Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

[Chọn lọc] 20 trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non hay, thú vị và bổ ích

Vậy có phải do những trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non đã không còn phù hợp? Dưới đây là 4 lý do vì sao trẻ mầm non nên thường xuyên tham gia những trò chơi ngoài trời nhiều hơn là ngồi trước màn hình.

Đồng thời Marrybaby cũng gợi ý cho cha mẹ hơn 20+ trò chơi dành cho trẻ mầm non chơi ngoài trời đã được chọn lọc là có ích dành trẻ mầm non.

1. Tầm quan trọng của trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non

1.1 Giảm thời gian ngồi trước màn hình điện tử

Công nghệ phát triển kèm theo là điện thoại thông minh, máy tính ra đời với nhiều trò chơi trực tuyến hấp dẫn khiến trẻ không thể rời mắt; và thường xuyên ở trong nhà. Điều này khiến độ tuổi cận thị càng ngày càng giảm.

Thay vì cấm trẻ xem các thiết bị điện tử; các hoạt động vui chơi ngoài trời cùng cha mẹ hoặc trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non chắc chắn là lựa chọn thiết thực hơn. 

1.2 Tăng cường sức khỏe thể chất

Lợi ích của Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non
Lợi ích của Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non

Trẻ em mầm non là độ tuổi mà các con rất mong muốn được khám phá thế giới bên ngoài. Nhất là đối với các hoạt động ngoài trời như chạy; nhảy; đá bóng,..sẽ là nguồn động lực để trẻ tiếp tục tò mò và tham gia chơi đùa với các bạn đồng trang lứa.

Ngoài ra, các hoạt động còn giúp các con kết nối; xây dựng tinh thần tập thể; khả năng vận dụng tốt điểm mạnh thể chất của mình. Những loại kỹ năng này chỉ có được khi các con thường xuyên tham gia các hoạt động, trò chơi ngoài trời dành cho trẻ, nhất là ở độ tuổi mầm non.

>> Cùng chủ đề: Tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì? Cách phòng ngừa béo phì

1.3 Cung cấp vitamin D3 cho trẻ từ ánh sáng mặt trời

Vitamin D3 giúp cơ thể trẻ hấp thụ Canxi từ các nguồn thực phẩm và ánh sáng mặt trời. Chính vì thế, việc tăng cường thời gian cho trẻ mầm non tham gia các hoạt động và trò chơi ngoài trời là vô cùng cần thiết.

Không những thế, vitamin D3 còn hỗ trợ giúp trẻ tăng trưởng chiều cao vượt trội khi con đang giai đoạn từ 3 – 6 tuổi.

>> Xem thêm: Review 10 sản phẩm bổ sung Vitamin D3 K2 MK7 dành cho trẻ mầm non

1.4 Rèn luyện kỹ năng vận động

Cho trẻ tham gia những hoạt động ngoài trời là giúp con phát triển những kỹ năng vận động như kết hợp tay chân; leo trèo; cầm nắm; quan sát,…Đây cũng là giai đoạn con có thể áp dụng những kiến thức mình học được từ cha mẹ và thầy cô đã dạy ở trường lớp.

Hiểu được điều đó, cha mẹ cần tạo thêm nhiều cơ hội cho trẻ tham gia những trò chơi ngoài trời trời dành cho trẻ ở độ tuổi mầm non; để con có thể phát triển thể chất lẫn tinh thần.

2. Các trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi

Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non

Các trò chơi dân gian ngoài trời cho trẻ mầm non thường được kết hợp với các bài đồng dao từ xa xưa có các ca từ vui nhộn. Phần chuẩn bị và cách chơi cũng khá đơn giản nên thầy, cô giáo hoặc cha mẹ muốn chơi cùng con đều có thể dễ dàng thực hiện. 

Lưu ý: Các trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non nên được thực hiện sau 16 giờ chiều. Nhất là khi thời tiết bắt đầu mát mẻ và nắng cũng đã dịu bớt. 

Dưới đây là 20+ trò chơi dành cho trẻ mầm non chơi ngoài trời, vừa dễ chơi vừa hữu ích.

2.1 Trời nắng trời mưa

Luật chơi: Cô giáo hô “Trời mưa” thì trẻ phải về đúng nhà của mình, nếu không thì sẽ mất 1 lượt chơi và trẻ phải nhảy lò cò để tham gia vào lượt chơi mới. 

