Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai an toàn mà hiệu quả

Vậy khi mang thai thì điều trị tiêu chảy như thế nào? Sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai an toàn? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1/ Nguyên nhân của tiêu chảy khi mang thai

Trước khi muốn biết các thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai, mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này là gì nhé.

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn của đường ruột, đặc trưng bởi tình trạng đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do:

  • Sư xâm nhập của các vi khuẩn, virus vào đường ruột
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Nhiễm kí sinh trùng đường tiêu hóa
  • Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tiêu chảy
  • Các bệnh lý khác gây tiêu chảy như: Ruột kích thích, bệnh crohn, cường giáp

Thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai

Tiêu chảy trên cơ địa phụ nữ mang thai lại càng đặc biệt. Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của phụ nữ thường bị giảm sút và yếu đi nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng. Ngoài ra trên phụ nữ mang thai có thể do các nguyên nhân đặc thù khiến tình trạng tiêu chảy dễ xảy ra hơn như:

  • Sự thay đổi chế độ ăn uống: Trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ có thể thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo thai nhi nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc thay đổi thức ăn đôi khi có thể gây ra đau bụng hoặc tiêu chảy.
  • Dị ứng với một số loại thực phẩm: Cơ thể mẹ có thể trở nên nhạy cảm với các loại thực phẩm cụ thể. Mặc dù chúng có thể là những thực phẩm mẹ thường ăn trước đây, nhưng những loại thực phẩm này cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng hoặc tiêu chảy nếu mẹ ăn chúng trong thời kỳ mang thai.
  • Sự thay đổi nội tiết tố: Đôi khi hormone của mẹ bầu có thể tăng tốc độ quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng bà bầu bị tiêu chảy.
  • Việc bổ sung vitamin: Việc mẹ uống vitamin trước khi sinh là rất tốt cho sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, những loại vitamin này có thể làm rối loạn dạ dày và khiến mẹ tiêu chảy.

>>>> Mẹ bầu tham khảo thêm: Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh

2/ Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Vậy bà bầu tiêu chảy liệu có nguy hiểm? Có bắt buộc phải sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai?

Đa phần các trường hợp tiêu chảy sẽ ở mức độ nhẹ, có thể tự khỏi sau vài ngày và không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ở mức độ nặng hơn, tiêu chảy kéo dài, nếu không điều trị kịp thời có thể gây tác động xấu cho sức khỏe mẹ và bé. Bà bầu bị tiêu chảy do vi khuẩn tả, rota virus thường nôn mửa, đi tiêu rất nhiều lần dẫn đến tình trạng mất sức, mệt mỏi. Hơn nữa, những cơn đau liên tục ở bụng có thể kích thích tử cung co bóp, dẫn đến sinh non, sảy thai.

Vì vậy, khi bị tiêu chảy, các mẹ bầu không nên chủ quan. Không nên tự sử dụng các thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai, vì một số thuốc có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới thai kỳ và em bé. Cần đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:

  • Tiêu chảy kéo dài liên tục trong 2 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Tiêu chảy kèm sốt
  • Tiêu chảy kèm nôn ói, dấu hiệu mất nước nhiều: da khô, tiểu ít, nước tiểu sậm màu, mệt mỏi, choáng váng… hoặc trong trường hợp mẹ không thể bổ sung nước từ đường uống.
  • Bụng đau dữ dội trong nhiều giờ
  • Tiêu chảy phân có máu, hoặc phân màu đen, hôi tanh.

Thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai

3/ Khi nào cần dùng thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai?

Đối với trường hợp tiêu chảy nhẹ

Với các chị em không có các dấu hiệu nguy hiểm ở trên, thì có thể sử dụng các loại thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai không cần kê đơn và được chứng minh là an toàn với thai nhi như:

  • Bù nước và điện giải với dung dịch Oresol:

Oresol là một trong những loại thuốc tương đối quen thuộc và cũng được sử dụng phổ biến. Khi mẹ bị tiêu chảy, một lượng lớn nước và điện giải sẽ bị mất đi thông qua phân, vì vậy nên dùng Oresol để thay thế nước và chất điện giải đã bị mất. Oresol đã được chứng minh là một trong những thuốc an toàn được sử dụng trong điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai.

Các mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, pha gói oresol với đúng lượng nước ghi trên hướng dẫn ngay trước khi sử dụng. Sau khi pha xong dung dịch có thể dùng để uống từ từ trong vòng 24h, sau đó không nên dùng nữa.

Nên dùng nước nguội pha dung dịch oresol, không pha với nước khoáng bởi trong nước khoáng đã có các ion điện giải làm sai tỷ lệ các chất điện giải, pha xong cũng không nên đun sôi dung dịch. Mẹ bầu cần lắc đều, hòa tan trước khi uống. Để hiệu quả nhất, hãy sử dụng oresol theo chỉ định của bác sĩ.

  • Probiotics:

Probiotics là các chủng vi khuẩn sống khi được uống đủ lượng sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho người dùng. Nói một cách dễ hiểu, men vi sinh là những vi khuẩn tốt, giúp hệ tiêu hóa dễ tiêu thụ thức ăn, duy trì sức khỏe và chống lại bệnh tật.

