Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Giải đáp về các phương pháp trị mụn cho bà bầu từ chuyên gia

Khi mang thai, một trong những vấn đề mà mẹ bầu phải đối mặt chính là những nốt mụn đáng ghét “nối đuôi nhau” xuất hiện trên da. Mụn có thể xuất hiện trên mặt hoặc trên lưng và một số vị trí khác trên cơ thể. Vậy hiện có các phương pháp trị mụn cho bà bầu an toàn nào dành cho mẹ? MarryBaby mời mẹ cùng tìm hiểu bài viết nhé.

Vì sao bà bầu nổi mụn khi mang thai?

Có thể nói, việc nổi mụn khi mang thai là một tình trạng vô cùng phổ biến và gần như các bà mẹ đều sẽ phải trải qua giai đoạn này. Thông thường, mụn trong thai kỳ sẽ nghiêm trọng hơn vào đầu thai kỳ và bắt đầu có sự cải thiện, thuyên giảm vào những tháng cuối cùng. Tuy nhiên, một số mẹ bầu sẽ phải đối mặt với tình trạng “đèn pin” xuất hiện suốt cả 9 tháng mang thai.

Những nốt “đèn pin” xuất hiện là do 4 nguyên nhân sau đây:

  • Nội tiết tố thay đổi: Trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, nồng độ hormone tăng cao sẽ kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn. Lúc này, da sẽ chẳng khác gì một “chảo dầu” và làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông nếu không được làm sạch đúng cách. Tắc lỗ chân lông do dầu thừa cộng với bụi bẩn, da chết chính là nguyên nhân gây mụn hàng đầu trong suốt thai kỳ.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Trong thai kỳ, hệ miễn dịch suy yếu khiến da mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, khiến vi khuẩn sinh sôi gây viêm lỗ chân lông dẫn đến mụn.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Nếu mẹ bầu tìm đến các sản phẩm trị mụn cho bà bầu hoặc các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp thì nguy cơ bị mụn trong thai kỳ cũng rất cao.
  • Tiền sử bị mụn trứng cá trước khi mang bầu: Theo các chuyên gia da liễu, các bệnh nhân đã bị mụn trứng cá trước đó thường dễ bị mụn trứng cá hơn trong thời kỳ mang thai.

Các loại mụn bà bầu thường gặp

Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể mọc mụn khi mang thai với nhiều loại mụn khác nhau, có thể kể đến như:

  • Mụn trứng cá
  • Mụn thâm
  • Mụn ẩn
  • Mụn mủ, nổi đỏ

Trong đó, mụn ẩn và mụn trứng cá là những loại mụn thường gặp nhất và cũng tương đối dễ trị hơn so với các loại mụn mủ sưng đỏ hoặc mụn thâm.

tri mun trung ca cho ba bau

Những lưu ý trước khi trị mụn cho bà bầu?

Trước khi áp dụng các bí quyết trị mụn cho bà bầu, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Làm sạch da: Việc làm sạch da đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc trị mụn và ngăn ngừa mụn suốt thai kỳ. Nên làm sạch da để lỗ chân lông được thông thoáng, hạn chế vi khuẩn sinh sôi trên da gây viêm da dẫn đến mụn. 
  • Không sờ tay lên mặt: Khi mụn xuất hiện, bản năng tự nhiên của hầu hết chúng ta sẽ dùng tay sờ lên mặt, chạm vào nốt mụn. Điều này chỉ làm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông thêm nặng nề, khiến vi khuẩn trên tay xâm nhập vào trong da mặt và khiến nốt mụn viêm nhiễm, kích ứng, làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị mụn cho bà bầu. Tốt nhất, không nên đưa tay sờ lên vị trí nổi mụn mẹ nhé!
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Vì mụn không chỉ xuất hiện trên mặt mà còn có thể “hiện diện” ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nên cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là sau khi mẹ ra mồ hôi để tăng hiệu quả của các phương pháp trị mụn ẩn, trị mụn lưng cho bà bầu,…
trị mụn thâm cho bà bầu
Không nên nặn mụn hay đưa tay lên chạm vào mụn vì điều đó càng làm tình trạng nặng thêm.

