Mẹ vỗ về âu yếm, “da kề da” bé có thể ngoan ngay nhưng nếu sữa chưa kịp bé vẫn khóc. Vậy trẻ sơ sinh khóc có nước mắt không? Điều ngạc nhiên là dù khóc rất nhiều; nhưng thực tế trẻ sơ sinh khóc không có nước mắt. Và cơ thể trẻ sơ sinh có thể duy trì điều này từ tới 2 tháng tuổi.
1. Trẻ sơ sinh khóc không có nước mắt có phải là bình thường không?
Trẻ sơ sinh thường xuyên khóc sau khi sinh: Đói khóc, gắt ngủ khóc, khó chịu khóc… Mẹ thường xuyên phải đối diện với những cơn hờn khóc có khi dai dẳng từ 15 – 20 phút. Nếu quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy không hề có nước mắt chảy ra. Điều này là do tuyến nước mắt của trẻ mới sinh chưa thực sự phát triển đầy đủ ngay khi chào đời.
Đôi khi, đôi mắt trẻ ẩm ướt là do tuyến nước mắt chỉ đủ khả năng làm cho mắt có chút rơm rớm. Điều này có thể duy trì suốt 2 tháng đầu đời.
Lý do là khi mới chào đời, tuyến nước mắt của trẻ sơ sinh chỉ sản xuất với số lượng nhỏ đủ để giúp bôi trơn và bảo vệ đôi mắt của trẻ. Vì thế, bé sẽ không có nước mắt dư thừa để có thể tạo thành những giọt nước mắt trào ra trên khóe mắt mỗi khi khóc. Do đó, trẻ sơ sinh khóc không có nước mắt là điều bình thường mẹ nhé!
Nước mắt của trẻ sơ sinh được sản xuất đầy đủ ở độ tuổi từ 1 đến 3 tháng tuổi. Cùng với sự phát triển của tuyến nước mắt này, sự sản xuất nước mắt ở mắt cũng gia tăng; và khi đó tình trạng trẻ sơ sinh khóc không có nước mắt sẽ không còn. Ngoài ra, nếu bạn cho bé chơi ở gian bếp; hoặc đủ gần khi chế biến món ăn thì hành tây cũng sẽ làm chảy nước mắt như người lớn. Môi trường xunh quanh có tác động rất lớn tới đôi mắt của bé yêu, mẹ cần lưu ý điều này nhé.
>> Mẹ tham khảo thêm “Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc
2. Khi nào trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt là điều bình thường?
Việc trẻ sơ sinh khóc không có nước mắt trước khi tuyến lệ của chúng phát triển hoàn thiện là điều phổ biến. Nhưng nếu trẻ sơ sinh của bạn được ít nhất 2 tuần tuổi; và khóc cạn nước mắt; thì có lẽ trẻ vừa mới đến giai đoạn “khóc thật” trong đời.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý các nguyên nhân có thể gây chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ đọc tiếp bài viết để biết có trường hợp nào trẻ sơ sinh khóc có nước mắt không nhé!
>> Mẹ có lo lắng khi Trẻ khóc vào ban đêm? Tìm hiểu ngay!
3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc không có nước mắt: Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc không có nước mắt chính là tắc tuyến lệ. Bé đang chơi nhưng vẫn chảy nước mắt; hoặc mắt có ghèn hay chất nhầy… là một trong những lý do khiến hệ thống tuyến lệ bị tắc. Bệnh này khá phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi. Khi bị tắc tuyến lệ, nước mắt không được dẫn lưu xuống mũi nên sẽ trào ra ngoài. Trẻ thường có hiện tượng chảy nước ở một hoặc hai mắt; chảy thường xuyên hoặc từng lúc, kèm theo ghèn.
