Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi và mẹo đậu thai ngay lần đầu thụ tinh

Bởi vì đây là giai đoạn quyết định phôi có làm tổ được hay không nên nhiều mẹ lo lắng. Không chỉ chú ý đến việc ăn uống mà cần phải quan tâm đến tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi; tránh những vận động mạnh làm ảnh hưởng đến khả năng đậu thai.

Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi giúp tăng tỷ lệ đậu thai

Chuyển phôi là kỹ thuật sử dụng khi thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Từ lúc chuyển phôi đến khi phôi được an toàn và phát triển bình thường được chia thành 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ ứng với thời gian phát triển cụ thể của thai nhi.

Do đó, mẹ nên thực hiện theo hướng dẫn sau đây về tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi để tăng tỷ lệ đậu thai và giữ thai luôn khỏe mạnh.

1. Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi giai đoạn 1 

Giai đoạn này mẹ phải chú ý hết sức đến tư thế nằm để thai vào tử cung. Ngay sau khi chuyển phôi, chị em nên nằm thẳng, khép chân bất động để tử cung được ổn định. Khoảng 4 đến 6 tiếng thì di chuyển một cách nhẹ nhàng và có thể về nhà nghỉ ngơi.

Nếu bệnh viện ở xa nhà quá thì bạn nên ở lại theo dõi từ 2 đến 3 ngày để sức khỏe ổn định. Vì trong quá trình di chuyển đường dài, những rủi ro dọc đường có thể làm giảm tỷ lệ đậu thai.

tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi
Chuyển phôi là kỹ thuật sử dụng khi thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

2. Tư thế nằm để thai vào tử cung giai đoạn 2: Từ ngày đầu đến ngày 14

Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi từ ngày đầu đến ngày thứ 14 rất quan trọng. Vì nó có thể tác động trực tiếp đến sự hình thành của thai nhi. Lúc này, phôi thai sẽ di chuyển liên tục để tìm vị trí thuận lợi nhất để bám vào và làm tổ.

Do đó, chị em nên nằm nghiêng bên trái, khi nằm thì chân trái gấp co lên, cân phải duỗi thẳng ra. Có thể kê thêm một vài chiếc gối mềm phía sau lưng hoặc giữa 2 đầu gối sao cho mẹ cảm thấy thoải mái nhất. Qua được giai đoạn này, mẹ có thể biết được thai có làm tổ thành công hay không.

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Thai mấy tuần thì vào tử cung: Mấu chốt ở ngày kinh cuối!

3. Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi giai đoạn 3: 3 tháng đầu thai kỳ

Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi giai đoạn 3 khá thoải mái. Ngày 14 có kết quả beta thành công cho đến khi kết thúc 3 tháng đầu thai kỳ, chị em có thể nằm tư thế nào cũng được miễn sao cơ thể nhẹ nhõm và thư giãn nhất. Có thể nằm ngửa, chân gác lên gối, toàn thân thả lỏng. 

Vì thời gian này mẹ đang làm quen với việc mang trong mình một cơ thể sống. Sẽ có những thay đổi nhất định khi mẹ mang bầu như ốm nghén, mệt mỏi, khó thở, người trở nên nặng nề,…

4. Tư thế nằm sau chuyển phôi giai đoạn 4: 3 tháng giữa thai kỳ

Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi thuộc tam cá nguyệt thứ ba chính là tư thế nằm nghiêng sang trái, đầu gối co cao để giữ cho axit dạ dày không trào ngược. Nếu thấy khó chịu, mẹ bầu có thể đặt một chiếc gối nhỏ dưới lưng để tránh áp lực do bụng bầu gây ra.

tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi
Tư thế nằm để thai vào tử cung khi chuyển phôi được 3 – 6 tháng là nghiêng sang trái

Đến giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu dần quen với cảm giác mang thai và bớt đi sự mệt mỏi. Giai đoạn này tử cung mở rộng, cơ hoành bị hạn chế nên hơi thở cũng trở nên nắng và nông hơn. Do đó, mẹ có thể đối diện với chứng ợ nóng hoặc những giấc mơ không rõ nguyên nhân.

Hơn nữa, bạn cần chú ý vùng bụng vì bụng đã to dần lên, tuyệt đối không để va đập từ bên ngoài.

5. Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi giai đoạn 5: 3 tháng cuối thai kỳ

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi là nằm nghiêng về bên trái. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi và giúp mẹ có một giấc ngủ trọn vẹn.

Khi thai nhi càng ngày càng lớn, nhất là tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu thường xuyên thức trắng đêm. Bụng to lên nhiều, em bé cử động nhiều khiến mẹ mắc tiểu suốt đêm. Hơn nữa, các cơn đau lưng, đau hông, chuột rút,… đều là những nguyên nhân khiến mẹ mất ngủ khi mang thai.

Theo nghiên cứu lâm sàng, tư thế nằm nghiêng bên trái có thể giúp mẹ thoát khỏi sự đè nén của thai nhi; thúc đẩy quá trình lưu thông máu và cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé tốt hơn.

[key-takeaways title=””]

Nói tóm lại, tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi thường là tư thế nằm nghiêng bên trái. Đây cũng là tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Ban đầu chưa quen sẽ khó chịu một tí nhưng một thời gian sau sẽ biết được tư thế này thoải mái như thế nào đấy.

[/key-takeaways]

Chế độ dinh dưỡng sau khi chuyển phôi

Ngoài tư thế để thai vào tử cung, chế độ dinh dưỡng cho người sau khi chuyển phôi và khi đang mang thai rất quan trọng. Mẹ bầu bên bổ sung Omega-3, sắt, kẽm, vitamin, chất xơ,… để cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng tỷ lệ đậu thai.

tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi
Ngoài tư thế nằm để thai vào tử cung, bạn nên bổ sung cá hồi chứa nhiều omega3 tốt khi mang thai
  • Rau củ và trái cây tươi chứa nhiều vitamin thiết yếu cho người đang trong giai đoạn cấy phôi thai. Chúng sẽ giúp tăng sức đề kháng, tái tạo hồng cầu, bồi dưỡng phôi thai khỏe mạnh.
  • Hải sản là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều Omega-3, sắt, kẽm,… giúp nuôi dưỡng tế bào phôi phát triển mạnh mẽ. Nếu mẹ bị dị ứng hải sản thì nên cẩn thận khi ăn và lựa chọn thực phẩm phù hợp.
  • Nhóm thực phẩm giàu protein như thịt nạc heo, cá, thịt gà, thịt vịt,… giúp nạp năng lượng cho cơ thể và phù hợp với những mẹ vừa thụ tinh ống nghiệm.
  • Các loại đậu (đậu trắng, đậu nành, đậu đỏ,…) và các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt điều,…) là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, rất tốt cho sức khỏe của mẹ đang thụ tinh nhân tạo.

>> Bài cùng chủ đề: Quan hệ xong nên nằm bao lâu để dễ thụ thai? Chị em nên biết để áp dụng

MarryBaby đã chia sẻ tất tần tật những tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi và chế độ dinh dưỡng cho người vừa cấy phôi thai. Mong rằng, những chia sẻ nhỏ nhoi này có thể giúp bạn đậu thai ngay trong lần cấy đầu tiên.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Thai mấy tuần thì vào tử cung? Mấu chốt ở ngày kinh cuối!

Với tâm lý lo lắng của người mới lần đầu mang thai, việc biết chính xác liệu thai mấy tuần thì vào tử cung sẽ giúp mẹ bầu an tâm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để biết được thời điểm chính xác hoặc thời điểm thai vào tử cung chậm nhất là bao lâu, mẹ bầu cần phải “nghiên cứu” kỹ về quá trình thụ tinh.

Thai mấy tuần thì vào tử cung?

Thai mấy tuần thì vào tử cung? Sau khi được “phóng thích”, “đội quân tinh nhuệ” của anh xã sẽ phải vượt qua một chặng đường khá dài và gian nan để gặp được “nàng trứng”.

Thông thường, khi xuất binh, đội quân có thể lên tới 250 triệu tinh binh nhưng chỉ có 1 chàng may mắn nhất được nàng trứng “mở cửa” để chui vào tạo thành hợp tử. Tại thời điểm quá trình thụ tinh thành công này, cột mốc thụ thai bắt đầu được tính.