Các cách trị mụn cho bà bầu

Trong thực tế lâm sàng, việc điều trị thường không được tối ưu hóa do thiếu dữ liệu an toàn và các khuyến nghị thống nhất về việc sử dụng các liệu pháp trị mụn khác nhau. Do đó, khi nổi mụn, khuyến cáo đầu tiên là mẹ không nên tự ý điều trị mà cần tham khảo tư vấn của bác sĩ sản khoa và bác sĩ da liễu.

Các thông tin về phương pháp trị mụn cho bà bầu dưới đây chỉ nhằm cung cấp kiến thức cho mẹ bầu, không thể thay thế cho chỉ định điều trị của bác sĩ.

Trị mụn bằng các nguyên liệu thiên nhiên

Trị mụn bằng nguyên liệu tự nhiên là một trong những giải pháp an toàn để loại bỏ những nốt mụn đáng ghét trên da trong suốt thai kỳ. Các loại thảo dược thường lành tính, dễ sử dụng, không gây tác động xấu đối với sức khỏe mẹ và bé.

Một số giải pháp trị mụn tự nhiên cho bà bầu thường được áp dụng có thể kể đến như:

  • Thoa dầu dừa lên các vị trí mụn
  • Sử dụng giấm táo tươi
  • Trị mụn bằng mật ong,…

Hiện nay, nhiều mẹ bầu còn sử dụng các loại thảo dược trị mụn cho bà bầu. Phương pháp này cũng mang đến hiệu quả cao cho mẹ trong việc đẩy lùi mụn trên da. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không sử dụng một số thảo dược không an toàn cho mẹ và thai nhi như quả óc chó đen, cascara, comfrey (liên mộc), cây thảo linh lăng (cỏ cà ri), hoa cúc la mã, lạc tiên,…

Trị mụn cho bà bầu bằng thuốc bôi ngoài da

Thuốc bôi ngoài da hay kháng sinh bôi tại chỗ nhằm trị mụn cho bà bầu đều phải được bác sĩ chỉ định, kê đơn.

Đối với mụn trứng cá nhẹ đến trung bình, điều trị tại chỗ là tiêu chuẩn chăm sóc da đầu tiên khi trị mụn cho bà bầu. Nó cũng là một thành phần quan trọng của phác đồ điều trị mụn trứng cá nặng hơn và hỗ trợ điều trị với các thuốc uống. Theo Hội đồng Y học Gia đình Hoa Kỳ và Bệnh viện Da liễu Trung ương, một số chất bôi ngoài da và đặc tính của nó là:

  • Axit azelaic: Axit azelaic được xếp vào nhóm thai kỳ B vì các nghiên cứu trên động vật cho thấy không có khả năng gây quái thai, nhưng dữ liệu trên người không tồn tại. Axit azelaic là một axit dicarboxylic tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, làm tan mụn và chống viêm nhẹ, với một lợi ích bổ sung là làm giảm chứng tăng sắc tố sau viêm.
  • Benzoyl peroxide: Mức độ hấp thu toàn thân khoảng 5% và sản phẩm chuyển hoá là benzoic acid, thanh thải nhanh qua thận nên nồng độ trong máu gần như không thay đổi so với bình thường. Nếu dùng bôi ngoài da ở diện tích nhỏ theo liều lượng của bác sĩ, benzoyl peroxide được cho là an toàn trên phụ nữ có thai.
  • Salicylic acid nồng độ thấp: Khi bôi, có 9-25% salicylic hấp thu toàn thân. Một nghiên cứu trên 50,282 phụ nữ mang thai dùng acetylsalicylic acid liều thấp không gây ra dị tật, cân nặng thấp hay tử vong chu sinh. Một nghiên cứu khác trên 19,000 phụ nữ mang thai dùng acetylsalicylic acid trong quý 1,2 thai kỳ thì không thấy bất thường trong sự phát triển của trẻ theo dõi đến 4 tuổi. Tuy nhiên khi dùng ở quý 3, salicylic acid dùng trị mụn cho bà bầu có thể gây đóng ống động mạch sớm và thiểu ối. Vì vậy, tránh dùng salicylic trên diện rộng trong thời gian dài ở quý 3 thai kì. Ngộ độc salicylic có thể xảy ra khi dùng mỡ methyl salicylate hoặc nồng độ cao trên diện rộng nhưng chưa thấy báo cáo ở những trường hợp điều trị trứng cá. Vì vậy, có thể dùng trên diện tích nhỏ trong thời gian ngắn.
các thuốc bôi ngoài da trị mụn cho bà bầu
Nguồn: Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Trị mụn bằng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ

Thuốc kháng sinh tại chỗ từ lâu đã được sử dụng để điều trị mụn viêm; erythromycin và clindamycin là 2 thuốc thường được kê đơn. Cả hai đều được xếp vào nhóm thai kỳ B. Sử dụng erythromycin tại chỗ trong thời gian ngắn và clindamycin an toàn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nên sử dụng thận trọng cho những bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa.

