Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu đau dạ dày nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Đối với các bà bầu đau dạ dày thì càng nên có một thực đơn ăn uống cho hợp lý và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hãy tham khảo cách lên thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày theo gợi ý sau của MarryBaby mẹ nhé.

1. Nguyên nhân bà bầu bị đau dạ dày

Trước khi tìm hiểu thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày cần có gì, mẹ cần biết nguyên nhân gây đau là gì, từ đó cải thiện tình trạng thông qua chế độ ăn uống.

Các nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày cho bà bầu thường là do:

  • Thói quen ăn uống. Trong thời gian mang thai nhiều bà bầu thèm ăn chua. Tuy nhiên đồ chua như xoài, ổi, cóc,.. chứa nhiều acid nên sẽ khiến tổn thương niêm mạc dạ dày của mẹ bầu.
  • Đau dạ dày nhẹ ở giai đoạn đầu thai kỳ (trong 12 tuần đầu) thường là do tử cung của mẹ mở rộng, dây chằng căng ra khi thai nhi to lên; nội tiết tố thay đổi dẫn đến táo bón, đầy hơi cũng khiến bà bầu đau dạ dày (1).
  • Khi mang thai, hormone progesterone tăng lên khiến tình trạng đầy bụng (do đầy hơi) ở mẹ bầu tăng lên. Progesterone cũng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và đẩy tình trạng đầy hơi thêm khó chịu.
  • Nhiều mẹ lo lắng và suy nghĩ nhiều, nhất là khi mang thai lần đầu. Điều này dẫn đến stress – một trong số các nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến hiện nay

thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày 2

2. Bà bầu đau dạ dày phải làm sao?

Bổ sung rau xanh, chất xơ trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Ăn nhiều chất xơ không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện bệnh đau dạ dày ở các mẹ bầu

Thực đơn dành cho bà bầu khi bị đau dạ dày nên có: bắp cải, xà lách, rau chân vịt, xà lách xoong, bông cải xanh… Nhưng vài loại rau khác nên hạn chế như: ngải cứu, rau răm, rau sam, súp lơ, rau ngót

Tinh bột tốt nên có trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Tinh bột chiếm 65-75% năng lượng của cơ thể. Đối với bà bầu bị đau dạ dày tinh bột còn giúp giảm các cơn đau, giảm ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. 

Mẹ bầu nên tham khảo và bổ sung các loại tinh bột tốt có trong: yến mạch, khoai lang, gạo lứt… Những loại tinh bột này vừa ít đường, vừa giúp mẹ no lâu.

Sữa chua cũng nên bổ sung trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Trong sữa chua có chứa nhiều probiotic, Bifidobactoria và Lactobacillus là các loại lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Probiotic làm giảm các triệu chứng như: rối loạn tiêu hóa khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng. Bên cạnh đó, men vi sinh probiotic có trong sữa chua giúp kháng viêm rất tốt. Những lợi khuẩn này còn giúp tăng sức đề kháng, làm cơ thể mẹ bầu miễn dịch tốt hơn.

Bà bầu đau dạ dày nên ăn gì? Thực phẩm giàu omega-3 

Omega-3 là hoạt chất tốt cho hệ tiêu hóa và các bộ phận khác trong cơ thể. Để bổ sung đủ lượng omega, các mẹ nên ăn các loại hạt, cá hồi, cá thu, súp lơ trắng nhé.

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên có các loại trái cây

Tiêu thụ những loại trái cây chứa ít axit, có thể kể đến như chuối, dưa gang,… có thể hỗ trợ giảm đầy hơi, ợ nóng cho bà bầu, từ đó giảm triệu chứng đa dạ dày khi mang thai. Mặt khác, mận khô, lê, táo,… có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón – nguyên nhân gây đau dạ dày ở bà bầu.

Bà bầu đau dạ dày nên uống nhiều nước

Nước giúp giảm chứng ợ nóng, ngoài ra cũng giúp bà bầu giảm táo bón khi mang thai. Theo Dietitians of Canada (Chuyên gia dinh dưỡng Canada), mẹ bầu nên uống khoảng 9 ly nước một ngày (tương đương 2,3 lít).

