Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Sử dụng dầu gió cho trẻ sơ sinh có an toàn không?

Dầu gió chiết xuất từ các loại thảo mộc, hoa và các loại thực vật khác. Nhiều mẹ muốn tận dụng lợi ích của tinh dầu cho đứa con của mình. Nhưng sử dụng dầu gió cho trẻ sơ sinh có an toàn không? Mẹ đọc tiếp để nắm thông tin và biết cách chăm sóc con tốt hơn nhé!

Thành phần trong dầu gió chứa gì?

Dầu gió là một loại chất lỏng được tạo ra bằng cách pha trộn nhiều loại tinh dầu thiên nhiên khác nhau. Các loại dầu gió thường được dùng như thuốc thoa ngoài da, có thể tạo cảm giác nóng ấm ngay tại chỗ.

Thành phần phổ biến của các loại dầu gió thường bao gồm: dầu khuynh diệp, dầu tràm, hồi, quế… với dược chất chính là methyl salicylate và menthol. Methyl salicylate là thành phần của nhiều thuốc trị đau, kháng viêm. Còn menthol, một chất thường được chiết xuất trong cây bạc hà giúp tạo cảm giác mát lạnh, gây tê tại chỗ.

Với những thành phần như vậy, chắc chắn, dầu gió sẽ mang lại nhiều lợi ích. Trước khi hiểu thoa dầu gió cho trẻ sơ sinh có tốt hay không; mẹ cần hiểu thêm về cấu tạo sinh lý da của trẻ.

>> Mẹ có thể muốn biết Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt: Là hiện tượng gì?

thành phần của dầu gió

Cấu tạo sinh lý da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá đặc biệt

Trước khi tìm hiểu dầu gió cho trẻ sơ sinh, mẹ cần biết được cấu tạo da bé để biết cách chọn được sản phẩm phù hợp.

1. Cấu tạo sinh lý da trẻ sơ sinh

Nếu xét về cấu tạo của đối tượng trẻ em thì có sự khác biệt về hệ vi sinh ở da trẻ sinh thường với trẻ sinh mổ, cụ thể:

  • Khi được sinh mổ, trẻ mang hệ vi sinh vật ở da tương tự ở da mẹ là Staphylococcus, Propionibacterium, Corynebacterium.
  • Trường hợp sinh thường, trẻ sẽ mang hệ vi khuẩn tương tự như đường âm đạo của mẹ chủ yếu là Lactobacillus, Prevotella và Sneathia.

Trẻ sơ sinh, bề mặt da có tính kiềm nhẹ và cũng phụ thuộc vào vị trí mổ. Điều này là do da trẻ tiếp xúc với dịch ối có tính kiềm trong suốt quá trình thai nhi. Việc đánh giá tính pH nhằm giải thích về vấn đề bong tróc da của trẻ trong những ngày đầu:

  • Khi pH kiềm sẽ dẫn đến hoạt động của enzim serine proteases tăng mạnh.
  • Do đó, làm thoái hóa các desmosome giữa các tế bào sừng dẫn đến sự bong vảy da trong những ngày đầu đời.

Ngoài ra, khi mới sinh ra, da trẻ thường cứng và khô hơn so với người lớn. Trong vòng 30 ngày đầu; da trẻ mềm dần do sự tăng hydrat hóa da. Tình trạng này sẽ giảm dần ở tuổi trưởng thành.

[inline_article id=54272]

Nguy cơ nhiễm độc qua da khi dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh

Một điều cần phải lưu ý đó là nguy cơ nhiễm độc qua da cũng tăng lên ở trẻ sơ sinh; đặc biệt là trẻ sinh non. Trẻ có thể hấp thu độc tính qua da theo 2 con đường chính:

  • Thông qua tế bào sừng và thượng bì.
  • Thứ hai là hấp thu qua lỗ nang lông, tuyến bã.

Vậy dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh cần phải thận trọng vì các thành phần bên trong có thể gây hại cho da trẻ.

