Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Bật mí thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì giúp trẻ cao lớn vượt trội

Do đó, để trẻ có thể tăng trưởng tốt nhất về chiều cao, việc xây dựng khẩu phần ăn phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Mẹ có thể lên thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì theo gợi ý sau đây từ MarryBaby mẹ nhé!

Khi nào trẻ bước vào tuổi dậy thì?

Tùy theo tốc độ phát triển, tình trạng thể chất của trẻ và các yếu tố khác mà độ tuổi dậy thì ở mỗi trẻ sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, cột mốc dậy thì trung bình ở các bé gái là từ khoảng 11 tuổi và ở các bé trai là từ khoảng 12 tuổi. 

Các bé gái sẽ thường kết thúc tuổi dậy thì của mình vào khoảng 14 tuổi và các bé trai sẽ kết thúc tuổi dậy thì vào khoảng 15-16 tuổi.

Sự thay đổi đáng kinh ngạc về chiều cao ở tuổi dậy thì

Việc có thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì phù hợp vô cùng quan trọng bởi trong suốt giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để cải thiện tầm vóc của mình. Theo đó, chiều cao của trẻ tăng trung bình khoảng 6cm mỗi năm trong suốt những năm đầu đời. Sau đó là giai đoạn tăng trưởng chậm hơn một ít ngay trước tuổi dậy thì. Khi bắt đầu dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ tăng nhanh khoảng 8cm/năm.

Tốc độ tăng trưởng cao nhất về chiều cao ở các bé gái thường xảy ra vào khoảng 6-12 tháng trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt và sau đó sẽ chậm lại đáng kể. Sau chu kỳ kinh nguyệt, các bé gái thường có thể cao thêm khoảng 5-7 cm.

Tuổi dậy thì của các bé trai thường chậm hơn so với các bé gái khoảng 2 năm và cũng thường kéo dài hơn so với trẻ em gái. Thông thường, tốc độ tăng trưởng cũng như thời gian dậy thì của trẻ sẽ tạo nên sự chênh lệch chiều cao trung bình giữa nam và nữ trưởng thành là 11-13 cm. 

thực đơn ăn uống tăng chiều cao

Các dưỡng chất cần thiết trong thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì cho trẻ

Để trẻ có thể có chiều cao vượt bậc, khi lên thực đơn ăn uống tăng chiều cao cho trẻ trong độ tuổi dậy thì, mẹ cần lưu ý giúp trẻ cân bằng giữa các nhóm chất sau:

Canxi

Một trong những thành phần quan trọng nhất đối với sự phát triển về chiều cao của trẻ trong giai đoạn tuổi dậy thì chính là canxi. Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến tình trạng tăng trưởng chậm và dẫn đến loãng xương, dễ gặp các vấn đề về xương khớp sau tuổi trưởng thành.

[inline_article id=233445]

Chất đạm (Protein)

Chất đạm là một dưỡng chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về chiều cao của trẻ trong giai đoạn dậy thì. Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung cho bé khoảng 70-80g chất đạm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. 

Khi lên thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì, mẹ nên cân bằng giữa hai nguồn đạm là đạm động vật và đạm thực vật mẹ nhé!

Sắt – khoáng chất cần thiết trong thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì

Thiếu hụt sắt có thể khiến cơ thể thiếu máu và ảnh hưởng chung đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn dậy thì.

Vitamin D

Cũng như canxi, vitamin D có tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển xương khớp của trẻ, giúp xương chắc khỏe hơn, cứng cáp hơn và thúc đẩy quá trình tăng chiều cao ở trẻ.

