Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé 1 tuổi những gì để con phát triển toàn diện và thông minh?

Dạy bé 1 tuổi những gì là điều các bố mẹ rất quan tâm. Bởi vì, tâm lý của con trẻ sẽ thay đổi theo từng độ tuổi. Việc áp dụng những bài học thích hợp và khoa học sẽ giúp con phát triển toàn diện và thông minh hơn. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các phụ huynh những bài học cần dạy cho trẻ 1 tuổi.

1. Đặc điểm phát triển của em bé 1 tuổi

Cần dạy bé 1 tuổi những gì? Ở độ tuổi 1 tuổi, trẻ có sự phát triển vượt bậc về thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc. Dưới đây là một số đặc điểm phát triển của em bé 1 tuổi:

Phát triển thể chất

  • Trẻ có chiều cao trung bình khoảng 74cm đối với bé gái và 75.7cm đối với bé trai.
  • Cân nặng trung bình khoảng 8.9kg đối với bé gái và 9.6kg đối với bé trai.
  • Trẻ bắt đầu mọc răng cửa giữa và răng cửa trên.
  • Trẻ có thể tự đi bộ bằng chân trong khoảng 10-12 tháng tuổi.
  • Trẻ có thể leo trèo, đứng lên, ngồi xuống, bò,…

Phát triển vận động

  • Trẻ có thể cầm nắm đồ vật bằng cả hai tay.
  • Trẻ có thể ném đồ vật.
  • Trẻ có thể dùng thìa để tự xúc ăn.
  • Trẻ có thể tự uống nước bằng cốc.

Phát triển nhận thức

  • Trẻ có thể hiểu và làm theo một số yêu cầu đơn giản.
  • Trẻ có thể bắt chước những hành động đơn giản của người lớn.
  • Trẻ có thể chỉ vào đồ vật mà trẻ muốn.
  • Trẻ có thể nói được từ 1-2 từ đơn giản.

Phát triển cảm xúc

  • Trẻ bắt đầu thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ ràng hơn.
  • Trẻ có thể thể hiện tình cảm yêu thương, giận dữ, sợ hãi,…
  • Trẻ có thể bắt đầu hiểu được cảm xúc của người khác.
Dạy bé 1 tuổi những gì?
Little cute boy proud when he finish drawing with happiness, raised two hands over his head and smile, preschool at home

>> Cha mẹ xem thêm 7 dấu hiệu nhận biết trẻ có chỉ số EQ cao

2. Lợi ích khi giáo dục sớm cho trẻ 1 tuổi

Trẻ em ở độ tuổi từ 0-3 tuổi được coi là giai đoạn vàng của phát triển, khi não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Do đó, Lợi ích của việc biết dạy bé 1 tuổi những gì bao gồm:

  • Phát triển trí tuệ: Giáo dục sớm giúp kích thích não bộ của trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề và học hỏi.
  • Phát triển ngôn ngữ: Giáo dục sớm giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, giúp trẻ nói sớm và nói rõ ràng hơn.
  • Phát triển thể chất: Giáo dục sớm giúp trẻ phát triển thể chất, giúp trẻ khỏe mạnh và linh hoạt hơn.
  • Phát triển cảm xúc: Giáo dục sớm giúp trẻ phát triển cảm xúc, giúp trẻ tự tin, hòa đồng và biết cách thể hiện cảm xúc của mình.

Ngoài ra, giáo dục sớm còn giúp trẻ hình thành những thói quen tốt, như tự lập, tự giác và kỷ luật. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với môi trường học tập và xã hội khi lớn lên.

3. Cha mẹ nên dạy bé 1 tuổi những gì để phát triển toàn diện?

3.1 Dạy con tập nói

Dạy bé 1 tuổi những gì? Theo Deb Roy – Một nhà nghiên cứu và giám đốc của nhóm MIT Media Lab’s Cognitive Machines cho biết; vì ông muốn biết con trai học ngôn ngữ thế nào. Ông đã đặt máy quay khắp nhà để lưu giữ mọi khoảnh khắc của con trai ông trong 3 năm đầu đời. Sau đó, ông phân tích trên 90.000 giờ đoạn video. Và ông đã tìm ra mối tương quan giữa những cuộc trò chuyện của bé với cha mẹ và việc học ngôn ngữ.