Chuẩn bị: Cô giáo vẽ 04 vòng tròn (nhà) trên sân cách nhau khoảng 40 – 50cm với các màu sắc khác nhau. Đây là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non yêu cầu sân chơi rộng rãi, thoáng mát. 

Cách chơi: 

  • Cô giáo chia lớp thành 04 tổ nhỏ và cho trẻ thẻ giấy có màu sắc cùng màu với nhà.
  • Cô giáo bật nhạc lên cho trẻ vừa đi chơi xung quanh trong sân vừa hát theo nhịp. 
  • Khi nghe hiệu lệnh “Trời mưa rồi” từ cô giáo, trẻ phải nhanh chóng tìm được đúng ngôi nhà của mình để tránh không bị mưa ướt.
  • Khi nghe hiệu lệnh “Trời nắng rồi”; trẻ tiếp tục ra khỏi vòng tròn và hát theo nhạc đã bật. 
  • Cô và trò tiếp tục chơi như vậy khoảng 3 – 4 lần để trẻ quen với cách chơi.

Lợi ích: Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non từ 3 – 4 tuổi này sẽ giúp trẻ luyên tập phản xạ; phân biệt màu sắc và nhanh nhạy hơn. 

2.2 Trò chơi dung dăng dung dẻ

Luật chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn vừa đi vừa hát theo nhịp.

Chuẩn bị: Không gian đủ rộng để trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non dung dăng dung dẻ có thể chơi. 

Cách chơi: Để bắt đầu chơi, cô giáo xếp trẻ thành vòng tròn, nắm tay nhau, vừa đi vừa nhảy chân sáo theo lời bài đồng dao:

Dung dăng dung dẻ.
Dắt trẻ đi chơi.
Đến ngõ nhà trời.
Lạy cậu lạy mợ.
Cho cháu về quê.
Cho dê đi học.
Cho cóc ở nhà.
Cho gà bới bếp.
Ù à ù ập.
Ngồi xập xuống đây.

Khi nào đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì trẻ phải ngồi xuống. Sau đó, đứng dậy và hát lại từ đầu. 

Lợi ích: Vốn dĩ không cần quá nhiều thể lực nên trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non từ 3 -4 tuổi như dung dăng dung dẻ sẽ giúp trẻ luyện tập phản xạ và có thể là trò khởi động lúc mới bắt đầu. 

2.3 Trò chơi lộn cầu vồng

Luật chơi: Chắc chắn là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non này hầu như ai cũng biết. Trẻ sẽ nắm tay nhau và cùng hát bài đồng dao và lộn quay lưng vào nhau.

Chuẩn bị: Sân trường rộng rãi, thoáng mát để trẻ chơi.

Cách chơi: Hai bé đứng đối mặt nhau, vừa cùng lắc lư theo nhịp vừa cùng hát:

Lộn cầu vồng.
Nước trong nước chảy.
Có cô mười bảy.
Có chị mười hai.
Hai chị em ta.
Cùng lộn cầu vồng.

Khi hát đến câu “Lộn cầu vồng” thì cả hai bé cùng xoay người và lộn đầu qua tay bạn kia. Sau đó, hai bé sẽ xoay lưng vào nhau và tiếp tục hát bài đồng dao trên và lộn ngược trở lại.  

Lợi ích: So với các trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non khác thì lộn cầu vồng khá đơn giản nhưng cũng giúp trẻ rèn luyện sự linh hoạt và khéo léo khi thực hiện các động tác uốn dẻo. 

2.4 Trò chơi chuyền bóng

Trò chơi chuyền bóng

Luật chơi: Trẻ nào làm rơi bóng ra bên ngoài sẽ bị mất lượt và phải nhảy lò cò để được tiếp tục chơi ở lượt chơi sau. 

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị trước 04 quả bóng nhỏ.

Cách chơi: 

  • Cô giáo chia lớp thành 04 tổ cùng thi đua với nhau. 
  • Khi hiệu lệnh “Bắt đầu” vang lên, bạn đứng đầu sẽ chuyền bóng cho bạn đứng đằng sau. 
  • Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết bài nhạc cô giáo đã bật. 
  • Tổ nào có ít lần làm rớt bóng xuống đất nhất sẽ là tổ chiến thắng.

Lợi ích: Chuyền bóng là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non được thiết kế để rèn luyện khả năng làm việc nhóm và khả năng phản xạ nhanh chóng. 

