Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì? Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc

Trẻ 7 tháng tuổi sẽ có những thay đổi lớn cả về cách thể hiện cảm xúc cũng như khả năng “tò mò” trước thế giới xung quanh. Hãy thử khám phá các kỹ năng của bé ở tuổi này mẹ nhé.

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi: Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở giai đoạn trẻ 7 tháng tuổi, chiều dài trung bình của bé trai là 69,2cm, ở bé gái là 67,3cm. 

Vậy trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Cân nặng trung bình của bé trai là 8,6kg, của bé gái là 7,9kg.

Thường trong giai đoạn từ 6 tháng đến 1 năm, chiều dài và cân nặng của bé tăng chậm hơn so với trước đó. Mỗi tháng bé chỉ tăng khoảng 300-400g và dài thêm khoảng 2cm. Đặc biệt sau 6 tháng cũng là lúc con dễ mắc các bệnh vặt nên có bé thậm chí còn không tăng kg trong vài tháng.

trẻ 7 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ 6-7 tháng tuổi: Chiều cao, cân nặng của bé bắt đầu ổn định lại, không còn tăng trưởng mạnh như những tháng trước

Trẻ 7 tháng biết làm gì? Cột mốc phát triển của trẻ

Mẹ có bao giờ thắc mắc trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì? Bây giờ mẹ hãy đối chiếu xem bé 7 tháng tuổi nhà mẹ có đạt các cột mốc phát triển sau không nhé.

1. Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì với sự phát triển thể chất?

Việc bé 7 tháng tuổi biết làm gì trước hết thể hiện ở kỹ năng vận động. Khi trẻ được 7 tháng tuổi, bé đã trở nên cứng cáp hơn và có thể thực hiện thêm một số vận động cơ bản.

  • Nghiêng người, lật người, giữ thẳng cổ đã là “chuyện nhỏ” đối với bé. Bé 7 tháng biết làm gì? Giờ đây, bé 7 tháng tuổi có thể tập ngồi một mình mà không cần sự giúp đỡ nhưng mẹ vẫn cần ở bên để theo dõi, đảm bảo an toàn cho con. Trường hợp trẻ 7 tháng chưa biết ngồi có đáng lo không? Thông thường, trẻ ở giai đoạn này đã có thể ngồi được. Tuy nhiên, nếu con vẫn chưa ngồi được thì cũng không đáng lo vì bé cần thêm thời gian để xây dựng cơ bắp vững chắc hơn.   
  • Khả năng di chuyển của trẻ 7 tháng tuổi cũng đa dạng. Theo đó mỗi bé có một cách di chuyển khác nhau, có bé thì bò, bé thì trườn, bé thì lăn, bé thì ngồi lết… Cho dù bằng cách nào cũng thấy bé thật sự rất đáng yêu. 
  • Một số bé 7 tháng tuổi còn có khả năng vịn vào vật gì đó để đứng lên một cách từ từ và chậm rãi. Hãy dành thời gian luyện tập kỹ năng này để giúp bé tăng cường cơ bắp chân, đồng thời tập cho bé quen dần với việc đi đứng mẹ nhé.
  • Thị giác của trẻ 7 tháng tuổi đã dần hoàn thiện thể hiện ở khả năng phân biệt màu sắc cũng như nhận thức về chiều sâu không gian tốt hơn. Bé có thể nhìn thấy các vật thể ở khoảng cách xa hơn so với trước đó. Đặc biệt, bé biết phán đoán khoảng cách và ném các đồ vật chính xác hơn.

[key-takeaways title=””]

Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì nữa? Nếu trong những tháng trước bé chỉ biết dùng toàn bộ bàn tay để cầm nắm đồ vật thì đến tháng thứ 7 bé có thể dùng linh hoạt các ngón tay. Trẻ 7 tháng tuổi biết cách phối hợp một cách “điêu luyện” giữa ngón cái và ngón trỏ. Chẳng hạn bé biết nhặt các vật nhỏ từ dưới đất, chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia, cầm nắm thức ăn và cho vào miệng.

[/key-takeaways]

2. Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì với sự phát triển về mặt xã hội và cảm xúc

Trẻ 7 tháng tuổi đã hình thành một số kỹ năng xã hội nhất định, cụ thể là:

  • Mặc dù chưa biết nói hoặc chỉ bập bẹ những âm ngắn nhưng bé có thể giao tiếp bằng cách riêng của mình, thông qua âm thanh phát ra và một loạt các biểu cảm khuôn mặt như cười lớn, cười khe khẽ, nhăn mặt cau mày, khóc… Bên cạnh đó, “ngôn ngữ” cơ thể cùng giọng điệu của trẻ 7 tháng tuổi càng thể hiện rõ hơn những mong muốn của mình.
  • Trẻ 7 tháng tuổi có thể hiểu và phản ứng với cảm xúc của bố mẹ. Bé mỉm cười khi thấy bố mẹ cười và sẽ khóc nếu bố mẹ tỏ ra giận dữ. Nhìn chung, trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu hiểu “nét mặt” của những người xung quanh, đặc biệt là những người chăm sóc chính như bố mẹ.
  • Lúc này bé đã biết thể hiện sự tin tưởng, cảm nhận được ai là người sẽ mang lại sự an toàn và vui vẻ cho mình. Điều này lý giải cho việc hầu hết mọi bé cưng đều không thích rời xa mẹ.
  • Trẻ 7 tháng tuổi còn biết khóc và lo sợ khi gặp người lạ, biết lắc đầu khi không thích điều gì, vui cười hớn hở khi có đồ chơi mới…
  • Bé đã hiểu được từ “không”. Khi mẹ nói “không” trước đòi hỏi của bé, một số bé sẽ rụt rè, mếu máo khóc vì không được đáp ứng nhu cầu. Nhưng cũng có bé lại thể hiện sự “cứng đầu” bằng cách xụ mặt và im lặng.
  • Bé phản ứng khi nghe gọi tên. Khi nghe bố hoặc mẹ gọi tên bé sẽ quay đầu về phía đó và đưa tay đòi bế.
  • Trẻ 7 tháng tuổi thích các hoạt động tập thể, nhất là chơi với các anh chị em và bạn bè cùng trang lứa. 
  • Trí nhớ của bé 7 tháng tuổi cũng phát triển đáng kinh ngạc. Theo đó, trong các tháng đầu bé sẽ không nhận thấy món đồ chơi của mình đã bị mẹ giấu. Nhưng trẻ 7 tháng tuổi đã bắt đầu tìm kiếm ngó trước ngó sau khi món đồ đang chơi bỗng dưng “mất tích”.

Ngoài ra, trẻ 7 tháng tuổi có thể học hỏi rất nhanh những điều đơn giản mà bố mẹ dạy (vỗ tay, mi gió, làm duyên, cụng đầu, bái ba, làm xấu…) cũng như bắt chước các ngữ điệu của người lớn.

Các mốc phát triển về mặt xã hội và cảm xúc

Một số vấn đề thường gặp ở bé 7 tháng tuổi

1. Sự phát triển của trẻ 6-7 tháng tuổi: Bé bắt đầu Mọc răng

Mọc răng là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà trẻ 7 tháng tuổi phải đối mặt. Bởi việc này có thể làm cho bé vô cùng khó chịu. Mẹ có thể hỗ trợ bé vượt qua bằng cách cho bé ăn thức ăn nghiền hoặc những món ăn mềm và dễ tiêu hóa như chuối, đu đủ chín, hồng xiêm…

Một số dấu hiệu trẻ 7 tháng tuổi mọc răng mà mẹ nên chú ý:

  • Bé bắt đầu chảy nước dãi nhiều hơn.
  • Nhai đồ chơi hoặc mút ngón tay.
  • Biếng ăn hoặc khó chịu khi ăn.
  • Hay khóc vào ban đêm và không chịu ngủ.
  • Nướu sưng đỏ.
  • Răng nhú từ từ ra khỏi nướu.
  • Sốt hoặc phát ban.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.

2. Vấn đề ăn uống

Trẻ 7 tháng tuổi sẽ cần được cung cấp từ 113-250g thực phẩm mỗi ngày bao gồm cả sữa mẹ và sữa công thức (nếu mẹ không đủ sữa cho bé). Mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm bằng cách nghiền hoặc xay nhuyễn thức ăn.

Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ 7 tháng tuổi

1. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Trẻ 7 tháng tuổi bé đã chuyển sang ăn bột mặn hoặc cháo xay. Lúc này, bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức; thức ăn dặm đóng vai trò chính yếu trong việc cung cấp dưỡng chất; đảm bảo cho sự phát triển ở trẻ.

Vì vậy, thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi phải đảm bảo cung cấp cho bé các nhóm chất béo, tinh bột, đạm, vitamin và khoáng chất.

Để thực đơn của bé đa dạng, mẹ có thể tham khảo thêm cách nấu bột cho trẻ 7 tháng tuổi như: cách nấu bột mặn cho bé, các món cháo cho bé 7 tháng tuổi.

Hoặc nếu mẹ có thể cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm theo phương pháp Baby Led Weaning.

Nếu chưa biết xây dựng thời gian ăn dặm hợp lý cho trẻ 7 tháng tuổi trong ngày, mẹ có thể xem thêm gợi ý từ chuyên gia về bảng thời gian cho bé ăn dặm.

Ngoài ra, bảng thực phẩm cho bé ăn dặm sẽ giúp mẹ biết được trẻ 7 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ.