[inline_article id= 239773]

2. Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày gợi ý 

Các thực phẩm như đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen giúp thanh nhiệt. Các loại hạt chứa nhiều chất béo tốt và protein. Rau xanh, bắp cải, măng tây cung cấp vitamin và giàu chất xơ cho mẹ bầu. Cụ thể, MarryBaby gợi ý đến mẹ thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày tham khảo sau đây

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày: Thực đơn thứ 1

Bữa sáng

  • Cháo đậu đỏ với thịt heo
  • Uống 1 ly sữa tươi
  • Tráng miệng bằng 1 hũ sữa chua.

Bữa trưa 

  • Cơm trắng hoặc cơm gạo lứt
  • Cá hồi sốt bơ
  • Canh gà hạt sen.
  • Tôm xào măng.

Bữa tối

  • Cơm gạo lứt
  • Vịt hầm hạt sen
  • Tôm xào măng tây

Bữa phụ

  • Trái cây giàu vitamin C như: dâu, cam, kiwi
  • Bánh bí đỏ nướng, đồ ăn vặt cho mẹ bầu

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày: Thực đơn thứ 2

Bữa sáng

  • Súp gà đậu xanh
  • 1 ly sữa hạt (hạnh nhân, hạt điều tươi)

Bữa trưa

  • Cơm trắng 
  • Canh khoai tây hầm xương
  • Cá hồi sốt bơ
  • Súp lơ luộc

Bữa tối

  • Cháo yến mạch
  • Canh gà củ sen

Bữa phụ

  • Bánh quy dành cho bà bầu.
  • Các loại hạt như: Óc chó, mắc-ca, hạnh nhân, hạt điều…

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày: Thực đơn thứ 3

Bữa sáng

  • Phở bò
  • 1 ly sữa đậu nành

Bữa trưa

  • Cơm gạo lứt
  • Sườn heo và đậu gà sốt cà chua
  • Canh bí đỏ

Bữa tối

  • Salad trái cây (chuối, táo, rau bina, nho khô, hạt điều rang, bắp cải tím)
  • Ức gà nướng sốt mật ong
  • Ăn cùng bún gạo lứt

Bữa phụ

  • Sinh tố bơ chuối
  • Bánh biscotti mix các loại hạt

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày: Thực đơn thứ 4

Bữa sáng

  • Cơm tấm sườn
  • 1 ly nước ép táo

Bữa trưa

  • Bánh mì ngũ cốc nguyên cám nướng, ăn kèm với súp rau củ hầm thịt bò
  • Tráng miệng: Dưa gang

Bữa tối

  • Cơm trộn hạt quinoa, đậu đen
  • Cá sốt cam
  • Canh súp lơ nấu với thịt bằm

Bữa phụ

  • Sữa chua nếp cẩm
  • Granola hỗn hợp các loại hạt

>>> Mẹ hãy xem thêm: Đồ ăn vặt cho bà bầu ngon, bổ theo từng giai đoạn

thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày 3

3. Thực phẩm không nên có trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Mẹ nên tránh ăn những thức ăn không tốt cho dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bao gồm:

  • Thực phẩm chua, chứa nhiều acid 

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày không nên có nhiều thực phẩm chua vì nó không tốt cho bà bầu bị đau dạ dày. Chúng làm tăng kích thích tiết dịch axit dạ dày dẫn đến tăng viêm loét, làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày.

  • Đồ ăn chưa chín nên được loại bỏ khỏi thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Những đồ ăn tái, chưa chín dù rất ngon miệng nhưng luôn tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm cho mẹ bầu. Vì chúng chứa nhiều vi khuẩn, giun sán,.. và chúng sẽ khiến mẹ đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Từ đó gây ra những ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày.

  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

Nếu ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ như: thức ăn nhanh, đồ chiên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Chúng còn làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, khiến bệnh đau dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn. Mẹ nên loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nhé. 

