Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

6 trò chơi trông trẻ giúp bé thích thú, bạn chăm con không biết mệt

Trò chơi trông trẻ giúp mẹ quản con một cách khoa học hơn, không chỉ một công đôi ba việc mà đó còn là khoảng thời gian mẹ và bé đều rất vui vẻ. Mời bạn cùng Marry Baby trải nghiệm nhé!  

Trò chơi trông trẻ

Bạn có thể kích thích năng lực cũng như tính cách của trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ thông qua những trò chơi đơn giản. Không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, những trò chơi và gắn kết tình cảm với các thành viên trong gia đình.

1. Những tấm thẻ trắng đen, trò chơi trông trẻ đơn giản nhưng có nhiều lợi ích

Độ tuổi thích hợp: Trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi.

Lợi ích của trò chơi: Thông thường, trong khoảng 3 tháng đầu đời, thị giác của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn toàn thành thục. Lúc này, thế giới mà trẻ nhìn thấy không giống như người lớn chúng ta thấy. Có thể nói bé không thấy nhiều sắc màu mà phần lớn chỉ là những bóng dáng mơ hồ và rõ nhất là hai màu đen, trắng.

Đây là giai đoạn vô cùng thích hợp để bạn luyện thị giác cho trẻ. Vì trẻ còn chưa quá nhạy cảm với màu sắc nên những tấm thẻ màu đen và trắng sẽ thu hút sự chú ý của trẻ hơn khi chơi. Với trò chơi trông trẻ đơn giản này thì không nhất thiết phải là mẹ chơi cùng mà bất cứ ai trong gia đình cũng đều có thể hỗ trợ bé vừa chơi vừa luyện tập.

Cách chơi cùng trẻ: Cha mẹ cầm những tấm thẻ đen trắng trong tay đặt ở vị trí cách tầm mắt của trẻ khoảng 20-30 cm. Sau khi đã hấp dẫn sự chú ý của bé, bạn sẽ bắt đầu di chuyển những tấm thẻ này qua lại để ánh mắt của bé dõi theo. Mỗi một tấm thẻ màu có thể tập trong một phút, sau đó đổi màu còn lại. Đặc biệt dù trò này đơn giản nhưng bạn chỉ nên chơi khi tinh thần của bé thoải mái.

2. Đạp xe đạp bằng bắp chân

Độ tuổi thích hợp: Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi.

Lợi ích của trò chơi: Khi vừa mới sinh, mỗi một bộ phận trên cơ thể của trẻ vẫn chưa có cảm giác, tri giác cụ thể, rõ ràng. Cũng chính vì thế mà trẻ có xu hướng ngày càng hứng thú và muốn khám phá chúng. Có thể nói, bước đầu tiên mà trẻ tìm tòi về thế giới chính là khám phá bản thân mình trước tiên. Giai đoạn này, người lớn có thể giúp bé chơi trò đạp xe bằng bắp chân. Chắc chắn điều này sẽ khiến trẻ thích thú và vui vẻ.

Cách chơi cùng trẻ: Trò chơi này có thể thực hiện bất cứ lúc nào mà trẻ khỏe mạnh, sảng khoái nhưng lý tưởng nhất là bạn có thể tận dụng thời gian sau khi vừa tắm và thay tã cho trẻ xong. Lúc này, mẹ nhẹ nhàng cầm lấy hai bắp chân của trẻ rồi bắt đầu hỗ trợ trẻ làm động tác co duỗi chân giống như chúng ta đạp xe đạp.

Trò chơi cho béĐồng thời với sự vận động cơ thể, bạn có thể hát cho bé nghe để tăng độ nhịp nhàng và kích thích hưng phấn của trẻ. Trò chơi này không những giúp trẻ khám phá về cơ thể mà còn tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp và thúc đẩy trí não trẻ phát triển tốt hơn. Ngoài ra, trẻ còn trở nên yêu thích việc thay tã chứ không phải cảm thấy khó chịu và quấy khóc.

3. Bé làm máy bay

Độ tuổi thích hợp: Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi.

Lợi ích của trò chơi: Không ít người gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường hay khóc quấy. Lúc này, trò chơi trông trẻ bằng cách giúp trẻ “hóa thân” thành chiếc máy bay nhỏ sẽ khiến trẻ ổn định lại tâm lý hơn.

