Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Tuần khủng hoảng (Wonder weeks): Bí kíp cho mẹ cùng con vượt “bão”

Dù vậy, sau “cơn bão”, giai đoạn này sẽ mang đến những lợi ích vượt bậc cho bé về nhiều mặt. Do đó, để cùng con trải qua các cột mốc tuần khủng hoảng một cách “ít nước mắt” nhất, bố mẹ cần học cách thấu hiểu bé.

Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về khái niệm này và từ đó biết cách hỗ trợ bé phát triển tốt hơn.

1. Tuần khủng hoảng (wonder weeks) là gì?

Wonder weeks còn được đề cập với tên khác như fussy weeks hay stormy weeks. Trước khi mẹ tìm hiểu về tuần khủng hoảng là gì, hãy cùng MarryBaby phân tích rõ hơn về định nghĩa các đợt tăng trưởng thể chất (growth sprout). Mẹ sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về các giai đoạn sự phát triển của bé, tránh nhầm lẫn giữa 2 khái niệm với nhau.

1.1 Growth sprout – Đợt tăng trưởng thể chất là gì? 

1.2 Tuần khủng hoảng của bé sơ sinh là gì? 

Tuần khủng hoảng là gì? Tuần khủng hoảng (wonder weeks) hay còn gọi là tuần phát triển kỹ năng và tinh thần của trẻ. Đây là giai đoạn mà bé trở nên cáu gắt, khóc lóc và thậm chí bám mẹ không rời khiến mọi nếp ăn ngủ bị đảo lộn hoàn toàn. Giai đoạn này chỉ chấm dứt cho tới khi trẻ thực hiện và hoàn thiện kỹ năng mới như bò, lẫy, tập đi…

Mỗi một bé sẽ có 10 tuần khủng hoảng phải trải qua đến khi tròn 2 tuổi. Mỗi cột mốc sẽ đánh dấu những thay đổi quan trọng trong nhận thức, trí tuệ, tinh thần của trẻ về thế giới. Đồng thời, nó tác động đến cách trẻ vận dụng những hiểu biết đó để phát triển những kỹ năng mới.

1.3 Lý do cho sự cáu gắt ở bé

Khi nhận thức của bé phát triển, bé cũng dần nhận ra những thay đổi bên trong và bên ngoài cơ thể của mình. Điều này khiến bé lạ lẫm, bất ngờ và khiến bé đột ngột trở nên cáu gắt, quấy khóc, bám mẹ.

  • Theo tiến sĩ Hetty van de Rijt và tiến sĩ Frans Plooij, đồng tác giả của cuốn sách nổi tiếng thế giới The Wonder Week” – Tuần khủng hoảng, không một cha mẹ nào thoát khỏi những cột mốc “ẩm ương” này của trẻ. Hai tác giả đã tổng kết rằng những giai đoạn khó chịu này của trẻ thường gắn liền với ba từ: Bám dính, Quàu quạu và Khóc lóc. 
  • Bù lại là giai đoạn sẽ không kéo dài lâu. Sau khi qua giai đoạn cáu gắt, bé sẽ trở nên dễ chịu và vui vẻ hơn. Do đó, thay vì lo lắng, bực tức trước thay đổi tạm thời của con, mẹ hãy học cách đón nhận và giúp con yêu vượt qua giai đoạn khủng hoảng này nhé.

Kết luận: Nhìn chung, các bước phát triển nhảy vọt của trẻ sẽ hoạt động theo chu kỳ sau: 

  • Bé sẽ trải qua một tuần khủng hoảng wonder week với nhiều biểu hiện khó ở, sự cáu gắt và bão tố có thể lên đến đỉnh điểm.
  • Sau đó, bé sẽ có 1 tuần đầy nắng sunny week, tuần lễ bé đã hoàn thành việc học kỹ năng mới và sẵn sàng “trình diễn” với cả thế giới. Lúc này, bé thường ngủ nhiều và bú mẹ tốt hơn, ít quấy khóc và không còn bám víu mẹ. 