  • Đồ uống có cồn và caffeine

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày cân nhắc hạn chế caffein vì làm giảm khả năng hấp thu sắt, canxi và các chất dinh dưỡng khác khiến thai nhi chậm phát triển. Khi uống nhiều bia rượu sẽ khiến thai nhi ra đời bị rối loạn hành vi, ảnh hưởng thị giác, thính giác, hệ miễn dịch kém.

>>> Mẹ hãy xem thêm: Bà bầu đau dạ dày có nên ăn bánh mì không và câu trả lời ngạc nhiên

4. 3 chữ “không” khi bà bầu đau dạ dày 

Bên cạnh những lưu ý về thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày, mẹ bầu cũng nên hạn chế các việc sau để giảm tình trạng bị đau dạ dày nhé.

thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày 1

  • Không ăn quá nhiều: Ăn quá no khiến dạ dày căng lên và không tiết ra dịch tiêu hóa đủ, khiến thức ăn không thể tiêu hóa nhanh.
  • Không ăn trước khi ngủ: Khi bạn nằm xuống, dạ dày đầy thức ăn khiến axit tràn lên cổ họng gây nên chứng trào ngược dạ dày. Tốt nhất là không ăn bất cứ thứ gì trong ít nhất 3 giờ trước khi nằm xuống giường.
  • Uống nước ấm trước khi ngủ: Uống khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ nhằm giúp giải độc tự nhiên và cải thiện chức năng cho hệ tiêu hóa. 

Với các gợi ý về thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên cần có gì, kiêng gì, hi vọng sẽ giúp mẹ bầu sớm có những thay đổi phù hợp trong chế độ ăn uống và sớm vượt qua tình trạng này.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thực đơn cho bà bầu hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai

Thực đơn cho bà bầu có quan trọng không? Có thể nói dinh dưỡng là yếu tố quan trọng bậc nhất trong thai kỳ. Dinh dưỡng khi mang thai tốt sẽ giúp bé sinh ra có cân nặng tốt, hạn chế những dị tật trong thời kỳ bào thai, giúp bé phát triển trí não tốt, thậm chí có thể hạn chế những bệnh lý mãn tính như béo phì, tiểu đường…

Riêng đối với mẹ, dinh dưỡng tốt và hợp lý sẽ giúp mẹ tăng cân đúng mức, giúp tăng sức đề kháng, có sức khỏe để chịu đựng những thay đổi trong thai kỳ, giảm tai biến sản khoa và làm tăng khả năng tạo sữa mẹ sau sinh…

Thực đơn cho bà bầu sao cho đủ dinh dưỡng?

Để xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu, bạn cần biết các loại thực phẩm mẹ bầu ăn hàng ngày đều cung cấp các dưỡng chất vào thai nhi, giống như “mẹ ăn gì con ăn nấy”. Vì vậy trong thời gian thai kỳ, chị em nên bỏ hết các thực đơn ăn kiêng, mà nên ăn đủ chất, đa dạng thực phẩm.

Mẹ cũng không nên kiêng đường hay tinh bột, chất đạm cũng vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bị nghén thèm ăn món nào đấy, cũng không nên ăn quá nhiều sẽ khiến thai nhi bị thừa chất.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng Việt Nam, thực đơn cho bà bầu được xây dựng trên nhu cầu về năng lượng, protein, chất béo, glucid dành cho phụ nữ mang bầu theo từng nhóm tuổi và thời kỳ mang thai theo quý, như sau:

  • Đa dạng thực đơn cho mẹ bầu mỗi tuần giúp mẹ bầu ốm nghén ăn ngon miệng hơn. Theo các tổ chức và hiệp hội thì mức năng lượng cho phụ nữ có thai rất khác nhau.
  • Nhìn chung không có khuyến cáo tăng năng lượng cho phụ nữ mang thai ở thời kỳ đầu (3 tháng đầu). Mức năng lượng nên đảm bảo từ 30kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
  • Tuy nhiên, hầu hết nhu cầu năng lượng cho phụ nữ có cân nặng bình thường cần tăng thêm 300 calo/ngày ở 3 tháng giữa và tăng 500kcal/ngày ở 3 tháng cuối.
thực đơn cho mẹ bầu
Đa dạng thực đơn cho mẹ bầu mỗi tuần giúp mẹ bầu ốm nghén ăn ngon miệng hơn

1. Nhu cầu khuyến nghị về protein (chất đạm)

Nhu cầu về protein trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa tăng 15g/ngày (tổng số là 80g/ngày) và 18g/ngày cho 3 tháng cuối (tổng số là 90g/ngày). Protein có nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng, sữa…) nên chiếm > 50% trong tổng số protein.

