Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu tiêm thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu có được nhổ răng không? Nếu bà bầu tiêm thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Chắc hẳn, bạn đang rất lo lắng về tình trạng sức khỏe răng miệng của mình khi đang mang thai phải không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các vấn đề này trong bài viết nhé.

Bà bầu nhổ răng được không? 

Thực tế, hiện nay các nghiên cứu về tác dụng bất lợi của việc sử dụng các thuốc trong qúa trình điều trị nha khoa mang lại những kết quả chưa thống nhất. Các can thiệp điều trị bệnh lý răng miệng nên được đưa ra dựa trên tính cấp bách, mức độ đe doạ đến sức khoẻ bà mẹ (và có thể ảnh hưởng đến thai nhi) cũng như tuổi thai. Nếu một chiếc răng cần nhổ mà không thể trì hoãn, điều này nên được thực hiện.

Song để yên tâm hơn, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ để được tư vấn phù hợp với trường hợp của bạn. Ngoài ra, việc chăm sóc răng như trám răng, cạo vôi răng, điều trị nha chu và tuỷ đều có thể được thực hiện khi mang thai. 

>> Bạn có thể xem thêm: 14 cách chữa đau răng cho bà bầu giúp giảm nguy cơ sinh non

Thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu tiêm thuốc tê khi nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Các loại thuốc gây tê cục bộ khi nhổ răng như bupivacain, lidocain và mepivacain đều được cho là an toàn khi mang thai. Do đó, khi đi nhổ răng bạn nên cho bác sĩ biết bản thân đang mang thai để được tư vấn chọn các loại thuốc tê an toàn với thai nhi, liều dùng nên là thấp nhất đủ đế có hiệu quả.

Bên cạnh đó, trước khi nhổ răng có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện chụp X-quang để chẩn đoán tình hình sức khỏe của răng miệng. Tuy nhiên bạn hãy yên tâm nhé. Bác sĩ sẽ cho bạn mặc đồ bảo hộ để bảo vệ hai mẹ con bạn khỏi những tia bức xạ X. Do đó, việc chụp X-quang cũng không gây hại cho thai nhi bạn nhé.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, việc tiêm thuốc tê hoặc thực hiện các thủ thuật để điều trị các vấn đề về răng miệng được cho là an toàn khi mang thai. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý với bác sĩ về thai kỳ của mình để được tư vấn chọn lựa thời điểm và sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh phù hợp.

[/key-takeaways]

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề sưng nướu răng khi mang thai khi tìm hiểu vấn đề thuốc tê nhổ răng có gây ảnh hưởng đến thai nhi không. Những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu lý do vì sao mang bầu lại hay gặp vấn đề về răng miệng.

Các lưu ý về chăm sóc răng miệng trong thai kỳ 

Các lưu ý về chăm sóc răng miệng trong thai kỳ 

Mặc dù thuốc ủ tê nhổ răng không có ảnh hưởng đến thai nhi; nhưng bạn cũng nên đề phòng các vấn đề về răng miệng tái phát lại. Dưới đây là các mẹo bảo vệ răng miệng trong thai kỳ nhé.

  • Xin tư vấn của bác sĩ về loại thuốc hoặc vitamin bạn đang dùng: Bạn nên cho bác sĩ biết về các loại thuốc và vitamin dành cho phụ nữ mang thai đang sử dụng. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn thay đổi thuốc hoặc phương pháp điều trị các vấn đề về răng miệng để phù hợp với trường hợp của bạn.
  • Vệ sinh răng miệng thật kỹ: Bạn nên đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn ra khỏi kẽ răng ít nhất 3 lần/tuần. Nhất là, bạn đừng quên súc miệng sau khi ăn nhé.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ tốt hơn cho sức khỏe răng miệng. Bạn nên bổ sung các thực phẩm chế biến từ sữa trong bữa ăn để răng được chắc khỏe hơn.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có vị ngọt và nhiều đường: Bạn nên giới hạn các thực phẩm có nhiều đường ngọt. Vì nếu ăn uống các thực phẩm ngọt quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng.
  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ: Sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh nha chu và viêm nướu. Do đó, bạn đừng trì hoãn việc khám răng miệng định kỳ. Nếu bạn nhận thấy nướu bị sưng hoặc chảy máu thì cần đi khám ngay nhé.
  • Thay đổi loại kem đánh răng khác nếu bị nghén: Nếu bạn không thể đánh răng do bị ốm nghén mùi kem đang xài thì hãy thay loại kem đánh răng có mùi vị khác. Ngoài ra, lượng axit trong miệng cũng có thể tăng lên do trào ngược dạ dàyợ nóng. Vì vậy, sau khi bạn nôn thì cần đợi 30 phút mới đánh răng để lượng axit trong miệng trở lại bình thường. 

[inline_article id=265424]

Tóm lại, bà bầu tiêm thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Một số loại thuốc tê khi nhổ răng không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Song, bạn vẫn nên cho bác sĩ biết về tình hình thai kỳ của mình để được tư vấn có nên nhổ răng trong giai đoạn này không. 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có bầu xăm môi được không? Có nguy hiểm cho thai nhi không?

Do đó, nhiều người lo lắng rằng việc xăm môi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và bé. Hãy cùng tìm hiểu có bầu xăm môi được không và những ảnh hưởng của thuốc ủ tê đối với thai kỳ để bạn đưa ra quyết định phù hợp cho mình.

Có bầu xăm môi được không?

Phụ nữ mang thai không nên phun xăm môi dù là ở 3 tháng đầu thai kỳ hay suốt quá trình mang thai.

Tại sao không nên phun môi khi mang thai? Có nhiều lý do giải thích cho điều này bởi nguy cơ nhiễm trùng cao, mực xăm có thể ảnh hưởng đến thai nhi, ảnh hưởng của thuốc ủ tê và những biến chứng do xăm môi để lại.

