Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tổn thương tâm lý tuổi dậy thì, điều ba mẹ cần cảnh giác!

Những thay đổi này cũng dễ khiến trẻ bị tổn thương tâm lý, thường rơi vào những suy nghĩ tiêu cực. Nếu ba mẹ không nhận biết những dấu hiệu bị tổn thương ở trẻ sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm.

Tổn thương tâm lý là gì?

Gần đây, mạng xã hội lan tràn nhiều trường hợp trẻ vị thành niên tự tử. Các trường hợp này thường để lại thư tuyệt mệnh cho thấy sự tổn thương nghiêm trọng về mặt tâm lý của các em. Vậy tổn thương tâm lý là gì?

Theo trang Helpguide.org, tổn thương tâm lý là một sự chấn thương về tâm trí và tình cảm. Điều này bắt nguồn từ những sự kiện căng thẳng bất thường làm mất đi cảm giác an toàn của bệnh nhân. Nó khiến cho bệnh nhân cảm thấy bất lực trong một thế giới đầy nguy hiểm. Từ đó, bệnh nhân sẽ mất kết nối và không thể tin tưởng vào người khác.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: 10 quyển sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì hữu ích giúp con vượt tuổi ‘ẩm ương’

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị tổn thương tâm lý

1. Nguyên nhân trẻ bị tổn thương tâm lý

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sang chấn tâm lý ở trẻ tuổi dậy thì. Điều này có thể xuất phát từ gia đình hoặc xã hội. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến sang chấn tâm lý theo Kidshealth.org.

sang chấn tâm lý

  • Trẻ từng trải qua các cuộc tấn công bạo lực như bị hành hung; đánh đập; ngược đãi; hãm hiếp; tra tấn…
  • Trẻ từng hoặc đang bị lạm dụng tình dục hoặc thể chất.
  • Trẻ từng bị tai nạn.
  • Trẻ từng đối diện với thiên tai như lũ lụt; sạt lở; động đất; sóng thần, núi lửa,…
  • Từng chứng kiến hay bị hỏa hoạn hoặc gặp phải tai nạn liên quan đến lửa.
  • Là nạn nhân của các hành vi bạo hành như bạo lực học đường, bị bắt cóc, bạo hành gia đình…
  • Chứng kiến những người xung quanh trải qua các sự như giết người, tai nạn xe,…
  • Trẻ được chẩn đoán mắc phải một chứng bệnh hiểm nghèo nào đó.
  • Hoặc trẻ phải đối diện với các áp lực của cuộc sống như học tập, gia cảnh không bằng các bạn bè…

[inline_article id=227105]

2. Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý

Ba mẹ nên cảnh giác khi nhận biết các dấu hiệu tổn thương tâm lý ở trẻ. Dưới đây là các dấu hiệu theo Helpguide.org cảnh báo.

  • Bị sốc, luôn phủ nhận hoặc hoài nghi điều gì đó.
  • Né tránh cảm xúc.
  • Thích ở một mình.
  • Khó tập trung.
  • Thường giận dữ, cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng hay dễ bị kích động.
  • Luôn cảm thấy lo lắngsợ hãi, mất cảm giác an toàn.
  • Luôn có cảm giác tội lỗi, xấu hổ, tự trách bản thân.
  • Cảm thấy buồn hoặc tuyệt vọng.
  • Cảm thấy mất kết nối với mọi người xung quanh.
  • Mất ngủ hoặc hay gặp ác mộng.
  • Mệt mỏi.
  • Dễ bị giật mình…

Hậu quả khi trẻ bị tổn thương tâm lý

tổn thương

Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NBCI) cho biết; hậu quả khi trẻ bị tổn thương tâm lý ban đầu có thể bị mất hy vọng vào cuộc sống. Nếu các tổn thương kéo dài, trẻ sẽ phải đối mặt với mệt mỏi dai dẳng; rối loạn giấc ngủ; ác mộng; sợ hãi tái phát; lo lắng tập trung vào hồi tưởng; trầm cảm; và né tránh cảm xúc, cảm giác hoặc các hoạt động liên quan đến chấn thương.