Clindamycin và erythromycin tại chỗ làm giảm số lượng vi khuẩn P. acnes trong nang bã bằng cách ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Từ đó ngăn chặn mụn viêm, dùng trị mụn cho bà bầu. Kết hợp liệu pháp kháng sinh tại chỗ với benzoyl peroxide tại chỗ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và cải thiện hiệu quả điều trị.

trị mụn cho bà bầu
Phân loại FDA và mức độ an toàn của một số kháng sinh bôi tại chỗ. Nguồn: Bệnh viên Da liễu Trung ương.

Trị mụn cho bà bầu bằng thuốc uống

Trong một số trường hợp, phụ nữ khi mang thai có thể gặp mụn trứng cá ở mức độ nặng. Và để trị mụn trứng cá cho bà bầu, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng này. Thuốc kháng sinh trị mụn có thể ở dạng bôi hoặc dạng uống kê đơn.

Thuốc kháng sinh có thể có tác dụng chống viêm cũng như làm giảm số lượng vi khuẩn trên bề mặt da và trong các nang lông, bao gồm cả chủng vi khuẩn Curtobacterium acnes (còn được gọi là Propionibacterium acnes). Tuy nhiên, cần lưu ý, cách trị mụn cho bà bầu này có thể để lại một số tác dụng phụ nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mẹ nhé.

Trị mụn cho bà bầu bằng công nghệ

Trị mụn cho bà bầu bằng phương pháp ánh sáng, nếu muốn, mẹ có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi lựa chọn nhé.

Bên cạnh việc trị mụn bằng các loại mỹ phẩm hoặc nguyên liệu tự nhiên, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp trị mụn bằng công nghệ, chẳng hạn như phương pháp laser và ánh sáng. Đặc biệt, phương pháp laser được xem là một trong những phương pháp trị mụn cho bà bầu tương đối an toàn.

Và nếu lựa chọn cách điều trị mụn này, mẹ cũng cần lưu ý rằng có nhiều loại laser và phương pháp điều trị ánh sáng khác nhau. Một số phương pháp có thể sử dụng các loại thuốc làm tê và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất hãy trao đổi với bác sĩ da liễu về tình trạng thai kỳ của mình trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào bạn nhé.

[inline_article id=278911]

Các chất không nên dùng khi mang thai

Theo các chuyên gia sản khoa và da liễu, khi sử dụng các loại mỹ phẩm trị mụn cho bà bầu, cần lưu ý KHÔNG sử dụng mỹ phẩm có chứa các thành phần như axit salicylic nồng độ cao, tretinoin, isotretinoin và adapalene vì có thể gây hại cho thai nhi. Một số chất mà Hiệp hội Phụ sản Hoa Kỳ khuyến cáo không dùng cho phụ nữ mang thai như:

  • Accutane: (Loại X): Theo Tổ chức Dịch vụ Thông tin về Quái thai ở thai nhi (Organization of Teratology Information Services – OTIS), khoảng 25-35% trẻ sơ sinh do phụ nữ tiếp xúc với Accutane trong 3 tháng đầu của thai kỳ có biểu hiện dị tật bẩm sinh. Hình thái này bao gồm dị tật sọ mặt, dị tật tim và dị tật hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra còn có tăng nguy cơ sẩy thai và tử vong ở trẻ sơ sinh khi sử dụng Accutane trong thời kỳ mang thai.
  • Retin-A: (Loại C): Retinol và Tretinoin (Retin-A) đều thuộc nhóm retinoids là dẫn xuất của vitamin A. Theo OTIS, ít hơn 10% Retin-A đi vào máu của mẹ và ít hơn số đó đến được con. Ngay cả với những phát hiện này, Retin-A vẫn mang những cảnh báo về việc sử dụng đối với phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai. Dư thừa vitamin A dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe thai nhi.
  • Tetracycline: (Loại D): Theo OTIS, tetracycline dường như gây ra một số ức chế sự phát triển của xương và làm đổi màu răng ở thai nhi. Do đó, việc dùng tetracycline cũng nên được tham vấn hoặc có sự chỉ định bác sĩ da liễu.

