Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

[Video] Bổ sung sắt cho bà bầu bao nhiêu là đủ để có thai kỳ khỏe mạnh?

Sắt là khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình hình thành tế bào máu bình thường. Khi mang thai, thể tích máu trong cơ thể của mẹ bầu tăng lên, đòi hỏi lượng sắt cần bổ sung cũng sẽ tăng [1]. Nếu không chú ý bổ sung sắt đầy đủ trong thời gian mang thai, mẹ sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

Thiếu máu thiếu sắt thường diễn tiến theo 3 giai đoạn bắt đầu bằng suy giảm dự trữ sắt (chưa ảnh hưởng đến sự tạo thành hemoglobin, nồng độ của hemoglobin trong máu vẫn ở mức bình thường). Dần dần, lượng sắt dự trữ bắt đầu cạn kiệt, lượng sắt hấp thụ không bù đắp được cho lượng sắt sử dụng và việc thiếu hụt này gây hạn chế trong việc tạo ra tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Đến một lúc nào đó, lượng sắt thiếu hụt quá lớn, lượng tế bào hồng cầu đạt tiêu chuẩn được tạo ra thấp hơn mức bình thường thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, biểu hiện rõ với các triệu chứng lâm sàng và thông qua kết quả xét nghiệm máu [4], [16].

Ở phụ nữ mang thai, thiếu máu nhẹ có thể không nguy hại nhiều nhưng nếu không được can thiệp có thể dẫn đến thiếu máu nặng. Các nghiên cứu đã chứng minh, thiếu máu nặng khi mang thai có thể làm tăng tỉ lệ sinh non, bé sinh ra nhẹ cân và có nguy cơ thiếu máu sau sinh. Ngoài ra, thiếu máu cũng làm tăng nguy cơ mất máu trong quá trình chuyển dạ và khiến mẹ dễ bị nhiễm trùng [15]. 

Trong video ngắn này, Marry Baby sẽ chia sẻ với bạn về cách bổ sung sắt đúng và đủ trong thai kỳ để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt và có một thai khỏe mạnh. Hãy theo dõi cùng chúng tôi nhé!

[affiliate-product id=”317973″ sku=”HHGTardy” title=”Tardyferon B9″ newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

Hy vọng qua những thông tin mà Marry Baby chia sẻ, mẹ bầu đã có thêm những kiến thức thú vị và bổ ích đồng hành cùng mình trong hành trình làm mẹ thiêng liêng. Chúc mỗi mẹ bầu đọc được bài viết này đều được mẹ tròn con vuông!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thực phẩm giàu sắt – Liệu đã đủ cho phụ nữ mang thai?

Trong bài viết này, Marrybaby sẽ phần nào giải đáp để bạn có thêm thông tin cũng như biết cách bổ sung sắt hiệu quả khi mang thai. Bạn hãy cùng Marrybaby dành vài phút để theo dõi nhé!

Dùng thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Liệu đã đủ?

Như đã đề cập, mỗi ngày, cơ thể bà bầu cần khoảng 30mg sắt nguyên tố [12]. Lượng sắt này có thể được bổ sung bằng cách thêm các thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn như thịt nạc đỏ, thịt gia cầm và cá. Ngoài ra, sắt còn được tìm thấy trong các thực phẩm như một số loại ngũ cốc ăn sáng được bổ sung chất sắt, đậu và rau [4].

Việc thêm các thực phẩm giàu sắt cho bà bầu vào chế độ ăn là điều thường được khuyến khích thực hiện để đảm bảo cung cấp đủ sắt mà cơ thể cần. Ngoài ra, một số các loại thực phẩm giàu chất sắt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi có thể phối hợp với nhau để hỗ trợ nâng cao sức khỏe [8].

Tuy nhiên, khi thêm thực phẩm giàu sắt cho bà bầu vào chế độ ăn, mẹ cần tìm hiểu kỹ và có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ bởi một số thực phẩm giàu sắt có thể không phù hợp với phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, nếu chỉ bổ sung sắt qua thực phẩm giàu sắt thì có thể không đáp ứng được nhu cầu sắt mà cơ thể cần trong suốt thai kỳ [9]. Bởi cơ thể con người chỉ hấp thu được 10 – 15% lượng sắt trong thực phẩm động vật và 5% sắt trong thực phẩm thực vật. Để bổ sung đủ sắt từ thực phẩm, bạn có thể phải ăn một khối lượng thức ăn chứa lượng sắt gấp 10 lần nhu cầu khuyến cáo [12.] 

Sử dụng viên uống bổ sung – Giải pháp đảm bảo cung cấp đủ sắt cho thai kỳ

thực phẩm giàu sắt cho bà bầu và viên sắt

Nếu mẹ chỉ bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm giàu sắt thì sẽ không đủ. Vì thế, mẹ cần bổ sung thêm sắt qua viên uống với liều lượng phù hợp để đảm bảo đạt được lượng khuyến nghị hằng ngày [9].

Hiện tại, viên bổ sung sắt có thể tạm phân loại thành: thuốc bổ sung sắt (Medicinal Product) và thực phẩm chức năng (hay còn gọi là thực phẩm bổ sung – Food Supplement). Trước hết hãy cùng làm rõ sự khác biệt của 2 khái niệm này, cụ thể:

Thực phẩm chức năng (Food Supplement) [7], [13]

Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bổ sung (Food Supplement) thường sẽ có sự đa dạng các vitamin, khoáng chất hoặc các chất có tác dụng dinh dưỡng/sinh lý, được sản xuất nhằm bổ sung cho chế độ ăn thông thường với mục tiêu đạt được lợi ích về sức khỏe. Điều này có nghĩa là các sản phẩm này sẽ thiên về dự phòng hơn.