Khi các hệ quả của sự bị tổn thương tâm lý kéo dài, sự trầm cảm và đau buồn có thể dẫn đến suy nghĩ tiêu cực; thậm chí là tự sát. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thống kê, mỗi năm có hơn 700 ngàn người tự tử; tương ứng khoảng 40 giây sẽ có một người tự kết thúc cuộc đời mình. Và đây cũng là nguyên nhân thứ tư gây tử vong ở trẻ từ 15-29 tuổi trên toàn cầu.

[inline_article id=268274]

Biện pháp giúp trẻ vượt qua sang chấn tâm lý

Khi ba mẹ nhận biết các dấu hiệu bị tổn thương tâm lý của trẻ, hãy giúp trẻ thoát ra khỏi cảm xúc tiêu cực. Dưới đây là những cách giúp trẻ vượt qua sang chấn tâm lý ba mẹ nên biết.

  • Tham gia vào các môn thể thao và hoạt động thể chất.
  • Mỗi ngày tập thể dục khoảng 30 phút.
  • Tránh những điều khiến trẻ liên tưởng hoặc nhớ đến các tổn thương.
  • Thường xuyên tâm sự với trẻ hoặc giúp trẻ tìm đến một người đủ tin tưởng để tâm sự.
  • Cho trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội.

Nếu con trẻ đang phải đối diện với các tổn thương tâm lý. Ba mẹ hãy tìm các giúp trẻ vượt qua điều đó bằng cách xác nhận nguyên nhân dẫn đến vấn đề. Khi đã thấy nguyên nhân khiến trẻ bị tổn thương, ba mẹ hãy tìm cách giúp trẻ vượt qua. Quan trọng, ba mẹ hãy luôn tạo cho con cảm giác an toàn và được yêu thương từ gia đình. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển tốt và trở thành một người có ích xã hội.

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Bị cô lập: Cảm giác thật lạnh lẽo giữa chốn đông người!

bị cô lập
Bị cô lập: Tìm hoài không thấy chút ấm áp, chút yêu thương riêng mình…

Chúng ta rất dễ nhận thấy những tổn thương về mặt thể chất như vết bầm tím hoặc bỏng trên cơ thể. Tuy nhiên, nỗi đau tinh thần lại không được thể hiện một cách cụ thể hoặc thậm chí bị xem nhẹ. Các nhà khoa học đã tìm hiểu và phát hiện ra những người bị cô lập bởi xã hội rất dễ mắc những bệnh về tâm lý như trầm cảm, tê liệt cảm xúc, dễ giận dữ, sức đề kháng kém… Để lâu dần không chữa trị, cuộc sống của họ có lẽ… thật bế tắc!

1. Người bị cô lập bởi xã hội rất dễ mắc bệnh

Người bị cô lập thường phải xoay sở để sống chung với xã hội nên họ thường dễ gặp các vấn đề về tâm lý. Theo một nghiên cứu năm 2011 cho thấy những người bị cô lập thường dễ giận dữ và ít có khả năng kiềm chế kích động. Họ cũng thường có chất lượng giấc ngủ cũng như sức đề kháng kém hơn rất nhiều so với những người có mối quan hệ xã hội bền vững.

2. Tác hại khi bị cô lập trên các phương tiện đại chúng

cô gái lạc lõng giữa chốn đông người

Bạn có thể cho rằng cảm giác bị tẩy chay trực tiếp giữa người với người sẽ tồi tệ hơn nhiều so với việc bị ném đá trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, quan niệm này có vẻ sai lầm, vì theo một nghiên cứu năm 2012 thì sự loại trừ của xã hội dù là trực tiếp hay trực tuyến đều khiến bạn đau đớn như nhau.

Và trái với những gì chúng ta thường nghĩ, phản ứng của các học sinh hay sinh viên với sự bài trừ xã hội thường không phải là cảm giác đau buồn trầm trọng mà là sự tê liệt về mặt cảm xúc hoặc xu hướng muốn rút lui.