[key-takeaways title=””]

Vậy chính xác thai mấy tuần thì vào tử cung? Theo các chuyên gia, sau khi được thụ tinh, trứng mất khoảng 6-9 ngày để bắt đầu quá trình làm tổ trong tử cung của mẹ, và quá trình này cần từ 7-10 ngày để hoàn thành. Thai vào tử cung chậm nhất là bao lâu? Câu trả lời là nếu thai chưa vào tử cung vào thời gian trên, thai có thể vào tử cung muộn nhất là 15-16 ngày sau quan hệ bạn nhé.

[/key-takeaways]

thai mấy tuần thì vào tử cung

Như vậy, tuy đã về tử cung từ rất lâu, nhưng trứng vẫn cần thời gian để phôi thai dính rễ, và bám vào thành tử cung để chuẩn bị cho những bước phát triển kế tiếp.

>>>Xem thêm: Sự hình thành và phát triển của thai 1 tuần tuổi như thế nào?

Tuy nhiên, đó là theo lý thuyết. Trong thực tế, thai mấy tuần thì vào tử cung tùy thể trạng của từng mẹ bầu, thời điểm thai vào tử cung có thể thay đổi một chút. Trung bình, quá trình túi thai bám vào nội mạc tử cung ở con người mất khoảng 9 ngày.

Bên cạnh đó, vì rất khó có thể xác định chính xác ngày rụng trứng, nên hầu hết các bác sĩ sản khoa sẽ tính tuổi thai nhi dựa trên ngày kinh cuối cùng, và cách tính này sẽ “xê xích” từ 1-2 tuần.

[key-takeaways title=””]

Vì vậy, với câu hỏi thai mấy tuần thì vào tử cung, giải đáp là có những trường hợp được tính là mang thai 4-5 tuần nhưng thai vẫn chưa vào tử cung (dựa theo kinh cuối).

[/key-takeaways]

 

thai bao nhiêu tuần thì vào tử cung
Thai bao nhiêu tuần thì vào tử cung? Ở tuần thứ 4-5 thai kỳ, khi sự sống đã bắt đầu, mẹ mới biết chính xác được thai đã vào tử cung hay chưa

Dấu hiệu thai đã vào tử cung

Mẹ muốn biết thai mấy tuần thì vào tử cung thì cần phải theo dõi một số dấu hiệu. Lắng nghe và cảm nhận sự thay đổi của cơ thể chính là cách để nhận biết sớm nhất thai mấy tuần thì vào tử cung, khi nào thai chưa vào tử cung. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:

  • Chảy máu do trứng cấy ghép vào tử cung: Tình trạng chảy máu có thể kéo dài từ vài giờ đến 2-3 ngày. Máu chảy do thai cấy ghép vào thành tử cung thường có màu sắc tối hơn, thậm chí là màu hơi ngả nâu.
  • Chuột rút: Bạn có thể cảm nhận thấy những cơn chuột rút nhẹ ở vùng bụng dưới và lưng. Hiện tượng này thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày.
  • Ngực thay đổi: Tình trạng ngực căng, đau và mềm là một trong những dấu hiệu xuất hiện sớm nhất khi thai vào tử cung.
  • Cơn nóng bất chợt: Một cơn nóng bất chợt khiến bạn đỏ mặt, cảm thấy nóng và đổ mồ hôi, có thể kéo dài đến 50 phút là một trong những dấu hiệu đặc trưng xảy ra trong ngày thai làm tổ.

Sự hình thành và phát triển của phôi thai trong tử cung

Phôi thai được hình thành do sự thụ tinh thành công của trứng và tinh trùng. Ngay sau thời điểm đó, trứng trở thành hợp tử, một tế bào lưỡng bội duy nhất. Trải qua quá trình phân bào, hợp tử không có sự tăng trưởng đáng kể, dẫn đến sự phát triển của phôi đa bào.

Vào cuối tháng đầu tiên của thai kỳ, trái tim của thai nhi được hình thành. Cột mốc tiếp theo của sự phát triển của thai nhi là ở tháng thứ 2 và thứ 3 khi tay chân bé hình thành và hoàn thiện. Cũng trong tháng cuối tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của bé.