Theo Deb Roy, trẻ nhỏ sẽ có xu hướng ghi nhớ và nhắc lại một từ ngữ nào đó. Nếu tần suất bé được nghe từ ngữ đó đủ nhiều trong ngữ cảnh câu đơn giản. Vì thế, các bố mẹ khi nói chuyện cùng con hãy lặp đi lặp lại các câu nói ngắn có chứa từ vựng muốn dạy. Sau đó áp dụng vào các ngữ cảnh thích hợp để chúng ghi nhớ. Chẳng hạn, trước khi ra khỏi nhà thì vẫy tay chào tạm biệt. Khi con được cho món đồ gì thì khoanh tay nói ạ.

Dạy bé 1 tuổi những gì?
Dạy bé 1 tuổi những gì?

3.2 Dạy trẻ 1 tuổi những gì? Dạy con các bộ phận trên cơ thể

Bên cạnh việc bố mẹ dạy con những từ ngữ quen thuộc như ạ, dạ, bye, bố, mẹ, ông, bà… Các phụ huynh cũng nên dạy con nhận biết những từ ngữ đơn giản gần gũi với bé nhất. Vậy bố mẹ cần dạy bé 1 tuổi những gì? Bố mẹ hãy dạy con cách nhận biết mắt, mũi, miệng, tai, tóc, chân, tay…

Theo CDC, trẻ em 1 tuổi đã có thể hiểu và nghi nhớ các bộ phận trên cơ thể người thông qua sự hướng dẫn của bố mẹ. Chúng sẽ học bằng cách ghi nhớ những bộ phận có thể dễ dàng thấy được như tóc, răng, ngón tay, ngón chân… Vì thế, bố mẹ hãy dạy con cách nhận biết cơ thể người và ôn tập lại các từ ngữ khi rảnh rỗi. Vì đây là bài học để giúp con khám phá từng bộ phận trên cơ thể chính mình.

3.3 Dạy con nhận biết ông bà, bố mẹ và người thân

Như đã đề cập, khi trẻ 1 tuổi là lúc con vẫn đang tiếp tục làm quen và dần thích nghi với mọi thứ xung quanh. Và điều gần gũi với con nhất chính là ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình. Bố mẹ hãy dạy con cách nhận biết, gọi ông bà, ba mẹ, hoặc tên của người thân trong gia đình. Điều này sẽ giúp con làm quen và không còn nhút nhát khi tiếp xúc với những người khác ngoài bố mẹ. Bên cạnh đó, việc dạy con cách gọi ông bà, bố mẹ hay tên của một ai đó cũng chính là cách dạy trẻ nhớ thêm các từ vững mới.

3.4 Dạy bé 1 tuổi những gì? Dạy con đọc sách

Theo Tổ chức Nemours Kidshealth tại Mỹ, đọc sách cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một cách giúp học từ ngữ một cách tự nhiên. Khi bố mẹ đọc to thông tin của một cuốn sách sẽ giúp não bộ ghi nhớ những từ vựng trong sách. Bên cạnh đó, đọc sách cũng giúp cung cấp thêm cho trẻ những kiến thức về thế giới xung quanh.

Cũng theo Nemours Kidshealth, những đứa trẻ được bố mẹ nói chuyện và đọc sách thường xuyên sẽ có nhiều từ vựng hơn những đứa trẻ không được đọc sách. Và những đứa trẻ này cũng có khả năng học đọc và viết tốt hơn so với trẻ nhỏ khác.

3.5 Dạy con bỏ bỉm

Khi trẻ đã biết biểu lộ những cảm xúc, hoặc thái độ ra ngoài chính là lúc mẹ tập cho bé bỏ bỉm. Bố mẹ đừng để con phải phụ thuộc vào bỉm vì sẽ khiến con không biết tự chủ trong việc đi tiêu đi tiểu. Vậy bố mẹ cần dạy bé 1 tuổi những gì?

Theo Nemours Kidshealth, việc huấn luyện cho con trẻ biết cách ngồi bô phải đi theo từng bước. Đầu tiên, bố mẹ hãy cho trẻ ngồi bô vào những giờ nhất định trong ngày. Sau đó, tăng dần số lần ngồi bô cho đến khi trẻ hình thành thói quen này. Khi trẻ đã biết ngồi bô thì bố mẹ có thể bỏ bỉm ra khỏi cuộc sống của con được rồi đấy.

dạy bé 1 tuổi những gì
Dạy bé 1 tuổi những gì?

