Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói? Top 5 dưỡng chất không thể thiếu cho trẻ

Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ chuyên khoa riêng biệt, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Vậy cha mẹ cần bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói?

Một chế độ dinh dưỡng khoa học không những giúp bé phát triển khỏe mạnh mà còn góp phần nâng cao sự tập trung, cải thiện trí não và tăng cường khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. Vậy trẻ chậm nói nên bổ sung gì? 

Nội dung bài viết này sẽ cập nhật hai phần chính, bao gồm: 

  • Những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
  • Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói?

Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói

Để biết chính xác cần bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói, trước hết cha mẹ cần hiểu nguyên nhân vì sao bé gặp phải tình trạng này. 

Theo các chuyên gia, chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ là khi khả năng ngôn ngữ của bé phát triển chậm hơn so với trẻ cùng lứa. Các nguyên nhân thường gặp khiến trẻ chậm nói bao gồm:

Nguyên nhân thuộc về bệnh lý

Nhiều trẻ bẩm sinh đã mắc các vấn đề ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng như:

  • Dính thắng lưỡi khiến trẻ nuốt khó, nói ngọng
  • Bất thường trong cấu trúc não bộ, đặc biệt tại vùng kiểm soát ngôn ngữ diễn đạt.
  • Đặc biệt, trẻ mắc chứng bại não, loạn dưỡng cơ, chấn thương sọ não… sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm hay sử dụng linh hoạt cử động của môi, lưỡi, hàm.

[inline_article id=211057]

Trẻ chậm nói do nguyên nhân thuộc về tâm lý

Cha mẹ đang quan tâm tìm hiểu nên bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói cũng cần chú ý đến vấn đề sức khỏe tinh thần của con. 

Các biến cố tác động mạnh đến tâm lý của trẻ như cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình… làm ảnh hưởng đến tâm lý khiến trẻ khép mình không muốn giao tiếp. Đôi khi chậm nói cũng là biểu hiện đặc trưng của chứng tự kỷ.

Trẻ chậm nói do những nguyên nhân khác

Trẻ tiếp xúc với tivi hoặc các thiết bị điện tử quá sớm mà ít tương tác với cha, mẹ, bạn bè trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến chậm nói. 

Trẻ lớn lên trong gia đình sử dụng song ngữ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi não bộ của bé lúc này phải làm việc nhiều hơn để diễn giải và sử dụng cùng lúc 2 thứ ngôn ngữ.

Bổ sung gì cho trẻ chậm nói
Trẻ em tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ diễn đạt

Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói? 

Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói là một trong những chủ đề rất được quý phụ huynh quan tâm, đặc biệt với những gia đình đang có con trong giai đoạn học nói.

Theo khuyến cáo từ chuyên gia, trẻ em chậm nói hầu hết có thể tiêu thụ các loại thực phẩm thông thường, bên cạnh đó bố mẹ cần chú ý tăng cường các nhóm thực phẩm dưới đây.

1. Bổ sung Omega – 3 cho trẻ chậm nói

Omega-3 là chất béo chưa bão hoà (không no). Cơ thể người không tự sản xuất được mà phải bổ sung chủ yếu thông qua đường ăn uống. Dưỡng chất này mang lại nhiều giá trị sức khỏe to lớn, trong đó phải kể đến lợi ích thúc đẩy sự phát triển não bộ, tăng cường nhận thức ngôn ngữ ở trẻ. Nhờ vậy mà quá trình ghi nhớ vốn từ vựng của bé nhanh nhạy hơn.

Cha mẹ có thể bổ sung Omega-3 cho trẻ chậm nói thông qua các nguồn thực phẩm như: 

  • Các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ…)
  • Trứng gà
  • Các loại hạt dinh dưỡng (hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt mè…)
  • Rau lá xanh (súp lơ, bắp cải, rong biển…)
  • Sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. 

Bên cạnh các thực phẩm bổ sung Omega-3 cho trẻ chậm nói vừa được đề cập, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa trong việc kết hợp với một số liệu pháp điều trị hỗ trợ thị giác và não bộ.

Bổ sung gì cho trẻ chậm nói
Omega-3 là dưỡng chất không thể thiếu trong thực đơn của trẻ chậm nói

[recommendation title=””]

Bên cạnh Omega-3, DHA (Docosa Hexaenoic Acid) cũng là một acid béo rất cần cho sự phát triển thị lực và hệ thần kinh. Ở trẻ em, sự thiếu hụt DHA được cho là có liên quan đến chỉ số IQ thấp, lẫn khả năng ghi nhớ. Do đó, bổ sung DHA cho trẻ chậm nói cũng là điều ba mẹ cần đặc biệt quan tâm. Loại dinh dưỡng này có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu olive, dầu đậu tương…

[/recommendation]

[inline_article id=311097]

2. Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói? Hãy cho bé ăn các thực phẩm giàu đạm

Protein là một trong những thành phần quan trọng cấu thành nên não bộ. Vì vậy, dưỡng chất này rất có lợi cho chức năng não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể. Sự thiếu hụt protein sẽ khiến trẻ giảm khả năng tập trung ghi nhớ từ vựng, khó diễn đạt ngôn ngữ.

