Một trong những biến chứng bạn có thể gặp khi mang thai là tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn không biết cách xử trí thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và để lại di chứng sau khi sinh. MarryBaby sẽ chia sẻ cho các bạn thông tin dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối và những thông tin liên quan trong bài này nhé.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Trước khi tìm hiểu dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, chúng ta cần tìm hiểu về biến chứng này. Theo Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC); tiểu đường thai kỳ có thể phát triển trong thai kỳ ở những phụ nữ chưa mắc bệnh trước đó.
Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin. Khi mang thai, cơ thể tạo ra nhiều hormone hơn và trải qua những thay đổi khác nhau. Điều này khiến các tế bào của cơ thể sử dụng insulin kém hiệu quả hơn gây ra tình trạng kháng insulin. Tình trạng này dẫn đến việc nhiều mẹ bầu bị tăng nồng độ đường trong máu do máu không đi vào trong các tế bào được.
>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn mía được không? Điều cần lưu ý với chứng tiểu đường thai kỳ
[key-takeaways title=”Đối tượng dễ bị tiểu đường thai kỳ là ai?”]
Để biết dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là gì thì bạn cần biết tất cả phụ nữ mang thai đều có thể tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Người có tiền sử bệnh tim.
- Người có tiền sử bệnh huyết áp cao.
- Người ít vận động
- Người bị béo phì.
- Người đã mắc bệnh hoặc có người thân bị tiểu đường.
- Người bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
- Phụ nữ trước đây đã sinh em bé nặng hơn 4kg.
[/key-takeaways]
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
1. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối: Khát nước
Nếu bạn không thường xuyên ăn mặn hay vận động quá sức mà lại thấy khát nước đến khô miệng. Theo phản ứng tự nhiên, chúng ta sẽ thường xuyên uống nước khi khát nước và cho rằng do cơ thể cần bù nước. Tuy nhiên, khát nước khi mang thai có thể là biểu hiện của tiểu đường thai kỳ nếu có thêm biểu hiện thường xuyên khô miệng khát nước.
2. Khô miệng
Trong thai kỳ bạn nhận thấy miệng thường xuyên bị khô cứng. Thông thường, chúng ta vẫn nghĩ đó là dấu hiệu của việc thiếu nước và cần uống nước. Nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối.
3. Đi tiểu thường xuyên
Bên cạnh dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là khô miệng và khát nước. Thì đi tiểu thường xuyên cũng có thể là biểu hiện của tiểu đường thai kỳ. Thực tế, trong thai kỳ phụ nữ sẽ thường xuyên đi tiểu do thai nhi phát triển gây chèn ép lên bàng quang. Tuy nhiên, nếu bạn đi tiểu thường xuyên kèm theo dấu hiệu hay khô miệng và khát nước thì không phải là vấn đề bình thường nữa rồi.
>> Bạn có thể xem thêm: Bầu đi tiểu buốt là do đâu? Tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục
4. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối: Mệt mỏi
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi do sự thay đổi của cơ thể khi mang thai. Tuy nhiên, mệt mỏi khi mang thai cũng có thể là triệu chứng tiểu đường thai kỳ. Bởi vì, các tế bào trong cơ thể không nhận đủ năng lượng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải không muốn vận động.
Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối qua biểu hiện mờ mắt, ngứa vùng kín hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở là vì sao?
[key-takeaways title=”Mẹ bầu cần làm xét nghiệm thai kỳ như thế nào?”]
Khi bạn đã biết các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối, thì cũng nên biết cách kiểm tra đường huyết. Thông thường, vào khoảng tuần 24 đến 28 của thai kỳ bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra đường huyết. Dưới đây là một số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ:
- Nghiệm pháp dung nạp glucose (2 bước) : Bạn sẽ được uống một cốc nước đường, trước đó không cần nhịn đói. Sau khoảng một giờ, bạn sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường. Nếu lượng đường trong máu cao bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm dung nạp glucose.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose (1 bước) : Trước khi thực hiện xét nghiệm này bạn cần phải nhịn ăn trong 8 giờ. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy máu của bạn trước và trong khoảng thời gian một và hai giờ sau khi bạn uống một cốc nước đường. Xét nghiệm này có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.