3.6 Dạy bé 1 tuổi những gì? Dạy con không leo trèo và chạm vào những nơi nguy hiểm

Do tâm lý của trẻ 1 tuổi rất hiếu kỳ và mong muốn khám phá mọi vật xung quanh. Nhưng con lại không biết phân biệt đâu là những mối nguy hiểm để tránh xa. Vì thế, bố mẹ cần theo dõi việc trẻ chơi mỗi ngày. Nếu thấy trẻ leo trèo nguy hiểm, bố mẹ hãy dạy con không được làm điều này. Hoặc nếu trẻ bò và chạm vào ổ điện, bố mẹ nên dạy con không được chạm vào. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy mua những dụng cụ bọc ổ điện hoặc để những vật dụng có thể gây nguy hiểm cho trẻ lên cao.

[inline_article id=205673]

4. Những điều bố mẹ cần làm cùng trẻ 1 tuổi

4.1 Nói chuyện với con

Việc bố mẹ thường xuyên nói chuyện với trẻ 1 tuổi sẽ giúp con nhanh biết nói hơn. Bố mẹ hãy nhớ rằng, việc để trẻ em 1 tuổi xem và lắng nghe các ngôn ngữ trong tivi không giúp con nhanh biết nói. Vì ngôn ngữ trong tivi rất nhanh, phức tạp và thiếu sự tương tác.

Vậy nên bố mẹ cần dạy bé 1 tuổi những gì? Việc bố mẹ thường xuyên dạy bé tập nói những từ cơ bản hoặc nhận biết mọi thứ xung quanh sẽ giúp tăng vốn từ vựng. Ngoài ra, việc đọc sách cùng con không những dạy con thông minh hơn mà còn cảm nhận và học nhiều vốn từ hơn nữa.

4.2 Dạy bé 1 tuổi những gì? Giúp con hiểu được cảm xúc của bản thân

Khi trẻ 1 tuổi, con bắt đầu nhận biết và hiểu những cảm xúc bên trong của mình. Con có thể cảm thấy bị tuổi thân nếu bố mẹ la; biết sợ khi bố mẹ nghiêm mặt; hoặc cảm thấy thất vọng và khóc khi đồ chơi bị hư hỏng… Tất cả những điều này con sẽ cảm nhận được ngày càng rõ ràng hơn mỗi ngày.

Vì thế, bố mẹ hãy giúp con hiểu và kiểm soát được những cảm xúc của mình bằng những việc nhỏ nhất. Chẳng hạn như, khi con bị té, bố mẹ hãy dạy con không sao, hãy tự đứng lên và đừng khóc. Hoặc nếu như đồ chơi của con bị hư, bố mẹ hãy an ủi con và dạy con nhận biết rằng chúng ta có thể sửa lại chúng.

4.3 Khen ngợi con khi con làm việc tốt

Theo trang Raising Children về thông tin giáo dục được tài trợ bởi chính phủ Úc, lời khen ngợi của bố mẹ sẽ giúp trẻ nhỏ tự tin và ý thức được bản thân. Bằng cách sử dụng lời khen ngợi, bố mẹ đang chỉ cho con suy nghĩ tích cực hơn về bản thân. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng đang giúp con học cách nhận biết khi nào chúng làm tốt và cảm thấy tự hào về bản thân hơn. Nhờ vậy, trẻ 1 tuổi sẽ tăng thêm hứng thú để làm những việc tốt hoặc thực hành những kỹ năng được dạy. Khen ngợi con cũng là một trong những bài học dạy bé 1 tuổi những gì về việc biết cố gắng và kiên nhẫn.

4.4 Chơi trò chơi thông minh cùng con

Dạy bé 1 tuổi những gì? Nếu bố mẹ muốn dạy con thông minh, hãy dành nhiều thời gian để chơi đồ chơi phát triển trí thông minh cùng con. Bố mẹ hãy cùng con chơi những trò như nhận biết con vật, đồ vật, cây cỏ, xếp hình, đếm số…

Nemours Kidshealth cũng chỉ ra rằng, những trò chơi thông minh sẽ giúp trẻ 1 tuổi phát triển trí não, sự kiên nhẫn và trí tuệ. Ngoài ra, những trò chơi đếm số; nhận biết các vật to nhỏ cũng sẽ giúp con phát triển khả năng toán học từ nhỏ. Vì thế, việc bố mẹ nên dành thời gian chơi cùng con sẽ giúp con phát triển IQ rất nhiều đấy nhé.

