Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Truy tìm lời giải đáp: Thụ tinh nhân tạo có phải con mình không?

Thụ tinh nhân tạo là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn sớm có con. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn cản trở các cặp đôi sử dụng kỹ thuật này, một trong số đó là thụ tinh nhân tạo có phải con mình không. Cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Thụ tinh nhân tạo là gì?

Thụ tinh nhân tạo hay IUI (Intrauterine Insemination) là thụ tinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ chọn lọc tinh trùng khỏe nhất của người chồng để bơm vào buồng tử cung của người vợ vào thời điểm rụng trứng. Từ đó, tinh trùng sẽ bơi vào ống dẫn trứng và thụ tinh với trứng của người vợ. Quá trình thụ thai sau đó sẽ diễn ra như trong cơ thể phụ nữ như bình thường.

Bên cạnh tìm hiểu thụ tinh nhân tạo là gì, khái niệm thụ tinh nhân tạo cũng hay bị nhầm lẫn với thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). IVF cũng là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho vợ chồng hiếm muộn, tuy nhiên cách thức tiến hành có chút khác biệt. Theo đó, bác sĩ sẽ cho trứng và tinh trùng kết hợp ở ngoài cơ thể. Phôi thai được tạo ra từ sự kết hợp của trứng và tinh trùng, sau đó sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung trong cơ thể phụ nữ. Từ đây, phôi sẽ làm tổ, phát triển thành thai nhi như thụ thai tự nhiên.

>>Bạn có thể quan tâm: Chi phí thụ tinh nhân tạo cho mẹ đơn thân là bao nhiêu?

Quy trình thụ tinh nhân tạo

Trước khi tìm hiểu thụ tinh nhân tạo có phải con mình không? Bạn cần hiểu quy trình thụ tinh nhân tạo như thế nào để giúp cặp đôi chữa vô sinh, hiếm muộn.

  • Bước 1: Kích thích buồng trứng

Bước kích thích buồng trứng vô cùng quan trọng vì sẽ tạo ra từ 2 – 3 nang noãn trưởng thành để sẵn sàng cho quá trình thụ tinh. Số nang noãn càng nhiều thì khả năng mang đa thai sẽ càng cao.

>>Bạn có thể quan tâm: Thuốc kích rụng trứng có giúp mang thai không? Những điều cần lưu ý!

  • Bước 2: Chuẩn bị tinh trùng và lọc rửa

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy tinh trùng từ người nam. Sau đó, khi đã thu thập đủ sẽ mang đi lọc rửa và tách khỏi những phần khác của tinh dịch. Tiếp đó, phần tinh trùng được chọn lọc sẽ được bảo quản trong một chiếc bình nhỏ và được giữ ấm cẩn thận. 

  • Bước 3: Bơm tinh trùng

Trước tiên, bác sĩ sẽ vệ sinh cổ tử cung sạch sẽ và bơm tinh trùng vào buồng tử cung bằng ống vô trùng. Thời gian bơm tinh trùng thường kéo dài 3-5 phút. Tinh trùng bơm vào buồng tử cung càng sớm thì tỉ lệ thành công sẽ càng cao.

>>Bạn có thể quan tâm: Dấu hiệu thụ thai sớm dễ thấy nhất dành cho mẹ mong con

Thụ tinh nhân tạo có phải con mình không?

Thụ tinh nhân tạo được đánh giá là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mang lại tỷ lệ thành công rất cao. Tuy nhiên, các cặp đôi vẫn không khỏi lo lắng, liệu thụ tinh nhân tạo có phải con mình không?

Bản chất của phương pháp này là sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. Do đó, em bé sinh ra sẽ mang đặc điểm của cả bố lẫn mẹ. Vậy trường hợp nào câu trả lời cho thắc mắc thụ tinh nhân tạo có phải con mình không là “không phải”?

