Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tất cả các mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình dứt điểm

Nắm rõ một số mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình sẽ giúp cha mẹ phần nào giảm bớt nỗi lo về những ảnh hưởng do vặn mình ở trẻ sơ sinh gây ra. Đồng thời những mẹo này giúp có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

1.  Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình nhiều? Có nguy hiểm không?

Trước khi nắm bắt mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình; mẹ cần hiểu nguyên nhân đằng sau những cú vặn mình của bé. Các nguyên nhân thường được phân loại làm hai nhóm: vặn mình sinh lý và vặn mình do bệnh lý.

1.1 Bé vặn mình để thích nghi với môi trường bên ngoài

Trẻ sơ sinh vặn mình là phản ứng bình thường do cơ thể bé chưa quen với môi trường xung quanh. Khi mới sinh các tế bào thần kinh và vỏ não chưa phát triển hoàn thiện; nên phần dưới vỏ não hoạt động chiếm ưu thế hơn.

Vì vậy trẻ sơ sinh vặn mình, vận động tay chân để tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.

1.2 Ngôn ngữ cơ thể báo hiệu bé không muốn bế hoặc bú thêm

Ngôn ngữ cơ thể
Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình – Hiểu ngôn ngữ cơ thể của bé

Đôi khi trẻ sơ sinh vặn mình là vì chúng không muốn được bế hoặc cho ăn. Hình thức này của cơ thể có thể là một báo hiệu để mẹ đặt bé xuống hoặc thay đổi vị trí. Bên cạnh việc bé khóc, đây là cách mà bé đang nói với mẹ những gì bé muốn.

1.3 Phản xạ giật mình (phản xạ Moro)

Hầu hết trẻ sơ sinh đều có phản xạ giật mình (còn gọi là phản xạ Moro) khi nghe thấy một tiếng động lớn hoặc đột ngột. Phản xạ này cũng có thể xảy ra nếu trẻ cảm thấy như mình đang rơi; hoặc bị di chuyển đột ngột. Lúc này, trẻ vặn mình để thể hiện hành động từ vệ.

Tuy nhiên, nếu trẻ vặn mình kèm theo các biểu hiện bất thường khác như gồng mình; hay giật mình, khó ngủ; đổ mồ hôi trộm, nôn ói,… thì cha mẹ nên lưu ý. Đây có thể là biểu hiện của bệnh lý thiếu canxi, vitamin; cũng như đường tiêu hóa, cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ, cứ đặt bé xuống giường là khóc phải làm sao?

1.4 Hiểu nguyên nhân bệnh lý cũng là mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình

Bên cạnh những biểu hiện về sinh lý như để thích nghi với môi trường bên ngoài, ngôn ngữ cơ thể, phản xạ giật mình; tình trạng trẻ sơ hay vặn mình; uốn éo; ngủ không sâu giấc; thậm chí có những trẻ sơ sinh hay bị giật mình khóc thét ban đêm; các mẹ cần phải lưu ý.

Vì điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, vấn đề ăn uống,… mà còn có những tổn thương nghiêm trọng bên trong; thậm chí còn gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng thể chất của trẻ.

  • Hạ canxi máu: Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị thiếu canxi nếu như không được chăm sóc hợp lý. Biểu hiện: Trẻ dễ kích thích, ngủ không ngon giấc; trẻ hay quấy khóc về đêm, vặn vẹo; gồng mình khi ngủ, thậm chí co giật, tím tái. Ngoài ra còn có thêm các biểu hiện khác của bệnh còi xương như: Hay ra mồ hôi trộm; rụng tóc, thóp chậm liền; bờ thóp mềm, hay nôn ói,…
  • Một số bệnh lý khác cũng khiến trẻ hay vặn mình khó chịu: Da bé bị tổn thương gây ngứa, bé bị côn trùng đốt, chui vào tai,…

Sau khi biết nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh vặn mình. Mẹ đọc tiếp để phân biệt những biểu hiện sinh lý và bệnh lý của bé khi vặn mình nhé.

