Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

3 loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết, Zika, sốt rét nguy hiểm

muoi-gay-tu-vong-cho-tre-em

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết và các căn bệnh nguy hiểm khác như bệnh sốt rét, viêm não Nhật Bản… có thể gây tử vong trẻ em ở Việt Nam gồm muỗi vằn (aedes), muỗi anophen và muỗi culex.

Ba mẹ hãy cùng Marry Baby tìm hiểu về 3 loài muỗi này để có biện pháp phòng chống và bảo vệ con nhỏ.

Muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết (aedes)

Đây là thủ phạm nguy hiểm gây ra hàng chục ca tử vong cho cả người lớn và trẻ em mỗi năm.

+ Đặc điểm nhận dạng: Muỗi vằn màu đen, có các vệt khoang đen trắng rõ rệt ở phần chân, thân và bụng. Phần ngực có các vảy trắng xếp thành hàng, trên lưng có hình chiếc đàn 2 dây màu trắng.

+ Nơi sinh sống: Muỗi vằn thường trú ngụ trong nhà nơi có ánh sáng yếu như tủ quần áo, các xó nhà, bếp…

Muỗi vằn thường đẻ trứng và sinh sản ở các vùng nước tù như ao tù, vũng, rãnh nước trong vườn hoặc ở các dụng cụ chứa nước trong nhà.

Vòng đời của muỗi vằn cái khoảng từ 20 – 40 ngày. Trong đó, từ lúc đẻ trứng đến lúc nở thành bọ gậy là 7 ngày; từ bọ gậy phát triển thành muỗi trưởng thành là 2-3 ngày.

+ Hoạt động săn mồi: Muỗi vằn cái thường đốt người vào ban ngày và chúng hoạt động mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

Hoạt động tìm mồi của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ tốt nhất cho hoạt động săn mồi của chúng là trên 23 độ C, vì vậy chúng thường hoạt động mạnh nhất vào mùa mưa khi thời tiết nóng ẩm.

Muỗi cái bay rất nhanh và đeo bám con mồi rất dai. Chúng sẽ lao vào đốt và hút máu ngay khi tìm thấy con mồi. Chúng chỉ rời đi sau khi đã hút no máu.

+ Khả năng gây bệnh: Muỗi vằn mang virus sốt xuất huyết và truyền sang người thông qua hoạt động hút máu. Sốt xuất huyết rất nguy hiểm khi có thể gây ra tử vong cho cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, muỗi vằn còn có thể gây ra bệnh vàng da, bệnh Zika nên nó được xếp vào 1 trong 3 loài muỗi gây tử vong cho trẻ nguy hiểm nhất ở Việt Nam.

 

muoi-van3
Hình ảnh muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết

Muỗi anophen

Đặc điểm nhận dạng: Muỗi anophen có màu nâu mốc, chiều dài cơ thể bằng chiều dài của vòi, trên cánh có các vẩy đen trắng, bụng nhọn.

Nơi sinh sống: Muỗi anophen thường sinh sản ở các vùng nước ngọt, trong các bụi rậm quanh nhà, sống ở bìa rừng vùng nhiệt đới.

Chúng sinh sản và phát triển nhất vào mùa mưa khi nhiệt độ nóng ẩm, nhiều nước. Vòng đời của chúng từ 10-14 ngày. Ở các vùng lạnh hơn, vòng đời của chúng chỉ khoảng 5 ngày.

Hoạt động săn mồi: Muỗi anophen thường hoạt động mạnh từ chiều tối đến sáng sớm. Sau khi đốt người, chúng sẽ đậu lại vài giờ trong nhà rồi sẽ bay ra các bụi cây, rãnh nước để nghỉ ngơi.

Khả năng lây bệnh: Muỗi gây bệnh sốt rét  bằng cách truyền sang người người thông qua hoạt động hút. Đây là căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong cao ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

 

muoi-anophen
Muỗi anophen gây ra căn bệnh sốt rét nguy hiểm.

Muỗi culex

Muỗi culex có khoảng 550 loài nhưng loài có thể gây bệnh nguy hiểm nhất là muỗi culex quinquefasciatus với căn bệnh bạch chỉ huyết và muỗi culex tritaeniorhynchus với căn bệnh viêm não Nhật Bản.

Muỗi culex quinquefasciatus

+ Đặc điểm nhận dạng: Loài này có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm, không có khoang đen trắng ở chân và cánh.

+ Nơi sinh sống: Muỗi culex quinquefasciatus cư trú ở các đô thị phát triển nhanh có hệ thống thoát nước kém và môi trường ô nhiễm. Chúng thích ẩn nấp ở các rãnh nước bẩn, có nhiều chất thải, cây mục, phân hoặc những ngôi nhà ẩm thấp, lụp xụp, vệ sinh kém.

