Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 cần bổ sung những thực phẩm gì?

Vậy ở độ tuổi 17, trẻ cần bổ sung thêm những loại thực phẩm nào? Hãy cùng MarryBaby xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 cho trẻ mẹ nhé!

Các nguyên nhân khiến trẻ thấp còi, chiều cao phát triển kém hơn

“Bố mẹ có chiều cao kém thì trẻ có thể cao hay không? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ? Vì sao trẻ trông có vẻ thấp hơn so với bạn bè của mình?” là những điều mà bố mẹ quan tâm trong hành trình chăm sóc bé.

Trước khi tìm hiểu về thực đơn ăn uống tăng chiều cao, mẹ cần điểm qua các yếu tố khiến trẻ chậm phát triển về chiều cao. Các yếu tố này bao gồm:

  • Yếu tố di truyền (chiếm 23%): Thông thường, những đứa trẻ có bố mẹ, người thân trong gia đình không quá cao sẽ rất khó để có được chiều cao vượt trội hơn gia đình của mình.
  • Yếu tố dinh dưỡng (chiếm 32%): Một chế độ dinh dưỡng không phù hợp, ăn uống các loại thực phẩm không lành mạnh có thể khiến tốc độ phát triển về chiều cao ở trẻ bị chậm lại.
  • Yếu tố rèn luyện, vận động (chiếm 22%): Nếu trẻ ít vận động, tập thể dục, trẻ sẽ khó có thể phát triển chiều cao như bạn bè cùng trang lứa.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý rằng, nếu đã xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, có thực đơn giúp tăng chiều cao riêng biệt, trẻ cũng thường xuyên rèn luyện và không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi yếu tố di truyền nhưng trẻ vẫn thấp hoặc tăng chiều cao chậm thì đây có thể là dấu hiệu trẻ đang gặp các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như: thiếu hụt hormone, thiếu máu, rối loạn cơ xương,…

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17

Nên bổ sung các dưỡng chất nào để trẻ có thể tăng chiều cao vượt trội?

Để giúp trẻ cải thiện chiều cao của mình, mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17, cần cân bằng giữa các dưỡng chất sau đây:

  • Canxi: Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên phần lớn cấu trúc của xương và răng, giúp xương cứng cáp, chắc khỏe và hỗ trợ tăng chiều cao nhanh chóng. Từ 14-18 tuổi, trẻ cần khoảng 1.300mg canxi mỗi ngày.

>>> Bạn có thể xem thêm: 8 cách đơn giản giúp tăng cường canxi tự nhiên

  • Chất đạm (protein): Protein có thể kích thích hormone tăng trưởng bên trong cơ thể, từ đó giúp trẻ cải thiện chiều cao của mình. Từ 14-18 tuổi, mỗi ngày trẻ nên bổ sung khoảng 45g protein (ở trẻ gái) và 65g protein (ở trẻ trai).
  • Sắt: Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, từ đó khiến trẻ bị chậm tăng trưởng và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
  • Vitamin C: Vitamin C không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể mà còn giúp hấp thụ sắt tốt hơn. Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 của trẻ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa vitamin C.
  • Lysin: Thiếu hụt Lysin có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt acid amin giúp trẻ tăng chiều cao. Do đó, điều quan trọng là mẹ cần đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung Lysin cho trẻ.

Canxi tăng chiều cao

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 & những thực phẩm nên bổ sung

