Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thuốc dị ứng cho bà bầu: Mẹ lưu ý để chọn sao cho an toàn

Có thể lựa chọn dùng thuốc dị ứng cho bà bầu để khắc phục triệu chứng nhưng cần hết sức thận trọng. Mẹ bầu hãy xem ngay những tiêu chí dưới đây để tìm giải pháp hoặc phương pháp thay thế phù hợp.

Danh sách loại thuốc dị ứng cho bà bầu

Nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng trước khi mang thai thì khi bước vào thai kỳ, các triệu chứng này có thể biến mất, diễn tiến nghiêm trọng hơn hoặc cũng có thể xảy ra giống như trước thai kỳ.

Tuy nhiên, các triệu chứng này hoàn toàn không ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng, quan trọng là mẹ cần cẩn thận khi điều trị. Nếu các triệu chứng dị ứng là một vấn đề lớn, chẳng hạn như chúng khiến mất ngủ thì việc dùng thuốc có thể tốt hơn cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Có rất nhiều loại thuốc kháng histamin không kê đơn và thuốc xịt mũi steroid an toàn cho bà bầu bị dị ứng

Đối với các loại thuốc uống:

  • Loratadine (Claritin)
  • Cetirizine (Zyrtec)
  • Fexofenadine (Allegra)
  • Diphenhydramine (Benadryl)

Đối với các loại thuốc xịt:

  • Budesonide (Rhinocort)
  • Mometasone (Nasonex)
  • Fluticasone (Flonase / Veramyst)

thuốc dị ứng cho bà bầu 4

Cách giảm các triệu chứng dị ứng không dùng thuốc cho bà bầu 

Các triệu chứng dị ứng thường gặp ở mẹ bầu: viêm mũi xoang dị ứng, hen phế quản, mề đay, chàm… Nếu các triệu chứng dị ứng không quá nguy hiểm hoặc ảnh hưởng cho sức khỏe, bà bầu có thể hạn chế dùng thuốc và tham khảo dưới đây để thực hiện:

1. Tránh xa tác nhân gây dị ứng

Các chất gây dị ứng trong môi trường như nấm mốc, phấn hoa, bụi mịn, mạt bụi nhà và lông động vật là “thủ phạm” gây dị ứng phổ biến. mẹ bầu có thể tránh xa các tác nhân này mẹ bầu các giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh nuôi vật nuôi và đóng cửa sổ để tránh phấn hoa, bụi mịn bay vào nhà khi không khí bị ô nhiễm.

[inline_article id=212584]

Giảm các dị ứng nhẹ cho bà bầu tại nhà mà không dùng thuốc

  • Nên chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng. Một số thực phẩm cần được bổ sung là ra rau xanh, các loại trái cây tươi.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng, chẳng hạn như chất kích thích, rượu bia, đồ ăn cay nóng, hoặc những loại hải sản tôm, cá, cua,…
  • Nên uống đủ nước. Tránh uống nước ngọt thay vào đó là nước trái cây nhà làm.
  • Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh và cũng không nên tắm quá lâu.
  • Nếu thời tiết quá lạnh thì cần giữ ấm cơ thể thật tốt để tránh gây ngứa.
  • Mẹ bầu nên mặc thoáng mát, rộng rãi và có chất liệu thấm hút mồ hôi. Tránh được tình trạng ngứa do vùng da tiếp xúc nhiều mồ hôi.
  • Có thể sử dụng nước muối sinh lý cho bà bầu nghẹt mũi để nhỏ mũi thay vì dùng thuốc dị ứng.
  • Có thể sử dụng máy lọc không khí với mục đích loại bỏ chất gây dị ứng.
  • Hạn chế gãi để da bị trầy xước hoặc nhiễm khuẩn.

>>>Mẹ có thể tìm hiểu Bà bầu bị ngứa khi mang thai: 7 nguyên nhân và 10 cách chữa trị

Lưu ý khi sử dụng thuốc dị ứng cho bà bầu

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, để đảm bảo an toàn cho bé, bà bầu nên hạn chế tất cả các loại thuốc bao gồm thuốc dị ứng. Các loại thuốc bao gồm cả thuốc dị ứng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra một số dị tật bẩm sinh

thuốc dị ứng cho bà bầu 3

1. Cách chọn một số loại thuốc dị ứng trong thai kỳ 

  • Corticoid đường mũi và đường hít tương đối an toàn để tiếp tục trong thời kỳ mang thai (budesonide là loại thuốc được lựa chọn). Tuy nhiên mẹ vẫn nên hạn chế sử dụng các thuốc thông mũi trong ba tháng đầu.
  • Thuốc đối kháng thụ thể leukotriene được cho là an toàn.
  • Omalizumab có thể được sử dụng cho cả bệnh hen suyễn không kiểm soát và nổi mề đay kháng histamin.
  • Các thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai: loratadin, cetirizin, terfenadin, mizolastine, acrivastin…  So với thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất thì loại này ít gây tác dụng phụ hơn. Đã có nghiên cứu về độ an toàn của thuốc trên đối tượng sử dụng là phụ nữ mang thai.

2. Các loại thuốc dị ứng cần tránh dùng cho bà bầu

thuốc dị ứng cho bà bầu 1

Hầu hết các loại thuốc kháng histamin đều an toàn để dùng trong thai kỳ nhưng có một số loại thuốc mẹ bầu cần cẩn thận khi sử dụng.

  • Thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất: mycophenolate mofetil, methotrexate, cyclosporine, azathioprine và zilueton.
  • Thuốc xịt trị nghẹt mũi pseudoephedrine (Sudafed) cũng nên hạn chế sử dụng. Dù thuốc thông mũi không có nguy cơ gây ra vấn đề với thai nhi nhưng nó có thể khiến một số bà bầu bị tăng huyết áp (tăng nguy cơ gây tiền sản giật). Có một số nghiên cứu cho thấy vẫn có nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến pseudoephedrine nhưng chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu.
  • Đề phòng thuốc kháng histamin kết hợp với thuốc thông mũi. Vì không có đủ dữ liệu về số mẹ bầu chứng minh cho sự an toàn của chúng, nên khuyến cáo là mẹ bầu nên tránh dùng thuốc xịt mũi kháng histamin.
  • Nasacort (triamcinolone) là loại thuốc dị ứng không dành cho bà bầu. Một đánh giá năm 2018 cho thấy loại thuốc xịt này có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh đường hô hấp cao nhất. Do đó, trong thời gian mang thai, tốt nhất mẹ bầu nên tránh sử dụng loại thuốc này.

Trên đây là những thông tin cần thiết về thuốc dị ứng cho bà bầu. Chị em hãy lưu ý để bảo vệ thai kỳ an toàn nhé!