2. Biểu hiện sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh hay vặn mình

mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình
Quan sát biểu hiện trước khi tìm hiểu mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình

2.1 Biểu hiện vặn mình do sinh lý

Là khi trẻ chỉ vặn mình, gồng đỏ mặt trong vài phút. Hiện tượng này sẽ kết thúc khi trẻ được 2-3 tháng tuổi. Trẻ vẫn tăng cân, ăn uống, sinh hoạt bình thường mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe. Việc trẻ vặn mình có thể do:

  • Trẻ sơ sinh đói thường quấy khóc, cựa quậy, uốn người, vặn mình.
  • Khi trẻ đi tiểu hoặc đi ngoài thường vặn mình và rặn kèm theo đỏ mặt.
  • Môi trường ngủ không thoải mái, tiếng ồn nhiều và ánh sáng mạnh sẽ khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình, giật mình.
  • Môi trường xung quanh khiến bé không thoải mái: Do tã hoặc bỉm ướt, quấn khăn chặt,… làm bé cũng hay vặn mình.

>> Mẹ xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không?

2.2 Biểu hiện vặn mình do bệnh lý

Biểu hiện của việc vặn mình do bệnh lý thường đi kèm với các triệu chứng khác làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, cân nặng, tình trạng da, tóc,… của bé. Các bệnh lý đó bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình, nôn ói, nấc, đổ mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, giật mình, quấy khóc; chậm tăng cân dẫn đến còi xương, chậm mọc răng, rụng tóc,… thì có thể do trẻ thiếu canxi, hệ tiêu hóa kém.
  • Trẻ bị tổn thương thần kinh thường hay gồng mình, vặn mình, khó ngủ, hay co giật.
  • Ngoài ra, trẻ vặn mình có thể do tổn thương da khi bị côn trùng cắn, bị ngứa, nóng.

Những biểu hiện vặn mình do bệnh lý ở có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ. Khi phát hiện, cha mẹ cần dẫn trẻ đi khám bác sĩ ngay.

3. Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình cực kỳ hiệu quả cha mẹ cần biết

Mẹ có thể áp dụng một vài mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình do sinh  lý để tạo ra môi trường thoải mái cho bé phát triển thể chất toàn diện.

3.1 Thay tã bỉm loại êm ái, mặc quần áo rộng rãi là mẹo cực tốt giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình

Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình đầu tiên chính liên quan đến việc cải thiện giấc ngủ cho trẻ chính là chọn tã, bỉm.

Để cái thiện giấc ngủ, giúp bé ngủ ngon hơn, cha mẹ nên chọn loại tã, bỉm thấm hút tốt, vừa vặn với mông, mặc quần áo rộng rãi, đủ ấm để tạo cảm giác thoải mái cho bé nhà mình.

Thay tả bỉm loại êm ái, mặc quần áo rộng rãi
Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình: Đảm bảo bé thoải mái

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh khi nào được mặc quần áo cộc? Quy tắc mẹ cần nhớ!

3.2 Đảm bảo môi trường bé ngủ thoải mái

Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến bé không thoải mái, vừa ngủ vừa vặn mình. Cha mẹ hãy cho bé ngủ ở phòng thoáng mát, nhiệt độ phù hợp, yên tĩnh, không ồn ào gây kích động cho bé.

Bên cạnh đó giặt giũ chăn, màn thường xuyên cho bé, vệ sinh phòng sạch sẽ tránh gây ngứa ngáy khó chịu.

3.3 Tắt đèn cho bé trước khi ngủ

Một mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình liên quan đến giấc ngủ khác liên quan đến ánh sáng.

Ánh sáng đèn quá chói có thể khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. Hãy tắt đèn hoặc chỉ bật đèn ngủ để con bạn ngủ ngon hơn.

3.4 Nhẹ nhàng vỗ về là mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình

Khi trẻ khó ngủ, vặn mình, quấy khóc, cha mẹ nên ôm bé vào lòng, âu yếm, hát ru cho bé để cho bé thoải mái. Thêm vào đó, hơi ấm từ cha mễ khiến bé có cảm giác an toàn, dễ chịu. Bé sẽ ngủ sâu hơn.

