Categories
Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Các dạng nôn, ọc, trớ sữa ở trẻ sơ sinh: Mẹ đã nhận biết được?

Trớ, ọc sữa – Tình trạng sinh lý thường gặp ở trẻ nhỏ

Trớ, ọc sữa là tình trạng một ít sữa bị trào trở ngược ra miệng bé sau khi bú, có khi kèm theo nấc cụt, ho nhẹ. Trong 3 tháng đầu, khoảng 50% trẻ có biểu hiện này một vài lần trong ngày và bắt đầu giảm dần đến khi 12 tháng tuổi [1], [3].

Nhìn chung, trớ, ọc sữa là tình trạng sinh lý bình thường và nguyên nhân thường xuất phát từ việc hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa hoàn thiện. Cụ thể: [3], [4], [5]:

  • Dung tích dạ dày của trẻ còn nhỏ nên khi lượng sữa cho bú nhiều hơn có thể gây trớ sữa.
  • Cơ vòng thực quản tiếp giáp dạ dày ở trẻ nhỏ còn yếu nên khiến sữa có thể trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
  • Cấu tạo vị trí của tâm vị với thực quản ở trẻ sơ sinh cũng khác với người trưởng thành khi chúng gần như thẳng hàng với nhau chứ không gấp góc nên dễ gây trớ sữa.

Thời gian tiêu hóa của sữa cũng là một trong những nguyên nhân gây trớ, ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Và điều này cũng phần nào lý giải tại sao trẻ dùng sữa ngoài sẽ dễ bị trớ, ọc sữa hơn trẻ bú mẹ [3]. Nguyên nhân là do sữa mẹ có các thành phần dễ hấp thu, đặc biệt đạm sữa mẹ cực kỳ mềm, nhỏ nên trong 45 phút đã tiêu hóa khoảng 50% sữa xuống ruột non. Do đó trẻ bú mẹ thường ít bị trớ, ọc sữa [3].

nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Để khắc phục, phòng ngừa tình trạng trớ, ọc sữa ở trẻ nhỏ, bạn có thể thử các mẹo sau [3], [4]:

  • Tránh cho trẻ bú quá nhiều, tìm hiểu về dung tích dạ dày của trẻ theo từng tháng tuổi để dễ dàng cho trẻ bú vừa đủ lượng sữa cần thiết.
  • Giữ trẻ ở tư thế thẳng khoảng 15-30 phút trước khi đặt trẻ nằm xuống, vỗ cho trẻ ợ hơi để tránh không khí tích tụ trong dạ dày.
  • Tránh chơi đùa, giỡn với trẻ ngay sau khi cho bú.
  • Đặt trẻ nằm ngửa, trên nệm có độ dốc để đầu cao hơn dạ dày hoặc có thể kê gối lưng cho trẻ nằm nghiêng về bên trái để bé cảm thấy dễ chịu và dễ ngủ hơn.

Nôn ói – Vấn đề nghiêm trọng mẹ cần lưu tâm

Trớ, ọc sữa thường xuyên có thể kích thích tâm vị của bé và khiến tình trạng nặng dần hơn, chuyển sang nôn ói, trào ngược thực quản bệnh lý. Trẻ nôn ói nặng có thể phun sữa ra thành vòi, ói sau khi bú hơn 1 giờ, nôn ói thường xuyên, dễ cáu gắt, khóc nhiều, bỏ bú, khó ngủ, chậm tăng cân… [3].

Các nguyên nhân khiến trẻ bị nôn ói hoặc trào ngược cũng rất đa dạng nhưng đây là tình trạng mẹ cần quan tâm và đưa bé đi khám. Bởi trong một số trường hợp, nôn ói ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể là biểu hiện của nhiễm trùng nhẹ ở đường tiêu hóa hoặc có khi là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiết niệu, tắc ruột, viêm ruột thừa… [6]. Đặc biệt, khi thấy con nôn ói, nếu nhận thấy con có các biểu hiện sau thì cần đưa bé đi khám ngay [7]:

  • Nôn, ói đột ngột hoặc dữ dội, chất nôn nhiều
  • Chất nôn có màu xanh, vàng hoặc có máu
  • Trẻ bị ngạt thở, nghẹn
  • Sốt
  • Quấy khóc liên tục, khó nằm yên một chỗ
  • Sưng bụng hoặc đầy hơi
  • Xuất hiện máu hoặc chất nhầy trong phân
  • Giảm cân hoặc tăng cân rất chậm.