Ngoài ra, thực đơn cho bà bầu nên có các loại đậu đỗ, lạc, vừng vừa cung cấp thêm đạm và chất béo thực vật. Tuy nhiên, những tháng cuối nếu bị phù bạn nên giảm lượng protein ăn vào, giảm xuống tối đa 20% nhu cầu năng lượng.

Ví dụ: 1 quả trứng cho 7–10g protein, 100g thịt nạc cho 20-23g protein.

2. Nhu cầu khuyến nghị về lipid (chất béo)

Năng lượng từ chất béo nên chiếm từ 20-25% tổng nhu cầu năng lượng (khoảng 60g chất béo/ngày). Trong đó nguồn acid béo không no nên chiếm 2/3 tổng số, thường có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật, cá béo, dầu ăn…

Chất béo (lipid) giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, K, E cần thiết cho cả mẹ và bé, giúp xây dựng các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào thần kinh.

Chế độ ăn cần hợp lý, đảm bảo và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm (protein), tinh bột (glucid), chất béo (lipid), vitamin và khoáng chất.

Bên cạnh đó, thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu cũng cần đảm bảo cung cấp chất xơ từ mức 20-22g/ngày.

Ăn đa dạng thực phẩm, rau xanh và hoa quả để cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết (đặc biệt chú ý lượng acid folic trong 3 tháng đầu thai kỳ). Các loại rau xanh như rau muống, rau cải, rau dền… có chứa nhiều loại vitamin C, carotene, B12, sắt, acid folic… các loại quả chín như chuối, đu đủ, cam, xoài… cũng cần thiết cho bà mẹ. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn củ cải trắng được không? Tất cả thông tin và giải đáp ở đây cho mẹ bầu

Chú ý nên hạn chế ăn mặn, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ bị phù thì lượng muối đảm bảo <5g/ngày (tương đương 1 thìa ăn sữa chua) và cũng để tránh những tai biến khi đẻ.

Không nên dùng các loại đồ uống kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc. Giảm ăn các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi.

Cách tính: 1g protein (chất đạm) cho 4kcal; 1g lipid (chất béo) cho 9kcal, 1g glucid (bột đường) cho 4kcal.

Nếu như có tổng số calo, có nhu cầu về protein, về lipid và về glucid thì từ đó mẹ sẽ tính ra số lượng thịt, cá hay cơm mà mình cần trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Mẹ có thể tham khảo thêm bảng thành phần các thực phẩm. Trong một số tài liệu đều có ghi rõ: ví dụ thức ăn A cung cấp bao nhiêu năng lượng, bao nhiêu gram của protein, lipid, glucid… để xây dựng thực đơn cho bà bầu. 

Thực đơn món ăn cho bà bầu: 7 ngày trong tuần
Bà bầu không cần ăn quá nhiều nhưng cần đầy đủ chất dinh dưỡng theo từng mốc thai kỳ

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu (tam cá nguyệt thứ 1)

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ nên đạt mục tiêu tăng 1-2kg là hợp lý.

Giai đoạn này là cực kỳ quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi trong 6 tháng tiếp theo, bà mẹ cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng, theo dõi cân nặng, uống bổ sung sắt, acid folic, các vi chất theo khuyến nghị cũng như cần có một chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng. Một vài điểm cần lưu ý:

– Chất đạm (protein) đặc biệt quan trọng ở 3 tháng đầu cho việc tạo hình và xây dựng các cơ quan, tổ chức của thai nhi như tủy sống, não, tim, phổi, gan và nhất là tế bào thần kinh… nên cần ăn tăng cường các thực phẩm giàu đạm như: trứng, sữa, thịt, cá, đậu đỗ… tăng 15g/ngày (tổng số khoảng 80g đạm/ngày).