Trong thực tế, không ít người tìm cách sử dụng men vi sinh vì lợi ích sức khỏe chung chung trong khi đây cũng là một cách thức trị liệu của bác sĩ dành cho các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, tăng cường chức năng đường ruột. Hơn nữa, ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể nhận được những lợi ích từ men vi sinh, giảm tần suất xảy ra những khó chịu trên đường tiêu hóa như đầy hơi, co thắt, tiêu chảy và táo bón. Probiotics cũng là một trong những “thuốc” an toàn được sử dụng trong điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai.

>>>> Mẹ bầu tham khảo thêm Làm thế nào để bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?

  • Điều chỉnh chế độ ăn

Ngoài các điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai bằng thuốc, khi bị tiêu chảy, mẹ đặc biệt cần lưu ý đến vấn đề ăn uống. Một số loại thực phẩm không chỉ không giúp bệnh thuyên giảm mà nó còn có khả năng khiến tình trạng tiêu chảy khi mang thai ngày càng nặng nề hơn.

Các món bà bầu không nên ăn khi bị tiêu chảy:

  • Món ăn nhiều chất béo
  • Món ăn chiên, xào
  • Món ăn cay
  • Món ăn tanh như hải sản
  • Các món sống
  • Đồ ăn lạnh.

Đồ uống bà bầu không nên dùng khi bị tiêu chảy

  • Đồ uống ngọt
  • Sữa
  • Cà phê
  • Trà
  • Nước tăng lực.

Thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai

Đối với tiêu chảy nặng

Các trường hợp tiêu chảy nặng phải được thăm khám tại các cơ sở y tế. Các loại thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai dưới đây phải được sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng.

  • Thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai

Các mẹ tuyệt đối không được tự sử dụng thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai mà không có sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Không những khiến tình trạng bệnh không thuyên giảm, ngược lại sử dụng thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai sai cách có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Đối với các trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Các bác sĩ có thể dựa vào từng trường hợp cụ thể để kê một số loại thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy an toàn cho phụ nữ có thai. Các kháng sinh đã được chứng minh là an toàn với phụ nữ mang thai như:

  • Amphotericin B
  • Ampicillin
  • Amoxicillin
  • Metronidazol (sử dụng vào thời kỳ giữa và cuối thai kỳ)
  • Clarithromycin
  • Erythromycin
  • Azithromycin
  • Penicillin G
  • Vancomycin
  • Penicillin, bao gồm amoxicillin và ampicillin
  • Cephalosporin, bao gồm cefaclor và cephalexin
  • Clindamycin.

Tùy vào tác nhân là vi khuẩn gì, mà bác sĩ sẽ cho loại kháng sinh phù hợp.

  • Thuốc điều trị các nguyên nhân gây tiêu chảy khác

Nếu nguyên nhân tiêu chảy của mẹ bầu không đến từ nhiễm khuẩn, mà do các bệnh lý khác như ruột kích thích (IBS), bệnh crohn, cường giáp… Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị tình trạng này. Khi các nguyên nhân được giải quyết, bệnh tiêu chảy cũng sẽ dần được giới hạn.

[inline_article id=285607]

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho các mẹ những thông tin bổ ích về các thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh

Tiêu chảy khi mang thai là một trong những khó chịu mà mẹ có thể gặp phải.  Tình trạng mất nước do tiêu chảy có thể nghiêm trọng, thậm chí gây chết người. Do đó, mẹ nên chú ý để phòng tránh hiện tượng này, đặc biệt là khi đang mang thai. Bài viết này sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì mà không ảnh hưởng đến con yêu.

1. Nguyên nhân nào khiến mẹ bị tiêu chảy khi mang thai?

Sự thay đổi chế độ ăn uống

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ có thể thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo thai nhi nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc thay đổi thức ăn đôi khi có thể gây ra đau bụng hoặc tiêu chảy.

Dị ứng với một số loại thực phẩm

Cơ thể mẹ có thể trở nên nhạy cảm với các loại thực phẩm cụ thể. Mặc dù chúng có thể là những thực phẩm mẹ thường ăn trước đây, nhưng những loại thực phẩm này cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng hoặc tiêu chảy nếu mẹ ăn chúng trong thời kỳ mang thai.

Sự thay đổi nội tiết tố. 

Đôi khi hormone của mẹ bầu có thể tăng tốc độ quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng bà bầu bị tiêu chảy.

Việc bổ sung vitamin

Việc mẹ uống vitamin trước khi sinh là rất tốt cho sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, những loại vitamin này có thể làm rối loạn dạ dày và khiến mẹ tiêu chảy.

2. Khi bị tiêu chảy, bà bầu nên làm gì?

Đợi để tình trạng này qua đi

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sẽ hết sau vài ngày nếu mẹ bị ngộ độc thực phẩm, do vi rút hoặc vi khuẩn trong đường ruột.