Nhìn chung, tình trạng trớ, ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang phát triển khỏe mạnh là tương đối bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể khiến bé thấy khó chịu, đặc biệt nếu diễn ra thường xuyên. Do đó, nếu con hay trớ, ọc sữa, mẹ hãy thử áp dụng các biện pháp khắc phục kể trên. Đồng thời, khi chăm sóc, mẹ cần chú ý theo dõi các biểu hiện của bé, nếu con bị nôn ói thì mẹ cần đưa bé đi khám ngay nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Giải pháp cho trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè đơn giản mẹ cần biết!

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè được xem là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất hiện nay. Tình trạng này nếu xảy ra đột ngột và quá thường xuyên vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, vừa làm các mẹ phải đau đầu tìm cách chữa trị. Và để các mẹ không phải chờ lâu, hôm nay MarryBaby sẽ đưa ra các nguyên nhân cụ thể cũng như giải pháp khắc phục thông qua bài chia sẻ dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè

1. Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa có ảnh hưởng gì đến sự phát triển?

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa hay còn gọi là nôn trớ là do dạ dày trẻ đang dần làm quen với việc bú, tiêu hóa và tống xuất sữa thừa ra ngoài. Trung bình, dạ dày của trẻ sơ sinh có thể chứa khoảng 20ml sữa vậy nên không cần nhiều sữa để trẻ no và nôn ra phần thừa. Khi còn nhỏ, hệ tiêu hóa vẫn chưa được hoàn thiện và đồng bộ nên dễ gây nên sự rối loạn nhu động, dễ gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè. Vì vậy, các mẹ nên chú ý chia đều thời gian cho con bú và lượng sữa phải phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho hệ tiêu hóa của trẻ.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè

2. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hay sữa công thức bị ọc sữa nhiều hơn?

Trẻ sơ sinh dù bú sữa mẹ hay sữa công thức cũng sẽ bị ọc sữa như nhau. Sự khác biệt duy nhất chính là khi bú sữa công thức làm cho chất nôn của trẻ có mùi hơn so với bú sữa mẹ. Và các mẹ hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng trên bằng nhiều giải pháp phù hợp.

>>> Bạn có thể tham khảo: 6 tuyệt chiêu giải quyết tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh

3. Vì sao trẻ sơ sinh hay bị thở khò khè?

Tình trang trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè vẫn luôn là vấn đề khiến nhiều mẹ lo lắng bởi nó gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè cùng lúc khi chúng bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng và một số dấu hiệu khác kèm theo như ho, chảy mũi, sốt hoặc tiêu phân bất thường… 

Trẻ nhỏ có đường thở rất nhỏ, khi bệnh thì những đường thở sẽ bị viêm và sưng lên, dễ chứa nhiều chất nhầy và gây ra tình trạng thở khò khè ở trẻ. Trẻ sơ sinh thường gặp tình trạng này nhiều hơn người lớn vì có ít mô đàn hồi hơn, ít đường thở phụ nên sẽ dễ bị tắc nghẽn và xẹp phổi, cơ hoành chèn ngang thay vì xiên và điều này làm tăng khả năng thở khò khè và suy hô hấp. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì các mẹ nên theo dõi cẩn thận, kịp thời đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè có nguy hiểm không?