– Uống mỗi ngày 1 viên gồm 60mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic.

Đa số phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi vì nghén trong những tuần đầu tiên có thể gây ra khó khăn cho việc tuân thủ theo chế độ ăn như khuyến cáo. Tuy nhiên, có thể thực hiện một số điểm sau:

  • Thực đơn món ăn cho bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn, 5-6 bữa/ngày. Uống nhiều nước.
  • Nên có các thức ăn vặt tốt cho sức khỏe như trái cây, các loại hạt, sữa và sản phẩm từ sữa…
  • Tránh thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo, ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu và nấu chín, không ăn đồ sống, tái.
  • Giảm các loại đồ ăn vặt nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Ngoài ra, cũng nên kết hợp thêm các bài tập thể dục nhịp nhàng như hít thở, yoga bà bầu… để tiêu hóa tốt hơn, giảm ốm nghén, ăn ngon hơn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thực đơn cho bà bầu thiếu máu được nhiều người áp dụng nhất!

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa (tam cá nguyệt thứ 2)

3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn phát triển nhanh của thai nhi vì vậy thực đơn cho bà bầu cần được đáp ứng đủ năng lượng, cần tăng thêm 300kcal/ngày. Có mối liên quan chặt chẽ giữa năng lượng trong khẩu phần, mức tăng cân của mẹ và cân nặng của trẻ sơ sinh.

Vì vậy, khi năng lượng khẩu phần của phụ nữ mang thai không đáp ứng đủ nhu cầu sẽ làm cho mức tăng cân trong thai kỳ thấp dẫn đến cân nặng của trẻ sơ sinh cũng thấp, dễ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai.

Mức tăng cân đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên duy trì ở mức 0,3-0,5kg/tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. 

Chú ý:

  • Thực đơn món ăn cho bà bầu vẫn tiếp tục uống bổ sung viên sắt và acid folic (60mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic).
  • Canxi: Cần cho quá trình hình thành khung xương của thai nhi cũng như các chuyển hóa khác trong cơ thể. Nhu cầu canxi hằng ngày của phụ nữ mang thai tổng lượng cần thiết là 1.000 – 1.200mg/ngày. Đây là giai đoạn phát triển về khung xương, chiều cao của trẻ nên mẹ bầu cần chú ý ăn các thực phẩm giàu canxi, kẽm như: tôm, cua, sữa, thủy sản, trứng… Ngoài chế độ ăn thông thường cần đảm bảo 6 đơn vị sữa hoặc chế phẩm từ sữa/ngày.
  • Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích. Chú ý tới việc sử dụng thuốc cũng như kháng sinh trong thời kỳ mang thai.
  • Giảm ăn các gia vị cay, chua như ớt, tiêu, giấm, tỏi…
  • Uống nhiều nước, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế ăn mặn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu đau dạ dày nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối (tam cá nguyệt 3)

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn tốc độ phát triển cân nặng của thai nhi nhanh nhất, vì vậy thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ cần đảm bảo đầy đủ, đa dạng đáp ứng nhu cầu của thai nhi, đặc biệt cần:

  • Tăng nhu cầu năng lượng thêm 500kcal/ngày. 
  • Chất đạm (protein) tăng 18g/ngày, tổng số đạt 90g/ngày.

DHA là một trong những acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ có nhiều trong các nguồn như dầu cá, cá béo: cá hồi, cá thu, cá ngừ, óc chó, hạt lanh… mẹ bầu nên chú ý những thực phẩm này đặc biệt trong thực đơn bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ.

