Để biết buồn nôn vào sáng sớm có phải mang thai không; trước tiên chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến triệu chứng buồn nôn ở phụ nữ.
Nguyên nhân phụ nữ bị buồn nôn là gì?
Các nguyên nhân dẫn đến triệu chứng buồn nôn ở phụ nữ bao gồm:
- Đau nửa đầu
- Dị ứng thực phẩm
- Ốm nghén khi mang thai
- Say sóng hoặc say tàu xe
- Sử dụng quá nhiều cần sa
- Đau bụng dữ dội do sỏi thận
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Ảnh hưởng của thuốc hoặc phương pháp điều trị y tế như hóa trị ung thư hoặc xạ trị
- Nhiễm trùng dạ dày hoặc ruột như cúm dạ dày (còn gọi là viêm dạ dày ruột virus – stomach flu) hoặc ngộ độc thực phẩm
Đôi khi buồn nôn cũng có thể do một số bệnh lý gây ra như:
- Viêm ruột thừa
- Tắc ruột
- Ung thư hoặc có một khối u
- Loét trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột non
- Nuốt phải thuốc hoặc chất độc; đặc biệt ở trẻ em
>> Bạn có thể xem thêm: Ăn vào buồn nôn là bệnh gì có phải có thai không? Mách bạn cách xử lý
Buồn nôn vào sáng sớm có phải mang thai không?
Nếu không phải buồn nôn vì những nguyên nhân trên thì rất có thể đây là một dấu hiệu mang thai sớm nếu có đi kèm với những dấu hiệu mang thai khác.
Khoảng 1/2 đến 2/3 phụ nữ mang thai sẽ bị buồn nôn vào sáng sớm ở một mức độ nào đó, đặc biệt là trong ba tháng đầu.
Triệu chứng buồn nôn khi mang thai còn được gọi là ốm nghén thai kỳ. Tình trạng này thường nặng nhất vào buổi sáng sớm nhưng cũng có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày hoặc đêm.
Đối với hầu hết phụ nữ, ốm nghén bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ khi có tim thai và hết vào tuần thứ 12-14. Tuy nhiên, cứ 5 phụ nữ thì có 1 người bị ốm nghén trong tam cá nguyệt thứ hai và một số ít không may bị buồn nôn trong suốt thời gian mang thai.
Trong hầu hết các trường hợp, ốm nghén không gây hại cho phụ nữ hoặc thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén nghiêm trọng có thể gây giảm cân và mất nước nên cần được theo dõi bởi bác sĩ.
Nguyên nhân gây ốm nghén là gì?
Thực tế, nguyên nhân gây ra ốm nghén vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Nhưng các chuyên gia cho rằng sự kết hợp của các yếu tố thể chất và trao đổi chất trong thai kỳ có thể là nguyên nhân gây ốm nghén như:
- Sự thay đổi chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳ.
- Nồng độ hormone cao bao gồm sự gia tăng hormone estrogen.
- Sự biến động huyết áp trong thai kỳ, đặc biệt là chứng hạ huyết áp.
- Những thay đổi to lớn về vật lý và hóa học mà quá trình mang thai gây ra.
[key-takeaways title=”Triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ gồm:”]
Ngoài dấu hiệu buồn nôn vào sáng sớm có phải mang thai; ốm nghén còn có triệu chứng sau:
- Ăn không ngon miệng
- Ảnh hưởng tâm lý như trầm cảm và lo lắng
[/key-takeaways]
Những dấu hiệu mang thai khác
Sau khi bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi buồn nôn vào sáng sớm có phải mang thai; bạn cũng nên lưu ý thêm các dấu hiệu mang thai dưới đây nữa nhé.
- Mệt mỏi
- Đầy hơi
- Táo bón
- Đau bụng
- Chậm kinh
- Nghẹt mũi
- Nhạy cảm với mùi vị
- Thay đổi khuôn mặt
- Cổ ngẳng và cổ giật
- Thường xuyên đi tiểu
- Xuất hiện máu báo thai
- Ngực nhạy cảm và đau nhức
- Tâm trạng thay đổi thất thường
- Mạch đập ở bụng và mạch đập ở cổ tay
Để biết chắc chắn rằng mình có mang thai không, bạn hãy dùng que thử thai và xét nghiệm máu nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai? Cẩn thận với những bệnh nguy hiểm có triệu chứng này
Cách giảm chứng ốm nghén khi mang thai
Để giảm ốm nghén khi mang thai, bạn hãy tham khảo những cách dưới đây.
- Uống nhiều nước và chia nhỏ từng ngụm
- Không ăn thức ăn cay hoặc béo
- Tránh những mùi gây khó chịu cho dạ dày
- Ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn
- Ăn thức ăn ít chất béo và dễ tiêu hóa như ngũ cốc, gạo và chuối
- Dùng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất cho bầu theo hướng dẫn từ bác sĩ
- Ăn đồ ăn nhẹ có nhiều chất đạm giữa các bữa ăn giúp cho dạ dày không bị trống rỗng và ngăn ngừa buồn nôn
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Bạn nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện để thăm khám với bác sĩ nếu tình trạng ốm nghén nặng và có các dấu hiệu đi kèm như:
- Giảm 1kg
- Chất nôn có màu nâu hoặc có máu
- Tim bạn đập nhanh hơn bình thường
- Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu
- Cảm thấy mệt mỏi, lo lắng hoặc bồn chồn
- Ốm nghén tiếp tục vào tháng thứ 4 của thai kỳ
- Nôn hơn 3 lần một ngày và không thể giữ thức ăn hoặc chất lỏng trong dạ dày
[inline_article id=195732]
Như vậy bạn đã biết buồn nôn vào buổi sáng sớm có phải mang thai không rồi phải không? Nếu bạn có dấu hiệu này kèm theo các dấu hiệu mang thai khác thì có thể bạn đã có “tin vui”. Bạn có thể dùng que thử thai hoặc đến bệnh viện làm xét nghiệm máu để có kết quả chính xác nhé.