>> Bạn có thể xem thêm: Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, chi phí rẻ – an toàn cho mẹ và bé
[/key-takeaways]
Biến chứng khi bị tiểu đường thai kỳ
Sau khi bạn nhận biết các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối. Bạn nên biết thêm các biến chứng khi bị tiểu đường thai kỳ nếu không chăm sóc sức khỏe tốt dưới đây:
1. Ảnh hưởng đến mẹ bầu
- Bạn có khả năng cao tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh.
- Bạn có thể bị đa ối – dư nước ối khi mang thai.
- Bạn có thể bị tiền sản giật dẫn đến các biến chứng khi mang thai nếu không được điều trị.
- Em bé có thể có kích thước lớn khiến bạn sinh nở khó khăn có thể bị sinh mổ.
- Nguy cơ cao bạn sẽ có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở sớm.
3. Ảnh hưởng đến con
- Em bé của bạn bị hạ đường huyết hoặc vàng da sau khi sinh.
- Em bé có nguy cơ cao bị chết lưu trong bụng mẹ.
- Em bé cũng có nguy cơ cao bị sinh non trước 37 tuần tuổi.
[key-takeaways title=”Tiểu đường thai kỳ có hết không?”]
Bên cạnh tìm hiểu các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối; bạn cần biết thông tin tiểu đường thai kỳ có hết không. Hầu như lượng đường trong máu của bạn sẽ giảm xuống sau khi sinh con. Và lượng hormone trong cơ thể cũng trở lại hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sản phụ sẽ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn có một chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này sau khi sinh con.
[/key-takeaways]
Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Thông thường, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai ở tuần thai thứ 24-28.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu theo 2 cách:
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Mẫu máu được lấy sau khi nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Mức đường huyết lúc đói bình thường là dưới 95 mg/dL.
- Xét nghiệm đường huyết 2 giờ sau khi uống glucose: Mức đường huyết bình thường sau 2 giờ uống 75g glucose là dưới 140 mg/dL.
Nếu kết quả của một trong hai xét nghiệm trên vượt quá ngưỡng bình thường, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối dựa vào các dấu hiệu lâm sàng ở mẹ bầu dưới đây:
- Mẹ bầu thường xuyên khát nước
- Đi tiểu nhiều
- Mệt mỏi
- Mờ mắt
- Ngứa vùng kín
- Sụt cân
- Chậm lành vết thương
- Nước tiểu có mùi ngọt
Tuy nhiên, các dấu hiệu này không đặc hiệu cho tiểu đường thai kỳ và có thể gặp ở những người không mắc bệnh. Vì vậy, xét nghiệm đường huyết vẫn là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất.
Nếu mẹ bầu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, cần có phương pháp điều trị phù hợp để kiểm soát lượng đường huyết trong máu, giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý gì?
Sau khi bạn biết dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thì cần biết thêm các lưu ý sau:
1. Chế độ dinh dưỡng khi có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
- Bạn nên xây dựng một thực đơn khoa học với việc điều tiết hàm lượng tinh bột và đường mỗi ngày.
- Không nên ăn quá nhiều cơm trắng, phở, bánh mì… và các thực phẩm giàu tinh bột.
- Thay thế các loại nước ngọt, nước ép trái cây bằng nước lọc để giảm bớt lượng đường trong cơ thể.
- Thường xuyên bổ sung rau quả củ giàu chất xơ và vitamin cho cơ thể.
>> Bạn có thể xem thêm: Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
2. Chế độ sinh hoạt khi có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
- Bạn có thể thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà với dụng cụ đo đường huyết.
- Cần có một chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lý để ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.
- Tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia và thuốc lá vì không tốt cho sức khỏe của hai mẹ con.
3. Sử dụng thuốc
Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không kiểm soát được đường huyết, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho mẹ bầu. Song, mẹ cần nghiêm chỉnh tuân thủ theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.
[inline_article id=295846]
Như vậy bạn đã biết các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là thường xuyên cảm thấy khô miệng, khát nước, đi tiểu nhiều và mệt mỏi. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra đường huyết trong thai kỳ và khám thai thường xuyên để kiểm tra sức khỏe cho bản thân cũng như thai nhi.