Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ 9 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển thể chất, vận động

Tất cả những điều này đều quan trọng đối với sự phát triển về mặt xã hội, cảm xúc và giao tiếp của bé. Đặc biệt, khi trẻ 9 tháng tuổi; sự phát triển của bé còn thể hiện ở nhiều phương diện khác. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trẻ 9 tháng tuổi biết làm gì; và sự phát triển các kỹ năng vận động, thể chất nhé.

1. Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Ở giai đoạn trẻ 9 tháng tuổi, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm hơn so với những tháng trước. Trọng lượng lúc này của bé có thể nặng gấp 3 lần; và chiều dài tăng thêm khoảng hơn 20cm so với lúc sinh.

Trẻ 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

  • Cân nặng của bé gái là 8.2kg; chiều dài là 70,1cm.
  • Cân nặng của bé trai là 8,9kg; chiều dài là 72cm.

Chu vi vòng đầu của bé tăng khoảng 0,5cm so với tháng trước. Đây cũng là mức tăng trong khoảng thời gian 6-12 tháng. Trong khi đó, 3 tháng đầu, chu vi vòng đầu của bé mỗi tháng tăng 2cm, 3 tháng tiếp theo tăng 1cm/tháng.

Chu vi vòng đầu là chỉ số cực kỳ quan trọng; liên quan đến sự phát triển trí não. Nếu sau 2 tháng mà kết quả đo chu vi vòng đầu của bé không tăng; mẹ nên cho bé đi khám.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bảng chiều cao và cân nặng trẻ 0-10 tuổi (2022)

2. Các mốc phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì? Trẻ 9 tháng tuổi đã biết tìm điểm tựa để tập đi những bước đầu tiên. Bé cũng đã phát triển đầy đủ các cảm xúc yêu, ghét, giận, hờn.

Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ về nhận thức là nền tảng để trẻ 9 tháng tuổi có thể tương tác với mọi người một cách thuận lợi hơn thông qua ngôn ngữ và cử chỉ.

Sau đây là một số cột mốc đáng nhớ ở trẻ 9 tháng tuổi.

2.1 Bé 9 tháng biết làm gì với kỹ năng vận động?

Các mốc phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

  • Các cơ chân trở nên cứng cáp góp phần giúp bé 9 tháng tuổi có thể giữ thăng bằng và lần đi. Tuy nhiên, bé chưa kiểm soát được hành động ngồi nên mẹ để ý để hỗ trợ con “khâu” này nhé. 
  • Trẻ 9 tháng tuổi biết làm gì? Bé phát triển một loại phản xạ gọi là “phản xạ nhảy dù”. Theo đó, khi té, bé có xu hướng đưa tay về phía trước bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương.

2.2 Bé 9 tháng biết làm gì với sự phát triển nhận thức?

  • Bé 9 tháng biết làm gì? Bé đã hiểu khá nhiều mệnh lệnh đơn giản của mẹ. Chẳng hạn bé sẽ biết vỗ tay theo bài hát hay phát ra những âm thanh mà mẹ yêu cầu.
  • Bên cạnh “mama”, “baba”, bé có thể nói được nhiều từ khác như banh, bóng, bà, bai bai… 
  • Bé 9 tháng biết làm gì? Bé rất thích tạo ra âm thanh và thường sẽ đập hết món đồ này đến món đồ khác xuống bàn (hoặc bất kỳ mặt phẳng nào) để xem tiếng động chúng phát ra khác nhau thế nào.
  • Khả năng ghi nhớ của bé khá tốt. Bé có thể nhớ vị trí của một số đồ vật trong nhà.
  • Khả năng bắt chước ở trẻ 9 tháng tuổi vô cùng mạnh mẽ giúp bé biết làm nhiều trò hơn.
  • Trẻ 9 tháng tuổi có thể hiểu khái niệm “gia đình” và bé rất vui vẻ khi cả nhà quây quần, sum họp.
  • Bé 9 tháng biết làm gì nữa? Bé đã phát triển các sở thích về khẩu vị; vì vậy sẽ có món trẻ 9 tháng tuổi thích hoặc không thích.

