Trong số các loại cá phổ biến dành cho bé, mẹ không thể bỏ qua cá quả (cá lóc, cá chuối). Nếu cá hồi và cá thu chứa omega-3 cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ, thì cá quả lại chứa albumin, một protein ít được biết tới nhưng lại vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bé.
Lợi ích của cá quả đối với sức khỏe
Cá quả chứa nhiều protein, đặc biệt là albumin. Sự thiếu hụt albumin có thể gây suy thận, ung thư, đột quỵ, tiểu đường và bệnh lao. Để chữa các bệnh này, bác sĩ thường truyền albumin cho bệnh nhân để giúp:
♦ Ngăn ngừa sưng đau, phù nề
Tình trạng sưng phù xảy ra khi tế bào máu mất hình dạng. Tế bào máu chỉ là chất lỏng, nhưng trong đó chứa các phân tử và hạt mà trong điều kiện bình thường thì không hòa lẫn với nhau. Albumin có tác dụng giúp các tế bào máu hòa với nhau.
Nếu cơ thể không có đủ albumin, thì máu sẽ bị kết tủa. Tình trạng kết tủa trầm tích là nguyên nhân gây bầm, sưng và phù nề. Người bị tiểu đường thì chân của họ thường bị sưng nề. Ngoài việc dùng thuốc chứa albumin thì bổ sung albumin từ cá quả là điều rất cần thiết.
♦ Duy trì sự cân bằng các dịch trong cơ thể
Cơ thể người chứa 70% là chất lỏng, nhưng chúng ta không phải lúc nào cũng nạp đủ nước thông qua đường ăn uống. Trong khi các tế bào lại cần dịch chất để thực hiện quá trình chuyển hóa. Vậy làm sao cơ thể giữ được cân bằng dịch chất nếu tự chúng ta không ăn uống hợp lý?
Rõ ràng, albumin đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình này. Nếu tế bào thiếu hụt dịch chất, albumin sẽ đưa nước từ máu vào trong tế bào cho đến khi cân bằng. Ngược lại, khi mực nước dư thừa, albumin sẽ đưa nước dư ra khỏi tế bào, nước dư thừa sẽ quay trở lại đường máu. Vì vậy, mẹ hãy học cách làm ruốc cá lóc cho bé ăn dặm để vừa có món mới cho con ăn vừa duy trì sự cân bằng các dịch trong cơ thể.
♦ Lưu trữ dưỡng chất và các hormone
Nếu như các axit béo giúp lưu trữ và tiêu hóa các vitamin hòa tan trong chất béo, thì albumin cũng có chức năng tương tự. Albumin không chỉ giúp tế bào máu duy trì dạng loãng, mà cũng giúp các dưỡng chất khác hòa tan. Một số protein, hormone và khoáng chất được lưu trữ trong albumin để rồi sau đó sẽ tuần hoàn khắp cơ thể. Vì thế thiếu hụt albumin sẽ gây ra sự xáo trộn tuần hoàn.
♦ Giúp phục hồi các mô bị hư hại
Albumin đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường quá trình tái tạo tế bào. Điều này rất quan trọng khi các mô bị hư hại. Không chỉ thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, albumin còn gửi tín hiệu đến hệ thống miễn dịch nếu có tế bào hoặc mô nào đó bị hư hại. Do đó khi cơ thể thiếu albumin thì quá trình lành tế bào sẽ diễn ra rất chậm.
♦ Tham gia vào quá trình hình thành tế bào bạch cầu
Tế bào bạch cầu đóng vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch. Khi một vật thể ngoại lai (chẳng hạn mầm bệnh) xâm nhập vào cơ thể, các tế bào bạch cầu chính là bức tường phòng ngự lớn nhất nhờ thuộc tính thực bào của nó. Albumin là một protein đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành tế bào bạch cầu. Thiếu albumin có thể khiến cơ thể dễ viêm nhiễm và đau nhức.
♦ Giúp vết thương mau lành
Albumin trong cá quả có chứa kẽm có thể giúp vết thương, vết bỏng mau lành. Các axit amino trong albumin còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp đẩy nhanh quá trình lành thương.
>>Xem thêm: Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm như thế nào mới “chuẩn”?
Tầm quan trọng của albumin trong cá quả đối với trẻ em
Tầm quan trọng của albumin trong cá quả sẽ giải đáp cho mẹ thắc mắc tại sao cần phải biết cách làm ruốc cá chuối cho bé ăn dặm.
- Trẻ em bị thiếu hụt albumin thì não bộ sẽ chậm phát triển, miễn dịch yếu kém, trẻ dễ mắc bệnh. Một nghiên cứu cho thấy trẻ ăn cá quả thường xuyên thì hàm lượng albumin trong cơ thể cao hơn, cân nặng và hàm lượng hemoglobin trong máu cũng tăng đáng kể.
- Albumin rất cần thiết đối với giai đoạn phát triển vàng của trẻ tập đi, giúp trẻ đạt được trí thông minh tối ưu. Trẻ thiếu albumin thường gầy, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Ngoài albumin, trong 100g cá quả còn chứa 69 calo, 25g protein, 1,7g chất béo, sắt, canxi, phốt pho, vitamin A, B… Do đó, đây là thực phẩm toàn diện cho bữa ăn của bé.
Trẻ mấy tháng ăn được cá quả?