Khoáng chất: 

  • Canxi (1.000-1.200mg/ngày), phụ nữ mang thai thiếu canxi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, chuột rút, ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi… Vì vậy bổ sung canxi đủ và đúng liều là hết sức cần thiết.
  • Sắt (60mg sắt nguyên tố/ngày): Tham gia vào quá trình tạo máu, có nhiều trong thịt đỏ, trứng, đậu đỗ các loại, rau củ xanh đậm… Sắt từ thực phẩm có nguồn gốc động vật dễ hấp thu hơn thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chú ý bổ sung thêm vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt. 
  • Kẽm: Tham gia vào quá trình phát triển chiều cao của trẻ và tăng hệ miễn dịch của trẻ. Nguồn cung cấp tốt là thịt, cá, hải sản, đặc biệt là nhuyễn thể như ốc, hến, trai…
  • Magie: Nguồn thực phẩm giàu magie bao gồm: hạnh nhân, hạt bí ngô, đậu đen, lúa mạch… cần thiết cho đồng hóa canxi cũng như giảm các triệu chứng chuột rút ở bà bầu.
  • Iốt: thiếu iốt ở phụ nữ thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi thiếu iốt nặng, trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác. Nguồn thức ăn giàu iốt là những thức ăn từ biển như cá biển, sò, rong biển… Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên sử dụng muối, bột canh có tăng cường iốt.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách bổ sung vitamin cho bà bầu đúng và đủ theo từng giai đoạn thai kỳ

Vitamin:

  • Vitamin A (500mcg/ngày): Chế độ ăn của phụ nữ có thai cần đảm bảo đủ nhu cầu vitamin A trong suốt thời gian mang thai. Sau khi sinh, chế độ ăn của người mẹ cần đủ nhu cầu vitamin A để cung cấp vitamin A cho trẻ qua sữa mẹ. Sữa, trứng… là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng hấp thu và dự trữ trong cơ thể. Các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ, là những thức ăn có nhiều beta caroten vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A. 
  • Vitamin D (5mcg/ngày): Giúp hấp thu và chuyển hóa các chất khoáng cần thiết như canxi, phốt pho vào cơ thể. Khi mang thai, nếu cơ thể thiếu vitamin D dễ gây các hậu quả như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường nhưng thóp sẽ lâu liền. Những phụ nữ có thai nên dành thời gian tắm nắng khoảng 20-30 phút/ngày, sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như phô mát, cá, trứng, sữa, hoặc các thực phẩm có tăng cường vitamin D. 
  • Folate (400mcg/ngày): Tham gia tạo máu và hình thành ống thần kinh. Thiếu folate ở người mẹ có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Folate có vai trò bảo vệ chống lại những khiếm khuyết của ống thần kinh ở thai nhi. Nguồn cung cấp folate có nhiều trong các trái cây, rau xanh, trứng nhưng trong khẩu phần thường không đủ, vì vậy người mẹ cần được bổ sung acid folic khi mang thai và dự phòng thiếu folate từ 3 tháng trước khi mang thai…
  • Vitamin B1: Là yếu tố cần thiết để chuyển hóa glucid. Ngũ cốc và các loại hạt họ đậu là nguồn cung cấp vitamin B1, giúp chống được bệnh tê phù.
  • Vitamin B2: tham gia quá trình tạo máu nên nếu thiếu vitamin B2 sẽ gây thiếu máu nhược sắc. Vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu… Các hạt ngũ cốc toàn phần là nguồn B2 tốt nhưng bị giảm đi nhiều qua quá trình xay xát.
  • Vitamin C: có vai trò lớn trong việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ bữa ăn, góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong các quả chín. Rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt nhiều trong quá trình nấu nướng.

3 tháng cuối  không chỉ là quãng thời gian thai nhi phát triển nhanh nhất mà còn là thời điểm để cơ thể mẹ bầu chuẩn bị “vỡ chum”. Vì vậy cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như theo dõi sự phát triển của thai kỳ. Bạn nên thực hiện thực đơn bà bầu theo chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo từ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

