Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Lưu ngay 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ để lợi sữa và liền sẹo

Bài viết dưới đây sẽ gợi ý 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ giúp nhanh liền sẹo và đảm bảo cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Cùng tham khảo danh sách cơm cữ dành cho mẹ sinh mổ để áp dụng cho bữa ăn hàng ngày mẹ nhé!

Sức khỏe của mẹ sau sinh mổ

Sau sinh mổ, người mẹ có thể trải qua những tình trạng dẫn đến thời gian ở cữ trở nên khó khăn hơn. Chúng ta sẽ điểm qua những điều khiến mẹ gặp rối trước khi tìm hiểu 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ nhé.

  • Táo bón: Thuốc kháng sinh, mất nước, nhu động tiêu hóa giảm làm phân di chuyển khó, chế độ ăn uống và vận động chưa hợp lý.
  • Sữa về chậm: Do mẹ không cho con bú ngay mà phải đợi ít nhất 2 tiếng ở phòng hồi sức. Cảm giác đau đớn ở vết mổ, ảnh hưởng từ thuốc gây tê và thuốc kháng sinh cũng làm sữa về chậm hơn gây mất sữa tạm thời.
  • Mất nhiều thời gian phục hồi: Người mẹ phải mất khoảng 1 tuần để vết thương liền chắc bên ngoài, 1 – 2 tháng để lành cả bên trong, và 2-3 tháng để tạo sẹo.

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh vùng kín sau sinh thường và sinh mổ thay đổi như thế?

Thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ
Sau sinh mổ mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe

Nguyên tắc xây dựng 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ

Khi xây dựng 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh lành vết mổ sau sinh. Dưới đây là nguyên tắc xây dựng các bữa cơm cữ dành cho mẹ sinh mổ:

  • Thức ăn cho mẹ sau sinh mổ cần phải được nấu chín.
  • Bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa, có thể làm tăng tiết sữa cho con bú
  • Sử dụng thực phẩm sạch, biết rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến thức ăn cho sản phụ
  • Bữa ăn phải có đầy đủ các nhóm chất cơ bản: Bao gồm chất đạm, đường, tinh bột và chất béo
  • Tránh các thực phẩm có thể gây làm mủ, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tổn thương và khiến vết mổ để lại sẹo xấu.
  • Trong những ngày đầu sau mổ nên hầm nhừ, băm nhỏ thức ăn hoặc chia thành nhiều bữa trong ngày để giảm gánh nặng tiêu hóa cho mẹ.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu protein, chất sắt, vitamin và khoáng chất trong thực đơn để ngăn ngừa thiếu máu, làm nhanh lành tổn thương và giúp cho sức khỏe của mẹ phục hồi trong thời gian sớm nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm vấn đề món ăn cho bà đẻ giàu dinh dưỡng cho nguồn sữa về dồi dào để hiểu rõ hơn nguyên tắc thiết kế thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1 tháng.

Thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ
Trong 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ cần lành tính, dễ tiêu hóa và bổ dưỡng

Tiêu chí khi lên thực đơn cho mẹ sinh mổ

Trước khi tham khảo 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ; bạn cần nắm chắc các tiêu chí sau khi lên thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1 tháng gồm:

  • Thực đơn đủ 4 nhóm chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và vi chất
  • Cần thêm các món ăn giàu sắt, đạm, vitamin và khoáng chất khác: Vì các món ăn này sẽ giúp vết mổ  của bạn mau lành
  • Tránh thực phẩm tạo mủ có thể để lại sẹo: Bạn nên tránh ăn các thực phẩm dễ gây sẹo lồi và tạo mủ như thịt bò, tôm, rau muống,…
  • Các món ăn dễ tiêu hóa, tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa: Nếu bạn ăn các món ăn khó tiêu có thể gây áp lực lên hệ tiêu hoá dẫn đến khó tiêu và đầy bụng.
  • Luôn lựa chọn thực phẩm chế biến kỹ càng (ăn chín uống sôi) không ăn đồ tái sống: Những thực phẩm sống thể là nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc hoặc nhiễm giun sán.
  • Chia thành nhiều bữa nhỏ cho mẹ bầu, không nên ăn quá nhiều trong một bữa: Việc ăn từng ít một sẽ không làm cho bạn quá no gây khó chịu và giúp duy trì cân nặng cho bạn.

18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ ngon bổ

Dựa trên những rắc rối mà mẹ sinh mổ gặp phải, chúng ta có thể đề xuất 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ như sau:

18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ ngon bổ mẹ nên áp dụng ngay cho bữa cơm cữ bà đẻ nhé

>> Bạn có thể xem thêm: Kiêng cữ sau sinh mổ như thế nào để giúp sản phụ mau phục hồi?

Những lưu ý khi ăn uống cho mẹ sau sinh mổ

Để lên được bữa cơm cữ bà đẻ ngon và bổ dưỡng bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Khi nấu, nên tránh các loại rau gia vị như lá lốt, rau răm, gừng tỏi, bạc hà… vì chúng có thể làm giảm lượng sữa.
  • Trong thực đơn bà đẻ mổ không nên ăn quá no, đó chính là lý do chúng tôi chia thực đơn sau sinh mổ làm nhiều bữa.
  • Rau củ chỉ nên nấu chín tới để giữ được vitamin, thịt cá phải nấu chín kỹ để loại bỏ các loại vi khuẩn và giun sán gây hại, còn hoa quả phải rửa sạch, ngâm nước muối và gọt vỏ trước khi ăn.
  • Cơm gạo lứt dành cho những mẹ muốn giảm cân sau sinh.
  • Mẹ có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào sức ăn của mình, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất trong các thực phẩm kể trên trong thực đơn bà đẻ mổ.
  • Mẹ cần tìm cách tăng cường trao đổi chất bên trong cơ thể để có thể hấp thu dinh dưỡng cũng như chuyển hóa dinh dưỡng vào sữa mẹ tốt nhất. Nếu cơ thể mẹ không thể hấp thụ dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng, mẹ sẽ gặp phải tình trạng ăn bao nhiêu cũng không tăng cân hoặc dù tăng cân vèo vèo những vẫn không có sữa.
  • Mẹ có tăng huyết áp nên nêm lạt, mẹ có tiểu đường ăn ít ngọt.

[inline_article id=188101]

Nhìn chung người mẹ sinh mổ sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn mẹ sinh thường, chẳng thế mà người ta vẫn nói sinh mổ làm tổn hại 3 năm tuổi thọ. Vì thế việc lên 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ ngon, bổ dưỡng, khoa học sẽ giúp mẹ nhanh hồi phục và chăm sóc bé tốt hơn.