Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Tinh hoàn ẩn: Bệnh lý vô sinh bẩm sinh bạn nên biết!

Tuy nhiên, sẽ có một số trẻ sẽ tự hạ tinh hoàn trong vài tháng sau khi chào đời. Để hiểu hơn về tình trạng tinh hoàn ẩn ảnh hưởng đến tình trạng vô sinh nam ra sao; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng tinh hoàn ẩn là gì?

Tinh hoàn ẩn (undescended testicles) là tình trạng tinh hoàn không xuống bìu trước khi sinh hoặc trong vài tháng sau khi sinh. Trường hợp này cũng được gọi là tinh hoàn lạc chỗ (cryptorchidism).

Thực tế, tinh hoàn phát triển trong bụng khi bé trai vẫn còn trong tử cung người mẹ. Trước khi sinh, tinh hoàn thường sẽ rơi từ trong ổ bụng xuống bìu. Đây là một bao da treo phía dưới dương vật, nơi chứa tinh hoàn.

>> Bạn có thể xem thêm: 5 dấu hiệu vô sinh phổ biến ở cả nam và nữ cần lưu ý

Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không xuống bìu hay còn gọi là tinh hoàn lạc chỗ
Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không xuống bìu hay còn gọi là tinh hoàn lạc chỗ

Nguyên nhân dẫn đến tinh hoàn không xuống bìu

Thực tế, không có lý do rõ ràng nào dẫn đến tình trạng trẻ trai sinh ra bị tinh hoàn ẩn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp là do hormone có thể cản trở sự phát triển của tinh hoàn.

Tình trạng này còn có thể phổ biến hơn ở những trẻ sinh non chưa có đủ 9 tháng để phát triển trước khi sinh. Nhưng lại không có bất kì chứng minh khoa học nào cho thấy nguyên nhân gây ra tinh hoàn ẩn là do người mẹ trong khi mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không đúng chuẩn xác

[key-takeaways title=”Triệu chứng tinh hoàn ẩn là gì?”]

Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ em có giới tính nam khi mắc bệnh tinh hoàn ẩn đều không có bất kỳ triệu chứng gì. Dấu hiệu duy nhất của tình trạng này là tình trạng bìu trống rỗng.

[/key-takeaways]

Hậu quả của tinh hoàn bị ẩn!

Khi bé trai bước vào tuổi dậy thì, tinh hoàn sẽ bắt đầu sản xuất tinh trùng. Để tạo ra tinh trùng khỏe mạnh, tinh hoàn cần mát hơn nhiệt độ cơ thể từ 2-3℃. Đó là lý do tại sao nam giới bình thường có tinh hoàn treo bên dưới cơ thể bên trong bìu. Nếu tinh hoàn không xuống bìu, chúng có thể không hoạt động bình thường và không thể sản xuất tinh trùng khỏe mạnh.

Vì vậy, tinh hoàn ẩn có thể dẫn đến vấn đề vô sinh nam sau này khi một người đàn ông đến tuổi kết hôn và sinh con. Nam giới sinh ra bị bệnh tinh hoàn ẩn cũng có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn khi đến tuổi trưởng thành. Ngoài ra, nếu tinh hoàn nằm trong ổ bụng và không xuống bìu có thể gây khó khăn hơn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

>> Bạn có thể xem thêm: Vô sinh có di truyền không? Vợ chồng nào mong con vào xem ngay nhé!

Tình trạng tinh hoàn bị ẩn có chữa được không?

Người từng bị tinh hoàn ẩn cần phải tự kiểm tra tinh hoàn định kỳ để ngăn chặn nguy cơ bị ung thư tinh hoàn

Nếu tinh hoàn của bé trai chưa xuống bìu khi trẻ được 6 tháng tuổi; bác sĩ có thể lựa chọn các cách điều trị sau:

  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất đối với bệnh nhân tinh hoàn ẩn. Quy trình di chuyển tinh hoàn xuống bìu được gọi là orchiopexy. Tốt nhất, phẫu thuật này nên được thực hiện từ khi bé trai 6 tháng đến 1 tuổi.
  • Liệu pháp nội tiết tố: Trong một số ít trường hợp, khi tinh hoàn ở gần bìu bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng nội tiết tố. Bác sĩ sẽ tiêm cho bé một loạt hCG (human chorionic gonadotropin) giúp kích thích làm cho tinh hoàn rơi vào bìu.
  • Mổ nội soi với kỹ thuật gây tê vùng cùng cụt: Tinh hoàn ẩn có thể được điều trị ngoại khoa bằng phương pháp mổ nội soi với kỹ thuật gây tê vùng cùng cụt (gây tê ngoài màng cứng qua khe nứt xương cùng).

Tinh hoàn ẩn cần được điều trị khi trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi. Bởi sau 1 năm, tinh hoàn có nguy cơ bị teo và biến chứng như xoắn tinh hoàn, ung thư và vô sinh nếu tinh hoàn ẩn 2 bên. Đối với tinh hoàn ẩn ở người lớn cần phải điều trị ngay khi phát hiện bệnh, không nên trì hoãn vì nguy cơ dẫn đến vô sinh là rất cao.

[inline_article id= 304983]

Người bị tinh hoàn ẩn có thể tiếp tục có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn người bình thường. Tốt nhất, bệnh nhân nên tự kiểm tra tinh hoàn hàng tháng và đến bác sĩ chuyên khoa kiểm tra định kỳ bắt đầu từ tuổi thiếu niên. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về tình trạng tinh hoàn ẩn là gì và hiểu rõ hơn về một trong những lý do gây vô sinh nam.