Vậy đâu là những dấu hiệu để mẹ nhận thấy con đang bước vào giai đoạn khủng hoảng để kịp thời giúp con “gỡ rối”? Mẹ cùng đọc thêm bài viết nhé.

2. Dấu hiệu nhận biết tuần khủng hoảng của bé

Trong 20 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh nào cũng sẽ trải qua 10 tuần khủng hoảng. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ hư, nhõng nhẽo, hay cáu gắt, ăn/bú ít và ngủ ítDưới đây là những dấu hiệu và 10 cột mốc chính mà mẹ có thể tham khảo trong thời điểm bé “trái nắng, trở trời”.

tuần khủng hoảng diễn ra vào lúc nào

Biểu hiện cho thấy bé đang vào wonder weeks:

  • Quậy phá hoặc nghịch hơn.
  • Sợ gặp người lạ, hay mút tay.
  • Ganh tị khi cha mẹ quan tâm đến trẻ khác.
  • Muốn được mẹ âu yếm, cưng nựng, bế rong.
  • Có xu hướng muốn cha mẹ chơi với mình nhiều hơn.
  • Chán ăn, bỏ ăn, ăn ít hơn dù trước đó đang ăn rất tốt.
  • Tâm trạng thất thường, dễ trở nên cáu gắt, quấy khóc, ỉ ôi.
  • Khó ngủ, ngủ không sâu, thường xuyên bị giật mình giữa đêm.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Trẻ sơ sinh mút tay là do đâu? Cha mẹ cần làm gì?

3. Cách tính tuần khủng hoảng của bé

Dựa trên sự phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ tính toán và dự đoán ngày dự sinh của thai nhi. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố tác động, ngày thực sinh có thể khác với ngày dự sinh trước đó. Vậy wonder week tính theo ngày dự sinh hay ngày thực sinh?

Bộ não của bé thực tế đã phát triển ngay từ trong bụng mẹ và sẽ tiếp tục phát triển sau khi bé ra đời. Do đó, thời gian phát triển não bộ của trẻ sơ sinh liên quan đến tuổi kể từ khi được thụ thai. Chính vì thế, mẹ cần nhớ rằng nên xác định wonder week bằng cách lấy ngày dự sinh làm mốc.

Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu?

Mỗi wonder week thường sẽ kéo dài khoảng 5 tuần, gồm hai giai đoạn là bão tố (stormy) và nắng đẹp (sunny).

  • Giai đoạn bão tố: Là giai đoạn bé học kỹ năng mới, bắt đầu có những biểu hiện điển hình như cáu kỉnh, khó chịu, khóc lóc.
  • Giai đoạn nắng đẹp: Là lúc bé hoàn thành việc học hỏi kỹ năng mới cũng như phát triển về khả năng nhận thức.

Thực tế, rất khó để xác định chính xác wonder week sẽ đến và đi khi nào, vì mỗi đứa trẻ đều có tốc độ phát triển riêng. Mẹ hãy theo dõi tiếp các tuần khủng hoảng của bé dưới đây nhé.

4. 10 mốc khủng hoảng của trẻ dưới 2 tuổi

Sau đây, MarryBaby sẽ chia sẻ cho mẹ các giai đoạn khủng hoảng của trẻ:

4.1 Tuần khủng hoảng thứ 1: Trong khoảng từ 4,5 tuần – 5,5 tuần

  • Đây là tuần khủng hoảng của bé sơ sinh đầu tiên, bé bắt đầu có nhận thức, cảm nhận và sự chuyển biến về các giác quan. Sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ trong cơ thể bé từ tháng thứ 2 trở đi. Vì vậy, sau khi đầy tháng là lúc bé bắt đầu ‘trái tính trái nết’.
  • Tuy nhiên, mẹ không cần lo lắng vì khi vượt qua giai đoạn wonder week thứ 1 này, bé sẽ bắt đầu biết nhìn vào mọi vật chăm chú, có cảm giác muốn chạm vào mọi thứ, bắt đầu biết cười và nhạy cảm hơn với mùi hương.