[inline_article id=161856]

Nổi mụn trong giai đoạn mang thai là một tình trạng vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, các nốt mụn xấu xí có thể khiến mẹ mất tự tin và từ đó dẫn đến tâm trạng căng thẳng, rối loạn lo âu. Do đó, hy vọng bài viết của MarryBaby có thể giúp mẹ gỡ rối và tìm được phương pháp trị mụn cho bà bầu phù hợp mẹ nhé!

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu bị nổi mụn ở lưng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Khi mang thai, bà bầu có thể gặp tình trạng rạn da, da sần sùi, nổi mẩn đỏ, sẩn ngứa mề đay gây khó chịu. Hơn nữa, một vấn đề rất thường gặp trong thai kỳ đó chính là bà bầu bị nổi mụn ở lưng. 

Nhiều mẹ bầu lo lắng rằng những vấn đề về da, đặc biệt là việc nổi mụn lưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé yêu trong bụng mẹ. Vậy thực tế bà bầu bị nổi mụn ở lưng thì có ảnh hưởng đến bé hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc của mình, cùng tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Nguyên nhân vì sao bà bầu bị nổi mụn?

Mọc mụn khi mang thai là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: 

  • Do hormone: Nồng độ hormone tăng cao trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai sẽ khiến tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn và làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông. Cộng với bụi bẩn, da chết, làn da của mẹ bầu sẽ rất dễ nổi mụn, đặc biệt là ở vùng da khó vệ sinh như lưng.
  • Phương pháp vệ sinh chưa phù hợp: Một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mụn ở lưng chính là phương pháp vệ sinh chưa phù hợp. Vùng lưng là khu vực khó vệ sinh và làm sạch hơn cộng thêm việc có ít sản phẩm chăm sóc da cho vị trí này nên khi mang thai, mẹ bầu sẽ rất dễ gặp những nốt mụn chi chít trên vùng lưng của mình.
  • Do hệ thống miễn dịch: Hệ miễn dịch suy yếu, không kịp thời tăng sức đề kháng trong thai kỳ cũng khiến da mẹ bầu nhạy cảm hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển bên trong da và gây mụn ở lưng.
  • Do chế độ ăn uống và sinh hoạt: Tình trạng ốm nghén khi mang thai cộng với việc dùng nhiều đồ bổ, thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ít ăn rau xanh cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mụn ở lưng. Hơn nữa, chế độ sinh hoạt chưa phù hợp, thức khuya, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi cũng khiến gan quá tải và dẫn đến mụn.
bà bầu bị nổi mụn ở lưng
Bà bầu bị nổi mụn ở lưng do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng thường thấy nhất là lý do hormone gia tăng trong thai kỳ.

 

Bà bầu bị nổi mụn ở lưng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Một trong những điều mà mẹ bầu quan tâm nhất chính là bà bầu bị nổi mụn ở lưng thì có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Theo đó, việc nổi mụn là một điều hoàn toàn bình thường ở mẹ bầu trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Sau khi bé yêu chào đời, những nốt mụn đáng ghét cũng dần “cáo lui” nên mẹ không cần phải quá lo lắng về tình trạng này và việc bà bầu bị nổi mụn ở lưng về cơ bản cũng sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, việc bà bầu bị nổi mụn ở lưng kéo dài, mụn sưng đỏ nghiêm trọng có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu và tự ti, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ trong thời gian mang thai. Lúc này, mẹ sẽ dễ cảm thấy căng thẳng, áp lực và chán ăn, mệt mỏi. Điều đó vô tình ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

>>> Mẹ lưu ý: Cẩn trọng khi bà bầu bị ngứa do mụn nước

Cách trị mụn lưng cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Nhìn chung, việc nổi mụn lưng ở bà bầu có thể tự khỏi sau khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ không muốn những nốt mụn này ảnh hưởng đến tâm trạng của mình, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị mụn sau đây:

1. Phương pháp tự nhiên cho tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng

Các phương pháp trị mụn lưng bằng nguyên liệu tự nhiên thường lành tính, an toàn với cả mẹ và bé. Mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu thường gặp trong gian bếp nhà mình để đẩy lùi các nốt mụn trên lưng và các vị trí khác trên khắp cơ thể.