Muỗi culex quinquefasciatus phát triển quanh năm nhưng cao điểm là vào mùa xuân hè. Đây là loại có khả năng kháng thuốc diệt côn trùng cao nên việc tiêu diệt chúng khó khăn hơn các loài muỗi khác.

+ Hoạt động săn mồi: Loài muỗi này thường hoạt động về đêm, đối tượng săn mồi của chúng là con người.

+ Khả năng gây bệnh: Muỗi culex quinquefasciatus mang theo ký sinh trùng giun chỉ bạch huyết wuchereria bancrofti truyền qua người thông qua hoạt động hút máu. Bệnh giun chỉ bạch huyết mức độ không nguy hiểm chết người nhanh cho bệnh sốt rét và sốt xuất huyết nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng yếu.

Muỗi culex tritaeniorhynchus

+ Đặc điểm nhận dạng: Muỗi culex tritaeniorhynchus có màu nâu đen, bụng có các vằn nâu.

+ Nơi sinh sống: Loài muỗi này thường sinh sống ở các vùng nông thôn, làng mạc, ruộng đồng. Chúng thường đẻ trứng và phát triển ở các vùng nước trong như mương nước, ruộng lúa. Mùa sinh sản nhiều nhất là từ tháng 5 – tháng 11 trong vùng khí hậu nóng ẩm.

+ Hoạt động săn mồi: Muỗi cái hoạt động vào ban đêm, đốt chích cả người lẫn động vật.

+ Khả năng gây bệnh: Muỗi gây bệnh zika hay còn gọi là bệnh viêm não Nhật Bản – một căn bệnh có khả năng gây tử vong cao và thường xảy ra ở trẻ em.

 

muoi-culex
Hình ảnh muỗi gây viêm não Nhật Bản.

Cách phòng chống 3 loài muỗi nguy hiểm nhất Việt Nam cho trẻ em

+ Trong mùa mưa, nên mặc quần áo dài cho trẻ. Nếu là trẻ sơ sinh thì nên cho bé nằm chơi trong màn chụp cả đêm lẫn ngày.

+ Sử dụng các loại thuốc bôi chống muỗi dành cho trẻ em.

+ Sử dụng các thiết bị bắt muỗi trong nhà như vợt muỗi, máy bắt muỗi, đèn bắt muỗi.

+ Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng.

+ Sân vườn nên dọn dẹp sạch sẽ, phát quang bụi rậm quanh nhà, thiết kế hệ thống thoát nước tốt để không bị nước tù đọng quanh nơi ở tạo điều kiện cho muỗi phát triển.
+ Phun thuốc diệt muỗi định kỳ quanh nơi ở.
+ Bổ sung nhiều dưỡng chất giúp bé khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

3 loài muỗi gây tử vong cho trẻ là mối hiểm họa của cộng đồng vì những căn bệnh chết người mà chúng gây ra. Trong các gia đình có trẻ nhỏ, ba mẹ càng nên có biện pháp phòng chống để bảo vệ bé khỏi các mối đe dọa nguy hiểm.

Hanako

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh

Muỗi gây ra các căn bệnh nguy hiểm, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ khiến mẹ nào cũng lo lắng và tìm cách phòng chống muỗi cho con. Vậy các loại thuốc hay phương pháp phòng chống muỗi nào an toàn cho trẻ sơ sinh? Marry Baby sẽ mách bạn ngay sau đây!

Phòng chống muỗi không hề dễ khi nó sinh sản quá nhanh và quá nhiều vào mùa mưa ở Nam bộ và mùa xuân hè ở Bắc bộ nước ta. Mẹ cần ghi nhớ cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh để giúp con thoát khỏi các căn bệnh do muỗi gây ra.

Cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh

Sử dụng trang phục kín

Mặc dù không phải là giải pháp bảo vệ bé khỏi muỗi 100% nhưng đây là cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể làm ngay vì nó thật đơn giản.

Việc quấn tã trùm kín thân hoặc mặc quần áo dài cho bé sẽ giúp ngăn chặn muỗi tiếp xúc với da để chích.

Mẹ cần lưu ý, nên sử dụng các loại trang phục dài phù hợp với nhiệt độ trong phòng. Chẳng hạn, nếu trời nắng nóng, mẹ nên mặc cho con các bộ đồ dài bằng vải cotton mỏng mát. Mẹ nên kết hợp đeo bao tay, bao chân cho bé. Bao tay, bao chân vừa giữ ấm cho bé, vừa giúp phòng muỗi đốt.