2.5 Đèn xanh, đèn đỏ

Luật chơi: Trẻ phải mô phỏng đúng động tác và còi xe khi lái xe (Bin…bin…), sau đó, tham gia giao thông và phải đi hoặc dừng theo đúng tín hiệu đèn. Nếu trẻ nào làm chưa đúng thì sẽ phải ra ngoài là nhảy lò cò để tham gia vào lượt chơi tiếp theo. 

Chuẩn bị: Cô giáo vẽ các tín hiệu đèn giao thông: xanh, đỏ, vàng bằng bìa carton. 

Cách chơi:

  • Cô giáo hô tín hiệu “Ô tô xuất phát” thì trẻ sẽ để hai tay khum tròn lại như đang lái ô tô và nói “Bin…bin…”.
  • Khi cô giơ tín hiệu xanh thì trẻ phải chạy nhanh.
  • Khi cô giơ tín hiệu đỏ thì trẻ phải dừng lại.
  • Khi cô đưa tín hiệu vàng thì trẻ phải đi từ từ.
  • Sau khi trẻ đã quen, cô giáo có thể thay đổi liên tục các màu xanh – đỏ – vàng để trẻ thêm phần hứng thú. 

Lợi ích: Trò chơi được thiết kế để trẻ học và hiểu các tín hiệu giao thông cần đi như thế. Thông qua trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non đèn xanh, đèn đỏ, trẻ còn được rèn sự phản xạ, nhanh tay nhanh mắt. 

2.6 Trò chơi thuyền vào bến

Luật chơi: Trẻ được phát các chiếc thuyền được gấp từ giấy màu và khi có hiệu lệnh của cô giáo, trẻ sẽ phải về đúng với bến có màu giống với màu thuyền đã được phát. 

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị số lượng thuyền gấp bằng giấy tương ứng với sĩ số của lớp với các màu sắc khác nhau. Ngoài ra, trên sân cũng vẽ các hình tròn và cắm các lá cờ có màu tương ứng với màu giấy thuyền. 

Cách chơi: 

  • Cô giáo phát cho trẻ các chiếc thuyền bằng giấy 
  • Trẻ cầm thuyền và giả vờ ra khơi bằng cách là đi dạo chơi trong sân trường. Để thêm phần vui vẻ, cô giáo có thể hướng dẫn thêm cho trẻ các động tác chèo thuyền đơn giản
  • Khi nghe thấy hiệu lệnh “Trời sắp có bão” thì trẻ nhanh chóng về đúng bến có màu giống màu thuyền của mình
  • Nếu trẻ tìm không đúng màu bến thì đã bị thua và phải ra ngoài nhảy lò cò để vào chơi lượt tiếp theo

Lợi ích: Nhờ việc tạo cảm giác hứng thú, trò chơi thuyền vào bến nhanh chóng giúp trẻ thành thạo trong việc phân biệt màu sắc và nhanh nhạy khi phản xạ lại các hiệu lệnh. 

2.7 Nhảy lò cò

Nhảy lò cò
Nhảy lò cò – Đây là trò chơi ngoài trời dành cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi hoặc 5 – 6 tuổi chơi đều được

Luật chơi: Trẻ sẽ nhảy vào ô tương ứng với số đã được chỉ định. Nếu nhảy sai sẽ bị mất một lượt chơi.

Chuẩn bị: Cô giáo vẽ trước các ô trên sân chơi và đánh số để hoàn tất phần chuẩn bị cho trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non.

Cách chơi: 

  • Cô giáo cho trẻ xếp thành hàng và nhảy theo thứ tự
  • Cô giáo sẽ đứng ngoài và hô to số chỉ định cho trẻ. Sau đó, trẻ sẽ co 1 chân lên và nhảy đến ô đó

Lợi ích: Trò chơi giúp trẻ làm quen với các con số nhanh chóng và tập luyện thể dục. Đây là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non của rất nhiều trường mẫu giáo bởi sự đơn giản và dễ dàng khi thực hiện. 

2.8 Trò chơi về đúng nhà mình

Luật chơi: Trẻ cần về đúng nhà đã được cô giáo chỉ định. Nếu về nhầm nhà sẽ phải ra ngoài và nhảy lò cò để tiếp tục chơi ở lượt sau. 

Chuẩn bị: Cô giáo vẽ hai ngôi nhà tượng trưng trên sân. 