Trước khi đưa ra thị trường, thực phẩm chức năng cũng sẽ được cơ quan y tế có thẩm quyền đánh giá về mức độ an toàn, thành phần gây hại. Tuy nhiên, tính hiệu quả của các sản phẩm này thường không được chứng minh bởi nghiên cứu lâm sàng. 

Về mặt sản xuất, thực phẩm chức năng thường sẽ được kiểm soát sản xuất theo tiêu chí, quy định liên quan đến thực phẩm. Thông tin trên bao bì sẽ chỉ đề cập đến thành phần, liều dùng, giá trị dinh dưỡng và các cảnh báo liên quan.

Thuốc (medicinal product) [7]

Không giống với thực phẩm chức năng, thuốc (medicinal product) được sử dụng trong việc chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị bệnh; tính an toàn, hiệu quả, các tác dụng ngoại ý đã được chứng minh bởi các nghiên cứu lâm sàng. Ngoài ra, sản phẩm còn được đánh giá về tỷ lệ rủi ro – lợi ích trước khi được cấp phép. Việc sử dụng thuốc cần dựa trên các khuyến cáo điều trị hay hướng dẫn thực hành y khoa.

Đặc biệt, các sản phẩm này bắt buộc phải được theo dõi và đánh giá các trường hợp liên quan đến cảnh giác dược, tức độ an toàn của thuốc. Về mặt sản xuất, hệ thống chất lượng sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc  của Tổ chức y tế thế giới. Chuỗi cung ứng nguyên liệu ban đầu phải ổn định, được kiểm soát và phê duyệt. Bên cạnh đó, đối với thuốc  thì thông tin trên bao bì phải thể hiện rõ chỉ định điều trị, liều dùng và cách sử dụng cũng như tác dụng không mong muốn có thể gặp phải. 

Đối với viên bổ sung sắt, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để có được sản phẩm phù hợp trong trường hợp cần phòng ngừa hay điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời gian mang thai. 

Hiện thuốc bổ sung sắt cũng có nhiều loại với hàm lượng sắt và dạng bào chế khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các thuốc bổ sung có cơ chế phóng thích sắt kéo dài giúp phóng thích sắt  tại nơi hấp thu tối đa nhất (từ tá tràng đến hỗng tràng) và phóng thích có kiểm soát, tránh phóng thích sắt ào ạt trong ống tiêu hóa, giúp giảm kích ứng niêm mạc dạ dày – ruột để hạn chế một số tác dụng phụ khi dùng viên uống sắt như táo bón, nôn, buồn nôn,… Từ đó, việc hấp thu sắt sẽ tối ưu hơn và tăng tính dung nạp cho mẹ bầu.

[affiliate-product id=”317973″ sku=”HHGTardy” title=”Tardyferon B9″ newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

Một số vitamin và khoáng chất cần thiết khác trong quá trình mang thai bên cạnh sắt

thực phẩm giàu sắt cho bà bầu và canxi

Axit folic [3]

Với lượng khuyến nghị hằng ngày là 600μg, việc bổ sung đầy đủ axit folic trong thời gian mang thai sẽ giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của não và cột sống ở thai nhi. Bên cạnh đó, dưỡng chất còn hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển chung của thai nhi và nhau thai. Chất này được tìm thấy trong các loại ngũ cốc tăng cường, bánh mì, mì ống, đậu phộng, rau lá xanh đậm, nước cam và các loại đậu. Ngoài ra để đảm bảo bổ sung đủ, nên uống viên acid folic hoặc vitamin tổng hợp hằng ngày với liều axit folic là 400μg.

Canxi [3], [9]

Canxi được biết đến với vai trò xây dựng hệ thống xương và răng chắc khỏe. Bạn có thể bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm như sữa, phô mai, sữa chua, cá mòi, rau lá xanh đậm. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế Giới và của Bộ Y tế Việt Nam, phụ nữ mang thai cần tối thiểu 1000-1200mg canxi mỗi ngày.

Vitamin D và vitamin A

Vitamin D phối hợp với canxi để giúp xương và răng của thai nhi phát triển. Vitamin D cũng rất cần thiết đối với da và mắt. Tất cả phụ nữ, dù mang thai hay không, đều cần cung cấp 600 IU vitamin D mỗi ngày. Phụ nữ mang thai có thể bổ sung vitamin D qua các loại thực phẩm như các loại cá béo (cá hồi, cá thu), lòng đỏ trứng, các loại sữa… [3].

Vitamin A là vi chất dinh dưỡng quan trọng cho bà bầu và thai nhi. Ngoài vai trò cần thiết cho sự phát triển về hình thái và chức năng của mắt, vitamin A còn có ảnh hưởng đến một số cơ quan và hệ xương của thai nhi [2]. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, nếu bổ sung vitamin A quá nhiều có thể gây dị tật thai nhi, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Do đó, bạn nên hạn chế ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều vitamin A như gan và các thực phẩm từ gan như pate. Ngoài ra, việc dùng viên uống bổ sung vitamin A cũng không được khuyến nghị [5]

Sắt và axit folic là bộ đôi khoáng chất được khuyến cáo mạnh trên toàn cầu đối với mẹ bầu do thiếu đi những chất này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ cũng cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng khác tùy thuộc vào tình trạng của cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ về các dưỡng chất cần bổ sung cũng như hàm lượng cụ thể để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.