Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Gợi ý thực đơn rau củ cho bé ăn dặm giàu vitamin và đủ dinh dưỡng

Là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào cho cơ thể, rau củ là thành phần không thể thiếu trong bất cứ bữa ăn nào, nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên, trong muôn vàn các loại rau củ, mẹ nên chọn thực đơn rau củ cho bé ăn dặm như thế nào? Cách chế biến ra sao để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bé, vừa thuận tiện nhất cho mẹ? MarryBaby giúp mẹ vài gợi ý nhỏ nhé!

Lý do cần bổ sung rau củ quả vào thực đơn ăn dặm của bé

Trong rau củ quả có chứa nhiều chất xơ, các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của bé. Đặc biệt, trong thời gian bé ăn dặm, việc bổ sung thực đơn rau củ cho bé ăn dặm sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé làm việc tốt hơn.

Chất xơ là chất mà cơ thể không tiêu hóa được nhưng lại có rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của cơ thể. Chất xơ giúp cho lợi khuẩn đường ruột (là hệ thống vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa) phát triển. Từ đó hệ tiêu hóa của bé sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tiêu hoá thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Bữa ăn không có chất xơ làm bé dễ bị táo bón, dẫn đến rất nhiều hậu quả về sau như bé biếng ăn, mệt mỏi, chậm lớn…

thực đơn rau củ cho bé ăn dặm
Thực đơn rau củ cho bé ăn dặm

Hơn nữa, thực đơn rau củ cho bé ăn dặm có chứa hàm lượng vi chất dinh dưỡng rất cao như protein, các loại vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… góp phần quan trọng cho sự phát triển của hệ thống cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là các vitamin A, B, C có từ rau xanh và trái cây sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ dị ứng cho bé và mắc các bệnh nhiễm khuẩn; giúp cơ thể đào thải chất độc và giúp bé hấp thu chất sắt tốt hơn. Ngoài rau củ quả ra thì hầu như các loại thực phẩm khác chứa không đầy đủ và rất ít các vi dưỡng chất. Chính vì thế, cho dù bé ăn nhiều tới đâu mà ăn thiếu rau củ quả thì bé vẫn sẽ bị còi xương, thấp bé và suy dinh dưỡng.

Do đó, thực đơn ăn dặm từ trái cây và thực đơn rau củ cho bé ăn dặm không chỉ làm cho bữa ăn của bé thêm phong phú hấp dẫn mà còn cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.

Thực đơn rau củ cho bé ăn dặm

1/ Thực đơn rau củ cho bé ăn dặm đối với bé 4 – 6 tháng (giai đoạn bắt đầu)

Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, lại khá “lành” với hầu hết trẻ em, bơ là lựa chọn hoàn hảo cho các bé mới bắt đầu tập ăn dặm.

Bước 1: Lựa một quả bơ chín, lột vỏ, loại bỏ những chỗ có tì vết.

Bước 2: Cắt bơ thành từng miếng nhỏ, nghiền nhuyễn mịn.

Mách nhỏ cho mẹ: Bơ ngon là những trái có màu xanh đậm, vỏ xù xì, thô ráp. Khi lắc sẽ nghe được tiếng hột rung bên trong. Phần thịt bơ gần vỏ nhất sẽ có màu xanh lá và chuyển vàng dần khi càng tiến tới hột bơ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đủ dinh dưỡng theo từng tháng tuổi

  • Đậu cove, đậu đũa, đậu hà lan

Mẹ có thể dùng đậu tươi hoặc đậu đông lạnh đều được.

Bước 1: Với đậu tươi, cắt bỏ 2 đầu và rửa sạch. Nếu dùng đậu đông lạnh, rã đông theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Bước 2: Hấp hơi hoặc luộn chín cho đến khi đậu mềm. Nếu dùng đậu hoàn lan, mẹ nên tách hạt ra khỏi vỏ trước khi hấp.

Bước 3: Xay nhuyễn phần đậu đã chín mềm. Dùng phần nước còn lại sau khi hấp/ luộc đậu để pha loãng hỗn hợp cho bé dễ ăn hơn.

Lưu ý dành cho mẹ: Đậu cô-ve và đậu hoàn lan thường rất khó để xay mịn hoàn toàn, nên tốt nhất mẹ nên dùng máy xay thay vì dùng ray hoặc dằm nát bằng muỗng. Ngoài ra, sau khi xay, mẹ có thể lọc lại hỗn hợp một lần nữa để bớt lợn cợn.