Những lưu ý khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

  • Bên cạnh thực đơn ăn dặm, cần đảm bảo bé bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức từ 600-800ml/ngày.
  • Nên tập cho bé ăn theo khung giờ cố định để xây dựng đồng hồ sinh học về bữa ăn cho bé. Các cữ ăn dặm nên cách nhau ít nhất 4 tiếng.
  • Không ép bé ăn sẽ nảy sinh tâm lý sợ ăn, dẫn đến tình trạng biếng ăn.
  • Phải tập cho bé ngồi ghế ăn ngay từ đầu, tránh cho con vừa ăn vừa đi rong, vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi.
  • Nếu bé bị táo bón thì kiểm tra xem thực đơn của bé có đủ chất xơ chưa, nếu chưa mẹ cần tăng cường thêm rau củ, trái cây cũng như các loại thực phẩm chữa táo bón cho bé.
  • Với những thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, các loại hạt, hải sản… thì mẹ nên cẩn thận khi tập cho con ăn. Mặt khác, với bất kỳ thực phẩm mới nào, hãy luôn áp dụng quy tắc cho con ăn thử trước một lượng rất ít để kiểm tra phản ứng của cơ thể bé. Cần ghi lại những thực phẩm làm con dị ứng và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về điều này.

Trẻ 7 tháng tuổi bé đã chuyển sang ăn bột mặn hoặc cháo xay

2. Hoạt động cho bé

Để giúp trẻ 7 tháng tuổi đạt được các mốc phát triển ở những tháng tiếp theo, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để chăm sóc cũng như vui chơi cùng bé. Điều này sẽ giúp bé phát triển khả năng học hỏi, các kỹ năng trong cuộc sống đồng thời tăng thêm tình cảm gia đình.

Đặc biệt, một số bài tập, trò chơi sau rất cần thiết cho bé phát triển trí não.

  • Tập cho bé phối hợp tay, mắt và chân nhằm thúc đẩy khả năng nhận biết của não bộ. Cách đơn giản là đặt đồ chơi ở một vị trí nào đó trên sàn nhà và khuyến khích bé bò về phía đồ vật đó.
  • Chơi trò trốn tìm để khuyến khích sự phát triển trí nhớ, thị giác.
  • Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu của trẻ để giao tiếp với bé nhằm tăng khả năng tương tác với con.
  • Cho trẻ 7 tháng tuổi nghe những bài đồng dao, bài hát thiếu nhi với giai điệu đều đặn và trùng lặp.
  • Những quyển sách vải chính là phương tiện tốt nhất để bé phát triển các giác quan. Sách có thể giặt được nên đảm bảo an toàn, tha hồ cho bé gặm, nhấm. Bên cạnh những hình ảnh màu sắc kích thích thị giác, hành động lật sách hay nghe âm thanh phát ra từ sách là cách để kích thích xúc giác và thính giác của bé.
  • Cho bé ngồi ăn cùng gia đình để bé rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua việc quan sát, lắng nghe và tương tác với các thành viên trong nhà.

sách vải cho trẻ 7 tháng tuổi

3. Trẻ 7 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Hầu hết trẻ 7 tháng tuổi ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày gồm một giấc ngủ dài vào ban đêm và 2 đến 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

Trong khi một số trẻ 7 tháng tuổi ngủ xuyên đêm với một giấc dài 7-9 tiếng thì nhiều bé thức giấc ít nhất một lần giữa đêm là điều bình thường. 

Mẹ cũng có thể thấy thỉnh thoảng lịch trình giấc ngủ của con bị gián đoạn, con trằn trọc không ngủ ngon. Nguyên nhân có thể là con đang trải qua giai đoạn thoái triển giấc ngủ hoặc các mốc phát triển như mọc răng, tập ngồi, tập nói…

Để hiểu thêm thoái triển giấc ngủ là gì, mẹ có thể xem thêm tại đây.

4. Mọc răng và việc bổ sung canxi cho trẻ 7 tháng tuổi

Vào khoảng thời gian từ 5 -7 tháng, bé có thể mọc chiếc răng cửa đầu tiên ở hàm dưới. Việc chậm mọc răng không có gì đáng lo nếu con vẫn phát triển thể chất bình thường.

Nếu con chậm mọc răng kèm theo tình trạng còi cọc, chiều cao cân nặng ở mức “giới hạn dưới” trong bảng chỉ số tăng trưởng kèm theo khó ngủ, đổ mồ hôi trộm ban đêm… thì khả năng trẻ chậm mọc răng có thể là do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, chưa hợp lý.

Nếu sau 12 tháng mà trẻ vẫn chưa mọc răng thì là đáng báo động, mẹ cần cho con đi thăm khám để điều trị. Mẹ không nên tự ý bổ sung canxi cho trẻ 7 tháng tuổi, chỉ nên bổ sung canxi cho bé theo chỉ định của bác sĩ.