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì, uống gì? Nên bù nước cho cơ thể

bà bầu bị tiêu chảy nên làm gì

Mẹ bầu cần uống nhiều nước, nước trái cây và nước canh để bù nước và thay thế các chất điện giải mà cơ thể đã mất. Nước sẽ giúp bổ sung lượng chất lỏng đã mất, nước trái cây sẽ giúp bổ sung lượng kali và nước dùng sẽ giúp bổ sung natri cho mẹ.

Gặp bác sĩ

Nếu tình trạng tiêu chảy của mẹ bầu không hết sau hai hoặc ba ngày, mẹ sẽ cần tiến hành khám sức khỏe và có thể lấy máu để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy.

Hạn chế thực phẩm gây ra tình trạng đi ngoài nhiều lần

Mẹ nên hạn chế những loại thức ăn nhiều chất béo, chiên, thức ăn cay, sữa và bơ sữa, và thức ăn giàu chất xơ.

Vậy ngoài những liệu pháp điều trị trên, bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để không gặp vấn đề phiền toái này mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi? Dưới đây là một số loại thực phẩm vàng mẹ bầu không nên bỏ qua để phục hồi cơ thể nhanh chóng.

3. Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu bị tiêu chảy nên ăn theo chế độ BRAT (viết tắt của chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng).

Đây là những loại thức ăn dễ tiêu hóa và có thể làm dịu các triệu chứng của các vấn đề về dạ dày, đặc biệt là tiêu chảy ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên ăn từ 1 đến 2 ngày, sau đó kết hợp với các loại thực phẩm khác như:

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Mẹ nên ăn chuối

bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì

Chuối được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng và rất có lợi cho người đang bị tiêu chảy. Các thành phần chất xơ hòa tan trong chuối có vai trò làm tăng sinh khối phân cầm tiêu chảy và cân bằng lợi khuẩn đường ruột.

Ngoài ra, chuối cũng rất dễ tiêu hóa, vậy nên, mẹ bầu hãy ăn từ 2 – 3 quả mỗi ngày cho đến khi vấn đề tiêu chảy được bình ổn trở lại.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 9 lợi ích khi bà bầu ăn chuối xanh

Cà rốt

Cà rốt cũng là một trong những loại rau củ mà mẹ nên bổ sung khi không biết bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì. Lượng pectin có trong cà rốt có khả năng làm tăng trọng lượng phân vì thế hạn chế tình trạng tiêu chảy.

>>> Mẹ xem thêm nhé: Những tác dụng của nước ép cà rốt đối với sức khỏe mẹ bầu

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Sữa chua không đường để bù lợi khuẩn cho ruột

Sữa chua không đường chứa probiotics, một loại vi sinh vật có lợi cho đường ruột, giúp diệt khuẩn, ổn định niêm mạc ruột ngăn chặn tình trạng tiêu chảy ở phụ nữ mang thai.

Cơm trắng

Cơm trắng cũng chứa ít chất xơ, nhờ vậy mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Mặt khác, tinh bột cũng giúp hút bớt nước, giúp kết cấu của phân trở nên đặc hơn, hạn chế tình trạng tiêu chảy

Bánh mì trắng hoặc bánh quy

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Hãy cân nhắc đến các loại thực phẩm từ tinh bột, như bánh mì trắng hoặc bánh quy. Lượng tinh bột trong bánh mì trắng giúp hút nước trong lòng ruột, làm chậm quá trình đi ngoài. Lượng muối trong bánh quy làm chậm quá trình mất nước và cân bằng điện giải cho cơ thể mẹ bầu nhanh chóng phục hồi.

Nước dừa

Nước dừa giàu kali, nên có khả năng bù điện giải, bổ sung nước và lượng khoáng chất mà cơ thể bà bầu bị mất đi khi bị tiêu chảy.

Thế nhưng, mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên uống nước dừa nhé.

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Trứng gà

bà bầu bị tiêu chảy ăn gì thì tốt

Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu nên bổ sung trứng gà nhé. Mẹ nên ăn trứng gà luộc hoặc áp chảo với ngải cứu, lá mơ. Tuyệt đối không ăn trứng rán với dầu, bơ bởi vì chất béo sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn.

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Quả việt quất giàu anthocyanin

Việt quất chứa nhiều anthocyanin, có tác dụng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại và bảo vệ niêm mạc ruột. Thêm vào đó, việt quất còn chứa chất giúp ngăn chặn quá trình bài tiết chất lỏng trong lòng ruột. Đây cũng là một lựa chọn khi mẹ không biết khi bị tiêu chảy nên ăn gì để mau khỏi bệnh.

4. Các dấu hiệu nguy hiểm cần gặp bác sĩ

Mặc dù tiêu chảy thường không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc mất nước trong cơ thể. Mẹ bầu không được chủ quan và hãy thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải những trường hợp như sau:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn một hoặc hai ngày
  • Xuất hiện những cơn co thắt
  • Sốt hoặc nôn mửa 
  • Đau ở bụng dưới
  • Tình hình càng tồi tệ và nguy hiểm hơn

Hi vọng rằng những chia sẻ về việc bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì vừa rồi đã giúp mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc tốt bản thân trong thai kỳ.