Vitamin C

Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn cũng như giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế các loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

>>> Bạn có thể xem thêm: 7 thực phẩm chứa vitamin C, sánh với cam, giúp tăng sức đề kháng chống virus corona

Lysin

Lysin giúp cung cấp acid amin để trẻ có thể cải thiện chiều cao trong giai đoạn dậy thì. Do đó, khi lên thực đơn ăn uống tăng chiều cao cho trẻ, mẹ nên chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa lysin mẹ nhé.

thực đơn tăng chiều cao sau tuổi dậy thì

Thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì

Salad gà

Món salad gà sẽ giúp cung cấp hàm lượng protein từ thịt gà để phát triển cơ bắp và vóc dáng của trẻ. Hơn nữa, salad còn có canxi, sắt, magie và kali để trẻ có thể cao lớn hơn, khỏe mạnh hơn. 

Một điểm cộng khác của món salad gà chính là món ăn này rất giàu chất xơ, giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Cá hồi áp chảo sốt chanh dây

Nếu mẹ chưa biết nên chế biến món ăn nào, lên thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì như thế nào, hãy thử ngay món cá hồi áp chảo dùng kèm với sốt chanh dây mẹ nhé!

Cá hồi là nguồn cung cấp omega-3, một dưỡng chất tương đối quan trọng đối với sức khỏe của con. Món cá hồi béo áp chảo với phần da giòn nhẹ kết hợp cùng sốt chanh dây chua ngọt sẽ kích thích vị giác của trẻ, giúp con có một món ăn ngon miệng và có lợi đối với sự phát triển chiều cao của con.

Sữa chua trái cây

Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa có chứa hàm lượng canxi vô cùng dồi dào. Do đó, mẹ có thể thử cho con dùng sữa chua trái cây như một món tráng miệng hoặc món ăn xế để hỗ trợ con trong quá trình phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì. Hơn nữa, nếu chọn các loại trái cây như kiwi, dâu tây, việt quất,… thì mẹ còn có thể bổ sung một lượng vitamin C giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ phát triển một cách tốt nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

10 thực phẩm cần có trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18

Khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18, mẹ nên bổ sung thêm 10 loại thực phẩm sau đây để giúp bé có một cú “lội ngược dòng” ngoạn mục và thay đổi chiều cao của mình tốt hơn.

18 tuổi còn có thể tăng chiều cao được không?

Một sai lầm mà nhiều người thường xuyên mắc phải đó chính là cho rằng 18 tuổi không còn có thể tăng chiều cao. Vì thế, chẳng cần phải nghiên cứu thực đơn ăn uống tăng chiều cao để làm gì.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ phát triển một cách vượt bậc và bắt đầu phát triển chậm hơn ở gần cuối giai đoạn dậy thì. Cho đến khi đạt 25-30 tuổi thì chiều cao sẽ dừng phát triển.

Do đó, tuy vào 18 tuổi, trẻ không còn tăng trưởng quá nhiều về chiều cao nhưng nếu kiên trì xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cũng như xây dựng lối sống lành mạnh thì vẫn có thể có sự cải thiện về mặt chiều cao.

>>> Bạn có thể xem thêm: Hội chứng tuổi dậy thì và những vấn đề chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì bố mẹ cần biết

Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển về chiều cao của trẻ

thực đơn tăng chiều cao có dinh dưỡng gì

Chiều cao được ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính: dinh dưỡng, di truyền và rèn luyện. Trong đó, dinh dưỡng là yếu tố chính (chiếm đến 32%) so với 2 yếu tố còn lại (23% và 22%) tác động đến chiều cao của trẻ.

Do vậy, việc xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình hay không. 

Ngoài ra, lợi ích của việc ăn uống đầy đủ chất chính là não bộ của trẻ dậy thì phát triển tốt hơn, học tập đạt kết quả cao hơn. Mẹ quan tâm có thể xem chi tiết về các loại thực phẩm bổ não cho trẻ.

Các loại thực phẩm nên có trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18

Các nhóm dưỡng chất cần thiết

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 cần đảm bảo có thể cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất sau đây: canxi, vitamin D3, mangan, protein và một số khoáng chất khác. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết để đẩy nhanh sự phát triển của xương và sụn khớp, hỗ trợ chiều cao của con phát triển nhanh hơn.