Bên cạnh đó, mẹ nên chọn các loại quần áo sáng màu cho bé mặc. Vì quần áo tối màu, đặc biệt là màu đen, thường thu hút muỗi do tập tính trú ngụ ở những nơi tối và ẩm thấp của chúng.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm các phụ kiện chống muỗi cho bé vào thời gian mưa nhiều, ẩm thấp như mũ rộng vành và mạng che dạng khăn voan.

Sử dụng các dụng cụ chống muỗi

♦ Sử dụng lưới chống muỗi: Dụng cụ này cũng là cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh được nhiều gia đình lựa chọn vào mùa mưa hiện nay. Lưới chống muỗi sẽ ngăn chặn muỗi ở bên ngoài bay vào nhà, giúp giảm thiểu nguy cơ bé bị muỗi chích.

♦ Vợt muỗi: Vợt muỗi cũng là dụng cụ được dùng phổ biến trong các gia đình để diệt muỗi. Tuy nhiên, dụng cụ sử dụng nguồn điện để tiêu diệt muỗi nên mẹ cần hết sức thận trọng khi để gần con nhỏ. Hãy cẩn thận tắt nguồn khi không sử dụng và tốt nhất không bao giờ để gần chỗ con nằm.

♦ Máy đuổi côn trùng: Máy đuổi côn trùng có nhiều loại nhưng phổ biến là loại máy sử dụng cảm ứng tạo ra một loại sóng âm để xua đuổi các loại côn trùng nhỏ và loại sử dụng hương liệu tỏa ra môi trường xung quanh bằng cách tản hơi nước để đuổi côn trùng. Các sản phẩm này khá hiệu quả nhưng không thật sự tốt cho trẻ sơ sinh. Bởi sóng âm hay các hương hiệu không đảm bảo, có thể gây tác động xấu tới sức khỏe của bé, trong đó dễ nhận thấy nhất là có thể gây ra các bệnh về hô hấp hoặc dị ứng.

 

Sử dụng các dụng cụ chống muỗi
Vợt muỗi cũng là dụng cụ được dùng phổ biến trong các gia đình để diệt muỗi 

Sử dụng nhang chống muỗi

Nhang chống muỗi không thể xua đuổi muỗi ở diện tích rộng. Hơn nữa, khói từ nhang tỏa ra còn có thể khiến bé bị ngạt nếu nằm trong phòng kín và diện tích nhỏ. Nhang muỗi cũng có thể gây ra các căn bệnh về hô hấp, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé.

Nguy cơ gây cháy nhà từ nhang cũng có thể xảy ra khi tàn lửa bắt vào chăn màn, quần áo.

Nếu mẹ muốn sử dụng nhang chống muỗi, tốt nhất nên để nhang ở xa nơi con nằm. Có thể đặt nhang trước nhà hoặc ở các cửa sổ để ngăn muỗi bay vào.

Sử dụng đèn xông tinh dầu để đuổi muỗi

Đèn xông tinh dầu thật sự chỉ tốt cho việc làm thơm phòng và giúp người lớn thư giãn. Còn đối với trẻ sơ sinh, đây không phải là một giải pháp an toàn để chống muỗi. Bởi trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với bất kỳ loại hương liệu nào mà cơ thể bé không phù hợp. Hơn nữa, đèn xông tinh dầu còn có thể khiến bé bị ngột ngạt trong phòng kín, ảnh hưởng tới hô hấp của bé.

Sử dụng các loại tinh dầu để đuổi muỗi

Tinh dầu sả, tinh dầu bạc hà, tinh dầu oải hương, tinh dầu phong lữ… đang được nhiều mẹ lựa chọn như môt giải pháp chống mỗi an toàn cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi mua, các mẹ cần đọc kỹ các thành phần có trong tinh dầu và lưu ý tới các thành phần có thể bất lợi cho trẻ sơ sinh mà nhà sản xuất khuyến cáo (nếu có).

Khi sử dụng tinh dầu trên da của bé lần đầu, mẹ chỉ nên dùng một chút xíu thoa trên vùng cổ tay để kiểm tra xem da bé có bị dị ứng không. Khi thoa một vài lần thấy ổn, mẹ có thể sử dụng cho da bé trên diện rộng.

 

Cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh 3
Tinh dầu sả giúp xua đuổi muỗi 

Sử dụng băng phiến để đuổi côn trùng và muỗi

Đây là giải pháp đầy rủi ro mà mẹ không bao giờ nên lựa chọn. Bởi băng phiến sử dụng hóa chất mạnh để phát ra mùi khó chịu xua đuổi côn trùng. Băng phiến thường được sản xuất trông giống như những viên kẹo có màu sắc rất đẹp dễ làm các bé lớn lầm tưởng là kẹo và lấy để ăn rất nguy hiểm.