Mẹ có thể đa dạng các món ăn để kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hấp thụ tốt hơn. Trong các món ăn mà mẹ chế biến, nên chú ý để bổ sung các loại thực phẩm như:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Cơ thể chúng ta có thể hấp thu đến 30% canxi từ sữa và các chế phẩm từ sữa. Mẹ có thể khuyến khích trẻ uống sữa mỗi ngày để cải thiện chiều cao của mình.
  • Trứng: Trứng là một nguồn cung cấp chất đạm vô cùng dồi dào. Vì thế, với thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 của trẻ, mẹ có thể bổ sung thêm một vài món ăn từ trứng, chẳng hạn như trứng ốp la ăn cùng bánh mì, trứng hấp kiểu Nhật, trứng chiên thịt bằm,…
  • Thịt gà: Các món ăn từ thịt gà có thể giúp trẻ bổ sung lượng protein cần thiết đối với sự phát triển của trẻ về chiều cao. Ngoài ra, thịt gà còn chứa vitamin B12, chất béo, chất sắt,… để xương chắc khỏe và cứng cáp hơn.
  • Các loại quả mọng: Để bổ sung vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 của trẻ nên có thêm các món ăn được chế biến từ quả mọng, chẳng hạn như món yogurt dâu tây, sinh tố việt quất hay cho trẻ dùng trái cây tươi mẹ nhé.
  • Các loại cá: Các loại cá có thể giúp cung cấp Lysin mà cơ thể trẻ đang thiếu hụt, từ đó giúp con cải thiện chiều cao tốt hơn.
  • Rau củ quả: Rau củ quả, đặc biệt là rau lá xanh có chứa hàm lượng sắt, magie, kali và vitamin cực cao. Thường xuyên ăn các loại rau củ quả có thể giúp trẻ phát triển chiều cao và tăng mật độ xương để cao lớn, khỏe mạnh hơn.
  • Các loại đậu: Một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 của trẻ chính là các loại đậu, chẳng hạn như đậu nành, đậu phộng, đậu Hà Lan,… Các loại đậu không chỉ chứa nhiều protein mà còn chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cực cao để trẻ phát triển tốt nhất.
  • Yến mạch: Các món ăn từ yến mạch cũng là một gợi ý cho mẹ khi lên thực đơn ăn uống tăng chiều cao cho trẻ. Bên trong yến mạch có chứa hàm lượng mangan, photpho, chất sắt, selen, kẽm, vitamin B1,… cực cao, có lợi cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Tập luyện hỗ trợ tăng chiều cao
Tập luyện hỗ trợ tăng chiều cao cho tuổi dậy thì.

Gợi ý thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17

Bữa sáng: Vào bữa sáng, mẹ có thể chế biến một số món ăn nhanh nhưng vẫn đảm bảo dưỡng chất như sữa chua với trái cây tươi, sinh tố trái cây, bánh mì nướng ăn cùng trứng và phô mai, các loại ngũ cốc,… 

Bữa trưa: Bữa trưa của trẻ sẽ không còn nhàm chán với các món ăn ngon như mỳ ý phô mai rau củ, cá hồi nấu canh chua, thịt bò xào ớt chuông hành tây, gà chiên phô mai, canh rau củ thập cẩm,…

Bữa tối: Mẹ chưa biết nên bổ sung món ăn tối nào vào thực đơn tăng chiều cao cho con? Một số gợi ý cho mẹ gồm có mực nhồi thịt hấp, đậu Hà lan xào thập cẩm, cháo yến mạch trứng gà, gà chiên phô mai,…

Bữa xế: Sau bữa trưa, mẹ có thể cho trẻ dùng thêm bữa xế với các món ăn vặt ngon như bánh flan, kem chuối, yogurt hoa quả, hoa quả dầm,…

Với những gợi ý trên, mẹ đã có thể xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 cho trẻ rồi phải không nào? Hãy nhanh chóng chế biến các món ăn ngon và hấp dẫn cho trẻ để trẻ có thể phát triển trong cuối giai đoạn dậy thì này mẹ nhé!

Học bơi cũng là một cách giúp trẻ tăng chiều cao vượt trội. Hãy tham khảo cách dạy bơi cho trẻ ở bên dưới nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

10 thực phẩm cần có trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18

Khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18, mẹ nên bổ sung thêm 10 loại thực phẩm sau đây để giúp bé có một cú “lội ngược dòng” ngoạn mục và thay đổi chiều cao của mình tốt hơn.

18 tuổi còn có thể tăng chiều cao được không?