  • Chanh: Bên trong chanh có chứa axit citric – một chất chống oxy hóa để tẩy tế bào chết hiệu quả. Không chỉ vậy, chanh còn chứa vitamin C giúp kích thích collagen trên da, giúp giảm mụn viêm. Nếu bà bầu bị nổi mụn ở lưng, hãy lấy nước cốt chanh thoa lên lưng sau khi tắm và mát xa nhẹ nhàng rồi rửa lại với nước ấm là được. 
  • Hỗn hợp mật ong – bột quế: Khi nổi mụn trong thai kỳ, mẹ có thể sử dụng mật ong và bột quế theo tỷ lệ 2:1 để tạo thành hỗn hợp dạng sệt thoa đều lên lưng, đợi 30 phút rồi rửa sạch lại. Mật ong có khả năng diệt khuẩn, dưỡng ẩm cho da cùng với quế kháng khuẩn và chữa lành vết thương sẽ giúp mẹ đẩy lùi mụn nhanh chóng.
  • Giấm táo: Một cách trị mụn lưng cho bà bầu khác chính là sử dụng giấm táo, pha với nước theo tỷ lệ 1:2 rồi xịt lên vùng lưng bị mụn, đợi khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Giấm táo có chứa các chất oxy hóa để loại bỏ tình trạng viêm da cũng như cân bằng độ pH để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng.
  • Nước cốt rau sam: Nước cốt rau sam được biết đến như một thần dược để trị mụn lưng ở mẹ bầu. Rau sam có tính mát nên có khả năng trị mụn cao. Mẹ có thể thoa nước cốt rau sam lên vùng lưng bị mụn và sau đó rửa sạch lại với nước mẹ nhé. Lưu ý, rau sam không dùng được cho phụ nữ mang thai nên mẹ bầu nhớ tuyệt đối không ăn loại rau này nhé,
  • Dầu dừa: Dầu dừa cũng có thể giúp cải thiện tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng. Mỗi tuần 3 lần, hãy thoa dầu dừa lên vị trí mụn, mát xa nhẹ nhàng rồi tắm lại với nước ấm mẹ nhé!

Khi áp dụng các cách trị mụn lưng cho bà bầu, cần lưu ý không phải nguyên liệu thiên nhiên nào cũng an toàn cho mẹ và bé. Mẹ nên tránh một số “gương mặt tiêu biểu” như quả óc chó đen, cascara, comfrey (liên mộc), cây thảo linh lăng (cỏ cà ri), hoa cúc la mã, lạc tiên,…

>> Mẹ nên xem thêm: Cách làm tinh dầu nghệ để trị mụn, chăm sóc da và tóc

cách trị mụn lưng cho bà bầu

2. Trị mụn lưng cho bà bầu bằng mỹ phẩm

Bên cạnh các nguyên liệu thiên nhiên, mẹ có thể sử dụng các loại mỹ phẩm để cải thiện tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng. Hiện nay, có rất nhiều sữa tắm và kem bôi để điều trị mụn. Mẹ nên nhớ chọn sản phẩm dùng được cho phụ nữ mang thai với bao bì có thể ghi “không gây mụn”, “sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông” hoặc “không chứa dầu” – Đó là những sản phẩm không gây bít tắc lỗ chân lông.

Theo Mayo Clinic, các phương pháp điều trị da nói chung có chứa clindamycin (Cleocin T, Clindagel, những loại khác) được coi là an toàn trong việc điều trị mụn cho phụ nữ mang thai. Mặt khác, sự an toàn của việc sử dụng benzoyl peroxide để điều trị mụn trứng cá khi mang thai vẫn chưa được các cơ quan y tế chấp thuận. Phương pháp điều trị này chỉ nên được sử dụng nếu thực sự cần thiết và phải có sự kê đơn, theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

Mặt khác, mẹ nên kiểm tra bảng thành phần và chắc chắn rằng sản phẩm trị tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng KHÔNG có chứa axit salicylic nồng độ cao, tretinoin, isotretinoin và adapalene. Bởi vì đây là những thành phần không an toàn đối với sức khỏe của mẹ và bé.

>>> Mẹ nên xem: Dưỡng da cho bà bầu: Thành phần, sản phẩm phù hợp là gì?