Sử dụng các sản phẩm dùng ngoài da

Một trong những cách để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi muỗi đốt phải kể đến các loại sản phẩm dùng ngoài da. Các sản phẩm dạng kem, nước hoa, dạng xịt có thể sử dụng trực tiếp trên da của bé để ngăn muỗi chích.

Tuy nhiên, việc lựa chọn các loại hóa, mỹ phẩm chưa bao giờ là dễ dàng cho con ở độ tuổi nhũ nhi. Bởi trong rất nhiều các loại sản phẩm này vẫn tiềm ẩn nguy cơ có thể gây dị ứng cho da bé. Hơn nữa, các sản phẩm này cũng chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian ngắn, có thể 30 phút đến vài giờ đồng hồ, vì vậy sẽ gây ra bất tiện khi mẹ phải thoa đi thoa lại cho bé nhiều lần.

Nếu sử dụng các loại thuốc chống muỗi cho con, mẹ cũng không nên quá lạm dụng. Mẹ chỉ nên thoa cho bé trên các vùng da hở và tuyệt đối không để bé tiếp xúc với sản phẩm bằng miệng vì có thể gây ngộ độc cho dù nhà sản xuất có nói rằng đó là sản phẩm an toàn đi chăng nữa.

Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, hoặc rất ít hóa chất để đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Đây là cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh vào mùa mưa mà mẹ có thể lựa chọn.

Mẹ nên tìm mua các sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng. Nếu không rành việc mua sắm, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc các bà mẹ khác.

 

Cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh 6
Màn chống muỗi là giải pháp truyền thống mà các mẹ vẫn thường sử dụng 

Cách chống muỗi an toàn sơ sinh bằng màn chống muỗi

Màn chống muỗi là cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh mà các mẹ vẫn thường sử dụng. Tuy nhiên, màn chống muỗi sử dụng tốt hơn vào ban đêm còn ban ngày nó có thể gây ra nhiều bất tiện cho sinh hoạt của mẹ và bé như lúc cho ăn, thay tã…

Nếu sử dụng màn chống muỗi vào ban ngày, mẹ nên lựa chọn loại màn chụp vì nó có khung rất tiện cho việc di rời tới bất cứ vị trí nào mẹ muốn đặt bé.

Chống muỗi xung quanh môi trường sống

Việc giữ cho môi trường sống không có muỗi, hoặc ít muỗi còn tốt hơn việc phòng muỗi trực tiếp trên cơ thể em bé. Bởi vì nơi ở không có muỗi thì mẹ sẽ chẳng bao giờ phải lo lắng tới việc chống muỗi cho con. Còn nơi ở ít muỗi thì việc đuổi muỗi, tiêu diệt muỗi sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Do vậy mẹ cần làm các việc sau:

+ Giữ gìn nhà cửa, sân vườn sạch sẽ, thoáng đãng. Thường xuyên thu dọn, lược bỏ những đồ vật không cần thiết trong nhà.

+ Vào mùa mưa, nếu có sân vườn, mẹ nên thiết kế các ống thoát nước để tránh nước đọng tạo môi trường cho muỗi đẻ trứng.

+ Nếu ngoài vườn hoặc cạnh nơi ở có bụi rậm, mẹ nên phát quang và phun thuốc diệt muỗi định kỳ để tiêu diệt muỗi.

+ Khi sử dụng các vật dụng chứa nước sinh hoạt, nước tưới cây, mẹ cần đậy nắp kín để ngăn muỗi vào đẻ trứng. Các loại bình, chum vại không sử dụng đến mẹ nên úp ngược xuống để nước mưa không bị đọng lại.

 

cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh
Mẹ nên phát quang và phun thuốc diệt muỗi định kỳ để tiêu diệt muỗi 

+ Trong nhà nên thường xuyên mở cửa đón nắng, hạn chế sử dụng các đồ dùng tối màu vì nó sẽ thu hút muỗi. Vào mùa xuân hè nóng ẩm ở Bắc bộ, hay mùa mưa ở Nam bộ, mẹ nên thường xuyên bật quạt để phòng khô thoáng, vừa chống ẩm mốc vừa hạn chế muỗi trú ngụ.

Cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh có rất nhiều lựa chọn, nhưng mẹ nên chọn các giải pháp tốt nhất cho sức khỏe của bé vào mùa mưa nhé!

Hanako