4.2 Tuần khủng hoảng thứ 2: Trong khoảng 7,5 tuần – 9 tuần

  • Giai đoạn thứ 2 này là thời điểm bé quấy khóc rất nhiều khiến mẹ đứng ngồi không yên. 
  • Tuy nhiên, qua giai đoạn này, em bé có thể giữ đầu ổn định hơn, biết quay đầu về phía âm thanh, thích khám phá và quan sát các bộ phận trên cơ thể mình.
  • Ngoài ra, ở tuần bão tố này bé còn có thể nhận ra những hình thù đơn giản trong không gian, bắt đầu nhận ra sự thân thuộc ở một số người và vật mà bé nhìn thấy.

4.3 Tuần khủng hoảng thứ 3: Trong khoảng 11 – 12,5 tuần

  • Đây chính là cột mốc đánh dấu sự chuyển biến lớn đầu tiên của trẻ. Con biết phân biệt ngày và đêm. Vì thế đây là thời điểm tốt nhất cho mẹ có thể tập làm quen những giấc ngủ ngắn cho bé, giúp con biết chủ động hơn trong việc ngủ đúng giờ.
  • Sau tuần này, bé sẽ bắt đầu biết lẫy, lật sấp, lật ngửa, ngóc đầu, xoay người theo nhiều hướng và biết dùng mắt để theo dõi một vật nào đó. Đồng thời, bé cũng cười nhiều hơn và thích nghe âm thanh ở những cao độ khác nhau.

4.4 Tuần khủng hoảng thứ 4: Trong khoảng 14,5  – 19,5 tuần

  • Mẹ sẽ bắt đầu thấy bé biết cho tay vào miệng mút. Ngoài ra, bé có thể cầm nắm đồ vật trong tầm với nhét vào miệng. Bé biết nhìn theo mẹ hoặc bố, biết đẩy núm ti ra khi đã no.

4.5 Tuần khủng hoảng thứ 5: Trong khoảng 22 – 26,5 tuần

  • Với tuần này,  mẹ cùng con đã đi hết nửa chặng đường khủng hoảng dưới 2 tuổi. Biểu hiện đặc trưng nhất của giai đoạn này là việc bé bám mẹ không rời và trở nên vô cùng nhặng xị khi mẹ chuẩn bị rời đi. Đây chính là khoảng thời gian bé nhận ra nỗi sợ xa cách đối với người chăm sóc mình – là mẹ bé.
  • Sau tuần này, bé sẽ quan tâm hơn đến hành động của người khác. Bé bắt đầu biết nhấc người và ném mọi thứ ra xa.
  • Ngoài ra, bé cũng bắt đầu hiểu vài câu mệnh lệnh đơn giản để thực hiện theo. Bé cũng biết cách thổi bong bóng bằng cách phun nước bọt, tạo ra âm thanh bằng cách chuyển động lưỡi. Đặc biệt bé bắt đầu có thể đứng lên với sự hỗ trợ của người thân.

mẹ bị stress trước những cơn cáu kỉnh của bé

4.6 Tuần khủng hoảng thứ 6: Trong khoảng 33,5 – 37,5 tuần

  • Ở giai đoạn này, bé nhận biết được các loài động vật trong tranh, đồ chơi, biết làm mặt xấu khi soi gương và cười.
  • Sau tuần này, bé sẽ hiểu rõ hơn một số từ, biết bắt chước người khác làm theo những động tác tay chân cơ bản và nhận ra sự phản chiếu của chính mình để có thể chơi các trò chơi như trò ú òa…

4.7 Tuần khủng hoảng thứ 7:  Trong khoảng 41 – 46,5 tuần

  • Trẻ bây giờ bắt đầu hiểu trình tự, các bước làm một việc gì đó và ghép các hành động lại với nhau.
  • Sau giai đoạn này, con sẽ bắt đầu nói những từ đơn, biết trả lời câu hỏi ngắn, biết chỉ vào đồ vật mình muốn, thích chơi xếp chồng đồ vật.