3. Điều chỉnh một số thói quen để chăm sóc vùng da mụn lưng tốt hơn

Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ khuyến khích mẹ bầu nói riêng, người gặp vấn đề mụn ở lưng nói chung cần thay đổi các thói quen để giảm tình trạng khó chịu này ở mẹ bầu. Bao gồm:

  • Giữ vệ sinh cơ thể, áo quần: Mẹ bầu dễ đổ mồ hôi và đó cũng là một trong các lý do mụn lưng phát triển. Hạn chế tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng bằng cách chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Giặt quần áo và thay đồ thường xuyên khi đổ mồ hôi cũng là một cách tốt mẹ nên làm.
  • Làm sạch da nhẹ nhàng: Chà xát vùng da bị mụn có vẻ sẽ giúp tẩy tế bào chết. Nhưng thật ra điều này khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Khi kỳ cọ lưng lúc tắm và bôi thuốc trị mụn, mẹ cần phải nhẹ nhàng với vùng da này nhé.
  • Không nặn mụn, ngay cả trên lưng: Mẹ nên luôn ghi nhớ điều này. Nếu mẹ nặn mụn, việc đó sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng mụn ở lưng của mẹ bầu mà thôi.
  • Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời: Mọi người thường tin rằng tia nắng mặt trời sẽ giúp làm sạch mụn, nhưng thực tế ánh nắng mặt trời có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn, khiến tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng kéo dài. Các tia nắng mặt trời có xu hướng làm thâm mụn và làm mụn lâu khỏi hơn.
  • Chọn kem chống nắng không gây mụn, SPF 30, phổ rộng và chống nước. Kem chống nắng cần được thoa cho tất cả các vùng da mà quần áo sẽ không che phủ được dưới ánh nắng mặt trời, mẹ lưu ý nhé.

[inline_article id=174293]

Một số lưu ý cho bà bầu bị nổi mụn ở lưng

1. Bà bầu bị nổi mụn nên ăn gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mẹ và thai nhi cũng như là yếu tố ảnh hưởng đến những nốt mụn trên lưng mẹ trong khi mang thai. Vì vậy, mẹ nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các thành phần như:

  • Các thực phẩm giàu axit béo, omega-6, omega-9, omega-3 
  • Probiotics có chứa lợi khuẩn như sữa chua, tảo vi, trà kombucha, socola đen,…
  • Uống nhiều nước
  • Các loại rau củ quả, trái cây, đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm

2. Bà bầu bị nổi mụn ở lưng không nên ăn gì?

Với bà bầu đang bị nổi mụn, cần lưu ý hạn chế một số loại thực phẩm như: 

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng
  • Thức uống nhiều đường (nước ngọt, tăng lực, sữa bò…)
  • Thức uống có chứa caffeine và các chất kích thích
Muốn bà bầu hết mụn ở lưng , mẹ sẽ cần điều chỉnh thói quen ăn uống. Bằng cách tránh xa đồ ăn gây nóng, dầu mỡ và uống nhiều nước…

Khi nào thì mẹ bầu mới hết mụn? Khi nào bị mụn ở lưng cần đi gặp bác sĩ?

Thông thường, tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng sẽ kết thúc vào gần cuối thai kỳ và sau khi sinh xong. Mẹ có thể không cần quá lo lắng về tình trạng này. Tuy nhiên, nếu các nốt mụn sưng đỏ và không được cải thiện sau khi áp dụng nhiều cách trị mụn lưng khác nhau, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, mẹ cũng nên gặp bác sĩ nếu tình trạng mụn lưng kéo dài khiến mẹ tự ti và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mẹ.

>> Tham khảo thêm: Mang thai bé gái mọc mụn nhiều hơn bé trai phải không?

Hy vọng những thông tin của MarryBaby có thể giúp mẹ hiểu thêm về vấn đề bà bầu bị nổi mụn ở lưng cũng như có phương pháp điều trị phù hợp. Hãy tiếp tục theo dõi MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về mẹ và bé mẹ nhé!

 

Categories
3 tháng đầu Mang thai

5 thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi mang thai bạn cần biết

Điều quan trọng bạn cần nhớ rằng, mỗi người phụ nữ đều có những sự thay đổi trong cơ thể khác nhau khi mang thai. Đặc biệt nếu là lần đầu có con, bạn nên chắc chắn phải thận trọng với bất kỳ sự thay đổi nào.