Thực đơn bà bầu tham khảo món ăn các bữa chính: 7 ngày trong tuần

Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối
Thứ 2
  • Kiểu Tây: Low-Gi muesli – Sữa chua – Trái cây
  • Kiểu Việt: Bún bò – Nước ép cam
  • Kiểu Tây: Gà salad bơ – Rau xanh – Phô mai
  • Kiểu Việt: Cơm gạo lứt – Thịt kho tàu – Cải xào thịt bò – Canh bầu nấu tôm
  • Kiểu Tây: Thịt bò sốt nấm – Rau bó xôi – trứng luộc
  • Kiểu Việt: Cơm gạo lứt – Tôm rim – Canh rau dền thịt bằm
Thứ 3
  • Kiểu Tây: Trứng luộc – Bánh mì bơ
  • Phở gà – Nước ép táo dâu
  • Kiểu Tây: Các loại rau xanh, cà rốt, ớt đỏ, cà chua, rau diếp
  • Kiểu Việt: Cơm trắng – Sườn kho khoai tây – Rau muống xào – Canh rau ngót nấu sườn
  • Kiểu Tây: Thịt gà phi lê nhồi phô mai, bánh mì ăn kèm
  • Kiểu Việt: Cơm trắng – Đậu hũ sốt thịt bằm – Canh bí đỏ – Trái cây
Thứ 4
  • Kiểu Tây: Bánh mì trứng, cà chua, phô mai
  • Kiểu Việt: Bánh giò – Nước ép lựu
  • Kiểu Tây: Bò sốt nấm, bánh mì nướng – Salad Nga
  • Kiểu Việt: Cơm trắng – Khổ qua xào trứng – Thịt heo nướng – Canh chua
  • Kiểu Tây: Pizza hải sản – Kem
  • Kiểu Việt: Cơm gạo lứt – Gà kho – Rau lang luộc – Canh bí đao – Sữa chua
Thứ 5
  • Kiểu Tây: Bánh yến mạch, mật ong, một ít trái cây
  • Kiểu Việt: Bánh cuốn – Nước dừa
  • Kiểu Tây: Súp rau củ – Gà nhồi nấm
  • Kiểu Việt: Cơm trắng – Rau luộc kho quẹt – Canh khoai sọ nấu sườn – Trái cây
  • Kiểu Tây: Mì Ý hải sản
  • Kiểu Việt: Cơm gạo lứt – Ngó sen xào tôm – Cá lóc kho tộ – Canh khổ qua – Trái cây
Thứ 6
  • Kiểu Tây: Bánh Pancake – Ngũ cốc
  • Kiểu Việt: Bún cá – Nước ép cam táo
  • Kiểu Tây: Salad các loại – Súp nấm
  • Kiểu Việt: Cơm trắng – Sườn xào chua ngọt – Thiên lý xào bò – Canh khoa mỡ
  • Kiểu Tây: Sushi chay, rau củ luộc
  • Kiểu Việt: Cơm gạo lứt – Tôm rang thịt – Đậu que xào – Bầu luộc
Thứ 7
  • Kiểu Tây: Bột ngũ cốc – Chuối – Sữa
  • Kiểu Việt: Cơm tấm – Nước ép thơm
  • Kiểu Tây: Salad rau nấm, bơ, rau củ – Sườn nướng
  • Kiểu Việt: Gà nấu hạt điều – Bánh flan
  • Kiểu Tây: Ức gà nướng – Rau củ nướng
  • Kiểu Việt: Lẩu gà nấm
Chủ nhật
  • Kiểu Tây: Bánh mì nướng bơ đậu phộng – Trái cây
  • Kiểu Việt: Hoàng thánh – Sữa chua
  • Kiểu Tây: Khoai tây nghiền, phô mai – Bò áp chảo
  • Kiểu Việt: Bún và riêu cá chép
  • Kiểu Tây: Cá chẽm phi lê áp chảo, măng tươi nướng
  • Kiểu Việt: Lẩu cua đồng

Mẹ có thể tham khảo thử thực đơn món ăn cho bà bầu vào con không vào mẹ theo những đề xuất trên đây. Việc ăn quá nhiều không những không mang lại lợi ích cho sự phát triển của thai nhi mà còn khiến bà bầu tăng cân nhanh chóng.

[inline_article id=186266]

Các mẹ sẽ trở nên nặng nề và phải đối mặt với các nguy cơ tiểu tường, huyết áp, sản giật trong thai kỳ. Bên cạnh đó, thai nhi quá lớn sẽ làm giảm khả năng sinh thường và mẹ phải nhờ đến sự can thiệp bằng phẫu thuật.