5. An toàn cho trẻ

5.1. Ngạt thở do sặc thức ăn hay dị vật

Do bé đã ăn dặm cũng như có thói quen xem mọi thứ nhìn thấy là “thức ăn” nên bé rất dễ rơi vào tình huống ngạt thở do sặc thức ăn hay dị vật. Đề phòng ngừa tình trạng này, mẹ nên:

  • Để xa tầm với của trẻ các vật nhỏ, tròn, trơn dễ rơi vào đường thở như cúc áo, pin…
  • Không ép trẻ ăn khi con khóc.
  • Không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây hóc như đậu phộng, rau câu, các loại quả tròn nhỏ như nhãn, sơ ri…

>> Mẹ có thể xem thêm: Xử lý khi trẻ bị hóc hay nuốt dị vật

Ngạt thở do sặc thức ăn hay dị vật

5.2. Té ngã

Bởi vì trẻ 7 tháng tuổi có thể di chuyển khắp nhà nên mẹ phải luôn theo sát con. Bé cần được bảo vệ đặc biệt vì rất dễ xảy ra va đụng, té ngã gây bầm giập, chấn thương. Mẹ lưu ý:

  • Đừng bao giờ để trẻ trên giường, ghế sofa hoặc bất kỳ đồ đạc cao nào khác mà không có người giám sát.
  • Lắp rào chắn cầu thang ngăn trẻ không bò lên lầu, dễ té ngã.
  • Để bình thủy, ấm, các vật chứa nước sôi xa tầm với của trẻ.
  • Dùng các miếng bịt cạnh để che cạnh sắc nhọn của vật dụng trong nhà.
  • Sử dụng miếng dán chống va đập đối với cửa ra vào được làm bằng kính.

5.3. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Ngay cả khi bé đã biết bò, trẻ vẫn có nguy cơ bị SIDS. Vì vậy hãy đảm bảo rằng trẻ luôn nằm ngửa để ngủ trong một không gian ngủ an toàn.

Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 7 tháng tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý đối với bé

Trẻ 7 tháng tuổi chưa biết bò có phải thiếu canxi? Bò không được các chuyên gia xếp hạng quan trọng trên biểu đồ tăng trưởng của bé vì nó không phải cột mốc chính. Dù bé chậm biết bò, không trải qua giai đoạn bò thì cũng không liên quan đến thể chất, trí tuệ cũng như tình trạng thiếu canxi. Mẹ không cần quá lo lắng. Đơn giản là bé thích “nhảy cóc” qua giai đoạn này, tiến thẳng tới giai đoạn học đi. 

>> Mẹ có thể xem thêm: Dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi 

Bé 7 tháng tuổi chưa biết trườn có cần đi khám? Trong trường hợp này, mẹ nên đưa bé đi khám chuyên khoa Vật lý trị liệu để xác định xem bé chưa trườn là do chậm hay do có bất thường về cơ xương. 

2. Lưu ý đối với mẹ

Với phụ nữ sau sinh không cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại khoảng 6-8 tuần sau sinh. Với phụ nữ cho con bú, kinh nguyệt thường quay lại trễ hơn, khoảng 6-7 tháng sau sinh. 

Khi có kinh trở lại, do thay đổi nội tiết tố nên sữa mẹ tiết ra có thể giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều đến việc cho con bú. Điều quan trọng là mẹ nên áp dụng các biện pháp ngừa thai để không có thai ngoài ý muốn.

[inline_article id=175459]

Trẻ 7 tháng tuổi khá hiếu động và tinh nghịch. Vì vậy, mẹ chăm bé sẽ cực lắm đấy. Nhưng chỉ cần nhìn con chun mũi  “làm xấu”, mẹ sẽ quên hết mệt nhọc thôi mà.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng chậm tăng cân trong 30 ngày

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi “lớn nhanh như thổi” không chỉ tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng đầy đủ; mà còn cần phân bổ các bữa ăn hợp lý. Trong bài viết, MarryBaby sẽ chỉ cho mẹ bí kíp xây dựng thực đơn và nấu các món ăn dặm cho bé cưng 7 tháng tuổi nhà mình.

1. Ba mẹ cần lưu ý gì khi cho bé ăn dặm vào 7 tháng?

Theo Hướng dẫn Dinh dưỡng tại Hoa Kỳ, bé nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời; và tiếp tục duy trì cho đến khi được 12 tháng tuổi. Do đó, mẹ không chỉ cho bé 7 tháng tập ăn dặm; mẹ cần tiếp tục cho bé bú 700ml đến 950ml sữa mẹ mỗi ngày.