Cách chơi:

  • Cô giáo sẽ thông báo với trẻ trên sân có hai ngôi nhà tương ứng với các dấu hiệu, ví dụ như nhà dành cho bé mặc áo dài tay, nhà cho bé mặc áo ngắn tay, nhà cho bé đi giày, nhà cho bé tóc dài, nhà cho bé tóc ngắn,…
  • Khi cô ra hiệu lệnh “Về nhà nào” thì các bé cần về đúng nhà có đặc điểm của mình 

Lợi ích: Thông qua trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non này, trẻ sẽ được luyện tập khả năng ghi nhớ và kỹ năng quan sát, phản xạ nhanh chóng.

[inline_article id=138854]

2.9 Trò chơi khiêu vũ cùng bóng

Luật chơi: Hai trẻ tạo thành một đôi và cùng giữ bóng để bóng không rơi ra ngoài.

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị số bóng tương ứng với số cặp được chia theo sĩ số lớp.

Cách chơi:

  • Sau khi đã chia cặp, trẻ sẽ cầm tay nhau và giữ quả bóng bằng phần bụng. Cô giáo có thể hướng dẫn thêm cách cầm tay như đang khiêu vũ để hoạt động thêm phần vui vẻ
  • Các cặp sẽ nhún nhảy theo nhạc, tùy vào nhịp điệu nhanh hay chậm và trẻ cũng di chuyển theo tốc độ như vậy. 
  • Đặc biệt, trong quá trình này, bóng không được rơi hoặc nổ nếu không cặp đó sẽ phải ra ngoài và chờ đến lượt sau. 

Lợi ích: Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non khiêu vũ cùng bóng hỗ trợ trẻ luyện khả năng cảm nhạc và vận động. Hơn nữa, việc làm việc nhóm cùng các bạn còn phát huy tinh thần đồng đội để hoàn thành nhiệm vụ. 

>> Xem thêm: Trò chơi cho bé 5 tuổi giúp phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo

2.10 Trò chơi tàu hỏa

Luật chơi: Trẻ hành động theo hiệu lệnh của cô giáo. Nếu làm không đúng sẽ phải ra ngoài và nhảy lò cò để vào lượt chơi sau. 

Chuẩn bị: Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non tàu hỏa cần chuẩn bị các lá cờ màu xanh

Cách chơi: 

  • Cô giáo xếp trẻ thành hai hàng dọc 
  • Tay bạn sau sẽ đặt lên vai bạn trước để tạo thành đoàn tàu
  • Cô giáo giơ cờ xanh thì trẻ di chuyển theo hàng và kêu “xình xịch”
  • Khi hiệu lệnh “Tàu đi lên dốc” vang lên, trẻ phải đi bằng gót chân và kêu “tu…tu…”
  • Khi đến hiệu lệnh “Tàu xuống dốc”, trẻ đi bằng mũi chân và tiếp tục kêu “tu…tu…”

Lợi ích: Trò chơi tàu hỏa rèn luyện sự nhanh trí và tư duy cho trẻ nhỏ. Vậy nên, việc nằm trong top các trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non không có gì là lạ. 

2.11 Trò chơi mèo đuổi chuột

Mèo đuổi chuột
Trò chơi mèo đuổi chuột – Đây là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non từ 5 -6 tuổi trở lên chơi sẽ phù hợp hơn

Luật chơi: Mèo đuổi bắt chuột xung quanh vòng tròn. Nếu mèo chạm được vào người chuột thì mèo thắng, chuột thua. 

Chuẩn bị: Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non mèo đuổi chuột yêu cầu sân chơi rộng rãi, không có bất cứ vật cản nào trên mặt đất.

Cách chơi:

  • Cô giáo cho trẻ đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau và giơ tay lên cao tạo thành hình chữ V (các cái hang)
  • Chọn ra hai trẻ và oẳn tù tì để chọn người làm mèo, người làm chuột
  • Mèo và chuột cùng đứng giữa vòng tròn và quay lưng lại với nhau
  • Khi cô giáo có hiệu lệnh “Bắt đầu” thì chuột sẽ luồn lách qua các hang để trốn thoát khỏi mèo. Trong khi đó, mèo phải nhanh chân để bắt được chuột và phải chui vào đúng hang chuột đã chui
  • Nếu đuổi theo được 2 vòng mà mèo chưa bắt được chuột thì nghĩa là mèo thua và lượt chơi mới bắt đầu.

