Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Bật mí thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì giúp trẻ cao lớn vượt trội

Do đó, để trẻ có thể tăng trưởng tốt nhất về chiều cao, việc xây dựng khẩu phần ăn phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Mẹ có thể lên thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì theo gợi ý sau đây từ MarryBaby mẹ nhé!

Khi nào trẻ bước vào tuổi dậy thì?

Tùy theo tốc độ phát triển, tình trạng thể chất của trẻ và các yếu tố khác mà độ tuổi dậy thì ở mỗi trẻ sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, cột mốc dậy thì trung bình ở các bé gái là từ khoảng 11 tuổi và ở các bé trai là từ khoảng 12 tuổi. 

Các bé gái sẽ thường kết thúc tuổi dậy thì của mình vào khoảng 14 tuổi và các bé trai sẽ kết thúc tuổi dậy thì vào khoảng 15-16 tuổi.

Sự thay đổi đáng kinh ngạc về chiều cao ở tuổi dậy thì

Việc có thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì phù hợp vô cùng quan trọng bởi trong suốt giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để cải thiện tầm vóc của mình. Theo đó, chiều cao của trẻ tăng trung bình khoảng 6cm mỗi năm trong suốt những năm đầu đời. Sau đó là giai đoạn tăng trưởng chậm hơn một ít ngay trước tuổi dậy thì. Khi bắt đầu dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ tăng nhanh khoảng 8cm/năm.

Tốc độ tăng trưởng cao nhất về chiều cao ở các bé gái thường xảy ra vào khoảng 6-12 tháng trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt và sau đó sẽ chậm lại đáng kể. Sau chu kỳ kinh nguyệt, các bé gái thường có thể cao thêm khoảng 5-7 cm.

Tuổi dậy thì của các bé trai thường chậm hơn so với các bé gái khoảng 2 năm và cũng thường kéo dài hơn so với trẻ em gái. Thông thường, tốc độ tăng trưởng cũng như thời gian dậy thì của trẻ sẽ tạo nên sự chênh lệch chiều cao trung bình giữa nam và nữ trưởng thành là 11-13 cm. 

thực đơn ăn uống tăng chiều cao

Các dưỡng chất cần thiết trong thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì cho trẻ

Để trẻ có thể có chiều cao vượt bậc, khi lên thực đơn ăn uống tăng chiều cao cho trẻ trong độ tuổi dậy thì, mẹ cần lưu ý giúp trẻ cân bằng giữa các nhóm chất sau:

Canxi

Một trong những thành phần quan trọng nhất đối với sự phát triển về chiều cao của trẻ trong giai đoạn tuổi dậy thì chính là canxi. Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến tình trạng tăng trưởng chậm và dẫn đến loãng xương, dễ gặp các vấn đề về xương khớp sau tuổi trưởng thành.

[inline_article id=233445]

Chất đạm (Protein)

Chất đạm là một dưỡng chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về chiều cao của trẻ trong giai đoạn dậy thì. Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung cho bé khoảng 70-80g chất đạm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. 

Khi lên thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì, mẹ nên cân bằng giữa hai nguồn đạm là đạm động vật và đạm thực vật mẹ nhé!

Sắt – khoáng chất cần thiết trong thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì

Thiếu hụt sắt có thể khiến cơ thể thiếu máu và ảnh hưởng chung đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn dậy thì.

Vitamin D

Cũng như canxi, vitamin D có tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển xương khớp của trẻ, giúp xương chắc khỏe hơn, cứng cáp hơn và thúc đẩy quá trình tăng chiều cao ở trẻ.

Vitamin C

Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn cũng như giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế các loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

>>> Bạn có thể xem thêm: 7 thực phẩm chứa vitamin C, sánh với cam, giúp tăng sức đề kháng chống virus corona

Lysin

Lysin giúp cung cấp acid amin để trẻ có thể cải thiện chiều cao trong giai đoạn dậy thì. Do đó, khi lên thực đơn ăn uống tăng chiều cao cho trẻ, mẹ nên chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa lysin mẹ nhé.

thực đơn tăng chiều cao sau tuổi dậy thì

Thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì

Salad gà

Món salad gà sẽ giúp cung cấp hàm lượng protein từ thịt gà để phát triển cơ bắp và vóc dáng của trẻ. Hơn nữa, salad còn có canxi, sắt, magie và kali để trẻ có thể cao lớn hơn, khỏe mạnh hơn. 