4.8 Tuần khủng hoảng thứ 8: Trong khoảng 51 – 54,5 tuần

  • Sau giai đoạn cáu gắt thứ 8 này bé sẽ có khả năng đi vịn hoặc có thể đi vững, thích cầm đồ vật đưa ra xa, thích vẽ, tự mặc vớ hoặc cởi quần áo.

4.9 Tuần khủng hoảng thứ 9:  Trong khoảng 59 – 61,5 tuần

  • Các tuần nhõng nhẽo của bé đã đi đến những cột mốc cuối cùng. Đây là lúc bé bước vào giai đoạn tập đi, bé biết bắt chước và thích đóng kịch, biết sử dụng ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc và thu hút ánh nhìn của mọi người.
  • Sau tuần này, bé sẽ biết thể hiện tình cảm bằng nhiều cách (bao gồm cả sự giận dữ), bắt đầu xem xét và suy nghĩ về tương lai và dần có một số nỗi sợ không hiểu được.

4.10 Tuần khủng hoảng thứ 10: Trong khoảng 70,5 – 76,5 tuần

Đây là tuần khủng hoảng cuối cùng trong các giai đoạn khủng hoảng của trẻ.

  • Lúc này, bé đã gần được 20 tháng tuổi, bé có khả năng hiểu từ ngữ mẹ nói, biết thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với mọi người.
  • Sau tuần này, bé sẽ hiểu biết đầy đủ hơn về khái niệm thời gian từ đó tiếp thu nhiều kiến thức hơn.

Mẹ lưu ý rằng các tuần khủng hoảng của bé có thể xê dịch sớm hoặc muộn hơn theo bảng chi tiết trên.

Quan trọng là mẹ nhận biết được những triệu chứng và các mốc phát triển kỹ năng của con theo độ tuổi, hoặc thông qua các kỹ năng bé đang tập như tập lẫy, tập bò, tập đứng… mà đoán xem con có đang rơi vào các tuần wonder week hay không.

Thường thì các tuần wonder week sẽ tính theo ngày dự sinh của bé. Đối với bé sinh non, mẹ nên tính theo ngày sinh dự kiến chứ không phải theo ngày sinh thực tế của bé.

5. Lời khuyên cho mẹ để vượt bão cùng con qua wonder weeks

bé vui vẻ sau khi học được kỹ năng mới

Một số mẹo nhỏ mẹ có thể áp dụng để trải qua 10 tuần êm ái cùng con:

  • Không ép bé ăn.
  • Quan tâm đến bé nhiều hơn.
  • Cho con đi ngủ sớm hơn bình thường từ 30-45 phút.
  • Giảm bớt một giấc ngày nếu mẹ muốn (áp dụng với tuần 12 – 26 hoặc 37 – 55 hoặc 64).

Bí quyết được nhiều bậc phụ huynh đúc kết sau khi đã trải qua thời kỳ đầy khó khăn chỉ gồm 4 từ: “Bình tĩnh đón nhận”. Tại sao ư? Vì đây là quá trình phát triển tự nhiên, là dấu hiệu phát triển của bé, mẹ không thể ngăn chặn mà chỉ có thể đồng hành. Do đó, mẹ cứ để con tự do và thoải mái trong không gian riêng của chính mình bởi trẻ con có quyền được khóc, được quấy.

Hiểu bài viết là một chuyện, nhưng thực tế sẽ có lúc mẹ chán nản và muốn buông xuôi với giai đoạn này của con. Thay vì lo lắng, sao mẹ không thử đồng hành cùng con và biến những ngày khủng hoảng đó thành những kỷ niệm khó quên của cả nhà? Vì chắc chắn với bé, mẹ luôn luôn là người bạn thân thiết nhất luôn bên cạnh và ủng hộ con trên con đường phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ nhé!

