Hầu hết trẻ đều bị tiêu chảy ít nhất 1 lần trong đời. Nhưng cũng có trẻ sẽ tái phát nhiều lần. Trẻ 1 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày mẹ cần bình tĩnh quan sát màu và tính chất phân; để biết chính xác bé có đang bị tiêu chảy hay không.
[key-takeaways title=””]
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ do tình trạng mất nước dẫn đến trụy mạch. Vì vậy gia đình cần phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy để bù dịch kịp thời.
[/key-takeaways]
1. Trẻ 1 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không?
Trẻ 1 tuổi đi ngoài thế nào là bình thường? Theo Hệ thống Sức khỏe Đa quốc gia Mayo Clinic, trẻ 1 tuổi nên đi ngoài từ 1 đến 2 lần trong một ngày. Vậy trẻ 1 tuổi đi ngoài nhiều lần có phải do tiêu chảy không? Bé sẽ được xác định chính xác bị tiêu chảy khi có cùng 2 yếu tố xuất hiện: Đi tiêu trên 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra phải lỏng. Phân lỏng là phân có nước nhiều hơn cái và khác với ngày thường. Tiêu chảy cấp được định nghĩa là ỉa phân lỏng, hoặc tóe nước từ 3 lần trở lên trong 24 giờ và dưới 14 ngày.
Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy và đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không? Tình trạng trẻ bị tiêu chảy có thể trầm trọng khi bé bị mất nước nghiêm trọng. Hơn nữa, tiêu chảy cũng là báo hiệu của một vấn đề bệnh lý nào đó. Cha mẹ khi chăm sóc trẻ 1 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày do tiêu chảy cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài hơn 24 giờ; hoặc trẻ rất khát, nôn nhiều, kích thích vật vã; hoặc li bì, lơ mơ hoặc đi ngoài phân có nhầy máu.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy và đi ngoài nhiều lần trong ngày
Trẻ 1 tuổi tiêu chảy thường có các biểu hiện như:
- Sốt.
- Chuột rút.
- Đau bụng.
- Sưng bụng (đầy hơi).
- Bụng khó chịu (buồn nôn).
- Cần sử dụng phòng tắm khẩn cấp.
- Phân có máu và mất nước trong cơ thể.
Nhóm trẻ có nguy cơ cao bị tiêu chảy bao gồm:
- Trẻ 6 tháng – 2 tuổi.
- Trẻ ăn uống không hợp vệ sinh.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch.
- Trẻ không có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Phân loại tiêu chảy
Có ba loại tiêu chảy được phân loại dựa trên 2 yếu tố chính là thời gian đi tiêu và tính chất phân:
- Tiêu chảy cấp tính: đợt tiêu chảy của trẻ kết thúc trước 14 ngày và có phân dạng nước.
- Tiêu chảy mạn tính: trẻ vẫn còn bị tiêu chảy sau 14 ngày.
- Tiêu chảy kéo dài: khi tiêu chảy hơn 30 ngày mà phân có máu.
>> Mẹ xem thêm: Nóng sốt kèm tiêu chảy ở trẻ em: Cha mẹ chớ chủ quan!
3. Cách chăm sóc trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy
Sau đây là một số cách chăm sóc trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy và đi ngoài nhiều lần trong ngày:
- Tránh thực phẩm có chất làm ngọt nhân tạo.
- Tránh thực phẩm và đồ uống có chứa xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao.
- Tránh nước ép mận, lê và táo, những loại nước có nhiều đường khó tiêu được gọi là sorbitol.
- Hạn chế tất cả lượng nước trái cây uống dưới 113ml mỗi ngày. Hãy thay thế bằng nước hoặc sữa công thức.
- Đảm bảo rằng chế độ ăn uống bao gồm chất béo lành mạnh (như các loại hạt hoặc bơ hạt, trứng, chất béo từ sữa và dầu có nguồn gốc thực vật).
[key-takeaways title=””]
Nếu trẻ 1 tuổi bị kích ứng da ở mông do đi ngoài phân lỏng nhiều lần, thường xuyên trong ngày; hãy làm sạch da bằng nước ấm, sử dụng thuốc mỡ bôi tã có chứa oxit kẽm và cho phép bé có thời gian không mặc tã với vùng da tiếp xúc với không khí nếu có thể.
[/key-takeaways]
>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi bệnh?
[inline_article id=259743]
4. Phương pháp dân gian trị tiêu chảy hiệu quả
Quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em là phải bù đủ dịch cho trẻ bằng Oresol tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra, ở giai đoạn đầu khi phát hiện trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy, các mẹ đều có thể áp dụng các biện pháp dân gian để điều trị. Với bé 1 tuổi đi ngoài nhiều lần sử dụng mẹo dễ dàng hơn với trẻ sơ sinh.
Mẹo từ hồng xiêm xanh
Theo Đông y, hồng xiêm xanh có vị chát, tính bình là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ ở trẻ em và người lớn.
Cách sử dụng: Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng, bảo quản trong hũ thủy tinh để trẻ 1 tuổi đi ngoài nhiều lần dùng dần trong ngày. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống mỗi ngày 2 lần. Với bé cần sắc lỏng. Mẹ nên nếm thử trước đó.
Gừng tươi, gia vị không thể bỏ qua
Trong gian bếp của nhà có trẻ nhỏ mẹ nên chuẩn bị gừng tươi mỗi ngày. Khi trẻ bị tiêu chảy hoặc cảm có thể sử dụng gừng để trị bệnh.
Với trẻ 1 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày, mẹ hãy sử dụng 100g tươi, 5g lá chè khô. Đun nóng hỗn hợp với 800ml nước cho đến khi còn 2/3 sau đó thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày. Dùng cho trường hợp bé đi ngoài do lạnh bụng, ăn phải đồ lạnh.
Vỏ quả măng cụt
Đây là bài thuốc được nhiều mẹ truyền tai nhau. Khi mang thai, bà bầu ăn măng cụt giúp ngăn ngừa thiếu máu thì sau sinh; vỏ măng cụt có thể làm thuốc trị tiêu chảy rất hiệu quả.
Mẹ lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, cho trẻ 1 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày uống mỗi ngày 3-4 chén.
>> Mẹ xem thêm: Trẻ em đau bụng đi ngoài nên uống gì? Cách điều trị tiêu chảy cho con
5. Cách phòng ngừa trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy và đi ngoài nhiều lần trong ngày
Để giúp trẻ 1 tuổi phòng tránh bệnh tiêu chảy và bị đi ngoài nhiều lần trong ngày; mẹ nên cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày của bé; đặc biệt là chế độ ăn uống hợp vệ sinh:
- Không cho bé ăn thức ăn để lâu ngày.
- Tạo cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Đảm bảo cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Tránh cho bé đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh hoặc trong những ngày hè nắng nóng.
- Áp dụng nguyên tắc ăn chín uống sôi, sử dụng các thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bé 1 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày việc mẹ cần làm ngay chính là quan sát tính chất phân của bé sau đó bình tĩnh xử lý bằng các mẹ dân gian trong giai đoạn đầu. Nếu bé vẫn không bớt, nên đưa ngay tới các bệnh viện chuyên khoa để được chữa trị.