>> Mẹ có thể xem thêm: Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh: Trườn, bò, cầm nắm, ngồi

3. Dinh dưỡng và hoạt động cho trẻ

3.1 Dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi

– Các món cháo cho bé 9 tháng tuổi

Trẻ 9 tháng tuổi đã chuyển sang ăn cháo. Bé cần ăn 3 bữa chính một ngày kèm thêm các bữa phụ như sữa chua, bánh flan, váng sữa… Để bé không ngán, mẹ có thể thường xuyên đổi món cho bé. 

Các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi khá đa dạng như: cháo cá hồi, cháo cá thu, cháo lươn, cháo cá lóc, cháo thịt bò, cháo cật heo, cháo óc heo, cháo gan heo, cháo gà, cháo sò huyết, cháo quả óc chó, cháo ngô, cháo khoai tây

– Tập cho bé nhai

Thật ra không đợi đến 9 tháng, ngay từ 6 tháng mẹ đã cần tập phản xạ nhai cho bé bằng cách cho bé tự cầm nắm thức ăn. Đặc biệt, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy Baby Led Weaning rất hiệu quả trong việc cho bé học nhai từ sớm.

[key-takeaways title=”Tại sao phải tập cho trẻ 9 tháng tuổi nhai?”]

Nếu không tập nhai cho bé, cơ nhai và hàm của bé yếu đi, dẫn đến việc con mọc đủ răng nhưng lười nhai, chỉ ngậm hoặc nuốt thức ăn. Điều này không chỉ gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn dẫn đến việc trẻ 9 tháng tuổi biếng ăn, không cảm nhận được vị ngon của thức ăn. 

[/key-takeaways]

[inline_article id=195308]

3.2 Tập cho trẻ 9 tháng tuổi dùng cốc sippy

Mẹ có thể cho trẻ 9 tháng tuổi làm quen với cốc sippy để uống nước, uống sữa từ bây giờ là vừa. Không chỉ tốt về mặt rèn luyện kỹ năng vận động thô; cốc sippy còn giúp bé hình thành tính tự lập; và sớm chia tay với núm ti giả. 

Mặc dù ngậm núm ti giả có thể làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh nhưng thói quen này cũng mang lại nhiều tác hại cho bé như làm lệch khớp cắn, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.

Tập cho bé dùng cốc snippy

3.3 Hoạt động cho trẻ 9 tháng tuổi phát triển tốt

Đây là giai đoạn trẻ bắt chước và học hỏi rất nhanh. Vậy nên, mẹ hãy dạy bé nhiều nhất có thể thông qua việc gọi tên chậm rãi, lặp đi lặp lại các sự vật, hành động. Chẳng hạn, mẹ chỉ vào cái giường và nói to, rõ: “Đó là cái giường”.

Một điều khác cần nhớ là hãy luôn cho trẻ tham gia các hoạt động cùng gia đình. Điều này sẽ giúp bé học cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội, làm bé cảm thấy vui vẻ và thêm gắn kết cùng người thân.

Sống trong bầu không khí thoải mái, hạnh phúc là điều cần thiết để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt và không bỏ lỡ bất kỳ cột mốc quan trọng nào.

4. Cách chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi

4.1 Giấc ngủ

Trẻ con tăng trưởng chủ yếu vào ban đêm khi ngủ. Vì ngủ là lúc tiết ra hormone tăng trưởng cũng như tái tạo năng lượng. Vậy nên, mẹ hãy chăm sóc giấc ngủ của bé thật tốt bằng cách:

  • Tắt đèn hoặc sử dụng đèn ngủ có ánh sáng dịu nhẹ.
  • Bật các thể loại nhạc cho bé ngủ ngon như nhạc hòa tấu, hát ru, dân ca…

Thêm nữa, mẹ cần biết trẻ trong giai đoạn 8-10 tháng thỉnh thoảng sẽ trằn trọc khó ngủ; thậm chí quấy khóc về đêm. Nguyên nhân có thể do con bệnh; mọc răng hoặc do sự phát triển quá mạnh mẽ về trí não, thể chất; dẫn đến các xáo trộn trong cơ thể; trong đó có giấc ngủ của trẻ. 