Ngoài ra, việc bổ sung các dưỡng chất này trong thực đơn của trẻ còn giúp kích thích cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng và collagen tuýp 2 – các yếu tố cần thiết để trẻ có một đôi chân dài đáng mơ ước.

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18

Để giúp trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình, mẹ có thể gợi ý trẻ bổ sung thêm các loại thực phẩm sau đây:

  • Tôm: Tôm có chứa rất nhiều canxi, selen, chất béo, omega-3,… có lợi đối với sự phát triển của trẻ. 
  • Khoai lang: Một trong những thực phẩm có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển về chiều cao chính là khoai lang. Khoai lang chứa nhiều vitamin A và chất xơ để duy trì hệ đường ruột khỏe mạnh, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng hỗ trợ tăng chiều cao tốt hơn. Hơn nữa, với hàm lượng chất xơ dồi dào, khoai lang cũng giúp cải thiện tình trạng táo bón, không gây tăng cân. Do đó, mẹ có thể khuyến khích trẻ bổ sung khoai lang vào thực đơn giảm cân và tăng chiều cao của mình.
  • Cá hồi: Tuổi 18, trẻ ăn gì để tăng chiều cao? Câu trả lời chính là…. cá hồi! Cá hồi chứa nhiều omega-3 thúc đẩy quá trình tạo xương, duy trì hệ xương khỏe mạnh.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai,… đều là những thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao vô cùng hiệu quả. Nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng canxi và vitamin D cực lớn, giúp xương phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, sữa và các chế phẩm từ sữa còn còn có chứa protein, vitamin nhóm B, DHA,… giúp phát triển trí não, tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ tăng chiều cao.
  • Trứng: Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 của trẻ nhất định không thể thiếu các món ăn từ trứng bởi bên trong trứng có chứa rất nhiều protein, canxi và các loại vitamin đặc biệt có lợi đối với sự phát triển của hệ xương.

thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 cần có trứng

  • Thịt gà: Thịt gà có chứa hàm lượng protein rất cao, kích thích cơ bắp và các hormone tăng chiều cao phát triển mạnh mẽ. Do đó, trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18, mẹ có thể gợi ý trẻ dùng thêm các món như salad ức gà sốt sữa chua, gà xào nấm gừng, ức gà cuộn phô mai,…
  • Các loại đậu: Một gợi ý khác để trẻ có thể kéo dài đôi chân của mình ở tuổi 18 chính là các loại đậu như đậu nành, đậu phộng đều có tác dụng đặc biệt đối với việc cải thiện chiều cao ở giai đoạn tuổi dậy thì.

[inline_article id=261728]

  • Rau lá xanh: Rau lá xanh như bắp cải, cải xoăn, rau bina,… không chỉ bổ sung chất xơ mà còn là nguồn cung cấp canxi, sắt, magie và kali cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự tăng trưởng về chiều cao. Mặt khác, rau củ nói chung còn có tác dụng giảm cân an toàn cho trẻ dậy thì.
  • Hạt hạnh nhân: Một gợi ý khác cho bữa xế của trẻ trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 chính là hạnh nhân. Hạnh nhân có chứa rất nhiều protein, mangan, chất béo lành mạnh. Do đó, hạt hạnh nhân không chỉ giúp tăng chiều cao mà còn giúp trẻ duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân béo phì khiến con mất tự tin.
  • Các loại quả mọng: Loại trái cây nào có thể giúp trẻ tăng chiều cao? Đó chính là các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây, việt quất,… vì nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn canxi để hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh, tránh viêm nhiễm, kích thích quá trình sản sinh và tổng hợp collagen để cải thiện sức khỏe xương khớp.

>>> Bạn có thể xem thêm: Dậy thì thành công là gì? Giúp con trai làm được điều này mẹ nhé!