Chưa kể, ngoài là dưỡng chất tăng cường trí lực, protein còn cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất của các bé. Nhờ được tiếp thêm năng lượng mà các hoạt động hàng ngày của trẻ sẽ trở nên linh hoạt hơn, bé hứng thú tìm tòi mọi thứ xung quanh cũng như năng chia sẻ, tương tác với mọi người hơn. 

Protein có trong các thực phẩm quen thuộc như thịt bò, cá, ức gà, đậu phụ, sữa chua…

3. Trẻ chậm nói nên bổ sung gì? Thực phẩm giàu Acid folic

Acid folic (hay Vitamin B9) là dưỡng chất không thể thiếu khi cha mẹ tìm hiểu bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói. 

Ngoài lợi ích sản sinh hồng cầu tạo máu khá phổ biến thì vitamin này còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Sự thiếu hụt dưỡng chất này thường xuyên trong chế độ ăn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiếp thu, học tập, ghi nhớ của bé. Vitamin này cũng được khuyến cáo bổ sung trong thai kỳ nhằm phòng tránh nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Acid folic có nhiều trong các loại thực phẩm như: Nấm; các loại đậu, các loại hoa quả tươi…

Bổ sung gì cho trẻ chậm nói
Acid folic là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ, tăng cường khả năng ngôn ngữ của trẻ

4. Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói? Vitamin A

Vitamin A là dưỡng chất có lợi cho thị giác và hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, đây cũng là vitamin quan trọng trong giai đoạn con yêu học nói. Bởi đa phần các trường hợp trẻ thiếu vitamin A thường gặp vấn đề về khả năng nghe, nhìn từ đó ảnh hưởng đến quá trình học hỏi ngôn ngữ.

Các loại thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: Gan bò, dầu gan cá, cà rốt, bông cải xanh…

5. Bổ sung nhóm thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng cho trẻ chậm nói

Các thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng như: Sắt, kẽm, canxi,… là những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho bé chậm nói. Việc thiếu hụt các dưỡng chất này sẽ khiến trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển toàn diện.

  • Sắt có trong các loại thịt đỏ, nấm, hến, đậu nành…
  • Kẽm có trong hải sản, sữa, trứng, cá, thịt nạc, thịt bò…
  • Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ hải sản, trứng gà…

Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói

[recommendation title=””]

Với việc thiết lập một chế độ ăn khoa học, lời khuyên rằng bạn nên chọn nguồn thực phẩm tươi sạch, linh hoạt các loại thực phẩm hàng ngày để tránh việc chán ăn cũng như mất cân bằng dinh dưỡng và nói không với các thực phẩm chế biến sẵn.

[/recommendation]

Kết luận

Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh chủ đề bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói. Ngoài việc chú trọng về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ chậm nói, cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ chậm nói đúng hướng.

Chuyên mục Sự phát triển của trẻ của MarryBaby thường xuyên đăng tải những chủ đề hấp dẫn liên quan đến cách nuôi dạy con trẻ. Các bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn y khoa MarryBaby. Mời bạn ghé thăm chuyên mục của chúng tôi để cùng trao đổi, thảo luận, cũng như cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm con cực hữu ích nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ chậm nói có kém thông minh hay là thần đồng như Einstein?

Trẻ chậm nói có kém thông minh không? Nhiều mẹ có con chậm nói rất lo lắng về điều này. Marry Baby sẽ giúp mẹ tìm lời giải cho vấn đề này nhé.

Các bà mẹ trẻ thường có “tật” so sánh con mình với con nhà hàng xóm. Ngay khi phát hiện con chậm nói mẹ sẽ cuống cuồng lo lắng rằng trẻ chậm nói có kém thông minh hoặc bé có đang bị bệnh lý nguy hiểm nào không?

Trẻ chậm nói có kém thông minh không
little boy lying on blue blanket with lots of question marks

Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ bình thường

Theo tài liệu y khoa của các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng chia sẻ với báo chí, quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ sau sinh như sau:

♦ Từ 3-6 tháng: Trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện. Quay đầu về phía có tiếng động phát ra. Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau. Bé nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”.

♦ Từ 6-9 tháng: Con bắt đầu nối các âm thanh với nhau và nói thành từ như “ma ma” và “ba ba” (dù không thực sự hiểu nghĩa từ).