Lưu ý: Trong quá trình này, các bạn làm hang có thể nâng tay lên hoặc hạ xuống để tăng thêm phần thú vị. 

Lợi ích: Không chỉ giúp trẻ phát triển các tố chất nhanh nhẹn, dẻo dai mà trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non mèo đuổi chuột còn giáo dục trẻ đoàn kết, hợp tác với các bạn cùng lớp. 

2.12 Trò chơi bịt mắt bắt dê

Luật chơi: Người bịt mắt phải tìm và đoán xem chú dê mình đã bắt được là ai. Nếu không đoán được thì phải tiếp tục đoán đến bao giờ đúng là thắng. 

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị khăn bịt mắt cho trẻ làm người bịt mắt.

Cách chơi:

  • Cô giáo cho trẻ oẳn tù tì, người thua sẽ phải bịt mắt và những người còn lại sẽ chạy nhảy xung quanh làm dê
  • Sau khi dùng khăn để bịt mắt người thua thì trò chơi sẽ chính thức bắt đầu
  • Người làm dê phải kêu “be…be” hoặc chạm vào tay, vai, đầu của người bịt mắt rồi né tránh khi người đó bắt mình
  • Nếu người bịt mắt bắt được ai thì phải đoán tên 
  • Khi đoán đúng thì người bị bắt sẽ thành người bịt mắt, còn khi đoán sai thì trò chơi vẫn cứ tiếp tục

Lợi ích: Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non bịt mắt bắt dê hỗ trợ rèn luyện thính giác, khả năng suy đoán cho trẻ nhỏ. 

2.13 Trò chơi kéo co

Kéo co
Trò chơi kéo co dành cho trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi chơi ngoài trời

Luật chơi: Hai đội thi nhau kéo co, nếu đội nào giẫm phải vạch kẻ trước là thua cuộc.

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị một sợi dây thừng dài và vạch kẻ làm ranh giới giữa hai đội.

Cách chơi:

  • Chia lớp thành 2 nhóm có sĩ số bằng nhau và tương đương về mặt sức lực
  • Cô giáo xếp 2 nhóm thành 2 hàng dọc đối diện nhau và cầm vào sợi dây thừng
  • Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” từ cô giáo thì hai nhóm kéo mạnh dây về phía mình
  • Nếu người đứng đầu hàng giẫm chân vào vạch kẻ thì nhóm đó thua cuộc

Lợi ích: Kéo co là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non cực vui. Khi chơi trò chơi này, trẻ sẽ được rèn luyện thể chất và phát huy tinh thần đồng đội. 

2.14 Trò chơi ô tô và chim sẻ

Luật chơi: Trẻ phải tránh sang hai bên đường khi nghe thấy tiếng còi “bim..bim..” của cô giáo.

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị một vòng tròn nhỏ để ví dụ là bánh lái xe. Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non này sẽ phải chia sân chơi thành 3 đường kẻ thẳng: hai làn bên là vỉa hè, làn ở giữa là đường ô tô.

Cách chơi:

  • Cô giáo cầm vòng tròn, giả vờ đang lái ô tô, còn trẻ là chim sẻ
  • Chim sẻ bay xuống làn đường ô tô để kiếm ăn
  • Cô giáo từ từ đi đến và hô “bim…bim…”
  • Chim sẻ phải nhanh chân chạy lên vỉa hè để tránh ô tô
  • Khi ô tô đã đi qua thì chim sẻ tiếp tục xuống kiếm ăn
  • Cứ thế lặp lại khoảng 3 – 4 lần cho trẻ quen thì cô giáo có thể chọn các em nhanh nhẹn làm ô tô

Lợi ích: Trò chơi ô tô và chim sẻ được thiết kế để trẻ vận động cả tay và chân nên khi chơi ngoài trời sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động và phản ứng nhanh nhạy.

2.15 Trò chơi chạy tiếp cờ

Luật chơi: Trẻ cầm cờ và chạy xung quanh ghế rồi quay về đưa lại cho bạn tiếp theo.

