Bị hăm háng khi mang thai tuy không nguy hiểm nhưng là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu.
Nguyên nhân bà bầu bị hăm háng
Bà bầu bị hăm háng vào khoảng tháng thứ 8, thứ 9 của thai kỳ. Nguyên nhân phổ biến là do:
- Trong thời gian mang thai, mẹ bầu tiết nhiều mồ hôi. Sự ẩm ướt này khiến da nhạy cảm với những kích thích môi trường như thời tiết nóng bức, tắm nước nóng, quần áo cọ sát vào da…
- Bà bầu bị ngứa, nóng phát nhiệt hoặc các tình trạng viêm nhiễm khác gây kích ứng da cũng khiến bà bầu bị hăm. Đặc biệt, các phần nếp gấp của da như ở háng là nơi dễ bị tình trạng này.
- Sự gia tăng các hormone thai kỳ làm tăng sinh mạch máu ngoài da. Nội tiết tố nữ estrogen sản sinh nhiều khiến vùng kín như nách, háng tiết nhiều mồ hôi. Sự ẩm ướt này là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nếu mẹ bầu không vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày sẽ bị hăm.
- Hệ miễn dịch suy giảm cũng khiến những mảng đỏ nổi trên da vùng háng, nếu bạn gãi gây trầy xước, và không vệ sinh sạch sẽ cũng dẫn tới tình trạng bị hăm háng khi mang thai.
Triệu chứng bị hăm háng ở mẹ bầu
Triệu chứng bị hăm háng ở mẹ bầu rất dễ nhận biết, cụ thể là:
- Vùng da quanh háng ửng đỏ, khô rát, có thể kèm mụn đỏ và mùi khai.
- Khi tiếp xúc nước tiểu hay quần áo, vùng da hăm này sẽ bị xót, đau, khó chịu.
Bà bầu bị hăm háng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tình trạng hăm háng khi mang thai không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bệnh lý này gây phiền phức cho mẹ bầu. Vùng da quanh háng ửng đỏ, khô rát và có thể kèm theo mụn đỏ và mùi khai khiến mẹ khó chịu, mất ngủ, ngủ không ngon cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Ngoài ra, quan hệ vợ chồng của mẹ bầu cũng bị gián đoạn.
Bị hăm háng khi mang thai phải làm sao?
Để giảm cảm giác khó chịu khi bị hăm háng khi mang thai, bạn cần:
- Không được gãi: Việc gãi sẽ gây trầy xước, khiến da dễ nhiễm trùng làm vùng da bị tổn thương trầm trọng hơn.
- Dùng kem dưỡng da, loại được bác sĩ chỉ định dùng cho bà bầu.
- Chọn quần áo thoải mái, chất liệu mềm mịn, không bó sát để tránh tổn thương da.
- Nghỉ ngơi, vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày.
- Chú ý hơn chế độ dinh dưỡng để tốt cho bà bầu.
Bà bầu bị hăm háng nên ăn gì?
Nếu bị hăm háng khi mang thai, bà bầu nên:
- Uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày).
- Ăn thực phẩm có nhiều canxi, vitamin A (như trứng, rau quả, gan…), vitamin D hay axit linoleic (trong cá biển, sữa, cá mòi…)
Bà bầu bị hăm háng không nên ăn gì?
- Bạn nên hạn chế các loại đồ ăn: Gia vị cay, nóng; thức ăn nhiều dầu mỡ; thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có gas…; những thực phẩm ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có gas, chè…
Bài thuốc trị hăm háng cho mẹ bầu
1. Cách trị hăm háng bằng dầu dừa
Dầu dừa có tính kháng khuẩn cao, không gây rát khi được bôi vào vết thương. Vì vậy, đây là cách trị hăm háng tại nhà thường được các bà bầu thực hiện:
Chuẩn bị
- Khăn vải xô sạch
- Dầu dừa
Thực hiện cách trị hăm háng từ dầu dừa
- Rửa sạch tay tới xà phòng
- Vệ sinh vùng háng rồi dùng khăn lau khô
- Rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn một lần nữa rồi lau sạch tay
- Cho một ít dầu dừa lên trên tay rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm đỏ
- Massage nhẹ nhàng khoảng 15-20 phút để dầu dừa thấm vào da
- Để da thông thoáng khoảng 3 giờ.
[inline_article id=217639]
2. Cách chữa hăm háng bằng lá ổi
Lá ổi có nhiều chất kháng khuẩn, rất hiệu quả trong việc giảm mảng đỏ, sưng tấy. Ngoài việc chữa hăm háng cho bạn, lá ổi còn giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng rất tốt.
Chuẩn bị
- 10 lá ổi rửa sạch bụi bẩn
- 1/2 nắm muối hột
Thực hiện cách chữa hăm háng bằng lá ổi
- Nấu lá ổi với 3 lít nước, đậy kín nắp. Khi sôi 15 phút, nước có màu vàng nâu thì tắt bếp, để nguội.
- Dùng nước này vệ sinh vùng háng bị hăm.
- Thực hiện 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối.
Bị hăm háng khi mang thai là tình trạng gây khó chịu nhưng có thể giải quyết được. Nếu tuân thủ những lưu ý cho bà bầu bị hăm háng như trên, bạn sẽ thấy trên da giảm nhanh mảng đỏ, cơn ngứa ngáy khó chịu cũng ít dần và tránh được các nguy cơ biến chứng để yên tâm hơn!
Vinh An