Dạy bé 1 tuổi những gì?
Dạy bé 1 tuổi những gì?

4.5 Cùng con khám phá thế giới

Dạy bé 1 tuổi những gì? Nemours Kidshealth cũng nhận định rằng, trong độ tuổi từ 1 đến 3, trẻ nhỏ rất thích tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới. Chúng đang dần học cách nói chuyện; đi bộ; chạy nhảy và khẳng định sự độc lập của chính mình. Vì thế những chuyến đi khám phá thế giới xung quanh sẽ giúp con học hỏi rất nhiều. Có thể là một buổi đi chơi ở sở thú; vui chơi ở bãi biển hay viện bảo tàng.

Dù thế, bố mẹ cũng phải luôn tập trung quan sát con trong quá trình khám phá vạn vật xung quanh. Hãy luôn theo dõi và bảo vệ con tránh xa mọi nguy hiểm trước khi con gặp phải. Bởi vì trẻ 1 tuổi rất hiếu kì, năng động và thích khám phá mọi thứ. Nhưng con lại không thể ý thức nhiều hơn về những hiểm họa phía trước.

5. Cách giáo dục sớm bé 1 tuổi cha mẹ nên biết

Cha mẹ có thể thực hiện giáo dục sớm cho trẻ 1 tuổi bằng nhiều cách đơn giản, như:

  • Thường xuyên nói chuyện và đọc sách cho trẻ nghe.
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá thế giới xung quanh.
  • Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên.
  • Tạo môi trường an toàn và thân thiện cho trẻ.

Trên đây là một số thông tin giải đáp băn khoăn dạy bé 1 tuổi những gì của nhiều phụ huynh. Đây là thời điểm con rất nhạy cảm, tìm tòi khám phá về thế giới xung quanh. Chính vì vậy, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian và sự quan tâm cho bé yêu của mình nhé!

>> Cha mẹ có thể xem thêm 10 tuần khủng hoảng của trẻ dưới 2 tuổi: Hoang mang của mọi bà mẹ.

Trên đây là những chia sẻ của MarryBaby về việc dạy bé 1 tuổi những gì. Nếu bố mẹ muốn dạy con thông minh thì đừng bỏ qua những điều này nhé. Chúc bố mẹ sẽ thành công khi dạy con những bài học đầu đời này nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong 0-12 tháng đầu đời

Làm cha mẹ, ai ai cũng quan tâm đặc biệt đến các cột mốc phát triển của trẻ. Những biến chuyển từ khi con vừa mới lọt lòng đến khi trở thành một nhóc tì có tính cách riêng; bước những bước đi đầu tiên thật kỳ diệu.

Dựa trên các mốc phát triển của trẻ sơ sinh bên dưới, bố mẹ có thể nhanh chóng phát hiện ra những bất thường của con để kịp thời can thiệp và giúp đỡ trẻ.

1. Các mốc phát triển của trẻ theo từng tháng tuổi

Trẻ 1 tháng tuổi

Các cột mốc phát triển của trẻ 1 tháng tuổi là bé bắt đầu nhìn theo ba mẹ; kéo căng người cũng như co duỗi các ngón tay và ngón chân. Bé cũng có thể nhận ra được giọng của mẹ; và ngẩng đầu lên khi nằm sấp.

Trẻ 2 tháng tuổi

Khi bước sang tháng thứ 2, bé đã có thể cười và nhận ra những vật thể xung quanh khi chúng xuất hiện trước mặt bé.

Ở giai đoạn này, mẹ cũng có thể nghe được những tiếng ừng ực trong miệng bé và tiếng bé cười. Nhóc tì nhà bạn còn có thể tạo ra những âm thanh vui nhộn và phấn khích; đá chân và huơ tay liên tục. Ngoài ra, bạn có thể thử xem bé có tự đưa vào miệng những món mà bạn đặt vào tay bé hay không nhé.

Trẻ 3 tháng tuổi

các mốc phát triển của trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi

Các cột mốc phát triển của trẻ 3 tháng tuổibé đã có thể lật, trườn tới để lấy đồ, cố gắng tì sức nặng lên 2 chân khi được ba mẹ hỗ trợ đứng. Bên cạnh đó, bé có thêm một thói quen mới là mút lấy nắm tay và ngón tay của mình. Điều thú vị nhất là con bắt đầu nhận diện được giọng nói nào là của mẹ và đáp lại bằng cách cười thành tiếng.