Ngoài ra, nếu thực hiện đúng cách, trò chơi này còn giúp trẻ rèn luyện cho sức bền ở đầu, vai và cổ, đồng thời kích thích lòng hiếu kỳ khám phá xung quanh và tăng sự tín nhiệm với bố mẹ.

Trò chơi cho bé dưới 2 tuổi

Cách chơi cùng trẻ: Dùng cánh tay của bạn đỡ lấy phần ngực và bụng của trẻ (nếu là trẻ sơ sinh thì nhớ phải ôm bé nằm ngửa chứ không nằm sấp) rồi bạn vừa hát ru vừa đung đưa cho bé di chuyển như chiếc máy bay đang bay. Đặc biệt khi thực hiện trò chơi này phải chú ý tốc độ chậm rãi, nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và không làm trẻ sợ hãi.

4. Tấm thảm đong đưa

Độ tuổi thích hợp: Trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi.

Lợi ích của trò chơi: Trò chơi này cần sự hỗ trợ của cả bố và mẹ nên càng có thể giúp bé có tình cảm gắn bó hơn với bố mẹ. Chỉ cần một chiếc chăn đơn giản nhưng có thể đưa trẻ trở về lại với cảm giác ấm áp khi còn ở bên trong tử cung của mẹ. Một mặt giúp tăng cường lòng tín nhiệm của trẻ, vừa có thể rèn luyện năng lực cân bằng cơ thể nữa.

Cách chơi cùng trẻ: Bố mẹ mỗi người giữ một đầu của chiếc chăn và cho bé nằm ở giữa. Sau đó hai người từ từ nhấc bé lên và nhớ giữ sao cho phần đầu của bé cao hơn phần chân để không gây cảm giác khó chịu. Bố mẹ nhịp nhàng đong đưa chiếc chăn để tạo sự thích thú, vui vẻ cho trẻ. Chú ý tốc độ đong đưa phải nhẹ nhàng, chậm rãi và bạn đừng quên giao tiếp bằng ánh mắt, giọng nói với trẻ nhé.

5. Thổi bong bóng xà phòng

Độ tuổi thích hợp: Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.

Lợi ích của trò chơi: Hầu như tất cả mọi đứa trẻ đều thích những chiếc bong bóng từ xà phòng. Bạn có thể tận dụng lúc tắm cho trẻ hay ngay cả lúc nằm trên giường chơi đùa để tạo ra những chiếc bong bóng lung linh này rèn luyện khả năng dõi theo của trẻ, đồng thời cũng tăng cường cảm quan về khoảng cách ở trẻ. Khi tay chân của trẻ với đạp theo thì cơ bắp cũng được luyện tập dẻo dai hơn.

Trò chơi cho bé: Bong bóng xà phòng

Cách chơi cùng trẻ: Khi thực hiện trò chơi trông trẻ này, bạn cần chú ý đảm bảo sao cho những chiếc bong bóng xà phòng sẽ không vỡ và văng nước vào mắt của bé. Ngoại trừ vấn đề này thì dù trẻ có hiếu kỳ đưa tay chạm vào cũng đừng từ chối vì đây là cách trẻ khám phá thế giới xung quanh. Sau khi chơi, bạn rửa tay sạch cho bé là ổn. Nếu trẻ đã có thể thổi được, bạn hãy cho đích thân trẻ được thổi ra những chiếc bong bóng ấy.

6. Cân bằng trên quả bóng

Độ tuổi thích hợp: Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi.

Lợi ích của trò chơi trông trẻ này: Loại vận động mang tính chất dao động này sẽ có lợi cho khả năng cân bằng của trẻ. Tư thế nằm sấp trên quả bóng còn giúp trẻ luyện tập thêm động tác ngóc đầu cần thiết. Ngoài ra, sức lực của tay và ý thức về không gian của trẻ cũng đều nhận được hỗ trợ tuyệt vời.

[inline_article id=597]

Cách chơi cùng trẻ: Bạn nên chuẩn bị một quả bóng yoga và đặt trẻ nằm sấp trên bóng, hai tay bạn phải giữ chặt bé để không xảy ra sự cố. Sau đó, bạn nhẹ nhàng lắc lư cơ thể trẻ theo nhịp của quả bóng sang trái-phải, rồi trước-sau. Bạn nhớ thực hiện với tốc độ chậm rãi và nhịp nhàng, đồng thời bạn có thể vừa hát hoặc nói chuyện cùng trẻ để tăng tình cảm.

Lê Phương