Ở độ tuổi này, mẹ tuyệt đối không cho bé ăn phô mai, mật ong, các loại hạt, động vật có vỏ,… vì nguy cơ ngộ độc và dị ứng. Đồng thời, mẹ hạn chế cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng,… để tránh tình trạng gan và thận của bé phải làm việc quá tải.

Không nêm nếm gia vị như muối, đường vì ảnh hưởng tiêu cực đến thận của bé. Cha mẹ hãy cố gắng giữ lại vị nguyên bản của các món ăn; hoặc nếu muốn thì chỉ cân nhắc sử dụng gia vị ăn dặm phù hợp theo từng lứa tuổi.

Nên nấu cháo theo tỉ lệ 1:7, tức là cứ 10gr gạo thì cần nấu với 70 ml nước; điều này giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm.

Cha mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất béo trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng (cần cân bằng chất béo thực vật và chất béo động vật). Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá lạm dụng nhóm chất này.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Đảm bảo xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi đa dạng và đầy đủ các nhóm thức ăn giữa 4 nhóm chất chính:

  1. Tinh bột cung cấp năng lượng cho sự phát triển, các chức năng và hoạt động của cơ thể.
  2. Chất đạm đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển lành mạnh; và ảnh hưởng đến các chức năng chính của cơ thể.
  3. Chất béo giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K; đây là những thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống bổ dưỡng.
  4. Chất xơ, vitamin và khoáng chất hỗ trợ chuyển hóa các dưỡng chất và giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Nhóm thực phẩm cần bổ sung Các loại thực phẩm tương ứng
Rau Súp lơ trắng, bông cải xanh, bí ngô, rau chân vịt, măng tây, bắp cải, đậu xanh, bơ, cải xoăn,…
Trái cây Dâu tây, đào, các món ăn dặm từ táo, dưa, bơ, chuối, v.v.
Tinh bột Bột ngô, bánh khoai lang cho bé ăn dặm, bánh mì, ngũ cốc yến mạch; khoai tây, cháo bánh mì, gạo,…
Chất đạm Trứng, cháo thịt gà cho bé, cháo thịt heo cho bé, cháo cá hồi cho bé, đậu phụ, cháo đậu gà cho bé,…
Chất béo Sữa chua tiệt trùng nguyên béo không chứa mật ong hay đường nhân tạo

Lượng thức ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng phải phù hợp với cân nặng của bé. Không nên ép bé ăn quá nhiều hay để bé ăn quá no dẫn đến tình trạng bé chán ăn, lười ăn.

Theo UNICEF, bên cạnh 700-950ml sữa mẹ/sữa công thức; cha mẹ cần duy trì cho bé ăn từ 2-3 bữa chính/ngày. Bên cạnh đó cũng cần thường xuyên thay đổi món để tăng cảm giác thèm ăn cho bé (tuân thủ nguyên tắc thử dị ứng đồ ăn).

Sau 7h tối, mẹ nên cho bé uống sữa, tránh trẻ bị đói khi về đêm làm ảnh hưởng giấc ngủ của bé. Đôi khi để thay đổi khẩu vị, cha mẹ có thể bổ sung thêm các món luộc nhừ một chút vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng để bé dần làm quen với đồ ăn; tập cầm, nắm, mút thức ăn.

2. Món ăn dặm trong thực đơn cho bé 7 tháng chậm tăng cân

2.1 Bột rau ngót nấu kèm thịt lợn

Nguyên liệu:

  • 2 thìa bột gạo.
  • 20g thịt lợn nạc.
  • 1 lượng nhỏ rau ngót.
  • Dầu ăn cho bé dưới 1 tuổi.

Cách nấu:

  • Bước 1: Rửa sạch rau ngót, đem xay nhuyễn rồi lọc lấy nước trong.
  • Bước 2: Rửa sạch thịt lợn, rồi cho vào máy xay mịn; hoặc mẹ tự tay bằm.
  • Bước 3: Hòa nước rau ngót với bột gạo, cho thêm thịt lợn đã xay vào khuấy đều tay đến khi bột chín.
  • Bước 4: Đổ bột ra tô/bát của trẻ rồi thêm một chút dầu ăn.
Bột rau ngót nấu thịt lợn
Bột rau ngót nấu thịt lợn trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

2.2 Bột tôm nấu kèm rau cải ngọt

Nguyên liệu:

  • 2 thìa bột gạo.
  • 20g tôm.
  • 20g cải ngọt.
  • Dầu ăn dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cách nấu:

  • Bước 1: Rửa sạch tôm, bỏ vỏ, rút chỉ lưng, đem hấp chín sau đó xay nhỏ.
  • Bước 2: Cải ngọt lấy phần lá, rửa sạch với nước rồi để ráo.
  • Bước 3: Cho rau vào máy xay nhuyễn, lọc lấy phần nước trong.
  • Bước 4: Hòa nước rau cải ngọt với bột gạo, khuấy đều tay, bột đặc lại thì cho tôm vào, tiếp tục khuấy đều cho đến khi bột chín.
  • Bước 5: Đổ bột ra tô/bát của trẻ rồi thêm một chút dầu ăn.