Trẻ 4 tháng tuổi

Trong các mốc phát triển của trẻ, khi bé được 4 tháng nhiều cha mẹ cảm thấy rất thích giai đoạn này, vì con bắt đầu biết hóng chuyện; con chăm chú lắng nghe tất cả chuyện của bố mẹ. Chỉ có điều con cũng có thêm thói quen khác nữa đó là mút ngón chân của mình. 

Trẻ 5 tháng tuổi

Tiếp nối cho mốc phát triển của trẻ, bé 5 tháng tuổi cố gắng vươn tay đến các vật dụng trước mặt và cố giữ chúng trong tay lâu hơn. Có một hành động đáng buồn cười là con tập thổi bong bóng nước bọt; nhưng cũng không kém phần đáng yêu là con biết ôm chặt cha mẹ và những con gấu bông mà con yêu thích.

Trẻ 6 tháng tuổi

cột mốc phát triển em bé từ 4 đến 6 tháng tuổi

Các mốc phát triển của trẻ trong năm đầu đời, thì cột mốc trẻ 6 tháng là tương đối quan trọng. Vì đây là giai đoạn mà cả thể chất và nhận thức của trẻ đã phát triển tốt hơn rất nhiều. 

Cụ thể như, bé đã có thể nhìn khắp phòng một rõ ràng hơn; bé biết giơ tay chào đón mỗi khi thấy bố mẹ; bé biết uống nước từng hớp nhỏ; bé ngồi vững và đặc biệt nhất là bé đã có thể ăn dặm một cách an toàn. Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì trẻ 6 tháng đã có thể ăn dặm.

Trẻ 7 tháng tuổi

Mốc phát triển của trẻ 7 thángbé bắt đầu tập nói bập bè nhiều và rõ hơn. Con cố gắng trườn bằng cách kéo lê và lắc lư người của mình. Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu học cách tập đứng, nên con thường bám chặt vào các vật xung quanh.

Trẻ 8 tháng tuổi

Các mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn 8 tháng tuổi là con có thể cầm chắc được bình sữa, tự dùng tay đưa thức ăn vào miệng. Bên cạnh đó, khả năng phát âm cũng được cải thiện nhiều hơn; bé có thể nói rõ “ba ơi – mẹ ơi”.

Trẻ 9 tháng tuổi

giai đoạn phát triển của trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi

Tiếp nối sự phát triển của trẻ, trẻ 9 tháng tuổi sẽ bắt đầu học tập và bắt chước người lớn. Con vỗ tay nhiều hơn, đứng vững mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ. Đặc biệt nhất là con biết mình tên gì; con sẽ quay lại nhìn mỗi khi được gọi tên.

Trẻ 10 tháng tuổi

Bé hiểu được khi bạn hỏi bé những câu “có” hoặc “không”. Giai đoạn trẻ 10 tháng tuổi này bé đã có thể tự đi được vài bước không cần đỡ nhưng chủ yếu bé thích đi lòng vòng khắp nhà bằng cách bám víu vào các đồ vật xung quanh.

Trẻ 11 tháng tuổi

Bé có thể cầm đồ vật đưa cho bạn, đặc biệt là khi bạn yêu cầu bé. Điều này chứng tỏ cục cưng nhà bạn đã có thể làm theo những chỉ dẫn đơn giản rồi đấy. Trẻ 11 tháng tuổi biết đặt đồ vật nhỏ vào thùng đồ và có thể uống nước trực tiếp từ cốc. Cô nàng hoặc cậu chàng đã dùng được một số những từ đơn giản để gọi tên một số đồ vật quen thuộc.

Trẻ 12 tháng tuổi

Trẻ 12 tháng tuổi bắt đầu tập đi lần theo ghế hoặc đi với sự dắt tay của ba mẹ. Trẻ nói được hai âm và có thể nhắc lại một số âm do ba mẹ dạy. Giai đoạn này trẻ đã biết phân biệt lời khen hay cấm đoán, thích đập đồ chơi vào tay và ném xuống đất.

2. Các mốc phát triển của trẻ về thể chất và nhận thức

giai đoạn phát triển từ 7 đến 9 tháng

Dưới đây là các cột mốc phát triển của trẻ từ 0 -1 tuổi về thể chất và nhận thức; giúp bố mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển của con. Thông qua đó cha mẹ sẽ dễ hiểu và chăm sóc bé tốt hơn.

