Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

“Tất tật tật” những thông tin cần biết về thuốc sắt cho bà bầu

Trong 3 tháng đầu thai kỳ việc thiếu sắt dễ gây sẩy thai hoặc thai lưu. Đến tam cá nguyệt thứ 2 và 3, không bổ sung đủ sắt có thể dẫn đến đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai. Nói vậy để biết rằng, sắt quan trọng như thế nào với phụ nữ mang thai. Nhưng cũng không vì thể mà bổ sung thuốc sắt cho bà bầu tùy tiện, dư thừa cũng ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

Các dạng sắt cho bà bầu

Có 2 cách chính để bổ sung sắt cho bà bầu: Một thông qua chế độ ăn uống, hai là sử dụng viên uống bổ sung hàng ngày.

Trong thuật ngữ của ngành dược, thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có 2 dạng: Sắt vô cơ (sắt sulfate) và  sắt hữu cơ (sắt fumarate và sắt gluconate). Sắt hữu cơ thường được các bác sĩ khuyến khích dùng hơn sắt vô cơ vì có ưu điểm dễ hấp thụ và ít gây táo bón thai kỳ.

Thuốc sắt đang được bào chế dưới 2 dạng sắt nước và viên sắt:
  • Sắt nước: Hấp thu tốt, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng khó uống, dễ gây buồn nôn.
  • Viên sắt: Dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước, gây nóng trong nhiều hơn.

Bổ sung sắt cho bầu bao nhiêu là đủ?

Thời điểm trước khi mang thai, bạn cần bổ sung khoảng15milligrams (mg) sắt mỗi ngày. Khi bước vào thai kỳ bầu nên bổ sung ít nhất 27 mg chất sắt mỗi ngày và không vượt quá 45 mg sắt trong suốt 9 tháng. Dư thừa sắt có thể khiến tình trạng táo bón khi mang thai trở nên trầm trọng hơn hoặc có thể gây nôn ói, tiêu chảy.

Trường hợp bị thiếu máu do thiết sắt, mẹ có thể được chỉ định phải bổ sung từ 50-100mg/ 3 lần mỗi ngày. Với những thai phụ thiếu sắt trầm trọng sẽ được tiêm vào tĩnh mạch khi bạn nhập viện và phải mất từ 2 – 3 tháng điều trị để trở về mức bình thường.

thuốc sắt cho bà bầu 1
Bổ sung sắt cũng phải biết cách mới mang lại hiệu quả tối ưu

Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào?

Dù là sắt nước hay viên sắt hầu hết đều có thành phần là muối sắt hóa trị II như sắt II Sulfate, sắt II Fumarate, Sắt II Gluconate…Theo các chuyên gia y tế, sắt nên bổ sung khi dạ dày đang rỗng để đảm bảo hấp thụ trọn vẹn.

Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu uống sắt lúc đói dễ dân tới hiện tượng kích ứng ruột, khiến chứng buồn nôn thêm trầm trọng. Cách tốt nhất lúc này nên uống viên sắt sau một bữa ăn nhẹ. Trường hợp này mẹ cũng nên hạn chế uống sắt vào trước giờ đi ngủ  bởi vì chúng có thể gây trào ngược người khiến bạn khó ngủ ngon.

Hiện nay trên thị trường, các dạng muối sắt hóa trị III mới thường được khuyên sử dụng sau bữa ăn no. Dạng sắt này thường hấp thu tốt hơn khi sử dung cùng bữa ăn. Điều này sẽ làm cải thiện tình trạng kích ứng khi uống hơn so với sử dụng các dạng muối sắt hóa trị II. Để đảm bảo sử dụng thuốc tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cách uống thuốc sắt như thế nào là tốt nhất ?

Đối với thuốc sắt dạng viên: Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước, không uống thuốc khi nằm, không nhai viên thuốc khi uống.

Đối với thuốc dạng nước: Hút bằng ống hút để tránh hiện tượng bị răng đen do thuốc sắt.

Mẹ có thể uống bổ sung sắt với nước hoặc nước trái cây 1-2 giờ sau bữa ăn. Các loại sắt bổ sung có thể dùng dạn viên nang, viên nén và dạng lỏng. Quan trọng nhất mẹ cần nhớ rằng thời điểm phù hợp để bổ sung sắt còn phụ thuộc vào việc bạn bắt đầu bữa ăn của mình vào lúc nào.

3 quy tắc cần nhớ khi bổ sung sắt cho bà bầu

Không uống cùng canxi: Là 2 nhân tố quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu, nhưng sắt và canxi thường khá kỵ nhau. Vì vậy, bầu không nên uống thuốc sắt với sữa hoặc ăn thực phẩm giàu sắt khi đang bổ sung canxi.

Không uống sắt cùng trà và cà phê: Giống như canxi, caffein trong trà và cà phê cũng sẽ nhanh chóng làm sắt “bốc hơi”.

Uống cùng nước cam, chanh hoặc các loại nước giàu vitamin C: Nếu canxi hạn chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể, thì vitamin C lại có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu sắt. Không chỉ uống cùng thuốc bổ sung, khi ăn các loại rau củ giàu sắt, bạn cũng có thể uống thêm vitamin C, để tăng khả năng hấp thu.

[inline_article id=4776]

Tác dụng phụ không mong muốn

Bất kỳ loại thuốc nào dù là viên uống bổ sung như sắt cũng có thể khiến bà bầu gặp những tác dụng phụ không mong muốn. Đó có thể là:

  • Táo bón
  • Kích thích tiêu hóa
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy và ợ nóng

Chính vì vậy các bác sĩ luôn khuyên thuốc sắt cho bà bầu chỉ nên bổ sung tối đa 45 mg sắt mỗi ngày ở mức thường. Nếu quá dư thừa có thể gây ngộ độc chất sắt nặng, dẫn tới tiêu chảy ra máu, nôn và trong trường hợp hiếm có thể gây tử vong.