Bài viết này, Marry Baby sẽ mang đến cho bạn một số kiến thức về những gì bạn nên chờ đợi và sẽ trải qua khi mang thai, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân mình nhé!

Chắc chắn một điều rằng, một vài điểm khác biệt có thể rất dễ dàng để nhận ra, trong khi một số khác cần được cảm nhận một cách tinh tế hơn, thậm chí đôi khi bạn lại không nhận ra chúng. Dưới đây là những thay đổi trong cơ thể khi mang thai mà bạn rất dễ nhận thấy:

1. Rạn da: Sự thay đổi cơ thể của người mẹ khi mang thai được quan tâm nhất

thay đổi cơ thể khi mang thai rạn da

Chủ đề về những thay đổi cơ thể khi mang thai chưa bao giờ hạ nhiệt, nhất là với vấn đề mẹ bầu bị rạn da. Một số người lại tự hào rằng đấy là minh chứng cho việc thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Trong khi đó, không ít chị em lại cảm thấy tự ti sau khi sinh, cũng như tốn kha khá thời gian để chữa trị “vết tích” này.

Rạn da đơn giản chỉ là do trọng lượng cơ thể tăng đột ngột khiến da không thích nghi kịp, lúc này các mô liên kết dưới da (được hình thành bởi collagen và elastin đảm bảo độ đàn hồi cho da) bị căng giãn quá mức, đứt gãy tạo thành các vết rạn. Đôi khi cũng có người giải thích là do sự thay đổi hormone bên trong cơ thể.

Những vết nứt rạn này tập trung nhiều ở vùng ngực, bụng, mông và đùi. Ban đầu thường có màu hồng hoặc đỏ tía, sau chuyển dần sang trắng đục. Tình trạng này theo thống kê thường xuất hiện vào tuần thứ 13 của thai kỳ.

Mẹo khắc phục:

Bạn nên ăn các loại thực phẩm tốt cho da giàu omega-3, đặc biệt là vitamin E có tác dụng giữ cho da mềm và ngăn rạn da. Bạn cũng có thể dùng dầu vitamin E hoặc dầu dừa để massage lên vùng da bị rạn. Đồng thời nên uống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục để tăng độ đàn hồi cho da, cũng như kiểm soát cân nặng tốt.

2. Thay đổi kích cỡ giày dép

thay đổi cơ thể khi mang thai tăng cỡ chân

Bạn có thể ngạc nhiên về mối tương quan giữa kích cỡ giày (hay bàn chân nói chung) với việc mang thai. Nhiều bầu đã nhận thấy rằng bàn chân của họ dường như đã tăng kích thước vào cuối thai kỳ.

Sự gia tăng kích cỡ giày này có thể xảy ra do ba lý do:

  • Một là trọng lượng cơ thể tăng lên khi mang thai khiến cho bàn chân phình to cũng như dài hơn.
  • Cũng có thể nguyên nhân bắt nguồn bởi hormone relaxin, giúp thư giãn xương và dây chằng nhằm mục đích tăng tính đàn hồi của cơ thể trong khi sinh. Điều này cũng làm cho dây chằng ở bàn chân giãn ra, từ đó làm tăng chiều dài của bàn chân.
  • Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng đó chính là hiện tượng sưng phù chân thường gặp ở thai kỳ (gây ra bởi do mạch máu ở bàn, bắp chân bị chèn ép) cũng có thể khiến mẹ bầu phải thay đổi kích cỡ giày.

Mẹo khắc phục:

Mua thêm giày dép chính là giải pháp tốt nhất cho vấn đề này. Mặc dù sự thay đổi cơ thể này khi mang thai sẽ giảm dần nhưng bạn không thể cố di chuyển với một đôi giày không thoải mái được. Mẹ bầu nên đầu tư một đôi giày thoải mái, co giãn đàn hồi tốt, không cao gót để giảm bớt sự khó chịu.