Đến tháng thứ sáu, bé đã hình thành tóc, và sau đó lông mày, lông mi cũng phát triển. Những ngón chân sẽ được hoàn thiện cuối cùng ở tháng thứ chín. Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng từ 37 tuần đến 40 tuần.

>>>Xem thêm: Ra máu khi mang thai tháng đầu, nguy hiểm cận kề bạn phải biết ngay!

Thai chưa vào tử cung có nguy hiểm không?

Cách tránh thai an toàn mà không cần dùng thuốc
Thai mấy tuần thì vào tử cung?

Thai mấy tuần thì vào tử cung nhiều khi khó có câu trả lời dứt khoát. Vì một trục trặc nào đó, trong quá trình di chuyển qua ống dẫn trứng về buồng tử cung để làm tổ, thai có thể bị “tắc đường” hoặc “đi lạc” và phải phát triển ở một nơi nào đó ngoài tử cung của mẹ.

Tuy nhiên, tử cung là nơi duy nhất trong cơ thể mẹ bầu có đủ không gian và dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi nên phần lớn những trường hợp thai ngoài tử cung sẽ kết thúc bằng tình trạng sảy thai hoặc thai chết lưu.

Khi nghi ngờ hoặc nhận thấy dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời để biết chắc chắn thai chưa vào tử cung thật không.

Thai ngoài tử cung có thể phá vỡ các cơ quan hoặc mô mà thai bám vào, gây tình trạng chảy máu ồ ạt và có thể dẫn đến tử vong do mất máu quá nhiều. Đặc biệt lưu ý bầu nhé!

[key-takeaways title=””]

Thai mấy tuần thì vào tử cung? Thai vào tử cung muộn nhất là bao lâu? Điểm mấu chốt để tính thời điểm gần như chính xác tuyệt đối chính là dựa vào ngày kinh cuối của mẹ. Nếu mẹ có chu kỳ kinh nguyệt không đều và lên kế hoạch có thai, đừng quên ngày kinh cuối nhé mẹ.

[/key-takeaways]

>>>Xem thêm: Máu báo thai xuất hiện khi nào và máu báo thai là gì? Cập nhật ngay bạn nhé!

Tư thế nằm để thai vào tử cung

Như vậy, mẹ đã nắm được thai mấy tuần thì vào tử cung, mẹ hãy lưu ý tư thế nằm để thai dễ vào tử cung nhé.

1.1. Nằm nghiêng bên trái

Sau 14 ngày, phôi thai sẽ liên tục di chuyển và tìm vị trí thuận lợi nhất để làm tổ. Do đó, tư thế nằm nghiêng bên trái sẽ giúp phôi dễ tìm được nơi làm tổ nhất. Ngoài ra, tư thế nằm cho thai vào tử cung này vừa giúp mẹ nằm thoải mái, vừa tạo không gian rộng rãi để phôi làm tổ trong tử cung mẹ. Đồng thời, để tạo cảm giác dễ chịu khi nằm nghiêng sang trái, mẹ hãy co chân trái lên, chân phải duỗi thẳng, kê thêm chiếc gối mềm phía sau lưng và giữa hai đầu gối.

1.2. Nằm ngửa

Tư thế nằm ngửa là tư thế nằm để thai vào tử cung. Cụ thể, mẹ nằm ngửa người, hai chân khép gọn, tay thả lỏng và thư giãn tại chỗ. Nếu thấy mỏi chân, mẹ kê thêm gối mềm giữa hai chân để nằm cho thoải mái nhất, tăng chất lượng giấc ngủ nhé.

1.3. Nằm thẳng

Trong tuần đầu tiên sau khi chuyển phôi, mẹ nên nằm khép hai chân, thẳng người, hai tay thả lỏng. Bởi tư thế này sẽ hạn chế áp lực lên phôi, giúp phôi dễ dàng bám vào thành tử cung và làm tổ vững chắc, tăng tỷ lệ đậu thai. Nếu mỏi và tê tay, mẹ có thể nhẹ nhàng chuyển sang nghiêng trái nhé.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby cho thắc mắc thai mấy tuần thì vào tử cung của mẹ. Hy vọng mẹ đã nắm được câu trả lời cho thai mấy tuần thì vào tử cung và chuẩn bị tinh thần nuôi dưỡng em bé trong bụng thật tốt.