2.3 Bột thịt lợn nấu kèm rau chùm ngây

Nguyên liệu:

Cách nấu:

  • Bước 1: Rau chùm ngây nhặt lấy lá, rửa sạch rồi xay nhuyễn.
  • Bước 2: Thái nhỏ thịt lợn, xay nhuyễn sau đó đảo qua với 1 chút dầu ăn.
  • Bước 3: Hòa tan nước lọc và bột gạo, đun trên lửa vừa.
  • Bước 4: Bột sôi khoảng 1 phút, thêm rau chùm ngây và thịt đã chuẩn bị; khuấy đều cho đến khi bột đặc lại là được.
Bột thịt lợn rau chùm ngây
Bột thịt lợn rau chùm ngây trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

2.4 Cháo chim bồ câu nấu kèm ngô ngọt

Nguyên liệu:

  • 20g thịt chim bồ câu.
  • 20g bột gạo.
  • Ngô ngọt.

Cách nấu:

  • Bước 1: Thịt chim bồ câu rửa sạch, luộc chín rồi xay nhuyễn. Sau đó xào chín với 10g ngô ngọt xay nhỏ và 1 thìa cà phê dầu ăn.
  • Bước 2: Hòa 20 gram bột gạo với nước luộc chim, đun trên lửa vừa và khuấy đều tay.
  • Bước 3: Sau 5 phút, thêm vào hỗn hợp ngô và thịt chim, tiếp tục khuấy đều cho đến khi bột chín.

2.5 Bột thịt gà nấu kèm cà rốt

Nguyên liệu:

  • 20 gram thịt gà.
  • 10 gram cà rốt.
  • 20 gram bột gạo.
  • Dầu ăn dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi

Cách nấu:

  • Bước 1: Rửa sạch và xay nhuyễn thịt gà.
  • Bước 2: Cà rốt thái nhỏ, xay nhuyễn, lọc lấy nước trong.
  • Bước 3: Xào gà cùng 1 thìa cà phê dầu ăn.
  • Bước 4: Hòa tan nước cà rốt với bột gạo, đun trên lửa vừa, thêm thịt gà đã chuẩn bị, khuấy đều cho tới khi bột chín.
Bột thịt gà nấu kèm cà rốt - thực đơn bé 7 tháng
Bột thịt gà nấu kèm cà rốt trong thực đơn cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

2.6 Bột thịt lợn nấu kèm rau dền

Nguyên liệu:

  • 20 gram bột gạo.
  • 20 gram bột thịt lợn.
  • Dầu ăn dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cách nấu:

  • Bước 1: Thịt lợn xay mịn, xào với 1 thìa dầu ăn.
  • Bước 2: Rau dền rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước trong.
  • Bước 3: Hòa tan bột gạo với nước rau dền, khuấy đều tới khi bột sệt lại, cho thêm thịt và tiếp tục đun cho đến khi bột chín

2.7 Bột lòng đỏ trứng gà nấu kèm đậu phụ

Nguyên liệu:

  • 20 gram đậu phụ.
  • 20 gram bột gạo.
  • 01 lòng đỏ trứng gà.
  • Dầu ăn dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cách nấu:

  • Bước 1: Đun sôi 20 gram đậu phụ, để ráo rồi dùng thìa nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Hòa tan bột gạo với lượng nước lọc vừa đủ.
  • Bước 3: Cho lòng đỏ trứng và đậu phụ vào một chiếc bát nhỏ, khuấy đều.
  • Bước 4: Đun hỗn hợp đã chuẩn bị cùng bột đã được hòa tan với lửa nhỏ.
  • Bước 5: Thêm dầu ăn; rồi sau đó mẹ tắt bếp khi bột sôi trở lại.
bột lòng trứng gà với đậu phụ
Món bột lòng trứng gà với đậu phụ trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

2.8 Bột tôm nấu kèm khoai mỡ

Nguyên liệu:

  • 20 gram bột gạo.
  • 05 con tôm.
  • 20 gram khoai mỡ.
  • Dầu ăn dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cách nấu:

  • Bước 1: Tôm lột vỏ, bỏ chỉ lưng rồi xay nhuyễn.
  • Bước 2: Khoai mỡ rửa hết nhựa, hấp chín sau đó xay mịn.
  • Bước 3: Hòa tan bột với nước rồi đun trên lửa vừa.
  • Bước 4: Thêm tôm và khoai mỡ, khuấy đều tay cho đến khi bột chín.
  • Bước 5: Đổ bột ra tô/bát của trẻ rồi thêm một chút dầu ăn.