[inline_article id=193520]

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Các tuần khủng hoảng của trẻ (wonder weeks): Dấu hiệu và cách vượt qua

Để cùng con trải qua cột mốc tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ một cách êm ái nhất; chỉ có con đường duy nhất là cha mẹ học cách hiểu bé; giải mã từng thông điệp mà bé muốn gửi qua tiếng khóc, ánh mắt khó chịu; hay những cơn cáu bẳn của mình.

Sau khi sinh, cha mẹ không chỉ phải đối mặt với những vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bé; tâm sinh lý phát triển của trẻ cũng là vấn đề đau đầu. Khó chịu nhất chính là 10 tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hay còn được gọi đó là “Wonder Weeks”; Tuần phát triển kỹ năng và tinh thần của trẻ. Đây là giai đoạn bé trở nên khó tính hơn. Mọi nếp ăn ngủ bị đảo loạn cho tới khi trẻ thực hiện và hoàn thiện kỹ năng mới.

1. Các tuần khủng hoảng (wonder week) của trẻ là gì?

tuần khủng hoảng của trẻ
Vào giai đoạn tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh, lúc bé “khó ở”, mẹ phải thật bình tĩnh để đồng hành cùng con

Tiến sĩ Hetty van de Rijt và tiến sĩ Frans Plooij, đồng tác giả của cuốn sách nổi tiếng thế giới The Wonder Week định nghĩa tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau:

[key-takeaways title=””]

Các tuần khủng hoảng của trẻ (the wonder weeks) là thuật ngữ mô tả các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ sơ sinh. Đây là những cao điểm khi các bé phát triển thể chất và tinh thần rất nhanh chóng.

[/key-takeaways]

Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xảy ra vào thời điểm sau:

  • 5 tuần tuổi.
  • 8 tuần tuổi.
  • 12 tuần tuổi.
  • 19 tuần tuổi.
  • 26 tuần tuổi.
  • 37 tuần tuổi.
  • 46 tuần tuổi.
  • 55 tuần tuổi
  • 64 tuần tuổi.
  • 75 tuần tuổi.

Hai tác giả sách chia sẻ thêm: “Không một cha mẹ nào có thể “thoát” khỏi tuần những cột mốc ẩm ương này của trẻ. Hai tác giả đã tổng kết được rằng những giai đoạn khó chịu này của trẻ thường gắn liền với ba từ: Bám dính, Quàu quạu và Khóc lóc.

Khủng hoảng tuổi lên 2 là cụm từ mẹ biết đến nhiều hơn so với các cột mốc còn lại vì những biểu hiện của trẻ thời điểm này là rõ rệt nhất. Nhưng mẹ có công nhận rằng trước đó không ít lần bản thân cảm thấy đau đầu vì bé trở chứng. Kiểu như đang ngủ yên lành bỗng thức dậy và khóc thét; dỗ thế nào cũng không nín, rồi có lúc lại bám dính bố mẹ không rời… Cảm giác lúc này là: “Liệu mình có làm gì sai không?”.

2. Cách nhận biết sớm Wonder Week của trẻ

Thực ra cha mẹ vẫn đang làm đúng vai trò quan trọng của mình trong việc chăm sóc và nuôi dạy bé cưng. Cái cách mà bé “chống đối” được coi là tự nhiên trong giai đoạn tuần khủng hoảng của trẻ. Wonder week đánh dấu sự phát triển tuyệt vời về trí tuệ và khả năng vận động.

10 cột mốc trong tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh thường có biểu hiện:

  • Bé khóc đêm nhiều hơn, bám mẹ hơn.
  • Chán ăn, biếng bú.
  • Khó ngủ và thường tỉnh giấc, giấc ngủ không sâu.
  • Dễ trở nên cáu gắt, bực bội, khóc lóc thường xuyên.
  • Muốn được mẹ vỗ về, âu yếm.
  • Tâm trạng thất thường; lo lắng nhiều khi phải chia cách mẹ.
  • Bé có thể hành động một cách hung hăng hơn.
  • Ghen tị nếu có ai đó dành sự chú ý của cha mẹ, người chăm sóc.
  • Nhiều cơn giận dữ bùng nổ (temper tantrum).
  • Gắn bó và âu yếm đồ chơi của mình nhiều hơn.