Có nên dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh? Vì sao?

dầu gió cho trẻ sơ sinh

Từ lâu dầu gió được biết đến với công dụng nổi bật như:

  • Giúp giảm đau nhức.
  • Dầu gió cũng giúp giảm ngứa.

Bố mẹ cần lưu ý rằng tất cả các loại tinh dầu đều không thể dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Thậm chí ngay cả với trẻ lớn, làn da các bé đôi khi vẫn rất nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng so với người lớn.

Ngoài ra, với hoạt chất methyl salicylate khi xuất hiện trong dầu gió có thể dẫn đến các tình trạng như:

  • Cảm giác nóng, gây rộp da.
  • Gây xuất hiện xung huyết da.
  • Với Menthol có thể làm tăng tiết mồ hôi và làm thân nhiệt bé bị hạ thấp.

Dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nguy cơ gì?

Không thể phủ nhận các tác dụng phổ biến của dầu gió như giảm đau nhức, giảm ngứa… nhưng mẹ có biết rằng tất cả các loại tinh dầu đều không dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi? Giới hạn tuổi còn được tăng lên đối với các loại tinh dầu có menthol.

Ngay cả với trẻ lớn, làn da các bé đôi khi vẫn rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng so với người lớn. Trong khi đó, hoạt chất methyl salicylate có thể làm nóng, gây rộp, xung huyết da. Menthol còn làm tăng tiết mồ hôi và làm thân nhiệt bé bị hạ thấp. Một tác dụng phụ nguy hiểm khác là ức chế khả năng hô hấp của bé.

Nếu dùng các loại dầu gió để bôi lên mũi, các hoạt chất trong dầu có thể gây rách màng nhầy mũi, họng. Menthol ức chế cơ trơn hô hấp, tuần hoàn. Một thành phần khác có trong một số loại dầu là camphor (long não) ức chế tuần hoàn, gây suy hô hấp dẫn đến ngưng tim, ngưng thở.

[inline_article id=78143]

Những lưu ý về độ tuổi, khi nào nên dùng, cách xoa dầu và nồng độ của dầu gió cho trẻ sơ sinh

Khi muốn dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý về độ tuổi, khi nào nên dùng, cách xoa dầu và nồng độ tinh dầu.

  • Độ tuổi của bé: Độ tuổi nhỏ nhất sử dụng được tinh dầu nói chung là 3 tháng tuổi. Những loại tinh dầu chứa methyl salicylate và menthol cần được dùng cẩn thận cho trẻ trên 2 tuổi.
  • Nồng độ: Tinh dầu nguyên chất thường được pha với dầu nền để tạo thành một hỗn dịch. Mẹ cần chú ý nồng độ không vượt quá 2%. Không bao giờ được để tinh dầu nguyên chất dính lên da vì nó có thể gây phỏng nặng.
  • Khi nào có thể dùng dầu gió:  Một số triệu chứng như nghẹt mũi, nhức đầu, ho nhẹ, đau bụng, đầy hơi, đau cơ, bong gân, côn trùng cắn ngứa ngáy… có thể được làm dịu bớt với các loại dầu gió.
  • Cách dùng tinh dầu: Dầu gió chỉ có thể dùng ngoài da. Mẹ không thoa dầu gió lên vùng da trầy xước, không cho bé uống dầu vì có thể gây tổn thương niêm mạc ruột. Luôn dùng một lượng vừa đủ, chỉ dùng lúc đau và chấm dứt ngay khi cơn đau đã hết.

>> Mẹ xem thêm Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

Bảng tham khảo tên các loại tinh dầu có thể dùng theo từng độ tuổi

  • Bé từ 3 tháng tuổi: tinh dầu cúc la mã, cỏ thi, lavender, thì là
  • Bé từ 6 tháng tuổi: bergamot, quế, chanh, nho, sả, rau mùi, kim linh sam, thông, quýt, bưởi, phong lữ, một lượng nhỏ tinh dầu thông…
  • Bé từ 2 năm tuổi: húng quế, tiêu đen, đinh hương, basalm, trầm hương, tỏi, sả chanh, hoắc hương, cây trà, kinh giới, bạc hà…
  • Bé từ 6 năm tuổi: hồi, tràm, bạch đậu khấu, dầu cây bạc hà, nhục đậu khấu, nguyệt quế…
  • Bé từ 10 tuổi: rosemary, khuynh diệp.