[key-takeaways title=”16 cột mốc phát triển của trẻ về thể chất và nhận thức:”]

  1. Ngẩng đầu lên
  2. Phát ra âm thanh
  3. Lật qua lại
  4. Ngồi
  5. Bò, trườn
  6. Đứng
  7. Đi những bước đầu tiên
  8. Mỉm cười
  9. Nhận diện âm thanh
  10. Phát triển thị giác
  11. Giấc ngủ
  12. Khả năng cầm nắm
  13. Biết ăn dặm và tập ăn thức ăn cứng
  14. Mọc răng
  15. Nhận thức
  16. Phát triển cảm xúc, tình cảm

[/key-takeaways]

Bên cạnh theo dõi tháng tuổi của bé, mẹ cũng có thể theo dõi sự phát triển của con theo 16 cột mốc phát triển này của trẻ. Ở mỗi giai đoạn, mỗi tháng, khả năng thể chất và nhận thức của con sẽ dần cải thiện và tối ưu hơn so với tháng trước.

Tóm lại

Tóm lại, điều cha mẹ nên nhớ là giai đoạn phát triển là khác nhau ở mỗi trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần tránh trường hợp so sánh con mình với con của người khác và lo lắng rằng con mình kém phát triển hay bị phát triển sớm. Nếu trẻ vẫn bú, ăn, ngủ, vui chơi bình thường thì hoàn toàn không sao. 

Trường hợp, nếu bé có những dấu hiệu bất thường như thụ động, ít nói, bỏ bú, chán ăn trong thời gian dài, cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa con đi khám với bác sĩ Nhi khoa.

[key-takeaways title=”Các bài viết liên quan đến mốc phát triển của trẻ:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Mẹo cho trẻ nhanh biết đi, cha mẹ sẽ hối hận nếu bỏ lỡ!

Mẹo cho trẻ nhanh biết đi giúp bạn dẫn dắt cho con vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Đây là những phương pháp lợi cho trẻ mà cũng nhàn cho mẹ. Mời bạn cập nhật ngay nhé!

Độ tuổi nào tốt nhất để trẻ tập đi?

Trước khi áp dụng những mẹo cho trẻ nhanh biết đi thì bố mẹ cần biết giai đoạn nào là lý tưởng nhất để tập đi cho trẻ. Bạn nên cho trẻ học các kỹ năng nên dựa theo độ tuổi và sự phát triển của cơ thể thì việc rèn luyện mới có hiệu quả mà không gây tác dụng phụ có hại.

Đa số những trẻ bình thường khỏe mạnh thì khoảng 4 – 7 tháng tuổi là bắt đầu tập ngồi, 7 – 10 tháng tuổi sẽ học bò, 8 – 9 tháng tuổi có thể đứng và giữ thăng bằng, đến khoảng 9 – 12 tháng tuổi thì trẻ có thể tự đứng và bắt đầu những bước đi đầu tiên. Chính vì vậy, giai đoạn tốt nhất để tập đi cho trẻ là khi trẻ đã tự mình đứng vững và thường là sau 1 tuổi.

Vì sao phải là độ tuổi này mới thích hợp cho trẻ chính thức tập đi? Nguyên nhân chủ yếu là do lúc này, hệ xương, cột sống, cơ bắp tứ chi của trẻ đều đã phát triển tương đối hoàn thiện, đủ khả năng chống đỡ sức nặng của cơ thể nên khi bước đi sẽ thuận lợi hơn.

Rất nhiều phụ huynh cứ muốn con mình phải nhanh biết đi và biết các kỹ năng khác mà quên xem xét tình trạng sức khỏe, thể chất của trẻ. Sự nôn nóng của bạn có thể làm hạn chế quá trình trẻ tập luyện, có thể gây hại cho xương khớp còn non yếu nếu phương pháp dẫn dắt trẻ không hợp lý.