18 tuổi, trẻ vẫn có thể cao hơn một vài cm nếu được xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Do đó, mẹ hãy xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 phù hợp để có thể giúp con có được chiều cao lý tưởng mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Thực đơn cho tuổi dậy thì nên có những gì? Mời mẹ khám phá ngay

Thực đơn cho tuổi dậy thì là một trong những chủ đề khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu bởi đây là giai đoạn cuối cùng để trẻ phát triển về mặt thể chất. Nếu chủ quan và không chú trọng bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong giai đoạn này thì con yêu sẽ không thể đạt được vóc dáng như mong đợi.

Thực đơn cho tuổi dậy thì

Câu hỏi đặt ra rằng mẹ nên bổ sung những loại vitamin và khoáng chất nào trong chế độ ăn của trẻ? Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những dưỡng chất giúp trẻ phát triển tối ưu nhất.

Thực đơn cho tuổi dậy thì vì sao cần phải được quan tâm đúng mực?

Sở dĩ như vậy là bởi việc thiếu đi thực đơn cho tuổi dậy thì phù hợp thì trẻ chạm ngõ giai đoạn này sẽ không thể đạt đến chiều cao tối ưu. Chưa kể, trẻ ăn uống bất hợp lý “thiếu trước hụt sau” nhiều dưỡng chất cũng sẽ có nguy cơ suy giảm khả năng học tập hoặc đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

Điểm danh những dưỡng chất nên có mặt trong thực đơn cho tuổi dậy thì

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ tuổi dậy thì chính là sự kết hợp hài hòa các nhóm chất sau đây:

1. Calorie

Nhiều người không biết calorie là gì và có vai trò như thế nào. Hiểu đơn giản, calorie chính là nguồn năng lượng đảm bảo cho mọi hoạt động của cơ thể. Calorie còn là một đơn vị phản ánh số năng lượng do thực phẩm cung cấp.

Theo giới chuyên gia, nhu cầu về calorie thường tăng lên rất nhiều trong giai đoạn đầu tuổi vị thành niên. Cụ thể, mỗi bé trai yêu cầu trung bình 2.800 calorie/ngày; trong khi con số này ở bé gái sẽ là 2.200 calorie/ngày. Nếu không đảm bảo cung cấp đủ lượng calorie trong thực đơn cho tuổi dậy thì, trẻ sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển và hoàn thiện các bộ phận cơ thể.

2. Chất đạm (protein)

thực đơn cho tuổi dậy thì gồm có chất đạm

Chất đạm là một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng góp phần duy trì các mô của cơ thể, xây dựng cơ bắp, đồng thời tham gia vào phát triển các nội tiết tố về giới tính. Một lý do khác để tăng cường bổ sung chất đạm vào thực đơn cho tuổi dậy thì đó là trẻ ở giai đoạn này thường xuyên hoạt động trong môi trường đa dạng nên rất cần protein (từ 55 – 60g/ngày) để củng cố hoạt động của hệ miễn dịch.

Một số thực phẩm giàu protein tốt khuyên dùng cho trẻ là thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa và các protein có nguồn gốc thực vật như đậu nành, đậu phộng, quả óc chó, hạt hướng dương… Tuy vậy, đạm động vật được cho là tốt nhất bởi nó cung cấp chất sắt tham gia vào quá trình tạo máu.

3. Thực đơn cho tuổi dậy thì cần gì? Đừng bỏ qua canxi mẹ nhé!

Ai cũng biết dậy thì là giai đoạn đánh dấu sự khởi đầu cho sự phát triển về chiều dài của xương ở trẻ. Chính vì thế mà thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì không thể thiếu hụt canxi. Đây là khoáng chất rất cần thiết để tăng mật độ khoáng cho xương giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu và phòng tránh bệnh loãng xương về sau.