[inline_article id=283168]

3. Các tuần khủng hoảng của trẻ và cột mốc phát triển

kỹ năng đạt được

5 tuần tuổi:

  • Bé có những chuyển biến về các giác quan.
  • Bắt đầu nhìn vào mọi vật chăm chú hơn, có cảm giác muốn chạm vào mọi vật.
  • Bắt đầu biết cười và nhạy cảm hơn với mùi hương.

8 tuần tuổi:

  • Tuần khủng hoảng của trẻ này đánh dấu sự quan tâm của bé đến đồ chơi.
  • Bé dần khám phá và quan sát các bộ phận của cơ thể của mình.
  • Bắt đầu biết làm những âm thanh gầm gừ nhỏ.

12 tuần tuổi:

  • Bé bỏ ăn, thức khuya nhưng bù lại con cười nhiều hơn và thích nghe những âm thanh với tần số khác nhau.

19 tuần tuổi:

  • Biết cho tay vào miệng mút hoặc cầm nắm để bỏ tất cả mọi đồ vật trong tầm với nhét vào miệng.
  • Biết nhìn theo mẹ hoặc bố.

26 tuần tuổi:

  • Biết cầm nắm, biết ngồi dậy, nhổm người.
  • Có kỹ năng xác định khoảng cách phát triển.
  • Bắt đầu biết hét và cười to.

37 tuần tuổi:

  • Có thể hiểu một số từ, biết bắt chước người khác.
  • Muốn chơi trò chơi và đung đưa theo những bài nhạc quảng cáo.

46 tuần tuổi:

  • Biết trả lời câu hỏi ngắn, biết chỉ vào đồ vật mình muốn.
  • Thích chơi xếp chồng đồ vật.

55 tuần tuổi:

  • Thích vẽ, tự mặc hoặc cởi quần áo

64 tuần tuổi:

  • Biết pha trò, biết nũng nịu, biết nịnh mẹ
  • Bắt chước biểu cảm và hành động của người lớn

75 tuần tuổi:

  • Trẻ cũng sẽ bắt đầu phát triển sự đồng cảm và ít ích kỷ
  • Các kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn.

3. Cách tính Wonder Week cho bé như thế nào?

Để tính Wonder Weeks cho bé, mẹ có thể làm theo các bước sau:

  • Xác định tuổi của bé: Đầu tiên, xác định tuổi của bé từ ngày sinh của bé đến ngày hiện tại. Đây là thời gian trong tháng bé đã sống.
  • Tra cứu Wonder Weeks: Sử dụng cuốn sách hoặc ứng dụng Wonder Weeks (nếu có) để tra cứu tuần kỳ phát triển của bé dựa trên tuổi của bé. Cuốn sách và ứng dụng Wonder Weeks cung cấp thông tin chi tiết về các giai đoạn phát triển và những thay đổi mà bé có thể trải qua trong từng giai đoạn đó.
  • Theo dõi biểu hiện: Theo dõi những biểu hiện phát triển và hành vi của bé trong thời gian tương ứng với Wonder Week đó. Các biểu hiện bao gồm thay đổi trong giấc ngủ, sự thay đổi tâm trạng, khóc nhiều hơn thường lệ, tăng sự quan tâm đến môi trường xung quanh và sự phát triển các kỹ năng mới.