3. Da khô

thay đổi cơ thể khi mang thai da khô

Một sự thay đổi trong cơ thể khác mà bạn có thể dễ nhận thấy khi mang thai là làn da trở nên khô, ngứa và bong tróc. Sự thay đổi nội tiết tố chính là “thủ phạm” gây ra vấn đề mà bạn không lường trước được. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của thai nhi, làn da mẹ sẽ trở nên khô do thiếu nước. Da lúc này dễ nhạy cảm hơn, dễ bị ngứa, dị ứng và nổi mẫn, đặc biệt là những vùng như mặt, tay chân, đùi, ngực…

Mẹo khắc phục:

Hạn chế dùng xà phòng để tắm và rửa mặt, thay vào đó, nên sử dụng loại ít có xà phòng để tránh ăn mòn da, dễ khiến cho da khô và mất nước hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên tắm nhiều lần trong ngày. Tránh dùng mỹ phẩm có mùi thơm để không bị kích ứng da. Tuyệt đối không gãi khi đang ngứa để ngăn việc gây lở loét và nhiễm trùng. Bà bầu nên uống nhiều nước, quan tâm đến chế độ ăn hơn nữa, nhất là với việc bổ sung các vitamin thiết yếu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng các loại kem dưỡng da để cung cấp độ ẩm, giúp da mềm mại hơn giảm tình trạng khô, ngứa.

4. Thay đổi kích cỡ vòng một

bà bầu tăng kích thước vòng một

Ngoài việc thay đổi kích cỡ giày thì mách nhỏ là ngực của bạn sẽ tăng kích thước lên thêm, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên. Nguyên nhân chính bởi sự tăng vọt nồng độ của hormone estrogen và progesterone. Bạn cũng không cần quá lo lắng, bởi lẽ đây là tình trạng phổ biến, sự thay đổi cơ thể này khi mang thai để phù hợp với chức năng sản xuất sữa và chuẩn bị cho con bú.

Đồng thời với đó, tình trạng nhạy cảm và đau ngực cũng xảy ra do ảnh hưởng bởi hai loại hormone trên, chúng khiến cho núi đôi trở nên mềm mại, nhạy cảm hơn. Thậm chí, mẹ bầu có thể có cảm giác đau khi chạm vào. Tuy nhiên, tất cả sẽ trở lại bình thường một khi bạn ngừng cho con bú.

Mẹo khắc phục:

Bạn chắc chắn cần đầu tư sắm những loại áo ngực dành cho bà bầu với chất lượng tốt, được làm bằng chất liệu vải thoáng khí là một điểm cộng, giúp đem lại cảm giác thoải mái mà không gây bí tắc, ngột ngạt cho mẹ bầu. Một lời khuyên khác cho bạn là nên mặc áo ngực bà bầu trong khi ngủ, điều này cũng có thể giúp giảm tình trạng đau ngực hiệu quả.

5. Vấn đề về sức khỏe răng miệng

bà bầu chăm sóc răng miệng

Vì sao sức khỏe răng miệng lại dễ suy giảm trong thai kỳ cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Khi có thai, sự mệt mỏi, căng thẳng tăng lên rất nhiều khiến bạn mệt mỏi và lơ là chuyện chăm sóc răng miệng chu đáo. Điều này dễ dẫn đến việc hình thành mảng bám cũng như tích tụ vi khuẩn gây hại.

Hơn nữa, sự thay đổi nội tiết tố cũng ảnh hưởng không tốt đến nướu răng gây ra tình trạng viêm, sưng tấy, chảy máu không mấy dễ chịu với mẹ bầu. Lâu dần, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng viêm nha chu nghiêm trọng hơn.

Thêm nữa, việc ăn uống thường xuyên của bà bầu làm cho răng tiếp xúc nhiều với axit trong thức ăn. Bên cạnh đó, chứng ốm nghén cũng làm axit tác động đến răng miệng, từ đó làm suy yếu men răng.

Khi vi khuẩn phát triển quá mức trong miệng, chúng có thể xâm nhập qua nướu và di chuyển đến tử cung, kích thích sản xuất thêm prostaglandin (để chống lại nhiễm trùng). Tuy nhiên, chất này còn có tác dụng gây co thắt tử cung, dẫn đến sinh non.

Mẹo khắc phục:

Nên vệ sinh răng miệng thường xuyên, loại bỏ bất kỳ mảng bám bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.

Chìa khóa để có một thai kỳ khỏe mạnh là cần sự chuẩn bị thật tốt về mọi mặt, kể cả những thay đổi trong cơ thể khi mang thai tưởng chừng như “ai cũng biết”. Đôi khi nhiều tình huống bất ngờ xảy ra mà bạn có thể không lường trước được. Cùng chia sẻ thêm những cách mà bạn đã vượt qua những thay đổi này với mọi người ở phía dưới phần bình luận nhé!

Marry Baby