Câu trả lời nằm ở đây, dẫu quy trình kiểm soát các mẫu tinh trùng và trứng của từng người được diễn ra cực kỳ cẩn thận để hạn chế nhầm lẫn, Thế nhưng, rủi ro sai sót vẫn có thể xảy ra ở các bệnh viện, trung tâm hỗ trợ sinh sản. Đến nay, thế giới vẫn gần như chưa ghi nhận trường hợp “bơm nhầm” tinh trùng của người nam vào tử cung của một người phụ nữ khác không phải vợ của người đó. 

Như vậy, cặp đôi có thể yên tâm đưa ra kết luận cho “thụ tinh nhân tạo có phải con mình không?”. [key-takeaways title=””]

Từ quy trình mô tả ở trên, câu trả lời cho câu hỏi thụ tinh nhân tạo có phải con mình không là “có” bạn nhé. Bởi tinh trùng được sử dụng để thụ thai là của người chồng, trứng là của người vợ nên chắc chắn đứa trẻ sinh ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo là con ruột của cả hai vợ chồng.

[/key-takeaways]

Thụ tinh nhân tạo có đau không – những thắc mắc phổ biến xoay quanh thụ  tinh nhân tạo - Chia sẻ kiến thức mỗi ngày

Lưu ý giúp cặp đôi thụ tinh nhân tạo thành công

Sau khi đã có cho mình câu trả lời về thụ tinh nhân tạo có phải con mình không, bạn có thể muốn biết làm sao để vợ chồng thực hiện thụ tinh nhân tạo thành công 100%. Cặp đôi nên lưu ý những điều sau đây:

  • Về cơ sở vật chất

Cặp đôi cần đảm bảo chọn bệnh viện hoặc trung tâm y tế có cơ sở vật chất, máy móc hiện đại. Bởi đây là điều kiện quan trọng giúp mang lại hiệu quả thụ tinh nhân tạo. Bên cạnh đó, cơ sở y tế uy tín sẽ đảm bảo tốt quy trình bảo quản tinh trùng cũng như bơm tinh trùng vào tử cung, đồng thời giảm thiểu sai sót và những sự cố đáng tiếc.

  • Về bác sĩ

Cặp đôi được tiến hành thụ tinh nhân tạo bởi bác sĩ có kinh nghiệm, tay nghề cao sẽ đảm bảo tránh sai sót cho quá trình thụ tinh, tăng tỉ lệ thành công và hạn chế tối thiểu những nguy cơ về sức khỏe của người phụ nữ.

  • Về chi phí

Bên cạnh lo lắng thụ tinh nhân tạo có phải con mình không, nhiều cặp đôi cũng lo lắng về chi phí cho đợt “tìm con” này. Cặp đôi cần tham khảo nhiều bên để chọn được cơ sở có mức chi phí hợp lý, báo giá đúng cho khách hàng. Điều này sẽ giúp cặp đôi có cơ sở để việc chuẩn bị tài chính.

  • Về mặt tinh thần

thụ tinh nhân tạo có phải con mình không? Lưu ý khi thụ tinh nhân tạo

Có được câu trả lời thụ tinh nhân tạo có phải con mình không, vợ chồng có thể yên chí con sinh ra là máu mủ của mình. Điều hai người cần quan tâm lúc này là phải đồng hành cùng nhau, có quyết tâm cao và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan nhất để quá trình thụ tinh nhân tạo diễn ra suôn sẻ, tăng cơ hội có em bé cho cặp đôi.

  • Về mặt thể chất

Cặp đôi có thể tăng khả năng thành công khi thụ tinh nhân tạo bằng cách ăn các thực phẩm giúp dễ thụ thai để cải thiện chất lượng, số lượng tinh trùng và trứng. Hơn nữa, cặp đôi cũng nên có một lối sống lành mạnh, chuẩn bị tinh thần thoải mái trước khi thực hiện thụ tinh nhân tạo.

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về thắc mắc “thụ tinh nhân tạo có phải con mình không”. Hy vọng, sau khi nắm được thụ tinh nhân tạo có phải con mình không, cặp đôi sẽ không còn lăn tăn về việc lựa chọn “tìm con” bằng phương pháp này nữa.