Một sai lầm mà nhiều người thường xuyên mắc phải đó chính là cho rằng 18 tuổi không còn có thể tăng chiều cao. Vì thế, chẳng cần phải nghiên cứu thực đơn ăn uống tăng chiều cao để làm gì.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ phát triển một cách vượt bậc và bắt đầu phát triển chậm hơn ở gần cuối giai đoạn dậy thì. Cho đến khi đạt 25-30 tuổi thì chiều cao sẽ dừng phát triển.

Do đó, tuy vào 18 tuổi, trẻ không còn tăng trưởng quá nhiều về chiều cao nhưng nếu kiên trì xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cũng như xây dựng lối sống lành mạnh thì vẫn có thể có sự cải thiện về mặt chiều cao.

>>> Bạn có thể xem thêm: Hội chứng tuổi dậy thì và những vấn đề chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì bố mẹ cần biết

Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển về chiều cao của trẻ

thực đơn tăng chiều cao có dinh dưỡng gì

Chiều cao được ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính: dinh dưỡng, di truyền và rèn luyện. Trong đó, dinh dưỡng là yếu tố chính (chiếm đến 32%) so với 2 yếu tố còn lại (23% và 22%) tác động đến chiều cao của trẻ.

Do vậy, việc xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình hay không. 

Ngoài ra, lợi ích của việc ăn uống đầy đủ chất chính là não bộ của trẻ dậy thì phát triển tốt hơn, học tập đạt kết quả cao hơn. Mẹ quan tâm có thể xem chi tiết về các loại thực phẩm bổ não cho trẻ.

Các loại thực phẩm nên có trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18

Các nhóm dưỡng chất cần thiết

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 cần đảm bảo có thể cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất sau đây: canxi, vitamin D3, mangan, protein và một số khoáng chất khác. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết để đẩy nhanh sự phát triển của xương và sụn khớp, hỗ trợ chiều cao của con phát triển nhanh hơn.

Ngoài ra, việc bổ sung các dưỡng chất này trong thực đơn của trẻ còn giúp kích thích cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng và collagen tuýp 2 – các yếu tố cần thiết để trẻ có một đôi chân dài đáng mơ ước.

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18

Để giúp trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình, mẹ có thể gợi ý trẻ bổ sung thêm các loại thực phẩm sau đây:

  • Tôm: Tôm có chứa rất nhiều canxi, selen, chất béo, omega-3,… có lợi đối với sự phát triển của trẻ. 
  • Khoai lang: Một trong những thực phẩm có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển về chiều cao chính là khoai lang. Khoai lang chứa nhiều vitamin A và chất xơ để duy trì hệ đường ruột khỏe mạnh, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng hỗ trợ tăng chiều cao tốt hơn. Hơn nữa, với hàm lượng chất xơ dồi dào, khoai lang cũng giúp cải thiện tình trạng táo bón, không gây tăng cân. Do đó, mẹ có thể khuyến khích trẻ bổ sung khoai lang vào thực đơn giảm cân và tăng chiều cao của mình.
  • Cá hồi: Tuổi 18, trẻ ăn gì để tăng chiều cao? Câu trả lời chính là…. cá hồi! Cá hồi chứa nhiều omega-3 thúc đẩy quá trình tạo xương, duy trì hệ xương khỏe mạnh.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai,… đều là những thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao vô cùng hiệu quả. Nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng canxi và vitamin D cực lớn, giúp xương phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, sữa và các chế phẩm từ sữa còn còn có chứa protein, vitamin nhóm B, DHA,… giúp phát triển trí não, tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ tăng chiều cao.
  • Trứng: Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 của trẻ nhất định không thể thiếu các món ăn từ trứng bởi bên trong trứng có chứa rất nhiều protein, canxi và các loại vitamin đặc biệt có lợi đối với sự phát triển của hệ xương.

thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 cần có trứng

  • Thịt gà: Thịt gà có chứa hàm lượng protein rất cao, kích thích cơ bắp và các hormone tăng chiều cao phát triển mạnh mẽ. Do đó, trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18, mẹ có thể gợi ý trẻ dùng thêm các món như salad ức gà sốt sữa chua, gà xào nấm gừng, ức gà cuộn phô mai,…
  • Các loại đậu: Một gợi ý khác để trẻ có thể kéo dài đôi chân của mình ở tuổi 18 chính là các loại đậu như đậu nành, đậu phộng đều có tác dụng đặc biệt đối với việc cải thiện chiều cao ở giai đoạn tuổi dậy thì.

[inline_article id=261728]

  • Rau lá xanh: Rau lá xanh như bắp cải, cải xoăn, rau bina,… không chỉ bổ sung chất xơ mà còn là nguồn cung cấp canxi, sắt, magie và kali cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự tăng trưởng về chiều cao. Mặt khác, rau củ nói chung còn có tác dụng giảm cân an toàn cho trẻ dậy thì.
  • Hạt hạnh nhân: Một gợi ý khác cho bữa xế của trẻ trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 chính là hạnh nhân. Hạnh nhân có chứa rất nhiều protein, mangan, chất béo lành mạnh. Do đó, hạt hạnh nhân không chỉ giúp tăng chiều cao mà còn giúp trẻ duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân béo phì khiến con mất tự tin.
  • Các loại quả mọng: Loại trái cây nào có thể giúp trẻ tăng chiều cao? Đó chính là các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây, việt quất,… vì nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn canxi để hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh, tránh viêm nhiễm, kích thích quá trình sản sinh và tổng hợp collagen để cải thiện sức khỏe xương khớp.

>>> Bạn có thể xem thêm: Dậy thì thành công là gì? Giúp con trai làm được điều này mẹ nhé!

18 tuổi, trẻ vẫn có thể cao hơn một vài cm nếu được xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Do đó, mẹ hãy xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 phù hợp để có thể giúp con có được chiều cao lý tưởng mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Bật mí cách lên thực đơn tăng chiều cao cho trẻ dậy thì trong 4 tuần

Thời điểm vàng để trẻ phát triển chiều cao là từ 2 tuổi cho đến khi kết thúc tuổi dậy thì. Sau khi hết giai đoạn dậy thì, trẻ thường không cao thêm và chiều cao lúc này có thể là chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Do đó, việc xây dựng thực đơn tăng chiều cao, cân đối các dưỡng chất cho trẻ dậy thì sẽ giúp con đạt được mức tăng trưởng tối ưu nhất có thể. Mời các bố mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết sau của MarryBaby nhé! 

Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong sự phát triển chiều cao của trẻ

Chiều cao của mỗi đứa trẻ sẽ phụ thuộc phần lớn vào gen di truyền, có thể dự đoán thông qua chiều cao của cha mẹ hoặc những người họ hàng thân cận. Bên cạnh đó, yếu tố dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng vào sự phát triển thể chất. Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết có thể khiến trẻ không đạt được mức chiều cao tối đa đáng lẽ sẽ đạt được.

Trong những năm tăng trưởng mạnh ở độ tuổi dậy thì, trẻ cần có chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục ở mức độ phù hợp để phát triển toàn diện. Do đó, cha mẹ cần xây dựng thực đơn tăng chiều cao cho trẻ sao cho lượng dưỡng chất cần thiết được bổ sung đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Đơn vị đo lường nhu cầu năng lượng cần thiết được cung cấp từ thực phẩm là calo (hoặc kcal). Ở giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, lượng calo trẻ cần sẽ cao hơn các giai đoạn khác, trung bình theo giới tính thì:

  • Bé trai cần đáp ứng 2.800 calo mỗi ngày.
  • Bé gái cần đáp ứng 2.200 calo mỗi ngày.

Nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể đến từ protein, carbohydrate và chất béo. Mỗi gram protein và carbohydrate sẽ cung cấp khoảng 4 calo. Lượng calo đến từ chất béo thường nhiều hơn gấp đôi, với 9 calo cho mỗi gram chất béo tiêu thụ.

Các dưỡng chất cần thiết giúp trẻ cao lớn

Dưỡng chất  Lượng cần đáp ứng trong ngày theo độ tuổi
Tiền dậy thì  Dậy thì 
Bé trai  Bé gái Bé trai  Bé gái
Đạm (protein)  55 – 64 g/ngày 60 – 100 g/ngày
Chất bột đường (carbohydrate) – Carbohydrate phức tạp chiếm khoảng 50 – 60% lượng calo nạp vào.

– Hạn chế các carbohydrate đơn như đường tinh luyện.

Chất béo (lipid) Chiếm khoảng 20 – 25% tổng năng lượng nạp vào.
Vitamin D  5 mcg/ngày
Canxi 700 g/ngày 1.000 g/ngày
Kẽm  Hấp thu tốt 3,3 mg/ngày 5,7 mg/ngày 4,6 mg/ngày
Hấp thu vừa 5,6 mg/ngày 9,7 mg/ngày 7,8 mg/ngày
Hấp thu kém 11,3 mg/ngày 19,2 mg/ngày 15,5 mg/ngày
Phốt pho 500 mg/ngày 1.250 mg/ngày
Magie  100 mg/ngày 155 – 260 mg/ngày 160 – 240 mg/ngày
Các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam do Bộ Y tế ban hành (Phụ lục 1, Thông tư số 43/2014/TT-BYT). Các bố mẹ có thể tham khảo tại đây! 

10 thực phẩm nên có trong chế độ ăn của trẻ dậy thì 

10 thực phẩm nên có trong chế độ ăn của trẻ dậy thì

Vậy trẻ cần ăn gì để cao lên nhanh chóng? Để bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết như trên, thực đơn cho trẻ cần có những nhóm thực phẩm sau đây:

1. Các loại thịt (thịt nạc, thịt đỏ)

Các loại thịt là nguồn bổ sung protein rất tốt đối với sự phát triển của trẻ trong giai đoạn tuổi dậy thì. Đặc biệt, ở giai đoạn từ 13 – 15 tuổi, trẻ nên ăn các món ăn có thịt để hấp thụ protein cũng như các dưỡng chất khác (sắt, magie, kẽm và canxi) để có thể cải thiện chiều cao tốt hơn. Lưu ý, thịt đỏ thường có nhiều sắt nhưng cũng giàu chất béo bão hòa, nên các mẹ cần chú ý cho con ăn một lượng vừa phải và cắt giảm các nguồn chất béo khác trong bữa ăn đã có thịt đỏ.

2. Trứng

Thực đơn tăng chiều cao cho trẻ nên bổ sung thêm trứng vì đây cũng là một nguồn cung cấp canxi và protein cho cơ thể. Mỗi quả trứng trung bình cung cấp khoảng 6,5g protein và hầu hết các axit amin thiết yếu. Nhờ vậy, trứng trở thành nguồn protein hoàn chỉnh cho sự phát triển xương ở trẻ vị thành niên. Bên cạnh đó, trong trứng cũng có một số chất dinh dưỡng khác như vitamin D, phốt pho, axit béo omega-3, selen, i-ốt giúp trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện.

3. Cá

Các loại cá như cá tuyết, cá bơn, cá hồi, cá mòi hay lươn biển cũng chứa nhiều canxi. Đặc biệt, những loại cá ăn được cả xương như cá mòi đóng hộp cũng bổ sung nhiều canxi hơn giúp xương của trẻ phát triển. Ngoài ra, cá mòi, cá hồi còn chứa nhiều axit béo omega-3 rất tốt cho sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp.