♦ Từ 9-12 tháng: Bé biết phát âm “ê”, “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ. Tùy theo mỗi bé, nhưng khi được khoảng 11 tháng hoặc 1 tuổi có bé nói được khoảng 2-3 từ đơn khá rõ, có thể là: ba, bà.

♦ Từ 12-15 tháng: Ở lứa tuổi này, bé đã phát được khá nhiều âm và ít nhất nói được một hoặc hai từ đúng (không bao gồm “mẹ” và “bà). Các danh từ thường được nói trước, như “bé” và “bóng”. Con bạn cũng đã có thể hiểu và tuân theo những chỉ dẫn (câu lệnh) đơn lẻ, chẳng hạn “đưa cho mẹ quả bóng”.

♦ Từ 15-18 tháng: Sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. Khi được 18 tháng tuổi bé sẽ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau. Ở giai đoạn này, khi nói các bé bắt đầu hình thành các trật tự câu. Bé biết chỉ được ít nhất là sáu bộ phận trên cơ thể, chỉ được một hai hình ảnh quen thuộc khi cho bé nhìn tranh như: hình ba mẹ, hình con cá hoặc hình con cún, con mèo…

♦ Từ 18 tháng-2 năm: Bé phải biết khoảng 20 từ vào lúc 18 tháng tuổi, 50 từ hoặc hơn vào thời điểm lên 2 tuổi. Khi được 2 tuổi, bé đã học được cách kết nối 2 từ, ví dụ “chào ba” hoặc “mẹ béo”. Trẻ 2 tuổi cũng có thể thực hiện được các chỉ dẫn hai bước, ví dụ “nhặt quả bóng lên và đưa lại cho ba”.

♦ Từ 2-3 tuổi: Vào bé bước vào lứa tuổi này, bạn thường chứng kiến sự “bùng nổ” trong ngôn ngữ của bé. Vốn từ của con bạn sẽ tăng lên (tới mức không thể đếm được) và bé sẽ kết hợp ba hoặc nhiều từ hơn trong một câu.

Đến 3 tuổi bé biết tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Bé cũng biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản. Bé trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/không. Sau giai đoạn này, bé sẽ nói được và sẽ tạo đà cho bé phát triển được rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic.

♦ Từ 3-4 tuổi: Bé nói được các câu phức tạp, bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao. Khả năng hiểu cũng tăng lên, bé sẽ bắt đầu hiểu “đặt nó lên bàn” hoặc “đặt nó dưới gầm giường” nghĩa là gì. Con bạn cũng sẽ bắt đầu phân biệt được màu sắc và hiểu các khái niệm mô tả (như to lớn, nhỏ).

Nguyên nhân trẻ em chậm nói

Có 2 nhóm nguyên nhân chính khiến bé chậm nói:

♦ Về mặt thể chất

Bé chậm nói có thể do bé gặp trục trặc trong vòm miệng, ở lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói.

Trẻ chậm nói có kém thông minh không
Bé chậm nói có thể do bé gặp trục trặc trong vòm miệng, ở lưỡi hoặc hàm ếch.

Thính giác có vấn đề cũng ảnh hưởng đến việc chậm nói. Đây chính là lý do các chuyên gia khuyên nên kiểm tra thính lực cho bé ngay sau khi sinh. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

♦ Về mặt tâm lý

Xem tivi, tiếp xúc với điện thoại thông minh quá nhiều chính là lý do phổ biến khiến trẻ chậm nói. Các sản phẩm công nghệ cao này tuy tiện lợi nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ do không được nói chuyện với cha mẹ. Xem tivi cũng không cần suy nghĩ, dần tạo thói quen lười nói và giao tiếp ở trẻ.

Một số ít trẻ chậm nói do hội chứng tự kỷ, tăng động kém chú ý. Cha mẹ khi phát hiện con chậm nói nên cho bé đi khám ngay.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

1. Giai đoạn từ lúc sơ sinh đến khi bé 2 tuổi

  • Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé 6-8 tuần tuổi.
  • Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng.
  • Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng.
  • Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng.
  • Không cười tự phát lúc 6 tháng.
  • Không bập bẹ lúc 8 tháng.
  • Không sử dụng điệu bộ, cử chí, chẳng hạn vẫy tay tạm biệt khi được 12 tháng tuổi
  • Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi
  • Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi
  • Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản

    Những dấu hiệu bé chậm nói xuất hiện ngay từ khí trẻ ở giai đoạn sơ sinh mẹ nên chú ý

2. Giai đoạn 2-3 tuổi

  • Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ.
  • Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu
  • Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản
  • Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé).

Hội chứng Einstein là gì? Trẻ chậm nói có kém thông minh không?