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị 2 lá cờ và 2 chiếc ghế nhựa

Cách chơi:

  • Cô giáo chia lớp thành 2 nhóm với sĩ số như nhau và xếp chúng thành hai hàng dọc
  • Đặt ghế cách chỗ trẻ khoảng 2 – 3m, tùy vào độ dài của sân
  • Sau hiệu lệnh hô “Bắt đầu” thì em đầu tiên sẽ cầm cờ chạy về phía ghế rồi chạy vòng qua ghế và chạy về hàng, chuyền cờ cho bạn tiếp theo
  • Cứ như thế cho đến bạn cuối hàng
  • Nhóm nào hết lượt trước là nhóm thắng cuộc

Lưu ý: Phải cầm cờ mới được chạy và phải chạy vòng qua ghế, nếu không sẽ không tính.

Lợi ích: Trò chơi chạy tiếp cờ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn và nhanh trí.

>> Cha mẹ xem thêm: Các trò chơi tập thể ngoài trời thú vị giúp trẻ khỏe mạnh và học tập tốt hơn

2.16 Trò chơi bộ đội hành quân

Luật chơi: Trẻ sẽ đóng giả làm bộ đội đang đi hành quân qua các chiến hào và đồi núi, hầm chui.

Chuẩn bị: Để chuẩn bị tốt nhất cho trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non bộ đội hành quân thì sân chơi nên có: thùng carton làm thành chiến hào, cầu tuột làm đồi núi, vòng chui làm hầm. Cô giáo nên đánh số thứ tự lộ trình, ví dụ đánh số 1 lên thùng carton 1, số 2 lên cầu tuột, số 3 lên thùng carton 2,… để trẻ nhận biết và đi theo thứ tự.

Cách chơi:

  • Chia trẻ thành các nhóm, sao cho mỗi nhóm có từ 5 – 7 người
  • Khi nghe cô giáo hô “Bắt đầu” thì trẻ xuất phát và chui qua hầm chui, leo lên đồi núi, nhảy qua chiến hào,… để về đích
  • Sau đó, cho trẻ tiếp tục xếp hàng chờ lượt chơi mới

Lưu ý: Khi trẻ số 1 bò qua hết hầm chui thì trẻ số 2 mới bắt đầu bò vào hầm.

Lợi ích: Trò chơi bộ đội hành quân giúp trẻ hiểu thêm về công việc của các chú bộ đội. Hơn nữa, trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non này còn thúc đẩy phát triển về thể chất và các giác quan của trẻ.

[inline_article id=3064]

2.17 Trò chơi cáo và thỏ

Cáo và thỏ

Luật chơi: Mỗi bạn thỏ sẽ có một bạn làm hang. Khi bị cáo đuổi bắt, thỏ phải về đúng hang của mình mới được bảo vệ, còn không là sẽ bị thua.

Chuẩn bị: Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non cáo và thỏ sẽ cần sân chơi rộng rãi để trẻ tha hồ chạy nhảy. 

Cách chơi:

  • Cô giáo chọn ra một trẻ làm cáo và số trẻ còn lại, hai trẻ sẽ thành một cặp (thỏ và hang thỏ)
  • Trẻ làm hang sẽ chọn chỗ đứng và vòng tay ra để đón trẻ làm thỏ khi bị cáo đuổi bắt
  • Trước khi chơi thì cô giáo nên nhắc trẻ nhớ đúng hang của mình
  • Khi cô giáo hô “Bắt đầu”, thỏ chạy tung tăng để kiếm ăn và hát bài đồng dao: Trên bãi cỏ – Chú thỏ con – Tìm rau ăn – Rất vui vẻ – Thỏ nhớ nhé – Có cáo gian – Đang rình đấy – Thỏ nhớ nhé – Chạy cho nhanh – Kẻo cáo gian – Tha đi mất” 
  • Khi kết thúc bài đồng dao, cáo xuất hiện và bắt thỏ. Thỏ phải nhanh chóng tìm được đúng hang của mình
  • Những chú thỏ chạy không kịp hoặc chạy nhầm hang thì sẽ tính là thua cuộc

Lợi ích: Đây là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi rất yêu thích. Bởi trò chơi giúp bé chạy nhảy linh hoạt, luyện khả năng quan sát và nhanh nhạy.

2.18 Trò chơi ai nhanh hơn ai

Luật chơi: Thi xem bạn nào lấy được chính xác và đủ số lượng thực vật, hoa quả cô giáo yêu cầu. 