Nhẹ nhàng vỗ về
Nhẹ nhàng vỗ về là mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình

>> Mẹ có thể xem thêm: Tư thế ngủ an toàn của trẻ sơ sinh mẹ cần biết

3.5 Tắm nắng cho bé thường xuyên

Trẻ vặn mình do bệnh lý có thể là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho. Việc tắm nắng cho bé có thể giúp cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D qua da, giúp cơ thể hấp thụ canxi và photpho tốt nhất. Thời điểm tốt nhất để tắm nắng là từ 6 – 9 giờ sáng hoặc sau 17 giờ chiều.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách, thường xuyên cũng là một mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình hiệu quả.

3.6 Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình: Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho bé và mẹ

Một trong những mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình tiếp theo liên quan đến dinh dưỡng.

Thông thường với trẻ sơ sinh bú mẹ, dinh dưỡng mà mẹ hấp thụ được sẽ truyền qua con. Vì vậy, các mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất như canxi, kẽm, vitamin trong cá hồi, cá ngừ, rau củ quả,…

3.7 Quan tâm đến cảm xúc của trẻ

Quan tâm đến cảm xúc của trẻ là mẹo hay giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình. Trẻ sơ sinh hay vặn mình ngoài biểu hiện sinh lý bình thường ra trẻ còn đang biểu đạt cảm xúc của mình như trẻ khó chịu, ngứa ngáy, mệt, ốm hay đang đói, tã ướt,… Vì vậy cha mẹ nên quan tâm cảm xúc của con kỹ để có thể hiểu và giúp đỡ con.

[inline_article id=252529]

3.8 Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình: Kiểm tra da bé thường xuyên

Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình cuối cùng chính là để ý những vùng da nhạy cảm của bé.

Khi bé hay vặn mình, quấy khóc, khó chịu, hãy chú ý đến những vùng da ở bắp tay, khuỷu, bẹn, vùng kín,… xem trẻ có đang mắc các bệnh về da không. Nếu có hãy đưa trẻ đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.

[key-takeaways title=”Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình”]

  1. Thay tã bỉm loại êm ái, mặc quần áo rộng rãi
  2. Đảm bảo môi trường bé ngủ thoải mái
  3. Tắt đèn cho bé trước khi ngủ
  4. Nhẹ nhàng vỗ về
  5. Tắm nắng cho bé thường xuyên
  6. Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho bé và mẹ
  7. Quan tâm đến cảm xúc của trẻ
  8. Kiểm tra da bé thường xuyên

[/key-takeaways]

Làm cha mẹ thật không dễ dàng. MarryBaby hiểu được điều đó. Hy vọng những mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình ở trên sẽ giúp ích các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó giúp các thiên thần nhỏ phát triển toàn diện hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ có sao không?

Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét là do đâu? Và cách giúp bé ngủ ngon giấc là gì.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh giật mình và khóc thét khi ngủ

1.1 Nguyên nhân sinh lý – Phản xạ Moro

Trẻ sơ sinh được sinh ra với nhiều phản xạ giúp bảo vệ bé trong những tháng đầu đời khi chưa có khả năng tự vệ. Một trong số đó là phản xạ trẻ sơ sinh giật mình và khóc thét khi ngủ.

Trên thực tế, phản xạ này không phải bất thường; đó là dấu hiệu của hệ thần kinh khỏe mạnh.

Phản xạ giật mình (hay gọi là phản xạ Moro) là những phản xạ giật mình, quấy khóc ở trẻ sơ sinh khi ngủ; là do trẻ cảm giác như mình sắp bị ngã xuống; hoặc do âm thanh lớn, phòng ngủ nhiều ánh sáng, v.v. 

Biểu hiện phản xạ Moro: Trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét, hoặc có thể ngửa đầu ra sau, vung tay vung chân, quấy khóc rồi thu tay chân lại. Phản xạ này là cách bé thu hút sự chú ý của người chăm sóc khi cần giúp đỡ. 