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

4.2 Chú ý tiêm ngừa cho trẻ 9 tháng tuổi

  • Theo lịch tiêm chủng mở rộng; trẻ 9 tháng tuổi sẽ chích mũi sởi đơn hoặc tiêm mũi kết hợp ngừa sởi, quai bị, rubella. 
  • Nếu lúc 6 tháng trẻ đã chích mũi 1 viêm não mô cầu (tiêm dịch vụ) thì đây là thời điểm trẻ cần chích mũi 2. 

>> Xem thêm: Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?

4.3 An toàn cho bé

Trẻ 9 tháng tuổi biết làm gì? Bé đầy hiếu động và ưa thích khám phá. Vậy nên, mẹ nên lưu ý một số điều sau:

  • Lắp đặt ổ điện ở trên cao, xa tầm với trẻ hoặc nếu ở dưới thấp phải có nắp đậy.
  • Hãy giấu kỹ sợi dây rèm cửa vì việc vướng vào dây rèm cửa có thể làm bé ngã và tổn thương nghiêm trọng.
  • Luôn có thanh chắn ở chân cầu thang để ngăn bé bò lên lầu, té ngã.
  • Nên đặt xa tầm tay trẻ các vật nhỏ dễ nuốt, thuốc tẩy, các hóa chất độc hại…
  • Tạo môi trường không có thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho bé.

4.4 Đi du lịch

cho trẻ 9 tháng đi du lịch

Đây là giai đoạn mà dù để bé ở nhà hay đưa bé cùng đi ra ngoài cũng đều khó khăn với cả hai mẹ con.

Bé đã quen thuộc với không gian xung quanh và những gương mặt thân quen. Vì vậy việc di chuyển trên đường có thể phá vỡ cảm giác an toàn và thói quen của bé, nhất là khi đến một nơi mới, gặp nhiều người lạ.

Dựa vào sự phát triển của trẻ 9-10 tháng tuổi cho thấy bé chưa nắm bắt được khái niệm đi du lịch; nhưng bé nhận ra mình ở một nơi xa lạ.

Theo đó, bé có thể trở nên cáu kỉnh. Mẹ nên chuẩn bị nhiều trò tiêu khiển cho bé như truyện tranh, đồ chơi phát ra tiếng, khối xếp hình, con rối… Và tất nhiên đừng quên món đồ chơi ưa thích nhất của bé. Thêm nữa, nên giảm thời gian gặp những người lạ để bớt căng thẳng cho bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ em đi du lịch cần chuẩn bị gì? Điều mẹ cần ghi sổ!

5. Lời khuyên của bác sĩ để trẻ phát triển tốt

Ở độ tuổi này, bé đã có thể sử dụng cánh tay và bàn tay của mình khá thành thạo. Vì vậy nếu bé không thể cầm nắm đồ vật hoặc khả năng cầm nắm rất yếu thì mẹ nên cho con đi khám để tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ sẽ kiểm tra và cho biết con có phải là trẻ chậm phát triển hay không.

Ngoài ra, một số dấu hiệu sau ở trẻ cũng cần nhờ bác sĩ tư vấn:

  • Bé ít tiếp xúc với mọi thứ xung quanh, không cố gắng bập bẹ hay lặp lại bất cứ điều gì. 
  • Bé hầu như không cười dù là với mẹ hay người thân.
  • Bé không biết tên mình, không quay về hướng được gọi tên.

Lời khuyên của bác sĩ

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt. Khi chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi, mẹ lưu ý lúc này con bắt đầu bộc lộ những nét tính cách cơ bản. Việc của mẹ là phải hiểu rõ tâm lý của con, biết cương nhu đúng lúc trong quá trình nuôi dạy, uốn nắn trẻ để con phát triển lành mạnh, đúng hướng.