Dấu hiệu trẻ sắp biết đi

Trước khi quyết định sử dụng các mẹo để cho trẻ nhanh biết đi như thế nào thì trước tiên, cha mẹ phải xác định được thời điểm nên sử dụng chúng. Đó chính là khoảng thời gian bé xuất hiện các dấu hiệu sắp biết đi. Nếu bé có những dấu hiệu này, hãy chuẩn bị thật tốt để con có một “hành trình” tập đi hiệu quả:

  • Bé thích leo trèo, đặc biệt là cầu thang: Hoạt động này giúp cơ thể trở nên linh hoạt hơn. Các cơ của bé cũng khỏe mạnh hơn.
  • Bé hay vịn, bám vào mọi thứ: bé sẽ bám vào bất cứ thứ gì trên cao để giúp mình đứng dậy. Đây là giai đoạn bé tập làm quen với việc đứng dậy, chuẩn bị cho việc bước đi.
  • Bé từ đứng và đi men theo đồ vật: Đây là lúc bé đã tự đứng được và thường sẽ hướng người về một bên. Từ đó, bám vào một đồ vật và chập chững bước đi. Từ khi tự đứng được đến lúc con tự bước đi, quá trình có thể diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần.
  • Thay đổi trong cuộc sống hằng ngày: dễ bị cáu gắt, nhõng nhẽo, kén ăn, không chịu ngủ. Lý giả cho điều này, bố mẹ có thể hiểu rằng, bé dành khá nhiều thời gian và năng lượng để luyện tập các động tác như đứng, vịn, bám vào vật gì đó. Vì bé đang trải qua quá giai đoạn luyện tập quá nhiều.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dùng xe tập đi cho bé sớm, lợi bất cập hại

Mẹo cho trẻ nhanh biết đi nên áp dụng trước giai đoạn 1 tuổi là tốt nhất

Sau 1 tuổi mới là thời điểm lý tưởng để chính thức cho trẻ tập đi. Nhưng trước giai đoạn này, bạn vẫn cần có những động tác hỗ trợ cho trẻ giống như bước “khởi động” để quá trình tập đi sau đó dễ dàng và hiệu quả hơn. Bạn có thể áp dụng mẹo cho trẻ nhanh biết đi sau đây nhưng nhớ phải căn cứ theo trạng thái thể chất và sức khỏe của con nữa nhé.

– Tập đứng cho trẻ 8 – 10 tháng tuổi

Đây là thời kỳ then chốt trước khi cho trẻ tập đi. Vì vậy, khi trẻ khoảng 8 – 10 tháng tuổi, mẹ nên rèn luyện cho trẻ khả năng đứng. Gợi ý cho bạn là treo những món đồ chơi mà trẻ yêu thích như những chiếc chuông, quả bóng nhỏ, thú nhồi bông nhỏ nhiều màu sắc… lên một thanh lan can chắc chắn.

Những thứ này thu hút khiến bé muốn vươn tay để cầm lấy, như thế trẻ cũng sẽ vịn theo lan can mà đứng dậy, thậm chí còn chập chững bước chân muốn đi tới các món đồ chơi này. Sau nhiều lần như thế, trẻ có thể đứng vững hơn, tạo nền tảng cho quá trình tập đi sau đó, đồng thời còn có lợi cho việc bồi dưỡng tính cách độc lập kiên cường cho con.

Mẹo cho trẻ nhanh biết đi
Mẹo cho trẻ nhanh biết đi

– Rèn cho trẻ bước bàn chân về trước sau 10 tháng tuổi

Lúc này, trẻ đã có thể đứng khá ổn định. Mẹ có thể dùng hai tay đỡ phía dưới nách của trẻ và chậm rãi khích lệ, dẫn dắt trẻ chuyển động bước chân về trước. Khi nào trẻ quen thao tác và khả năng giữ thăng bằng cơ thể tốt hơn thì mẹ có thể nới lỏng tay giữ, giúp trẻ tự củng cố kỹ năng bước đi. Nếu sợ khi buông tay làm trẻ ngã, mẹ có thể dùng một đoạn vải choàng vòng qua dưới nách của trẻ để đề phòng, như vậy bạn không cần trực tiếp dùng tay giữ khi trẻ bước đi mà cũng không lo trẻ bị ngã.

– Khích lệ trẻ bò tốt hơn để tăng cường sức mạnh cơ chân và cánh tay

Khi trẻ đã biết đứng và bước đi chập chững thì vẫn cần rèn luyện động tác bò như lúc đầu. Cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ kết hợp thêm kỹ năng bò để tăng cường sức mạnh cũng như sự dẻo dai cho các cơ ở chân và cánh tay, còn giúp ích cho trẻ cảm nhận tốt về cảm giác thăng bằng, khái niệm về độ cao và cảm giác về không gian.