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị lô tô về các loại thực vật, hoa quả 

Cách chơi: 

  • Cô giáo đặt các rổ lô tô các loại rau, củ quả ở các vị trí xung quanh sân chơi 
  • Đặc biệt, mỗi rổ không có quá hai loại rau, củ quả
  • Để bắt đầu trò chơi, cô giáo thông báo “Cô muốn lấy các loại quả có màu đỏ” và trẻ sẽ chạy lên tìm ở các rổ lô tô và chạy thật nhanh đến chỗ cô giáo
  • Khi trẻ đã quen, cô giao có thể tăng độ khó lên bằng cách nói “Cô muốn lấy 5 loại quả, 2 loại rau lá” 
  • Bạn nào về nhanh nhất thì chiến thắng

Lợi ích: Trò chơi ai nhanh hơn ai giúp trẻ nhận biết được các loại rau, củ quả hàng ngày và phát huy sự linh hoạt của mình.

>> Có thể cha mẹ quan tâm: Cách cho trẻ đi học không khóc, mến cô và nhanh hòa nhập

2.19 Trò chơi rồng rắn lên mây

Luật chơi: Trẻ nối nhau tạo thành một dãy mắt xích (rồng rắn) đến tìm ông thầy thuốc và người đứng đầu sẽ phải bảo vệ các thành viên để ông thầy thuốc không bắt mất.

Chuẩn bị: Sân chơi rộng rãi, có đủ không gian cho trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non.

Cách chơi: 

  • Cô giáo sẽ chọn bạn làm thầy thuốc và số trẻ còn lại sẽ nắm đuôi áo nhau tạo thành rồng rắn
  • Tất cả hát vang bài đồng dao: Rồng rắn lên mây – Có cây xúc xắc – Có nhà điểm binh – Hỏi ông thầy thuốc – Có nhà hay không? 
  • Nếu thầy thuốc trả lời “Không” thì đoàn rồng rắn tiếp tục hát bài đồng dao cho đến khi thầy thuốc trả lời có
  • Nếu thầy thuốc nói “Có” thì rồng rắn và thầy thuốc sẽ cùng nhau đối đáp:
    • Thầy thuốc: Có đây, mẹ con rồng rắn đi đâu thế?
    • Rồng rắn: Rồng rắn đi xin thuốc cho con
    • Thầy thuốc: Cho xin khúc đầu
    • Rồng rắn: Những xương cùng xẩu 
    • Thầy thuốc: Cho xin khúc giữa
    • Rồng rắn: Cùng máu cùng me
    • Thầy thuốc: Cho xin khúc cuối 
    • Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi
  • Sau câu này thì ông thầy thuốc phải đuổi bắt bạn đứng cuối cùng trong hàng rồng rắn. Người đứng đầu sẽ dang tay che chở bạn cuối hàng.
  • Nếu thầy thuốc bắt được bạn cuối hoặc rồng rắn bị đứt thì nhóm rồng rắn thua; bạn cuối cùng phải đổi vai với ông thầy thuốc và chơi lại từ đầu.

Lợi ích: Rồng rắn lên mây là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non từ 5 -6 tuổi luyện tập khả năng ứng biến, phản xạ nhanh với các tình huống.

2.20 Trò chơi giúp chú công nhân

Luật chơi: Trẻ sẽ giúp chú công nhân vận chuyển các viên gạch bỏ vào rổ.

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị các quyển sách, quyển vở hoặc các đồ chơi nhìn giống viên gạch.

Cách chơi:

  • Để trò chơi thêm phần vui nhộn, cô giáo sẽ tạo tình huống là “Hôm nay có chú công nhân muốn nhờ lớp mình giúp đỡ, cả lớp mình giúp chú chuyển gạch nha!”.
  • Chia lớp thành 2 nhóm với sĩ số bằng nhau và xếp thành hàng dọc.
  • Ở phía trên cô giáo để hai rổ gạch và trẻ sẽ phải chuyền lần lượt từng bạn, từng viên
  • Nếu có viên gạch nào rơi ra ngoài thì sẽ phải vận chuyển lại từ đầu.
  • Nhóm nào lần lượt chuyển hết rổ gạch từ bạn đầu tiên đến bạn cuối cùng nhanh nhất là chiến thắng.

Lợi ích: Trò chơi giúp chú công nhân rèn kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần đồng đội và đoàn kết khi làm việc. Trẻ sẽ cực kỳ thích thú khi chơi cùng các bạn.

>> Cha mẹ xem thêm: 25+ trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vừa vui vừa bổ ích

Trên đây là danh sách 20 trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non được nhiều thầy cô và cha mẹ chọn chơi với con. Chúc cha mẹ và các con chơi vui.