2.9 Cháo thịt bò, ớt chuông, nấm rơm và ngô

Nguyên liệu:

  • 30 gram thịt bò.
  • Cháo trắng.
  • Nấm rơm, ớt chuông, ngô bao tử.
  • Dầu ăn dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi

Cách nấu:

  • Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái lát nhỏ.
  • Bước 2: Rửa sạch nấm rơm, ngô, ớt chuông, thái hạt lựu.
  • Bước 3: Đảo thịt bò với 1 chút dầu ăn, sau đó thêm các loại rau theo thứ tự: ngô, nấm rơm, ớt chuông rồi xào chín.
  • Bước 4: Thêm cháo trắng và khuấy đều tay. Đổ bột ra tô/bát của trẻ rồi thêm một chút dầu ăn.
cháo thịt bò ớt chuông cho bé 7 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm – Món cháo thịt bò ớt chuông cho bé 7 tháng tuổi

2.10 Cháo cá quả

Nguyên liệu:

  • 01 bát cháo trắng.
  • 10g cá quả lọc xương.
  • 1 thìa rau xanh giã nhỏ

Cách nấu:

  • Bước 1: Xay nhuyễn cá quả và xào chín với dầu ăn.
  • Bước 2: Bắc cháo lên bếp, thêm rau xanh, sau 2 phút thì thêm cá vào, khuấy đều cho tới khi bột chín.

2.11 Quả bơ nghiền

Nguyên liệu:

  • 01 quả bơ.
  • Sữa mẹ/sữa công thức.

Cách nấu:

  • Bước 1: Nạo phần thịt của bơ.
  • Bước 2: Thêm sữa đã chuẩn bị.
  • Bước 3: Xay thành hỗn hợp mịn rồi cho bé thưởng thức.

3. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tăng cân trong 30 ngày

Về nguyên tắc, bé sẽ bú từ 3 đến 5 cữ mỗi ngày; và ăn dặm trong 2 bữa; kèm 1 bữa tráng miệng. Trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng sau đây, MarryBaby sẽ liệt kê món ăn dặm và tráng miệng gợi ý. Còn về cữ bú sữa, mẹ tham khảo khung thời gian sau: 6 giờ sáng; 11 giờ trưa; 19h tối; và 1 cữ bú đêm tùy nhu cầu.

3.1 Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng TUẦN 1

Ngày 1:

  • Bữa 1: Cháo bột, rau xanh, thịt heo.
  • Bữa 2: Táo trộn khoai lang.

Ngày 2:

  • Bữa 1: Cháo bí đỏ nấu thịt heo.
  • Bữa 2: Dâu tây trộn sữa.

Ngày 3:

  • Bữa 1: Cháo rau chùm ngây + thịt heo.
  • Bữa 2: Chuối trộn sữa.

Ngày 4:

  • Bữa 1: Cháo gà, bắp cải.
  • Bữa 2: Bơ và chuối nghiền.

Ngày 5:

  • Bữa 1: Mì gà, cà chua, cải thảo.
  • Bữa 2: Dưa hấu nghiền.

Ngày 6:

  • Bữa 1: Bột gạo lức trộn sữa.
  • Bữa 2: Kiwi nghiền.

Ngày 7:

  • Bữa 1: Cháo thịt gà nấu với bí xanh.
  • Bữa 2: Lê Hàn Quốc hấp nghiền.
Ngày 7 - Lê hấp chín
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi – Ngày 7 – Lê hấp chín

3.2 Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng TUẦN 2

Ngày 8:

  • Bữa 1: Bột gạo lức trộn sữa.
  • Bữa 2: Sữa chua trộn dâu tây.

Ngày 9:

  • Bữa 1: Thịt gà sốt khoai tây.
  • Bữa 2: Bơ trộn sữa.

Ngày 10:

  • Bữa 1: Súp khoai lang; kèm rau cải bó xôi, đậu phụ nghiền.
  • Bữa 2: Dưa hấu nghiền.

Ngày 11:

  • Bữa 1: Đậu phụ trộn cà tím; Cháo trứng cà chua.
  • Bữa 2: Sữa chua trộn chuối.

Ngày 12:

  • Bữa 1: Đậu phụ trộn bí ngô; Cháo rau cải bó xôi.
  • Bữa 2: Kiwi nghiền.

Ngày 13:

  • Bữa 1: Cá thịt trắng trộn bắp cải; Súp khoai tây trộn sữa.
  • Bữa 2: Việt quất thái lát nhỏ.

Ngày 14:

  • Bữa 1: Mì udon nấu cá thịt trắng, cải bỏ xôi, cà rốt.
  • Bữa 2: Nho đen Mỹ cắt lát.
Ngày 14 - Nho đen Mỹ
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng Ngày 14 – Nho đen Mỹ

3.3 Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng TUẦN 3

Ngày 15:

  • Bữa 1: Cá thịt trắng kho củ cải; cháo rây.
  • Bữa 2: Bơ trộn sữa chua.