Khi nào trẻ sơ sinh hết giật mình khóc thét do phản xạ Moro? Phản xạ này sẽ hết khi bé được 2 tháng tuổi; nhưng thường sẽ kéo dài đến 3 hoặc 4 tháng tuổi. Do đó, mẹ có thể an tâm vì tình trạng trẻ sơ sinh giật mình chỉ tạm thời.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh giật mình khóc thét kéo dài hơn 6 tháng, mẹ hãy báo cho bác sĩ nhi khoa để chắc chắn bé không bị bệnh gì. 

trẻ sơ sinh giật mình khóc thét khi ngủ & phản xạ Moro
Trẻ sơ sinh hay giật mình, khóc thét, khóc nức nở có phải là hiện tượng bình thường?

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những tác động trên đây, nguyên nhân trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ có thể đến từ vấn đề bệnh lý.

  • Bé bị ốm: Viêm họng, ngạt mũi, viêm tai giữa là những bệnh khiến bé khó chịu; trẻ sơ sinh bị bệnh sẽ giật mình, quấy khóc, khóc thét, ngủ không ngon.
  • Thiếu canxi: Biểu hiện là bé ngủ hay rướn người và kèm theo các triệu chứng khác như chậm mọc răng; rụng tóc vành khăn khi bé trên 3 tháng tuổi; ra mồ hôi trộm.
  • Trào ngược dạ dày: Khi bú bé dễ nuốt không khí vào bụng gây đầy hơi, trào ngược dạ dày. Tình trạng này cũng khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình.
  • Các bệnh lý khác: Những vấn đề sức khỏe khác như suy nhược cơ thể; thiếu máu; bệnh tim; v.v. cũng khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình và khóc thét.

[inline_article id=4279]

1.3 Nguyên nhân đến từ môi trường

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, vặn mình và khóc thét là phản xạ tự nhiên trước những âm thanh, ánh sáng và sự thay đổi như sau:

  • Âm thanh ồn ào: Giống như người lớn, trẻ sơ sinh rất dễ bị giật mình bởi những tiếng động lớn và bất ngờ. Tuy nhiên, âm lượng không phải lúc nào cũng là yếu tố quyết định liệu phản xạ Moro có xảy ra hay không. Tiếng ồn lớn và đột ngột có nhiều khả năng làm bé kích hoạt phản xạ giật mình.
  • Thay đổi ánh sáng đột ngột: Những thay đổi đột ngột về cường độ ánh sáng có thể kích hoạt phản xạ Moro. Chẳng hạn như bật đèn sáng hoặc mở cửa sổ trong căn phòng đang tối.
  • Chuyển động đột ngột: Những chuyển động đột ngột khi cho bé bú; hoặc các động tác tương tự có thể kích hoạt phản xạ Moro. Hoặc bé cũng có thể tự kích hoạt phản xạ khi chuyển động tay, chân.
  • Thay đổi độ cao: Phản xạ Moro thường xảy ra khi trẻ sơ sinh được chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Chẳng hạn như khi đặt bé vào trong nôi hoặc cũi. Sự thay đổi độ cao khiến trẻ có cảm giác như rơi ngã; từ đó kích thích phản xạ Moro và có thể đánh thức bé.
  • Tâm lý sợ hãi: Cảm giác lo lắng, bất an có thể khiến bé gặp ác mộng, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ. 

Trên đây là những lý do phổ biến giải thích vì sao trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ.

2. Hậu quả khi trẻ sơ sinh ngủ giật mình khóc thét thường xuyên

hậu quả nếu bé khóc thét giật mình thường xuyên
Trẻ sơ sinh khóc thét, giật mình thường xuyên có những ảnh hưởng nghiêm trọng

Theo các chuyên gia, nhiều ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra nếu bé thường xuyên giật mình, khóc thét khi ngủ. 

  • Chậm tăng cân: Trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét thường xuyên gây suy giảm chất lượng giấc ngủ. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt về lâu dài có thể khiến bé chậm lớn.
  • Giảm phản xạ bú: Trẻ hay giật mình khiến giấc ngủ không ngon gây suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng có liên quan đến việc điều hòa cảm giác thèm ăn của trẻ. Về lâu dài có thể gây giảm phản xạ bú ở bé. 
  • Suy giảm khả năng nhận thức: Sự phát triển não bộ của bé trong những năm đầu đời dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kích thích. Do đó, khả năng học hỏi và xử lý tình huống ở trẻ ngủ hay giật mình và thường xuyên khóc thét giữa đêm kém hơn so với những bé ngủ ngon giấc. 
  • Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh: Trong trường hợp nặng, trẻ sơ sinh giật mình quấy khóc liên tục dễ bị ức chế hô hấp, dẫn đến ngừng thở, tăng nguy cơ đột tử. 

3. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ giật mình khóc thét

Mẹ có thể lo lắng khi nhìn thấy trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét. Đặc biệt những ai lần đầu làm mẹ có thể lúng túng không biết xử trí ra sao. 

Mặc dù phản xạ này có thể khiến bé khó chịu nhưng việc bé giật mình khi nghe tiếng động lớn hay trước những chuyển động đột ngột là điều bình thường. Một số trẻ thậm chí có thể tự ngừng khóc. Do đó, mẹ không cần làm gì khi trẻ sơ sinh giật mình

Nếu giật mình gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, mẹ thử áp dụng một số mẹo chữa giật mình, khóc thét cho trẻ sơ sinh để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.

3.1 Xoa dịu, vỗ về bé

Xoa dịu bé bằng một cái chạm, ôm, hát hoặc trò chuyện sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu. Nhiều bé rất cần mẹ xoa dịu và âu yếm để ngủ ngon giấc hơn.

>> Trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét phải làm sao? Đọc ngay 6 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon thẳng giấc xuyên đêm

3.2 Hạ thấp theo chiều ngang khi đặt bé vào cũi

Kể cả đang ngủ ngon, trẻ có thể giật mình và bị đánh thức khi mẹ rướn người đặt bé vào cũi, nôi hoặc giường. Bởi vì khi đó trẻ có cảm giác như bị ngã. Do đó, khi đặt bé vào cũi, nôi hoặc giường, mẹ cố gắng hạ thấp bé theo chiều ngang để đầu bé không bị nghiêng về phía sau. 

3.3 Giữ bé sát người mẹ

Trong quá trình đặt bé xuống thấp, mẹ giữ bé càng gần cơ thể càng tốt. Chỉ thả bé xuống khi người bé đã chạm vào nệm. Đây là mẹo hay chữa trẻ sơ sinh giật mình mẹ nên áp dụng. 

3.4 Quấn khăn

Việc quấn khăn cho bé cũng giúp giảm tình trạng giật mình. Khi được quấn trong một chiếc khăn, bé sẽ có cảm giác an toàn, như thể được quay về “ngôi nhà” tử cung của mẹ, nơi bé đã thân thuộc trong suốt hơn 9 tháng.

>> Mẹ xem thêm: Có nên quấn trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ không?

3.5 Môi trường ngủ thoải mái

Đảm bảo phòng ngủ tối, thông thoáng, yên tĩnh, nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh, tránh tiếng ồn.

[inline_article id=313907]

3.6 Khuyến khích bé vận động

Trẻ sơ sinh cần được vận động nhiều để tăng sức mạnh các cơ bắp và giúp bé mau biết kiểm soát cử động của mình. Mẹ có thể thử cho bé nằm sấp để bé tự ngóc đầu lên, giữ bé ngồi trong lòng để bé tập kiểm soát đầu và cổ… Khi bé lớn hơn và kiểm soát được cử động cơ thể, phản xạ giật mình chỉ còn là “dĩ vãng”.

3.7 Bổ sung canxi

Thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh. Theo đó, trẻ dễ bị kích động, quấy khóc, lo lắng và sợ hãi. Mẹ nên bổ sung canxi cho bé thông qua nguồn sữa mẹ bằng cách ăn những thực phẩm giàu canxi lành mạnh như sữa, các sản phẩm từ sữa, lòng đó trứng, cá hồi…

>> Mẹ xem thêm: Bổ sung canxi cho trẻ đúng cách theo độ tuổi

Như vậy trẻ sơ sinh giật mình là phản xạ bình thường, mẹ không phải lo lắng nhiều. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, trẻ thường xuyên giật mình có thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Vậy nên, mẹ hãy quan tâm đến cảm xúc, biểu hiện của con nhiều hơn để hiểu trẻ cần gì và có những can thiệp kịp thời mẹ nhé!