Mỗi ngày, trẻ nên được cung cấp từ 1.000 – 1.200mg canxi thông qua chế độ ăn uống. Bật mí là khoáng chất này có rất nhiều trong sữa và chế phẩm từ sữa, các loại hải sản (đặc biệt là cá có thể nhai cả xương), một số loại rau lá xanh như cải bó xôi, cải xoăn…

4. Vitamin D

thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D được ví như “người bạn” song hành của canxi trong thực đơn cho tuổi dậy thì giúp trẻ tăng chiều cao. Một trong những vai trò của dưỡng chất này là làm tăng hấp thụ canxi và phốt pho từ ruột vào máu. Việc thiếu hụt vitamin D sẽ khiến cơ thể lấy ngược canxi từ xương khiến xương bị yếu mềm. Theo Viện Y khoa Hoa Kỳ, nhu cầu về vitamin D ở trẻ từ 4 – 18 tuổi sẽ là 600 UI/ngày.

Trẻ có thể bổ sung vitamin thông qua việc dùng sữa, trái cây họ cam quýt hoặc đơn giản hơn là tắm nắng buổi sớm. Khung giờ lý tưởng nhất để tắm nắng sẽ là trước 8 giờ và trẻ nên áp dụng các biện pháp che chắn nhằm hạn chế tác hại từ tia UVB đến da.

5. Thực đơn cho tuổi dậy thì cần có dưỡng chất gì? Đó là sắt

Bước vào giai đoạn dậy thì, các bạn nữ cần được bổ sung sắt hằng ngày để bù lại lượng máu đã mất trong chu kỳ kinh nguyệt. Bởi lẽ sắt là khoáng chất giữ vai trò tạo ra các tế bào hồng cầu. Chưa kể, việc thiếu sắt còn khiến cho trẻ tuổi dậy thì (cả nam lẫn nữ) gặp phải tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, da dẻ xanh xao hoặc chứng hay quên làm cản trở chuyện học của trẻ. Vậy nên bé trai chỉ cần bổ sung 12 – 18mg sắt/ngày là đủ; trong khi bé gái cần tới 20mg sắt/ngày để phòng ngừa chứng thiếu máu.

Sắt được tìm thấy rất nhiều trong các loại thịt đỏ, trứng, yến mạch, đậu thận, rau bó xôi, khoai tây, đậu nành… Mẹo để tăng cường hấp thu sắt đó là nấu những loại thực phẩm này chung với các loại rau, củ giàu vitamin C.

Bạn thấy đó, thực đơn cho tuổi dậy thì không có gì phức tạp. Điều quan trọng là mẹ biết kết hợp cân đối các dưỡng chất quan trọng trong bữa ăn để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng nhằm giúp trẻ phát triển tối ưu. Nếu gặp khó khăn gì, hãy chia sẻ với bác sĩ hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia dinh dưỡng để có biện pháp giải quyết nhé.

6. Kẽm

thực đơn cho tuổi dậy thì có chất kẽm

Ít ai biết rằng chỉ khi hệ miễn dịch khỏe mạnh thì cơ thể mới phát triển tốt được. Do vậy, ngoài vitamin C, kẽm là khoáng chất mà bạn cần quan tâm bổ sung trong thực đơn cho tuổi dậy thì. Kẽm có tác dụng trên hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là điều hòa hormone nội tiết tố sinh dục, đồng thời tăng bài tiết hormone tăng trường giúp củng cố chức năng miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi những bệnh cơ hội.

Vì cơ thể không tạo ra kẽm nên bạn cần cho trẻ tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm như động vật có vỏ (cua, tôm, sò…), các loại thịt nói chung, sữa, ngũ cốc và các loại hạt nhằm đáp ứng nhu cầu về khoáng chất này.

Bên cạnh việc bổ sung những dưỡng chất vừa trình bày, mẹ cũng cần đảm bảo thực đơn cho tuổi dậy thì phải đa dạng (không thiếu bất kỳ chất nào trong tháp dinh dưỡng cho trẻ em) và con phải uống đủ nước, nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ để cơ thể phát triển tốt.

M.P

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/teen/nutrition/Pages/A-Teenagers-Nutritional-Needs.aspx
https://www.nhs.uk/live-well/eat-well/healthy-eating-for-teens/
https://www.momjunction.com/articles/nutrition-for-teens_00350871/#gref
https://www.hellomotherhood.com/does-nutrition-affect-puberty-8239658.html