Một điểm cộng khác của món salad gà chính là món ăn này rất giàu chất xơ, giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Cá hồi áp chảo sốt chanh dây

Nếu mẹ chưa biết nên chế biến món ăn nào, lên thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì như thế nào, hãy thử ngay món cá hồi áp chảo dùng kèm với sốt chanh dây mẹ nhé!

Cá hồi là nguồn cung cấp omega-3, một dưỡng chất tương đối quan trọng đối với sức khỏe của con. Món cá hồi béo áp chảo với phần da giòn nhẹ kết hợp cùng sốt chanh dây chua ngọt sẽ kích thích vị giác của trẻ, giúp con có một món ăn ngon miệng và có lợi đối với sự phát triển chiều cao của con.

Sữa chua trái cây

Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa có chứa hàm lượng canxi vô cùng dồi dào. Do đó, mẹ có thể thử cho con dùng sữa chua trái cây như một món tráng miệng hoặc món ăn xế để hỗ trợ con trong quá trình phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì. Hơn nữa, nếu chọn các loại trái cây như kiwi, dâu tây, việt quất,… thì mẹ còn có thể bổ sung một lượng vitamin C giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ phát triển một cách tốt nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Top 6 thực phẩm cần có trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13

Trong bài viết sau đây MarryBaby sẽ bật mí những thực phẩm mẹ nên bổ sung trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 của con. Mẹ cùng khám phá xem đó là những thực phẩm nào mẹ nhé!

Tuổi dậy thì – giai đoạn quan trọng để trẻ cải thiện tầm vóc

Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể con bạn có nhiều thay đổi trên cơ thể, đặc biệt là về chiều cao. Thông thường, tuổi dậy thì sẽ là 11 tuổi đối với trẻ em gái và 12 tuổi đối với trẻ em trai. Quá trình dậy thì sẽ kéo dài một vài năm và kết thúc ở tuổi 14 với trẻ em gái và và 15-16 tuổi đối với trẻ em trai.

Trong giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ có sự thay đổi chóng mặt. Cụ thể, trẻ có thể cao hơn đến 8-12cm/năm. Khi trẻ 13 tuổi – độ tuổi dậy thì, một lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa.

>>> Bạn có thể xem thêm: Tuổi dậy thì là gì và những vấn đề bố mẹ có con từ 10-15 tuổi cần lưu ý

Nguyên tắc dinh dưỡng trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13

Các chuyên gia dinh dưỡng và nhi khoa cho biết, việc có một thực đơn giúp tăng chiều cao khi trẻ tròn 13 tuổi cùng với các nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý chính là chìa khóa để trẻ có đôi chân dài, cứng cáp và khỏe mạnh. Khi xây dựng thực đơn ăn uống tăng chiều cao cho trẻ ở độ tuổi 13, mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Uống nhiều nước: Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất khi xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh chính là uống đủ nước. Việc uống đủ lượng nước mà cơ thể cần có thể giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ lợi ích từ chế độ dinh dưỡng và các bài tập. Do đó, mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ 1.5-2 lít nước mỗi ngày.
  • Bữa sáng lành mạnh: Một thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 lành mạnh và hợp lý cần tập trung vào bữa ăn sáng nhiều hơn bởi bữa sáng sẽ giúp thúc đẩy sự trao đổi chất bên trong cơ thể trẻ. Quá trình trao đổi chất diễn ra sẽ giúp trẻ hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn, từ đó phát triển chiều cao tốt hơn.
  • Ăn đúng giờ, đủ dinh dưỡng: Để trẻ có thể phát triển chiều cao tối đa, nên xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 phù hợp, cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất thiết yếu, không bỏ qua bất kỳ một nhóm dưỡng chất nào, đặc biệt là canxi, protein, vitamin D và các khoáng chất. Ngoài ra, nên chú ý đến từng bữa ăn, đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ mỗi ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn có thể giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, hạn chế tình trạng tích trữ chất béo và giúp tăng chiều cao dễ dàng hơn.

thực đơn ăn uống tăng chiều cao

Cần bổ sung thực phẩm nào trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 của trẻ?