4. Sữa và các chế phẩm từ sữa 

Sữa, phô mai, bơ, creme dessert (váng sữa)… chính là nguồn thực phẩm giúp bổ sung protein cùng lượng canxi, natri và magie tốt cho cơ thể, từ đó giúp tăng chiều cao nhanh chóng hơn. Thành phần dinh dưỡng trong sữa nguyên chất dồi dào hơn sữa tách kem. Do đó, trẻ được khuyến khích uống sữa nguyên chất hoặc các sản phẩm làm từ sữa nguyên chất, trừ những trường hợp phải hạn chế như trẻ bị béo phì.

5. Các loại đậu 

Khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao cho trẻ, mẹ đừng quên bổ sung thêm các loại đậu, chẳng hạn như đậu phộng, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng… Đậu vừa có hàm lượng protein cao, lại có thể giúp bổ sung thêm vitamin B, vitamin C, sắt, kẽm để xương chắc khỏe hơn và thúc đẩy phát triển chiều cao tối ưu.

6. Các loại rau xanh – củ quả 

thực đơn tăng chiều cao

Bổ sung nhiều loại rau củ quả vào trong thực đơn cũng là bí quyết để trẻ có thể cải thiện chiều cao nhanh chóng. Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina có chứa rất nhiều vitamin K và canxi – hai dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong việc phát triển chiều cao.

Ngoài ra, cà rốt, bông cải cũng cung cấp thêm vitamin A và vitamin C để hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa phát triển, giúp cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn mà trẻ dùng trong ngày.

7. Trái cây

Trái cây cũng có tác động đến quá trình phát triển của trẻ. Vì thế, với thực đơn tăng chiều cao tuổi dậy thì, mẹ cũng đừng quên cho con dùng thêm đa dạng các loại trái cây như chuối, cam, ổi, sơri, kiwi… nhé. 

8. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc có thể không chứa quá nhiều canxi nhưng là nguồn cung cấp magie – một khoáng chất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của xương. Ngũ cốc nguyên hạt còn là nguồn chất xơ tốt để giúp hệ tiêu hóa phát triển và hấp thu dưỡng chất hiệu quả. Các loại ngũ cốc nguyên hạt nên bổ sung vào chế độ ăn cho trẻ là yến mạch, lúa mạch, kiều mạch, hạt diêm mạch (quinoa), gạo lứt. Bạn cũng có thể cho trẻ ăn bánh mì nguyên cám làm từ các loại ngũ cốc này.

9. Các loại hạt

Các loại hạt là nguồn cung cấp protein và canxi dồi dào, cùng với đó là lượng lớn axit béo omega-3 giúp cải thiện sức khỏe xương, khớp. Bạn nên bổ sung thêm các loại hạt vào thực đơn tăng chiều cao cho trẻ ở tuổi dậy thì. Các loại hạt phù hợp có hạnh nhân, óc chó, đậu phộng, hạt dẻ cười (hạt hồ trăn)…

10. Nấm

Nấm cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như giúp cải thiện sự phát triển xương ở trẻ tuổi dậy thì. Trong nấm có chứa vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, hỗ trợ xương và răng chắc khỏe. Đồng thời, nấm cũng là nguồn vitamin B dồi dào như vitamin B2, B3, B5, B9 cần thiết cho sự hình thành và phát triển tế bào.

[key-takeaways title=”Lưu ý”]

Một số thực phẩm mẹ cần hạn chế trong thực đơn tăng chiều cao cho trẻ dậy thì để tránh khiến con bị thừa cân do dư năng lượng nạp vào mà không có đủ dưỡng chất cần thiết, bao gồm:

  • Đồ ngọt như bánh, kẹo, thức uống có nhiều đường tinh luyện, thực phẩm có hàm lượng calo cao
  • Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Đồ uống có chất kích thích như caffeine, thức uống tăng lực…

[/key-takeaways]

Tham khảo thực đơn tăng chiều cao cho trẻ dậy thì trong 4 tuần

thực đơn tăng chiều cao cho trẻ dậy thì

Sau đây là một số thực đơn tăng chiều cao tuổi dậy thì trong 4 tuần với đầy đủ dưỡng chất cần thiết để bố mẹ có thể tham khảo. Dựa vào đây, bố mẹ có thể linh hoạt thay đổi các món ăn đa dạng với sự kết hợp tương tự các nhóm thực phẩm để có được thực đơn tăng chiều cao mà không khiến trẻ tăng cân quá mức.