Nếu quá trình tắc kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm trùng tại đường lệ gây viêm túi lệ, có nhầy mủ, nhất là khi ấn vào vùng góc trong mắt. Mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt; loại trừ các bệnh nguy hiểm khác ở mắt như Glocom bẩm sinh; viêm trong mắt. Cũng có nhiều trường hợp trẻ bị tắc lệ đạo sẽ tự khỏi do hiện tượng tắc nghẽn được giải tỏa một cách ngẫu nhiên.
3.1 Hiểu về chứng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ hinh hay còn gọi là hiện tượng tuyến lệ bị chặn khi hệ thống thoát nước ở vùng mắt của bé bị chặn. Từ đó những giọt nước mắt được tạo ra không thể thoát ra ngoài, khiến cho đôi mắt của bé trở nên ngập nước. Hiện tượng này dễ phát hiện hơn khi tuyến kệ của bé phát triển, khoảng sau 5 tuần tuổi.
3.2 Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ
Theo thống kê, khoảng 6% trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ ở thời điểm sau sinh. Nguyên nhân là do các tế bào biểu mô không tạo ra được những ống dẫn để hình thành ống mũi-lệ khi đi xuống mũi.
Ngoài ra, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh còn do tuyến lệ ở trẻ bị viêm nhiễm; làm cho nước mắt không lưu thông từ mắt xuống mũi; do đó những giọt nước mắt được tạo ra không thể thoát ra ngoài khiến cho đôi mắt của bé bị ngập nước mắt.
3.3 Cách xử lý tắc tuyến lệ
Có hơn 90% trường hợp trẻ bị tắc tuyến lệ bị tắc có thể tự khỏi khi trẻ ở độ tuổi từ 1 – 2 tuổi. Mẹ chỉ cần biết cách làm vệ sinh cho mắt cho bé là “mọi chuyện sẽ ổn”.
Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái và trỏ day sống mũi trẻ (gần mắt) giúp làm thông tuyến lệ. Đây là phương pháp đơn giản và khá hiệu quả và cần áp dụng trị liệu lâu dài, tùy vào trường hợp nặng nhẹ của trẻ mà bệnh hết nhanh hay chậm. Có trẻ sẽ hết trong vòng 1, 2 tuần, có trẻ kéo dài 5, 6 tháng. Nếu sau vài tuần vẫn không giảm triệu chứng hoặc bệnh nặng hơn thì cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám.
Em bé khóc tiếng khóc chào đời là niềm vui của cả gia đình. Nhưng khi em khóc không nước mắt lại đòi hỏi sự hiểu biết của mẹ để tránh những nỗi lo không đáng có.
4. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc không có nước mắt: Nhiễm trùng mắt
Đôi khi, ống tuyến lệ bị tắc đến mức khóe mắt của con sẽ bị nhiễm trùng. Đây được gọi là bệnh viêm túi lệ. Bệnh lý này có thể nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và cần được điều trị. Vì vậy, nếu mắt con bị sưng, đỏ hoặc có mủ; bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở Y tế sớm để được điều trị kịp thời.
>> Giải pháp cho những Trẻ chỉ ngủ khi được bế, mẹ xem ngay!
5. Nguyên nhân khiến trẻ chảy nước mắt nhưng không khóc: Do vi rút và vi khuẩn
Trẻ sơ sinh cũng có thể bị bệnh do virus, như cảm lạnh, hoặc thậm chí đau mắt đỏ (viêm kết mạc).
Điều này có thể xảy ra nếu nước mắt có kèm theo mẩn đỏ hoặc tiết dịch. Đau mắt đỏ không phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng. Gặp bác sĩ nhi khoa ngay nếu trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ kèm theo tiết dịch.
Nhìn chung, mẹ không cần phải quá lo lắng khi trẻ sơ sinh khóc không có nước mắt. Vì đa phần là quá trình phát triển tự nhiên của trẻ. Nếu vẫn cảm thấy không an tâm, mẹ luôn có thể tìm đến sự tư vấn từ các bác sĩ nhi khoa đầy kinh nghiệm nhé!
[inline_article id=186003]