Trứng

Trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Bên trong trứng (đặc biệt là trứng gà) có chứa hàm lượng protein, canxi và vitamin rất cao để không chỉ hỗ trợ trẻ tăng chiều cao mà còn giúp trẻ cải thiện sức đề kháng tổng thể.

Thực phẩm giàu protein từ động vật

Protein là thành phần đặc biệt quan trọng để trẻ tăng trưởng chiều cao. Mẹ có thể lên thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 cho trẻ với các món ăn từ thịt gà, thịt bò, cá ngừ, cá hồi,… mẹ nhé!

Đậu nành

Để lên thực đơn tăng chiều cao hiệu quả, mẹ nên chú ý cân bằng giữa nguồn protein động vật và protein thực vật. Trong đó, đậu nành là một trong những nguồn cung cấp lượng protein thực vật vô cùng dồi dào. Hơn nữa, đậu nành cũng rất dễ tìm và có thể chế biến thành nhiều món ăn, thức uống khác nhau để kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ ngon miệng hơn.

Trái cây và rau củ quả tươi

Các loại rau xanh, rau mầm, củ quả tươi và các loại trái cây, chẳng hạn như cà rốt, đu đủ, bông cải hoặc rau bó xôi rất giàu vitamin A có lợi với sự phát triển xương và mô cho trẻ. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm các loại trái cây có múi, các loại quả mọng như bưởi, cam, dâu tây, việt quất, kiwi,… vào thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 bởi các loại trái cây này có chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.

Đặc biệt, bổ sung trái cây và rau củ quả còn giúp cung cấp chất xơ để ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp hấp thu các dưỡng chất khác tốt hơn. 

thực đơn tăng chiều cao hiệu quả

Bột yến mạch

Các món ăn từ bột yến mạch như cháo yến mạch cá hồi, bánh yến mạch socola, bánh mì yến mạch nguyên cám,… có chứa hàm lượng protein cao nhưng lượng chất béo rất thấp. Do đó, mẹ có thể bổ sung các món ăn này vào thực đơn tăng chiều cao cho trẻ để giúp trẻ có thể cao lớn vượt trội.

Sữa và thực phẩm làm từ sữa

Sữa và các chế phẩm làm từ sữa, chẳng hạn như phô mai, bơ, sữa chua, váng sữa,… đều chứa một lượng lớn canxi có lợi đối với sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ trong giai đoạn dậy thì. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này còn chứa vitamin A giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Với 6 nhóm thực phẩm trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 này, trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình trong giai đoạn vàng. Vì thế, hãy áp dụng ngay và chế biến cho trẻ những món ăn ngon, hiệu quả trong việc phát triển thể chất của con mẹ nhé!

>>> Bạn có thể xem thêm: 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

7 Điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15

Vì thế, việc xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phù hợp là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Khi lên thực đơn cho con, mẹ cần lưu ý những vấn đề gì? Cùng MarryBaby khám phá ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Vai trò của dinh dưỡng đối với việc phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì ở mỗi trẻ thường sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em sẽ bước vào giai đoạn dậy thì trong khoảng từ 11 tuổi (đối với trẻ em gái) và 12 tuổi (đối với trẻ em trai) và kết thúc khi trẻ được khoảng 15-16 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi trên cơ thể, chẳng hạn như chiều cao tăng đáng kể, các bé gái bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng, các bé trai có giọng trầm hơn (hay còn gọi là hiện tượng bể giọng),…

Trong quá trình trẻ phát triển chiều cao vào độ tuổi dậy thì, việc xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng là yếu tố chiếm đến 32% khả năng tác động đến chiều cao của trẻ. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất, cao hơn cả yếu tố di truyền (23%) và rèn luyện (22%).

Top 7 điều mẹ cần lưu ý khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15

thực đơn tăng chiều cao trong 1 tuần

Cần cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất

Khi nhắc đến vấn đề tăng chiều cao cho trẻ, nhiều người chỉ tập trung vào các loại thực phẩm chứa canxi. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm bởi một thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 nói riêng và độ tuổi dậy thì nói chung cần cân bằng giữa 4 nhóm dưỡng chất: chất đạm – tinh bột – chất béovitamin và các khoáng chất khác.