Đậu hòa lan cho bé ăn dặm
Đậu hòa lan giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé
  • Bí đỏ

Ngoài beta-caroten tốt cho sự phát triển thị giác của trẻ, bí đỏ còn chứa vitamin C, K, B9, B3 và nhiều loại khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, magie, phốt pho…

Bước 1: Cắt đôi quả bí và vét sạch hạt
Bước 2: Đổ nước vào nồi, mực nước cao khoảng 2,5cm rồi úp mặt nửa trái bí xuống đáy nồi
Bước 3: Bỏ nồi vào lò nướng 400 độ và nướng trong vòng 40 phút cho đến khi vỏ nhăn lại và thịt bí mềm rồi múc thịt bí ra khỏi vỏ

Bước 4: Ray/xay nhuyễn/dằm nát phần thịt bí rồi thêm nước lọc vào để hỗn hợp mịn và loãng hơn.

Nếu không muốn dùng lò nướng, mẹ có thể cắt bí thành từng miếng, hấp hơi hoặc luộc cho đến khi bí chín mềm.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bé mấy tháng ăn được hành tỏi? Cách nấu ăn với hành tỏi cho bé

  • Khoai lang

Bước 1: Rửa sạch, lấy nĩa găm lên để tạo thành vài lỗ nhỏ cho khoai mau chín rồi cho vào giấy bạc quấn lại. Với lò vi sóng, mẹ có thể dùng giấy bọc nhựa quấn khoai lại hoặc chỉ cần nhúng củ khoai vào nước mà không cần quấn giấy bọc rồi quay trong vòng 8 phút hay cho đến khi khoai mềm.

Bước 2: Cho khoai đã quấn giấy bạc vào lò nướng 210 độ C và nướng trong khoảng 30 phút hay cho đến khi khoai mềm

Bước 3: Xay nhuyễn mịn phần thịt khoai. Với khoai nướng, nên lột vỏ sạch trước khi xay. Nếu không muốn dùng lò nướng, mẹ có thể hấp hoặc luộc chín khoai. Phần nước luộc khoai có thể được sử dụng để làm loãng hỗn hợp cho bé dễ ăn hơn.

2/ Thực đơn rau củ cho bé ăn dặm đối với bé 6-8 tháng (giai đoạn 2)

  • Bí đao

Bước 1: Rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng lát hay miếng nhỏ

Bước 2: Hấp bí đến khi mềm rồi ray/xay nhuyễn

Bước 3: Thêm chút nước để pha loãng hợp hợp cho bé dễ ăn

Bí đao cho bé ăn dặm
Có vị thanh mát và giàu vitamin, bí đao là lựa chọn tuyệt vời cho bé ăn dặm
  • Cà rốt

Bước 1: Gọt vỏ và cắt thành từng khoanh nhỏ

Bước 2: Cho cà rốt vào dụng cụ hấp rồi đổ nước vừa đủ rồi hấp cho đến khi nà cà rốt mềm

Bước 3: Ray/xay nhuyễn cà rốt rồi thêm chút nước để pha loãng hỗn hợp cho bé dễ ăn

Lưu ý dành cho mẹ: Với cà rốt, mẹ không nên dùng phần nước còn lại sau khi hấp để pha loãng thức ăn cho những bé dưới 8 tháng để tránh trường hợp nitrat ngấm vào trong thức ăn.

>>> Bạn có thể tham khảo: 4 cách nấu cháo khoai tây cho bé ăn dặm vừa ngon vừa bổ dưỡng

  • Rau củ thập cẩm

Bước 1: Cho tất cả nguyên liệu bao gồm các loại đậu, bí đao, khoai đã cắt nhỏ vào nồi và đổ nước vừa ngập mặt

Bước 2: Nấu cho đến khi rau củ mềm

Bước 3: Xay nhuyễn hỗn hợp rồi dùng phần nước còn lại pha loãng để cho bé dễ ăn

Lưu ý dành cho mẹ: Với các bé dưới 12 tháng tuổi, thay vì sử dụng muối và đường, mẹ nên dùng các loại gia vị khác như quế, bột tỏi, hạt tiêu…

[inline_article id=79007]

Qua đây, hi vọng mẹ đã biết một số thực đơn rau củ cho bé ăn dặm ngon và bổ dưỡng cho bé yêu rồi!