Trước khi tìm hiểu cách làm ruốc cá quả cho bé ăn dặm, mẹ cần biết khi nào bé được ăn cá quả. Theo các tài liệu về dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn được cá lóc, nếu bé không có dấu hiệu dị ứng và cá được chế biến một cách phù hợp.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các mẹ, trẻ sang tháng thứ 8 ăn cá quả là tốt nhất. Song thực tế mẹ cũng không nên quá rập khuôn. Nếu con ăn dặm tốt, mẹ có thể cho con tập làm quen với cá trắng sớm khi sang tháng thứ 7. Thế nên, việc biết cách làm ruốc cá cho bé 7 tháng ăn dặm là cũng cần thiết.
Cách làm ruốc cá cho bé ăn dặm lúc 7 tháng tuổi được làm với nguyên liệu đơn giản, trong lúc sơ chế cá cần làm sạch, bỏ ruột, mật, xương và chỉ lấy phần thịt cá. Thịt cá cũng cần sơ chế cho hết tanh thì bé ăn mới thấy ngon miệng. Mẹ nhớ phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đun chín nấu sôi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
>>Xem thêm: Mấy tháng cho trẻ ăn dặm là lý tưởng nhất mẹ biết chưa?
Cách làm ruốc cá quả cho bé ăn dặm
Dưới đây là cách làm ruốc cá quả cho bé ăn dặm để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe.
1. Nguyên liệu
- 2 con cá quả (cá lóc) đã đánh vẩy. Mẹ nên lựa cá to, nhiều thịt
- 50g hành tím, 30g gừng, 20g tỏi
- 2 thìa súp rượu trắng
2. Cách làm ruốc cá quả cho bé ăn dặm
- Bước đầu tiên trong cách làm ruốc cá quả cho bé ăn dặm là: Rửa sạch cá, cho vào thau, khử mùi tanh bằng 2 thìa súp rượu trắng và 1 thìa muối.
- Bước thứ 2 trong cách làm ruốc cá quả cho bé ăn dặm là: Bỏ đầu và đuôi cá, moi sạch ruột cá và máu tanh ở sống lưng.
- Bước thứ 3 trong cách làm ruốc cá quả cho bé ăn dặm là: Thái lát gừng và 3 củ hành tím. Xếp gừng và hành tím vào bụng cá, đặt ở trên mình cá và trên đĩa hấp
- Bước thứ 4 trong cách làm ruốc cá quả cho bé ăn dặm là: Đem cá đi hấp trên lửa lớn. Không ít mẹ băn khoăn thời gian hấp cá để làm ruốc nên kéo dài bao lâu? Trong trường hợp này, mẹ hấp trong vòng 15 phút thôi nhé. Mẹ không nên luộc cá vì sẽ làm mất đi vị ngọt của cá và không nên hấp quá lâu vì cá sẽ rất mềm, khó lóc thịt. Cách làm ruốc cá quả cho bé ăn dặm là chỉ cần hấp vừa chín tới là được.
- Bước thứ 5 trong cách làm ruốc cá quả cho bé ăn dặm là: Chờ cá nguội, mẹ lọc thịt, lột bỏ da và xương cá.
- Bước thứ 6 trong cách làm ruốc cá lóc là: Mẹ dùng một cái rây, cho miếng cá vào rây và dùng tay chà xát miếng cá cho tơi ra, lấy phần xương cá sót lại (nếu có). Mẹ không nên xay vì làm thế, ruốc sẽ bị lợn cợn xương cá.
- Bước thứ 7 trong cách làm chà bông cá lóc là: Bắc chảo lên bếp, cho vào 3 thìa súp dầu điều (hoặc dầu ăn), đun nóng.
- Bước thứ 8 trong cách làm ruốc cá quả cho bé ăn dặm là: Cho tỏi và hành tím băm nhuyễn vào phi thơm. Sau đó bạn vớt tỏi và hành tím ra, chỉ để lại dầu. Cách này giúp dầu thơm hơn.
- Bước thứ 9 trong cách làm ruốc cá quả cho bé ăn dặm là: Cho cá vào chảo xào trên lửa nhỏ. Đảo đến khi cá khô lại. Mẹ nên dùng chảo chống dính để cá không dính xuống đáy chảo. Mẹ đảo cá 30 phút thì tắt bếp.
- Bước thứ 10 trong cách làm ruốc cá quả cho bé ăn dặm là: Để làm hỗn hợp gia vị, mẹ bắc nồi lên bếp, cho vào 1 thìa súp đường, 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp hạt nêm, bật bếp đun cho gia vị tan ra thì tắt bếp.
- Bước thứ 11 trong cách làm ruốc cá quả cho bé ăn dặm là: Bật chảo ruốc cá, để lửa nhỏ, rưới hỗn hợp gia vị vào, đảo đều thêm 15 phút để ruốc khô. Chờ cá nguội thì bảo quản trong hộp thủy tinh để ruốc không bị mốc. Như vậy, mẹ đã hoàn thành cách làm chà bông cá lóc cho bé ăn dặm rồi đấy.
Cá quả ít mỡ, rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai, trẻ em và mẹ cho con bú. Do đó, mẹ đừng quên mỗi tuần cho con 2 bữa cá các loại để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh và thông minh nhé. Hy vọng cách làm ruốc cá quả cho bé ăn dặm mà MarryBaby hướng dẫn sẽ giúp ích cho mẹ nhé!
Xuân Thảo