Tuần 1

Ngày Bữa sáng  Bữa phụ buổi sáng  Bữa trưa  Bữa xế  Bữa tối 
Thứ 2  Cơm tấm sườn 1 ly sữa Cơm + Cá thu chiên + Xoài bằm + Canh tần ô + Chuối  Sữa chua Cơm + Thịt kho măng + Bông cải canh xào + Táo
Thứ 3  Bún bò Các loại đậu và hạt ăn liền Cơm + Thịt viên xốt cà chua + Su su luộc + Canh bí đao + Nho 1 ly sữa Cơm + Cá ba sa kho tiêu + Canh đậu hũ hẹ nấu trứng + Đậu que xào + Lê
Thứ 4  Bún thịt nướng Phô mai tươi Cơm + Đậu hũ dồn thịt xốt cà chua + Canh chua gà lá giang + Xoài Sữa chua nha đam Cơm + Sườn xào chua ngọt + Dưa leo + Canh bí đỏ + Kiwi
Thứ 5 Bánh mì chảo 1 ly sữa Cơm + Thịt kho trứng + Cải chua + Canh rau củ hầm + Ổi Bánh ngũ cốc chấm sữa Cơm + Gà chiên nước mắm + Bầu luộc + Canh cải xanh + Chuối
Thứ 6  Bún riêu cua Bánh flan Cơm + Sườn rim nước dừa + Bắp cải luộc + Canh rau dền + Nhãn Sữa chua Cơm + Mực xào rau củ + Canh rau ngót + Thanh long
Thứ 7 Mì xào bò 1 ly sữa Cơm + Bò xào ớt chuông + Canh rau muống + Cam 1 ly sữa Cơm + Tôm rim thịt + Canh khổ qua + Đậu rồng xào + Táo
Chủ nhật  Hủ tiếu tôm thịt Sữa chua ngũ cốc Cơm + Thịt gà luộc + Rau cải xào + Canh rong biển nước luộc gà + Măng cụt 1 ly sữa Cơm + Cá diêu hồng chiên giòn + Cải bó xôi xào tỏi + Canh khoai mỡ + Quýt

Tuần 2 

thực đơn tăng chiều cao tuần 2

Ngày Bữa sáng  Bữa phụ buổi sáng  Bữa trưa  Bữa xế  Bữa tối 
Thứ 2  Phở bò Sinh tố xoài Cơm + Tôm rang nước dừa + Su su xào tỏi + Canh cải xanh thịt bằm + Mãng cầu 1 ly sữa Cơm + Trứng cuộn rau củ + Đậu cô ve xào thịt bò + Canh cải thảo + Nho
Thứ 3  Bánh cuốn 1 ly sữa Cơm + Cá hồi xốt chanh dây + Đậu cove luộc + Canh rau dền + Bơ dầm Sữa chua Cơm + Mực hấp + Rau củ xào + Canh rau ngót + Chuối
Thứ 4  Bánh mì ốp la + Nước ép lựu Sữa chua Cơm + Thịt heo xào bông cải xanh + Canh khoai môn + Đu đủ Bánh ngũ cốc chấm sữa Cơm + Cá nướng + Súp lơ xào + Canh bắp cải cuộn thịt + Lê
Thứ 5 Bún mọc 1 ly sữa Cơm + Sườn non rim me + Ngồng cải xào tỏi + Canh rau tâp tàng + Thanh long Sữa chua phô mai Cơm + Bò lúc lắc + Canh nấm rau củ + Kiwi
Thứ 6  Bánh mì thịt 1 ly sữa Cơm + Tôm rang + Rau muống xào + Canh bông cải xanh nấu xương + Bưởi 1 ly sữa Cơm + Lươn xào nghệ + Canh cà rốt khoai tây + Cải xanh luộc + Chuối
Thứ 7 Cháo sườn 1 ly sữa Cơm + Cá nấu canh chua + Súp lơ trắng xào thịt + Sinh tố dưa lưới Sữa chua Cơm + Gà chiên xốt cam + Salad trộn dầu giấm + Canh khoai sọ + Dưa hấu
Chủ nhật  Miến xào hải sản Sinh tố bơ Cơm + Bò cuộn bắp cải hấp + Canh rau củ + Ổi 1 ly sữa Cơm + Cá bống kho tiêu + Giá hẹ xào hến + Canh cải bẹ + Vú sữa