Ước tính rằng có từ 25% đến 30% trẻ sơ sinh phát triển chứng thở khò khè trong năm đầu đời của chúng. Vậy nên việc trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè là những vấn đề hoàn toàn bình thường và có thể hồi phục nhanh chỉ sau vài tuần. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè và cân nặng vẫn ổn định thì không phải là vấn đề đáng lo, tuy nhiên nếu xảy ra trong thời gian ngắn nhưng thường xuyên mỗi ngày thì bạn có thể tham khảo một vài biện pháp an toàn tại nhà được nêu dưới đây.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè

Cách chữa trị cho trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè

1. Điều chỉnh tư thế bú đúng đắn

Việc điều chỉnh tư thế cho con bú đúng đắn là một trong những cách giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè. Hãy giữ cho trẻ tư thế thẳng đứng với phần trên cao hơn 1 chút trong vòng 30 phút. Điều này giúp bé tống không khí thừa ra ngoài khi bú dễ dàng và tiêu hóa tốt hơn. Khi bú sữa mẹ thì các mẹ nên chú ý dùng tay kẹp đầu ti để điều tiết lượng sữa vừa phải với trẻ.

Nếu dùng bình sữa thì mẹ lưu ý không nên nghiêng bình quá nhiều sẽ làm bé nuốt vào nhiều không khí. Đặc biệt sau khi lắc sữa xong thì không nên cho bé bú ngay mà phải đợi bọt khí tan hết để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tư thế cho con bú đúng cách để bé không bị sặc sữa và các vấn đề khi cho con bú

2. Vỗ ợ cho bé sau khi bú

Các mẹ nên chú ý dành thời gian cho bé ợ hơi sau bú sẽ có tác dụng ngăn không khí tích tụ trong dạ dày của trẻ, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè. 

Đầu tiên, các mẹ nhẹ nhàng nâng bé lên theo tư thế đặt cằm bé vào vai. Một tay giữ bé, tay còn lại sẽ vỗ lưng nhẹ đến khi tiếng ợ phát ra, thực hiện việc này trong vòng 20 phút cho đến khi nghe được tiếng ợ của bé. Mẹ thực hiện động tác này thường xuyên cho đến khi bé trên 6 tháng tuổi để hệ tiêu hóa được thích nghi dần và khỏe mạnh hơn.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè

3. Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ

Không chỉ điều chỉnh tư thế bú mà tư thế ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè. Để giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, các mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, đây cũng là tư thế hiệu quả ngăn trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè. Ngoài ra, việc chia nhỏ các cử bú cũng là cách giúp hệ tiêu hóa của trẻ được dần thích nghi và hoạt động tốt hơn.

4. Nhỏ nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý từ lâu được rất nhiều bác sĩ khuyên dùng bởi độ lành tính và tác dụng hiệu cho việc vệ sinh tai mũi họng. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý. Các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ từ 3-5 lần mỗi ngày để làm sạch và hạn chế tình trạng đờm nhớt và nước mũi vón thành cục, làm thông thoáng đường hô hấp của trẻ. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Rửa mặt bằng nước muối sinh lý: 4 điều mẹ cần lưu ý

5. Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại không?

Việc trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi hoặc ở miệng cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hệ tiêu hóa của trẻ. Nhiều mẹ vẫn luôn nghĩ khi trẻ nôn thì sẽ khó ngủ và khóc quấy vì bụng đói nhưng hoàn toàn không. Sau khi nôn trớ thì bụng của trẻ cần được nghỉ ngơi từ 30 phút đến 1 giờ và nên dùng nước làm sạch miệng bé. Việc tiếp tục cho bú sẽ làm dạ dày của bé hoạt động quá sức và vô tình làm cho tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè nghiêm trọng hơn, dẫn đến tâm lý sợ bú sữa.

[inline_article id=286558]

Trên đây là những giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất mà MarryBaby liệt kê. Hi vọng có thể giúp bạn sớm khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè. Đây là giai đoạn thực sự rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nên các mẹ cần lưu ý đặc biệt quan tâm đến bé. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể tìm đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề hiện tại của trẻ.