Mỗi bé sẽ có thể trạng sinh lý khác nhau; nếu mẹ không chắc chắn về việc sử dụng dầu gió cho trẻ sơ sinh; mẹ hãy tham khảo với bác sĩ để nhận được sự tư vấn phù hợp cho nhu cầu của con nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tinh dầu dùng cho trẻ sơ sinh: Loại nào tốt nhất cho bé? 

tinh-dau-cho-tre-con

Tinh dầu dùng cho trẻ sơ sinh có nguồn gốc từ các loại thảo mộc, hoa và các loại cây. Tinh dầu được dùng phổ biến để thoa ngoài da cho bé với tác dụng massage thư giãn, làm ấm cơ thể hoặc làm dầu thơm trong phòng để khử mùi, an thần, giúp bé ngủ ngon.

Tinh dầu cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất? Marry Baby sẽ giải đáp cho các mẹ ngay sau đây. 

Tinh dầu trẻ sơ sinh nên dùng khi bé được mấy tháng tuổi?

Nghiên cứu cho thấy một số lợi ích của tinh dầu với trẻ sơ sinh và các tác hại của tinh dầu với trẻ sơ sinh là không đáng kể.

Tuy nhiên, Hiệp hội Bác sĩ Naturopathic Hoa Kỳ khuyến nghị, không nên sử dụng tinh dầu cho tất cả các bé dưới 3 tháng tuổi.

Các loại tinh dầu cho trẻ sơ sinh 

Tinh dầu oải hương 

Một đánh giá năm 2016 cho thấy, tinh dầu oải hương có thể giúp điều trị tình trạng viêm đau ở trẻ sơ sinh. Cụ thể, những trẻ sơ sinh được ngửi mùi hoa oải hương trong khi thử nghiệm chích gót chân trải qua ít đau đớn hơn và nhịp tim thấp hơn so với các bé không được ngửi.

Một nghiên cứu khác kết luận rằng, massage bằng dầu thơm hoa oải hương có thể làm giảm các triệu chứng đau bụng cho bé. 

Tinh dầu hoa cúc 

Tinh dầu hoa cúc được sử dụng phổ biến tại nhà để khắc phục chứng mất ngủ ở người lớn và trẻ sơ sinh. 

Bạn chỉ cần thêm một vài giọt dầu hoa cúc vào bồn nước ấm hoặc máy khuếch tán để xoa dịu tâm lý và giúp bé an thần.

Tinh dầu hướng dương  

Tinh dầu hướng dương rất giàu axit linoleic, là lựa chọn tuyệt vời cho bé có làn da nhạy cảm.

Một nghiên cứu cho thấy, tinh dầu hướng dương có khả năng cải thiện hydrat hóa da cho trẻ sơ sinh.

tinh-dau-cho-be
Massage cho bé bằng tinh dầu

Cách sử dụng tinh dầu cho trẻ sơ sinh 

Dùng tinh dầu massage cho bé 

Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu như hướng dương, dầu hạt nho pha loãng để massage cho bé.

Các nghiên cứu cho thấy, massage có thể giúp tăng cân ở trẻ sinh non, hỗ trợ sự phát triển và giảm sự khó chịu hoặc rối loạn giấc ngủ cho bé.

Mặc dù không cần sử dụng tinh dầu, bạn vẫn có massage được cho bé, nhưng dùng tinh dầu sẽ giúp quá trình massage dễ dàng hơn khi bạn chuyển động tay trên da bé.