Bạn nên tạo một không gian trống trải trong nhà rồi đặt những món đồ chơi như chướng ngại vật để khuyến khích trẻ bò tránh các vật này. Mẹo cho trẻ nhanh biết đi này không những khơi gợi tính tò mò, muốn khám phá để trẻ luyện tập bò tốt hơn mà còn nuôi dưỡng tính kiên trì, chủ động tư duy và nhạy bén trong quan sát của trẻ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tập đi cho bé: 5 tư thế bé tập đi mẹ cứ ngỡ đúng 100% lại sai hoàn toàn

– Hạn chế cho trẻ dùng xe tập đi

Bên cạnh việc áp dụng mẹo cho trẻ nhanh biết đi, bạn nên cân nhắc khi cho trẻ sử dụng xe tập đi. Hầu như người nào chăm trẻ nhỏ cũng đều có suy nghĩ rằng chiếc xe tập đi vừa tiện lợi cho bố mẹ vừa tạo sự dễ dàng cho trẻ tập bước đi mà không sợ ngã. Tuy nhiên, Hội Nhi khoa Mỹ (APP) lại kiến nghị bố mẹ không nên áp dụng đồ vật này.

Dù là xe tập đi được thiết kế kiểu nào vẫn có mối nguy tiềm tàng cho an toàn của trẻ, thậm chí còn kéo dài thời gian  trẻ chính thức biết đi.

Bạn nên biết rằng trạng thái “đi” khi trẻ ở trong xe không giống như chúng ta bước đi tự do. Cơ thể trẻ khi dùng xe tập đi chủ yếu dựa hết vào ghế ngồi và lưng tựa phía sau nên dù là tập đi nhưng trẻ đa số chỉ dùng mũi chân để di chuyển. Tình trạng này có thể gây bất lợi cho việc phát triển bàn chân và năng lực vận động của trẻ.

xe tập đi cho bé 6 tháng tuổi
Có nên mua xe tập đi cho bé 6 tháng tuổi hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ

Bố mẹ cần chú ý điều kiện gì khi chính thức tập đi cho trẻ?

– Tạo môi trường đảm bảo an toàn khi trẻ tập đi

Sau khi đã rèn cho trẻ những thao tác cơ bản để đi những bước chập chững đầu tiên thì cha mẹ có thể dần “buông tay” cho trẻ tự tập một mình. Tuy nhiên, bạn cần tạo một khoảng không gian an toàn và có thể thiết kế một số vật mà trẻ có thể dùng để vịn-đỡ, để đứng và bước đi.

Đó có thể là những thanh gỗ cố định chắc chắn, những chiếc ghế mềm hay chiếc bàn nhỏ cao vừa tầm của trẻ nhưng bạn nhớ bao bọc các góc nhọn để tránh gây tổn thương cho con. Ngoài những vật có tính hỗ trợ này thì các món đồ khác nên dẹp sang một bên, tránh tầm tay của trẻ, đặc biệt là những vật dụng sử dụng điện hay vật sắc nhọn.

Đừng ngại cho trẻ đi chân trần hoặc chỉ mang vớ với chất liệu chống trơn trượt. Chân trần đem lại cảm giác tuyệt vời khi trẻ tập đi, không chỉ khơi dậy hứng thú của trẻ mà còn có tác dụng rèn luyện thêm cho cơ bắp cũng như khả năng cố định các ngón chân. Nếu thời tiết lạnh, bạn có thể mang cho trẻ một đôi vớ thông thoáng, tốt nhất là loại có chất liệu bằng bông để tránh trơn trượt, vừa đảm bảo đủ ấm cho trẻ mà cũng hạn chế té ngã khi tập đi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Xe đạp trẻ em: Dạy bé tập đi như thế nào cho nhanh biết đi?

– Nên nhẫn nại khi dạy trẻ tập đi

Không riêng gì việc tập đi mà với bất cứ kỹ năng nào, trẻ cũng cần được học trong tình yêu thương và sự nhẫn nại to lớn của cha mẹ. Đặc biệt là ở giai đoạn trẻ trước 1 tuổi, khả năng còn rất hạn chế, lúc này trẻ dễ bị áp lực, sợ hãi và mất lòng tin nếu người lớn nóng vội.

Trong quá trình dìu dắt trẻ bước đi, bạn cần có sự giao lưu tình cảm bằng ánh mắt, giọng nói, nụ cười để tăng cường sự gắn kết với trẻ. Nếu thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, bạn phải ngưng buổi tập ngay để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tâm lý của con trong những lần tập sau.

[inline_article id=255400]