4. Bảng dự đoán tuần khủng hoảng của bé

Biết được đâu là mốc “Wonder Week” của bé sẽ giúp mẹ chủ động và “đỡ stress” hơn; bớt đi những lo lắng không cần thiết khi thấy trẻ quấy khóc thường xuyên không rõ nguyên nhân.

tuần khủng hoảng
Những cột mốc trái tính trái nết trong tuần khủng hoảng của bé mà cha mẹ đang nuôi con dưới 2 tuổi cần biết

Mẹ lưu ý khi theo dõi tuần khủng hoảng của trẻ:

  • Tuần khủng hoảng của bé có thể xê dịch sớm hoặc muộn hơn 1-2 tuần dựa theo bảng trên.
  • Quan trọng là mẹ nhận biết được những triệu chứng tuần khủng hoảng của bé bên cạnh các mốc phát triển kỹ năng của con theo độ tuổi;
  • Theo dõi những kỹ năng bé đang tập như tập lẫy, tập bò, tập đứng… để đoán xem con có đang rơi vào tuần khủng hoảng hay không.
  • Thường thì tuần khủng hoảng sẽ tính theo ngày dự sinh của bé. Các bé sinh non, mẹ nên tính theo ngày sinh dự kiến chứ không phải theo ngày sinh bé.

5. Mẹ cần làm gì trong tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh?

Một số mẹo nhỏ mẹ có thể áp dụng để trải qua 10 tuần êm ái cùng con:

  • Mẹ cần biết tự chăm sóc chính mình: Tuần khủng hoảng của trẻ có thể gây kiệt sức; và do đó, cha mẹ không được bỏ bê bản thân.
  • Tự nhắc nhở rằng quấy khóc chỉ là giai đoạn tạm thời: Bé trong giai đoạn wonder week đeo bám mẹ chỉ vì cảm thấy không yên tâm. ĐIều mẹ cần làm là quan tâm đến bé nhiều hơn; ôm ấp và trấn an trẻ để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Hãy hiểu rằng tuần khủng hoảng của trẻ rồi sẽ kết thúc: Sau “Wonder Week” sẽ là “Sunny Week”. Chỉ vài ngày thôi rồi mọi chuyện sẽ trở lại quỹ đạo ban đầu. Con sẽ lại ngoan, sẽ lại ăn ngủ đều và thôi bám mẹ.
  • Hiểu cho bé khi bé bám víu và lo lắng nhiều hơn: Khi trẻ có thể làm nhiều hơn do sự phát triển thể chất của mình; điều này có thể gây sợ hãi. Mẹ cần cảm thông và động viên trẻ trong giai đoạn wonder week này.
  • Trấn an bé: Cho bé biết rằng con đang ổn; và mẹ vẫn đang ở ngay cạnh bên.
  • Cho con đi ngủ sớm hơn bình thường từ 30-45 phút.
  • Giảm bớt 1 giấc ngày nếu mẹ muốn (áp dụng với tuần 12 – 26 hoặc 37 – 55 hoặc 64).
  • Không ép bé ăn: Tuần khủng hoảng có trẻ có thể gây ra sự thay đổi trong khẩu vị và thói quen ăn uống; nếu trẻ cảm thấy không muốn ăn, và mẹ đảm bảo con đã nạp đủ dưỡng chất thì không cần phải ép bé ăn nữa.

>> Mẹ xem thêm: Nên kỷ luật trẻ 2 tuổi như thế nào để bé ngoan hơn?

cách vượt qua các tuần khủng hoảng (wonder week) của trẻ
Khi bé quấy khóc, mẹ ở bên trẻ vỗ về yêu thương thật nhiều nhé!

Ngoài ra, bí quyết được nhiều bậc phụ huynh đúc kết; và truyền miệng sau khi đã trải qua thời kỳ wonder week đầy khó khăn chỉ gồm 3 từ: “Mặc kệ con”. Vì tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là quá trình phát triển tự nhiên; không thể ngăn ngừa mà chỉ có thể đồng hành. Nên để con được tự do và thoải mái trong không gian riêng của mình bởi trẻ con có quyền được khóc, được quấy.

[inline_article id=74877]

Tất cả những đứa trẻ khỏe mạnh, bình thường đều hay khóc lóc, đều rắc rối, cáu kỉnh và nhặng xị ở cùng một độ tuổi. Và, khi tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh xảy ra, các bé có thể cư xử khiến cả nhà chán chường. Tìm hiểm và dự đoán trước về những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ cùng con vượt qua những giai đoạn này thật êm ái.