Ngày 16:

  • Bữa 1: Khoai sọ nấu rau cải; cháo trứng.
  • Bữa 2: Lê hấp nghiền.

Ngày 17:

  • Bữa 1: Mì udon sốt rau củ; thịt gà trộn khoai tây.
  • Bữa 2: Dâu tây trộn sữa.

Ngày 18:

  • Bữa 1: Cá sốt cà chua; súp cà rốt bắp cải; cháo rây.
  • Bữa 2: Sữa chua yến mạch.

Ngày 19:

  • Bữa 1: Trứng xào súp lơ; bí ngô trộn đậu phụ; cháo rây.
  • Bữa 2: Chuối nghiền.

Ngày 20:

  • Bữa 1: Gan gà nấu rau cải; khoai tây trộn trứng.
  • Bữa 2: Táo trộn sữa chua.

Ngày 21:

  • Bữa 1: Đậu phụ sốt cà chua; cá thịt trắng nấu bắp cải; cháo rây.
  • Bữa 2: Dâu tây trộn sữa.
Dâu tây trộn sữa cho bé 7 tháng
Dâu tây trộn sữa trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

3.4 Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng TUẦN 4

Ngày 22:

  • Bữa 1: Rau cải thảo nấu thịt gà; bí đỏ trộn đậu hà lan; cháo rây
  • Bữa 2: Táo trộn sữa chua.

Ngày 23:

  • Bữa 1: Súp lơ trắng sốt cà chua; cá trộn khoai lang.
  • Bữa 2: Chuối nghiền.

Ngày 24:

  • Bữa 1: Udon nấu thịt gà, cà chua, súp lơ.
  • Bữa 2: Kiwi nghiền.

Ngày 25:

  • Bữa 1: Cá thịt trắng sốt đậu hà lan; khoai sọ nghiền.
  • Bữa 2: Dưa hấu dầm.

Ngày 26:

  • Bữa 1: Trứng xào cà rốt; bí ngô trộn đậu phụ; cháo rây
  • Bữa 2: Táo trộn khoai lang

Ngày 27:

  • Bữa 1: Súp thịt gà, bắp cải; khoai tây trộn sữa.
  • Bữa 2: Bơ trộn sữa.

Ngày 28:

  • Bữa 1: Cá sốt cà chua; súp cà rốt bắp cải.
  • Bữa 2: Dâu tây dầm.

Ngày 29:

  • Bữa 1: Khoai sọ nấu rau cải; cháo trứng.
  • Bữa 2: Chuối dầm.

Ngày 30:

  • Bữa 1: Cháo cá nấu rau cải ngọt.
  • Bữa 2: Bơ dầm.
Bơ dầm
Bơ dầm – Ngày 30 trong thực đơn cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

4. Nguyên tắc cần tuân thủ khi cho bé 7 tháng tuổi tập ăn dặm

Sau khi đã biết cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi; khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, có 3 nguyên tắc cơ bản mẹ cần nhớ đó là:

  • Ăn từ loãng đến lỏng.
  • Ít đến nhiều.
  • Bắt đầu từ bột ngọt đến bột mặn.

Thời gian đầu, mẹ có thể xay nhuyễn thực phẩm để bé dễ dàng nuốt và hấp thu theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm BLW.

Khi dạ dày của bé đã làm quen mẹ có thể thử cho bé ăn dặm với một muỗng nhỏ bột loãng hoặc nước cơm; dần dần mới đa dạng hương vị với thịt bò, gà, heo, cá, trái cây, rau củ xay nhuyễn.

Với trẻ 7 tháng tuổi, mẹ cần nhớ thêm một số nguyên tắc:

  • Luôn duy trì việc bú sữa.
  • Không nêm cho gia vị vào thức ăn.
  • Thêm nhóm chất béo khi chế biến món ăn cho bé.
  • Nếu không cho bé bú mẹ nên bổ sung thêm sữa ngoài.
  • Bắt đầu kết hợp cháo với các loại thịt, cá, rau, củ…để đa dạng bữa ăn

Tháng thứ 7, mặc dù bé chưa mọc răng nhưng bé đã có những biểu hiện của việc nhau các thức ăn mềm khi bạn đưa cho bé. Trong những bữa ăn mẹ có thể bày sẵn một vài loại rau củ luộc chín mềm để bé tự chọn lựa. Đây cũng là cách cho bé tập mút và cắn thức ăn mềm như rau, thịt. Tuy nhiên mẹ cần chú ý tránh trường hợp bé nhuốt cả miếng to vào dạ dày mà chưa được nhai kỹ.