Cách massage bằng tinh dầu cho bé

Bạn pha loãng tinh dầu, xoa giữa 2 lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng áp 2 lòng bàn tay vào da em bé. Bạn bắt đầu di chuyển nhẹ nhàng từ chân tới cổ bé rồi di chuyển ngược lại.

Bạn có thể massage ngực và bụng cho bé bằng cách di chuyển 2 bàn tay sang 2 bên hông của bé rồi miết nhẹ. Tiếp đó, bạn hãy dùng ngón tay để massage theo chuyển động kim đồng hồ.

Dùng tinh dầu để tắm cho bé 

Bạn có thể dùng một vài giọt tinh dầu hoa cúc hoặc tinh dầu hoa oải hương pha với nước tắm cho bé. Cách này có thể làm dịu da, giúp bé được thư giãn và ngủ ngon hơn. 

Sử dụng dụng cụ khuếch tán tinh dầu trong phòng ngủ 

Bạn có thể sử dụng các dụng cụ khuếch tán tinh dầu trong lòng ngủ. Hương thơm của tinh dầu giúp khử mùi hôi, vi khuẩn trong phòng và giúp bé ngủ ngon. 

Bạn có thể đặt mua trên các trang bán hàng trực tuyến các dụng cụ khuếch tán tinh dầu như đèn xông tinh dầu, máy xông hơi tinh dầu…

tinh-dau-hoa-cuc-cho-be
Dùng tinh dầu hoa cúc pha loãng để tắm cho bé.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu cho trẻ sơ sinh 

+ Không sử dụng tinh dầu oliu để thoa lên da của trẻ sơ sinh vì nó gây dị ứng da.

+ Không sử dụng bất kỳ loại tinh dầu nào cho bé dưới 3 tháng tuổi, kể cả các loại tinh dầu được nhà sản xuất ghi trên sản phẩm là an toàn cho trẻ sơ sinh, nhất là các bé sinh non.

+ Không được thoa tinh dầu nguyên chất lên da bé. Bạn phải pha loãng tinh dầu khi dùng massage cho bé. Hiệp hội quốc gia về hương liệu tổng thể (NAHA) khuyên bạn nên pha loãng tinh dầu chỉ còn 0,5 – 2,5%. 

+ Không cho bé uống tinh dầu hoặc ăn thức ăn có sử dụng tinh dầu.

+ Không sử dụng tinh dầu cho các bé có làn da nhạy cảm, nhất là các loại tinh dầu dễ gây kích ứng da như dầu oliu.

+ Để xa tầm tay trẻ em.

+ NAHA khuyên nên tránh sử dụng các loại tinh dầu phổ biến sau đây trong khi mang thai và trong khi cho con bú: 

. Tinh dầu chiết xuất từ hột cây hồi hương

. Tinh dầu chiết xuất từ cây bạch dương

. Tinh dầu chiết xuất từ long não

. Tinh dầu chiết xuất từ húng quế

. Tinh dầu chiết xuất từ hạt mùi tây

. Tinh dầu chiết xuất từ giống rau thơm

. Tinh dầu chiết xuất từ ngải cứu

tinh-dau-hung-que
Không dùng tinh dầu húng quế cho trẻ sơ sinh.

+ Bạn nên tránh để tinh dầu tiếp xúc với đường thở của bé. Nếu muốn làm ấm cơ thể bé vào mùa lạnh, bạn có thể pha loãng tinh dầu để thoa vào chân bé. 

+ Khi sử dụng máy khuếch tán tinh dầu, bạn nên pha loãng trước khi cho vào máy để làm giảm nguy cơ phản ứng hô hấp gây bất lợi cho bé. 

+ Bạn không nên sử dụng máy khuếch tán hương thơm cho trẻ sơ sinh bị hen suyễn hoặc có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn do tiền sử gia đình mắc bệnh này.

Tinh dầu dùng cho trẻ sơ sinh có nhiều tác dụng tốt cho các bé trong việc massage, giữ ấm cơ thể và an thần. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng và đặc biệt phải để xa tầm tay trẻ nhỏ.

Hanako