Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật, các biến chứng, cách điều trị dị vật và nhiều vấn đề liên quan khác nữa.
1. Những dị vật tiêu hóa phổ biến ở trẻ em
Dị vật là những thứ trẻ không được nuốt vào. Nếu bé nuốt phải dị vật, nó có thể bị mắc kẹt dọc theo đường tiêu hóa. Mặc dù nuốt phải dị vật có thể xảy ra ở trẻ em mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến nhất ở trẻ em nhỏ dưới 3 tuổi.
Khi phát hiện bé có các biểu hiện khi nuốt phải dị vật, có thể con đang nuốt các món đồ sau:
- Đồng xu: Đây là dị vật phổ biến nhất. Thường an toàn trừ các đồng xu có kích thước lớn (đường kính từ 21mm trở lên).
- Vật nhỏ (không sắc nhọn): Bao gồm các bộ phận đồ chơi, nút áo, nhẫn, một số bông tai, kẹp giấy, răng, hạt mận, hạt nhãn, dây thun… Những dị vật này thường không quá đáng lo vì chúng không sắc nhọn.
- Pin nút: Đây là dị vật thuộc dạng nguy hiểm đối với trẻ. Khi phát hiện bé có những biểu hiện nuốt phải dị vật là pin, hãy tìm cách lấy nó ra khỏi người trẻ.
- Nam châm: Cũng giống như pin, nam châm cũng là dị vật thuộc dạng nguy hiểm đối với trẻ.
- Vật sắc nhọn: Bao gồm kim, đinh ghim, đinh, vít, tăm và một số bông tai. Xương, nắp chai, thanh kéo nhôm cũng được coi là sắc bén. Hầu hết chúng cần được lấy ra khỏi cơ thể trẻ nhanh nhất có thể. Các vật sắc nhọn có thể bị kẹt và dẫn đến thủng đường tiêu hóa. Các mảnh kính nhỏ thường trôi trong cơ thể bé mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
>> Cha mẹ có thể xem thêm: 10 tuần khủng hoảng của trẻ dưới 2 tuổi: Hoang mang của mọi bà mẹ
2. Biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật là gì?
Trẻ thường không có bất kỳ triệu chứng, dấu hiệu nào khi nuốt phải dị vật. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của vật thể bị mắc kẹt trong cơ thể. Dị vật có thể mắc kẹt dọc theo đường tiêu hóa. Nếu một dị vật mắc kẹt trong thực quản, điều này có thể khiến trẻ chảy nước dãi, đau ở cổ hoặc ngực hoặc gặp khó khăn khi nuốt thức ăn. Nếu dị vật mắc kẹt trong dạ dày hoặc ruột, có thể gây nôn mửa, đau bụng, nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu hoặc sốt cho trẻ.
Một số biểu hiện, triệu chứng khi bé nuốt phải dị vật thường thấy là:
- Bé ho, tiết nhiều nước bọt, đau khi nuốt, đau bụng hoặc nôn mửa, ói máu, đại tiện có máu.
- Trẻ đang chơi với hạt hoặc vật nhỏ hoặc đang ăn bú đột ngột ho sặc sụa, thở rít, khó thở, tím tái.
- Biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật dẫn đến tắc nghẽn đường tiêu hóa còn phụ thuộc vào đặc tính vật lý, hình dạng, kích thước và thành phần của dị vật.
Khi bé có biểu hiện nuốt phải những dị vật nguy hiểm như pin, nam châm, vật sắt nhọn có ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến trẻ mà lại cần được lấy ra khẩn cấp đến vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
>> Cha mẹ có thể xem thêm: Trẻ nuốt kẹo cao su có sao không và hướng xử trí
3. Dị vật tiêu hóa tiềm ẩn những nguy hiểm gì?
3.1 Pin nút
Pin cúc áo có thể gây bỏng điện áp thấp trong vòng 2 giờ nếu mắc kẹt trong thực quản. Thực quản là ống nối miệng với dạ dày. Cháy pin có thể dẫn đến thủng thực quản. Ngay cả khi dị vật pin hết năng lượng cũng có thể gây hại nếu bé nuốt phải.
Tất cả trẻ này cần được chụp X-quang khẩn cấp để xem pin ở đâu. Nếu pin bị mắc kẹt, nó cần được lấy ra khẩn cấp.
Một khi bé nuốt phải dị vật là pin. Quá trình pin đi đến dạ dày thường không để lại biểu hiện gì và có thể mất vài ngày. Trong khoảng thời gian này, trẻ cần được theo dõi sát sao tại bệnh viện cho đến khi hết pin.
Nếu cha mẹ chưa có điều kiện cho bé điều trị tại nhà, mật ong có thể giúp ngăn ngừa vết thương do pin gây ra. Nhưng chú ý là chỉ dùng mật ong cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Liều lượng là 10ml cứ 10 phút một lần cho đến khi cha mẹ đưa bé đến phòng cấp cứu.
3.2 Biểu hiện bất thường khi bé nuốt phải dị vật là nam châm
Khi nuốt phải nhiều nam châm, sự cố có thể xảy ra. Các nam châm ở các điểm khác nhau có thể bị hút vào nhau qua thành ruột. Điều này có thể dẫn đến thủng ruột hoặc tắc nghẽn.
Tất cả những trẻ em bị nghi nuốt nam châm đều cần được chụp X-quang khẩn cấp.
