảm, chiếu tập bò cho bé, và những vật dụng bảo vệ đầu gối và khủy tay của con.
  • Cha mẹ đặt con ở mặt sàn nhà vừa đủ an toàn để có thể thoải mái bò (không quá trơn cũng không quá xù xì).
  • Cha mẹ hãy theo sát con, cũng như không để rơi các vật nhỏ trên sàn, để tránh con gặp những tổn thương ngoài ý muốn.
  • Cha mẹ hãy thu ngắn rèm cửa. Đặt con tránh khỏi các vùng có cửa sổ, hoặc ban công mà không có lan can chắn an toàn.

4. Cách dạy bé tập bò

Ban đầu, mẹ cho bé tập bò trên giường. Khuyến khích bé vận động bằng cách đặt món đồ chơi yêu thích trước mặt bé trong cự ly cần để bé tự mình rướn đến lấy. Đặt bé ở tư thế bò, nếu bé không tự mình rướn tới được hãy giúp bé bằng các giữ chân và đẩy nhẹ về phía trước, nhích từng chút một để bé cảm nhận được lực hỗ trợ bò dễ dàng hơn.

Khi bé đã quen với thao tác bò, đặt trẻ xuống sàn nhà hay một mặt phẳng rộng hơn để bé tự do hoạt động. Lưu ý không nên đặt bé nằm sấp nhiều vì bé sẽ bị lực chèn ép, gây ra tình trạng tức ngực, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.

>> Mẹo có thể tham khảo: Mẹ có nên lo lắng khi bé chậm tập bò?

5. Những thứ gây nguy hiểm cho bé khi con tập bò

5.1 Tránh đồ nội thất có cạnh sắc nhọn

Bàn, ghế, tủ đồ, kệ tivi đều là những vật có cạnh sắc nhọn. Bé với những bước đi chập chững đầu tiên dễ mất thăng bằng và té.

Những đồ vật có cạnh nhọn này ngay lập tức sẽ là những mối nguy cho bé, mà mẹ không thể ngăn cản kịp. Để đảm bảo an toàn của bé, mẹ nên mua những phụ kiện bọc cạnh bàn dành cho những gia đình có con nhỏ.

Bé tập bò
Khi bé tập bò, mẹ nhớ đóng cửa nhà tắm để tránh con bị té, ngã

Bản thân phòng tắm đã là nơi tiềm tàng rất nhiều mối nguy hiểm cho bé. Nhất là khi con tò mò và muốn khám phá xung quanh. Vì nhà tắm trơn trượt và có nhiều nước, bé có thể bị té ngã xuống sàn nhà và ảnh hưởng đến đầu của con.

Cách tốt nhất là mẹ không nên để bé trong nhà tắm một mình mà không có bất kỳ sự giám sát của người lớn nào. Hoặc tốt nhất là mẹ nên đóng cửa nhà tắm khi con vào giai đoạn này.

5.3 Cầu thang

Mẹ tuyệt đối không cho con lại gần cầu thang. Cha mẹ cũng nên thiết kế một tấm ván chặn ở lối đi cầu thang, hoặc các loại rào chắn có khóa để đảm bảo an toàn cho con.

>> Cùng chủ đề bé tập bò: Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất, mẹ phải làm gì?

5.4 Ổ cắm điện

Đối với những ổ cắm điện ở gần dưới mặt sàn nhà khoảng dưới 0,5 mét, cha mẹ nên tìm cách bịt lại; hoặc vô hiệu hóa ổ các ổ cắm điện này. Vì con sẽ tò mò và cho tay vào ổ điển, làm ảnh hưởng đến tính mạng của con và gia đình.

5.5 Những đồ vật thấp, trong tầm với của bé

Bé mới biết bò, những vật tiếp xúc với bé nhiều nhất chính là những vật nằm trên sàn nhà. Chắc chắn rằng không có một vật có thể gây hại nào nằm được trong “tầm ngắm” của bé. Mẹ nên đặc biệt chú ý đến những vật nhỏ, với trí tò mò của bé, việc cho ngay vào miệng nếm thử là điều có thể xảy ra.

5.6 Ngăn kéo, cửa ra vào hay vật có nắp hộp

Bé tập bò
Nhiều thứ không an toàn như ngăn kéo có thể gây thương tích cho bé.

Bé rất dễ bị kẹp tay, và bị kẹp chân khi con nghịch ngăn kéo tủ, cửa ra vào, các nếp gấp hoặc khe hở trong nhà. Hiểu được điều đó,, mẹ nên đóng và khóa lại cẩn thận các khe hở, ngăn kéo để tránh những tai nạn đối với con.

5.7 Thanh chắn an toàn

Mặc dù mẹ đã thiết kế và thiết đặt các thanh chắn an toàn cho con, nhưng mẹ phải nhớ là mài hết tất cả các cạnh nhọn của các thanh chắn này. Đồng thời, khi thiết kế, khoảng trống giữa các thanh chắn phải đủ nhỏ để con không chèn người qua được. Đó chính là những gì mẹ cần làm đối với các thanh chắn này.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi chuẩn nhất (2022)

Một điều quan trọng nhất mà mẹ nên nhớ kỹ là dù đã trang bị ngôi nhà an toàn đến đâu thì vẫn còn rất nhiều những bất ngờ có thể gây nguy hiểm cho bé tập bò nhà bạn. Đừng bao giờ lơ là dù chỉ một giây nhé!