1. Nguy cơ nhiễm trùng cao

Xăm môi sử dụng kim tiêm để đưa mực xăm vào môi. Việc sử dụng kim tiêm luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng bởi có thể gây ra những vết rách trên môi.

Đặc biệt là khi kim tiêm không được khử trùng sạch làm tăng rủi ro mắc các bệnh lây truyền qua đường máu như viêm gan B, viêm gan C, HIV,… Các bệnh này có thể truyền sang con bạn trong khi mang thai hoặc sau khi sinh.

Ngay cả khi quy trình được thực hiện theo cách hợp vệ sinh nhất có thể, nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra do chăm sóc không đúng cách sau khi thực hiện xăm môi. Ví dụ, bạn dùng tay bẩn chạm vào môi trong quá trình môi đang cần lành vết thương.

>> Xem thêm: Bà bầu có peel da được không? Những lưu ý chăm da khi mang thai

2. Mực xăm có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Có rất ít thông tin về sự an toàn của mực xăm môi đối với thai nhi. Song, có nghiên cứu cho rằng các hóa chất trong mực xăm có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong giai đoạn 3 tháng đầu.

Để tránh nguy hiểm cho em bé, tốt nhất bạn không nên xăm môi trong suốt cả thai kỳ.

3. Ảnh hưởng của thuốc ủ tê

Có bầu xăm môi được không? Thuốc ủ tê xăm môi có hại không?
Có bầu xăm môi được không? Thuốc ủ tê xăm môi có hại không?

Để tạo sự thoải mái cho bạn trong quá trình xăm môi, kỹ thuật viên có thể sử dụng thuốc ủ tê lên môi bạn trước khi xăm. Câu hỏi đặt ra là thuốc ủ tê có hại không? Việc sử dụng bất kì loại thuốc nào đặc biệt đối với phụ nữ mang thai đều cần cân nhắc nguy cơ dị ứng. Dị ứng lidocain (một thành phần chính của thuốc ủ tê) không phải hiếm gặp, tại các cơ sở xăm thường không đủ khả năng cấp cứu.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc da cho bà bầu 3 tháng đầu an toàn giúp làn da mịn màng

4. Xăm môi có thể gây ra những biến chứng

Tại sao không nên phun môi khi mang thai? Với những lí do: Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu, tăng nguy cơ nhiễm trùng đặc biệt tại các cơ sở phun xăm không đảm bảo an toàn, tăng nguy cơ lây nhiễm các loại virus, mực xăm có thể chứa nhiều chất độc, kim loại nặng có thể gây ngộ độc cho mẹ và thai, hay gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ nếu đang cho con bú…

Có bầu xăm môi được không? Không vì có thể gây ra những biến chứng
Có bầu xăm môi được không? Không vì có thể gây ra những biến chứng

Với những lý do trên, mẹ không nên xăm môi trong khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

[key-takeaways title=””]

Xăm môi bao lâu thì được có bầu? Không có quy tắc cụ thể về thời gian cần đợi sau khi xăm môi để có thể mang thai. Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyến nghị bạn nên chờ ít nhất 3 tháng để đảm bảo môi đã hồi phục hoàn toàn và không có vấn đề gì xảy ra trước khi mang thai. Điều quan trọng là tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định xăm môi hoặc có kế hoạch mang thai.

[/key-takeaways]

Cách chăm sóc môi khi mang thai

Môi của phụ nữ mang thai thường dễ bị khô, nứt nẻ do thay đổi nội tiết tố, tăng lưu lượng máu, thiếu nước… Nếu đã biết có bầu xăm môi được không, thì còn cách nào để giữ cho môi luôn mềm mại và khỏe mạnh? Mẹ bầu có thể tham khảo một số cách dưới đây.

1. Uống đủ nước

Thói quen uống đủ nước mỗi ngày giúp da dẻ, môi má căng mịn, hồng hào. Mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. 

Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều trái cây mọng nước và rau quả mọng để môi tươi tắn, sức sống. 

2. Sử dụng son dưỡng môi

Thay vì xăm môi, mẹ bầu nên sử dụng son dưỡng môi có thành phần từ thiên nhiên để chăm sóc môi nứt nẻ
Thay vì xăm môi, mẹ bầu nên sử dụng son dưỡng môi có thành phần từ thiên nhiên để có đôi môi tươi tắn hơn

Bạn hãy chọn son dưỡng môi có thành phần tự nhiên, an toàn và lành tính cho mẹ bầu như dầu dừa, sáp ong, bơ hạt mỡ. 

Lưu ý: Bạn nên tránh sử dụng son dưỡng môi có chứa hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như Paraben, Phthalate hay Sulfat… 

3. Tẩy tế bào chết cho môi

Tẩy tế bào chết cho môi 1-2 lần mỗi tuần giúp loại bỏ da khô, bong tróc. Mẹ bầu có thể sử dụng hỗn hợp đường và mật ong để tẩy tế bào chết cho môi.

4. Một số cách chăm sóc môi khác

  • Sử dụng máy làm ẩm để tăng độ ẩm trong nhà: Điều này giúp cung cấp độ ẩm cho da, để da và môi được mềm mịn.
  • Tránh liếm môi: Liếm môi có thể làm mất độ ẩm cho môi, khiến môi bị khô và bong tróc. 

[inline_article id=325337]

Có bầu xăm môi được không? Câu trả lời là không nên. Xăm môi khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của mẹ và bé như tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, biến chứng sau khi xăm môi hoặc làm ảnh hưởng đến thai nhi. 

Bạn hãy chăm sóc môi đúng cách bằng các nguyên liệu tự nhiên và luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc môi nào nhé.