Thuật ngữ “hội chứng Einstein” được dành cho những đứa trẻ chậm nói sáng dạ. Bản thân nhà khoa học Einstein, người được đặt tên cho hội chứng này này cũng chỉ biết nói vào năm lên 4 tuổi. Khái niệm này được Thomas Sowell, tác giả cuốn sách “”The Einstein Syndrome: Bright Children who Talk Late” đưa ra.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói nhưng thông minh:

  • Khả năng phân tích xuất sắc
  • Sở thích chọn lọc
  • Ý chí mạnh mẽ
  • Khả năng ghi nhớ sớm
  • Chậm trễ trong việc đi vệ sinh

Như vậy nếu mẹ thắc mắc trẻ chậm nói có kém thông minh thì chưa chắc mẹ nhé. Nếu trẻ chậm nói có các dấu hiệu nhận biết như trên thì bé cũng có thể trở thành thiên tài như Einstein.

Trẻ chậm nói có kém thông minh
Trẻ chậm nói nhưng ý chí mạnh mẽ thì vẫn thông minh mẹ nhé

Trẻ chậm nói có nên đi khám không?

Bạn không nên chần chừ và phải  đưa con đi khám ngay. Chính sự chủ quan này sẽ làm trễ việc phát hiện các dấu hiệu của trẻ và ảnh hưởng đến thời gian can thiệp cho trẻ.

Với trẻ chậm nói, điều trị càng sớm càng tốt, do gia đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn vàng để can thiệp, trị liệu cho bé. Trẻ càng lớn càng khó can thiệp hơn, thời gian điều trị cũng lâu hơn.

Trẻ chậm nói và cách điều trị

Thạc sỹ Tâm lý Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy – Giảng viên Đại học Hoa Sen TP.HCM cho biết: “Khi thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói, tốt nhất các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện nhi để được thăm khám và xác định nguyên nhân. Nếu trẻ chậm nói xuất phát từ nguyên nhân thực thể có liên quan đến tai mũi họng, thì các bác sĩ sẽ có những biện pháp cụ thể,có thể làm những tiểu phẫu nhỏ, hoặc đeo máy trợ thính để giúp bé học nói dễ dàng hơn. Con nếu xuất phát từ nguyên nhân tâm lý, thì chính ba mẹ sẽ là người giúp bé học nói nhanh nhất”.

Thạc sỹ Tâm lý Dạ Thy cũng gợi ý các bậc phụ huynh một số giải pháp giúp trẻ học nói nhanh hơn:

  • Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với con, trò chuyện thường xuyên là cách giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Thậm chí, các bậc phụ huynh cũng nên trò chuyện với con ngay từ trong bụng mẹ, để khi chào đời, trẻ cũng có thể nhận ra giọng của ba mẹ và phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn.

    Trẻ chậm nói có kém thông minh
    Cha mẹ nên dành nhiều thời gian chơi đùa cùng con để giúp con tập nói
  • Đọc truyện, hát và kể cho trẻ nghe những câu chuyện nhỏ ngay khi trẻ còn nhỏ, thậm chí là 3-4 tháng tuổi để trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
  • Chỉ cho trẻ những đồ vật xung quanh trẻ và dạy trẻ biết cách gọi tên để làm phong phú thêm khả năng ngôn từ cho trẻ. Hãy huy động tất cả giác quan của trẻ trong vấn đề dạy nói để làm sao trẻ vừa nghe, thấy, làm, tiếp xúc sẽ học nói nhanh hơn.
  • Tập cho trẻ nói lên nhu cầu của mình. Nhiều cha mẹ thấy con khóc đòi chỉ trỏ ư ư thì nhanh tay đáp ứng liền yêu cầu của trẻ. Như vậy sẽ làm cho trẻ càng lười tập nói hơn. Hãy tập cho trẻ thói quen nói lên nhu cầu của mình để trẻ nói được nhiều và nhanh hơn.
  • Nhiều cha mẹ vì khá bận rộn và cũng có người có quan niệm sai lầm rằng cho con xem tivi cũng là cách giúp trẻ học nói. Tuy nhiên, việc xem tivi hoàn toàn không có sự tương tác. Muốn trẻ học nói nhanh thì cần phải có sự tương tác hai chiều để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
  • Nếu cha mẹ không có thời gian chăm sóc con cái, có thể gửi bé đến nhà trẻ. Môi trường nhà trẻ có cô giáo và các bạn sẽ là nơi giúp phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ cho trẻ.

[inline_article id=158606]

Trẻ chậm nói có kém thông minh không? Phải xác định được nguyên nhân mới trả lời chính xác được. Nhưng  dù con bạn ở tuổi nào đi nữa, nhận ra và xử lý vấn đề càng sớm càng tốt.