[inline_article id=160430]

3. Não bộ có khả năng làm dịu đi cơn bão dư luận

Khi bạn trải qua cảm giác bị cô lập, não bộ sẽ giải phóng một chất giảm đau tự nhiên thuộc nhóm opioid để làm dịu đi nỗi đau tinh thần. Theo một nghiên cứu năm 2013, những người có khả năng hồi phục tốt cũng là những người sở hữu lượng chất giảm đau tự nhiên thuộc nhóm opioid sản xuất trong cơ thể cao nhất. Chính vì thế, họ khó có thể hồi phục nhanh chóng và thoát khỏi những trải nghiệm tiêu cực.

Ngược lại, những người có biểu hiện trầm cảm hoặc lo lắng trước dư luận thường ít có khả năng giải phóng các chất giảm đau tự nhiên trong não bộ, trong suốt thời kỳ chịu đựng sự cô lập của xã hội. 

Tương tự như vậy, những người này cũng sẽ có xu hướng giải phóng ít chất giảm đau thuộc nhóm opioid, dẫn đến việc họ sẽ không nhận được nhiều sự ủng hộ về mặt dư luận trong suốt quá trình tương tác xã hội tích cực.

4. Tổn thương tâm lý do bị cô lập không giống với tổn thương thể chất

cô gái bị cô lập

Tổn thương về mặt thể chất đã từng được xem là tương tự với tổn thương tinh thần. Do đó, bác sĩ thường kê thuốc giảm đau cho những người gặp vấn đề về tâm lý nhẹ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây phát hiện rằng nỗi đau về mặt thể chất và tinh thần là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Nghiên cứu này cho thấy, mặc dù hai loại tổn thương này có cùng những đặc điểm về mặt tâm lý học, nhưng vẫn có một số khác biệt trong não bộ. Nếu bạn nhận thấy tổn thương tâm lý từ các tình huống xã hội có biểu hiện giống với tâm trạng buồn chán và trầm cảm hơn là các cơn đau về mặt thể chất, thì cách điều trị sẽ khác hoàn toàn.

Khám phá mới này đã giúp các bác sĩ kiểm tra được mối tương quan giữa nỗi đau về mặt cảm xúc và tinh thần, cũng như cách chúng ta kiểm soát và điều khiển những cảm xúc. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn có thể tìm hiểu về cấu trúc hoạt động thật sự của cảm xúc trong não bộ, để từ đó phát hiện ra phương pháp chăm sóc tốt hơn cho các bệnh nhân.

5. Cách điều trị tâm lý khi bị cô lập

Nếu đang phải chịu đựng tổn thương từ dư luận tiêu cực hoặc bị cô lập bởi xã hội thì đừng quá lo lắng, bạn vẫn còn có nhiều cách để vượt qua. Bạn hãy thử những cách dưới đây:

  • Tìm đến tôn giáo hoặc các tổ chức tín ngưỡng để nhận được lời khuyên cũng như tư vấn hữu ích.
  • Các liệu pháp chữa trị tâm lý như trò chuyện cũng rất công hiệu trong việc đối phó với cảm xúc tiêu cực khi đối mặt với sự cô lập cũng như tẩy chay từ xã hội.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng mối liên kết xã hội thông qua việc tham gia vào các tổ chức và hội nhóm trong cộng đồng, để giảm nhẹ cảm xúc tiêu cực.

[inline_article id=229361]

Bị cô lập đôi khi là cảm giác mà bạn phải trải qua để thấy mình đã mạnh mẽ như thế nào khi vượt qua được những sự bài trừ từ xã hội. Thật ra, một mình cũng là cách để bạn khám phá bản thân mình để bứt phá làm thành những điều phi thường đấy! Dù thế nào đi nữa, bạn cũng hãy biết cách sưởi ấm lòng mình như giúp đỡ những người khó khăn, chăm sóc bản thân mình tốt hơn, tìm cho mình một đam mê và khao khát chinh phục nó… Chắn chắn, bạn sẽ lại bắt đầu một cuộc sống mới thật tuyệt vời!

Phương Linh