3.3 Dây thun
Đa số các dị vật nuốt phải mà men tiêu hóa không tiêu hóa được như sợi dây thun, thì nhu động ruột cũng có thể co bóp đẩy ra ngoài theo phân. Chỉ 1 số ít trường hợp đường ruột không thải được dị vật và dị vật bị kẹt trong đường ruột theo thời gian có thể gây viêm, loét, polyp, ung thư…
3.4 Các dị vật có thể gây nguy hiểm khác
Các vật thể có kích thước từ 25mm hoặc lớn hơn thường dây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những dị vật này dễ bị mắc kẹt ở thực quản. Một số biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật lớn là khó nuốt và đau cổ họng hoặc ngực. Con có thể nôn mửa, nôn mửa, chảy nước dãi hoặc khạc nhổ. Ngoài ra, con có thể không muốn ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
Ngoài các vật lớn, pin, nam châm và các vật sắc nhọn cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vật sắc nhọn có thể cứa đứt các bộ phận bên trong của con. Khi phát hiện bé có biểu hiện nuốt phải dị vật sắc nhọn, hãy đưa con đến bệnh viện nhanh nhất có thể.
Trẻ nuốt phải dị vật nhỏ có ảnh hưởng gì đến tiêu hoá không? Các dị vật nhỏ nếu nuốt theo đường tiêu hóa sẽ được tống ra ngoài nên mẹ không cần lo lắng, vấn đề là tránh tái phát tình trạng có thể gây nguy hiểm cho con.
>> Cha mẹ có thể xem thêm: Nhịp tim trẻ em theo tuổi bình thường là bao nhiêu?
4. Làm gì khi phát hiện bé có biểu hiện nuốt phải dị vật
Phần lớn dị vật trẻ em nuốt phải là vô hại và có thể đi ra khỏi đường tiêu hóa không có biến chứng gì. Nếu nghỉ trẻ nuốt phải dị vật Pin hoặc nam châm hãy đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất.
Khi phát hiện bé có biểu hiện nuốt phải dị vật, trước khi đưa con đến bệnh viện, cha mẹ cần sơ cứu bé trước:
- Đảm bảo trẻ không ăn hoặc uống trước khi đưa đến bệnh viện.
- Hãy để ý khi bé có các biểu hiện liên quan đến hô hấp như ho, nghẹt thở hoặc khó thở khi nuốt phải dị vật. Có thể dị vật đã mắc kẹt trong đường thở của con. Điều này đủ nguy hiểm để điều trị khẩn cấp tại bệnh viện.
- Trong trường hợp trẻ không có triệu chứng rõ ràng, không nên cố lấy dị vật bằng ngón tay hoặc gây nôn vì dị vật có thể bị bật ra khỏi thực quản và tự chui vào đường thở, vô cùng nguy hiểm.
- Mang những vật có hình dạng và kích thước tương tự với dị vật trẻ đã được nuốt để nhân viên y tế xem.
- Liên hệ và đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành chụp X-quang ngực và dạ dày. Phương pháp này sẽ có thể xác định vị trí chính xác của dị vật.
5. Cách điều trị chi tiết khi bé có biểu hiện nuốt phải dị vật
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng và phân loại dị vật mà bé nuốt để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp:
5.1 Xem và chờ đợi
Nếu dị vật không gây nguy hiểm đến con và có thể đi qua đường tiêu hóa mà không để lại biến chứng, bác sĩ sẽ cho trẻ nghỉ ngơi và được quan sát tại nhà. Đôi khi cha mẹ có thể nhìn thấy dị vật trong phân trong vòng vài ngày.
Nhưng nếu dị vật không trôi ra theo phân sau 3 ngày, hãy dẫn con đi chụp X-quang.
5.2 Chụp X-quang
Nên chụp XQuang phổi cho tất cả các trường hợp nghi ngờ có dị vật đường thở; dị vật cản quang thường. Có khoảng 2/3 trường hợp hoặc có hình ảnh xẹp phổi, tăng thông khí XQuang. Tuy nhiên, trong trường hợp dị vật không cản quang (thực vật, nhựa hoặc plastic..) có thể siêu âm ngực, CT ngực.
5.3 Nội soi đại tràng
Nếu dị vật gây nguy hiểm cho con và không thể lấy ra dễ dàng hoặc mắc lại trong thực quản, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để gắp dị vật ra ngoài. Ống nội soi là một ống mềm dài có gắn camera. Để lấy dị vật, một cặp kẹp gắp được đưa vào và dùng để lấy dị vật ra khỏi đường tiêu hóa. Quá trình này được thực hiện trong phòng mổ dưới sự gây mê toàn thân để con không cảm thấy đau đớn.
[inline_article id=239397]
6. Cách hạn chế tình trạng nuốt phải dị vật ở trẻ
Trước khi bé có các biểu hiện nuốt phải dị vật, cha mẹ nên dặn dò, ngăn cản con nuốt các vật thể lạ khi không được cho phép.
Trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhặt và nuốt các dị vật do bé chưa nhận thức được sự nguy hiểm vốn có trong hành động của mình. Vì vậy, cha mẹ nên đảm bảo rằng đồ chơi của trẻ đủ lớn để không gây nguy cơ nghẹt thở. Bên cạnh đó hãy để mọi vật nhỏ tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ. Cha mẹ cũng nên để mắt đến con mình mọi lúc trong giai đoạn trẻ còn non nớt, dễ bị tổn thương này.
Tóm lại, những biểu hiện khi trẻ nuốt phải dị vật bao gồm ho, tiết nhiều nước bọt, đau khi nuốt, suy hô hấp. Những dị vật thường gặp có thể là đồng xu, nút áo, bộ phận đồ chơi, pin, nam châm, vật sắc nhọn… Trong đó, pin, nam châm và những món sắt nhọn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ nhỏ. Khi phát hiện bé có những biểu hiện nuốt phải dị vật, cha mẹ cần sơ cứu và đưa bé đến bệnh viện ngay.