>>> Bạn có thể xem thêm:

Không bổ sung quá nhiều canxi

Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, cải xoăn,… vào trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 của trẻ chính là chìa khóa giúp trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng trong giai đoạn từ 14-18 tuổi, cơ thể của trẻ chỉ cần 1.300mg canxi/ngày mà thôi.

Việc bổ sung canxi quá mức cần thiết có thể gây táo bón, thậm chí dẫn đến tình trạng sỏi thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phải có đầy đủ 3 bữa chính

Một trong những nguyên tắc ăn uống quan trọng nhất để đảm bảo trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí não chính là không bỏ bữa. Mỗi ngày, trẻ cần ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. 

Mẹ tuyệt đối không nên để trẻ bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ trong giai đoạn dậy thì.

Đa dạng hóa các loại thực phẩm và món ăn của trẻ

Một lưu ý cho mẹ khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 cho trẻ chính là nên hạn chế cho trẻ ăn một món ăn hoặc một loại thực phẩm liên tục trong nhiều ngày.  Thay vào đó, cần thường xuyên thay đổi các món ăn, đa dạng hóa các loại thực phẩm để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể thử bày trí theo nhiều cách khác nhau để tạo cảm hứng cho con trong việc ăn uống.

Lên thực đơn dựa trên nhu cầu của trẻ

Một thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 chuẩn chính là thực đơn phù hợp với nhu cầu – sở thích của trẻ. Mẹ nên dựa trên thể trạng của trẻ để xác định con cần bổ sung những nhóm chất nào.

Ngoài ra, nên ưu tiên lựa chọn các món ăn mà trẻ thích vì điều này sẽ giúp trẻ có thể ăn ngon hơn.

Không có thực đơn tăng chiều cao trong 1 tuần

Việc tăng chiều cao ở trẻ trong giai đoạn tuổi dậy thì là một hành trình dài và cần có sự kiên nhẫn. Sẽ không thể có bất kỳ sự thay đổi ngắn nào chỉ trong 1-2 tuần. Do đó, mẹ nên đồng hành cùng trẻ và giúp trẻ kiên nhẫn, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để chờ đợi kết quả sau một khoảng thời gian thay đổi chế độ ăn uống mẹ nhé!

thực đơn ăn uống tăng chiều cao

Dinh dưỡng không phải là tất cả

Tuy một thực đơn ăn uống tăng chiều cao phù hợp có thể hỗ trợ trẻ cải thiện chiều cao của mình như mong đợi nhưng điều này không đồng nghĩa với việc dinh dưỡng là tất cả những gì trẻ cần để có thể phát triển thể chất.

Để trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình, bên cạnh việc xây dựng cho con thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phù hợp, mẹ nên khuyến khích trẻ có lối sống lành mạnh:

  • Tập thể dục thể thao: Các hoạt động như bóng đá, cầu lông, bơi lội, tập yoga, chạy bộ,… đều có thể giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả.
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc: Trong khoảng 22 giờ đến 1 giờ, tuyến yên sẽ sản xuất nội tiết tố tăng trưởng và giúp xương được phát triển tốt nhất. Do đó, mẹ nên nhắc nhở trẻ đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ để tăng chiều cao tốt hơn. 
  • Uống đủ nước: Nước đưa các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Do đó, việc uống đủ nước sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất từ các món ăn trong thực đơn mà mẹ xây dựng cho con, từ đó giúp trẻ cải thiện chiều cao của mình.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể của trẻ, làm chậm quá trình phát triển và khiến trẻ không thể cải thiện chiều cao như ý muốn. Mẹ nên hướng dẫn trẻ cụ thể về tác hại của việc sử dụng các chất kích thích để tránh trẻ tò mò và dùng thử.

15 tuổi – cuối giai đoạn dậy thì, trẻ vẫn có thể cao hơn nếu có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Do đó, đừng bỏ qua các lưu ý để có thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 chuẩn chỉnh nhất cho con yêu mẹ nhé!