Tuần 3

thịt kho tàu giúp bé tăng chiều cao

Ngày Bữa sáng  Bữa phụ buổi sáng  Bữa trưa  Bữa xế  Bữa tối 
Thứ 2  Xôi mặn + Nước sâm 1 ly sữa Cơm + Thịt kho tàu + Rau lang xào + Canh bí đỏ + Nho Sinh tố sapoche Cơm + Tôm xào súp lơ + Canh mồng tơi + Táo
Thứ 3  Sandwich kẹp thịt + Sữa tươi Sinh tố dâu tây Cơm + Gân bò nấu cải chua + Măng tây xào + Canh rau dền + Thanh long 1 ly sữa Cơm + Chả cua chiên + Đậu bắp, bí xanh luộc + Canh hẹ cà chua + Xoài
Thứ 4  Phở gà Sữa chua Cơm + Cá kho tộ + Rau muống luộc + Canh cua mồng tơi + Măng cụt 1 ly sữa Cơm + Đùi gà chiên giòn + Bắp cải trộn + Canh su hào, cà rốt hầm + Cam
Thứ 5 Mì trộn thịt bằm xốt cà chua 1 ly sữa Cơm + Thịt bê xào ớt chuông + Canh cải bó xôi + Dưa gang Sữa chua trái cây Cơm + Thịt ba chỉ xào mắm tép + Su su, cà rốt luộc + Canh rau đay + Chuối
Thứ 6  Cơm cuộn Phô mai tươi Cơm + Cá nục chiên + Súp lơ xào + Canh nấm rau củ + Mận 1 ly sữa Cơm + Rau củ xào hải sản + Canh khoai từ + Nho
Thứ 7 Miến cua 1 ly sữa Cơm + Tôm cuộn khoai tây đút lò + Canh cải xanh + Nhãn Bánh flan phô mai Cơm + Mực nhồi thịt sốt cà + Đậu bắp luộc + Rau củ xào tỏi + Kiwi
Chủ nhật  Cơm chiên thập cẩm 1 ly sữa Cơm + Đậu que xào thịt bò + Canh rau củ hầm xương + Nước cam Sữa chua Cơm + Trứng đúc thịt + Rau muống xào + Canh khoai môn + Lê

Tuần 4

gà nướng mật ong cho trẻ tăng chiều cao

 

Ngày

Bữa sáng  Bữa phụ buổi sáng  Bữa trưa  Bữa xế  Bữa tối 
Thứ 2  Cơm tấm 1 ly sữa Cơm + Đậu hũ nhồi thịt + Khổ qua xào trứng + Canh rong biển + Cherry Sinh tố cà chua Cơm + Cá lóc nướng + Rau củ xào + Canh rau ngót + Đu đủ
Thứ 3  Hamburger bò trứng + Nước cam Sữa chua nha đam Cơm + Gà nướng mật ong + Khoai tây nghiền + Canh nấm rau củ + Măng cụt 1 ly sữa Cơm + Bò lá lốt + Đậu cô ve xào + Canh cải thảo + Thanh long
Thứ 4  Xôi gấc + Sữa đậu nành Phô mai tươi Cơm + Chả ốc nhồi thịt + Bí xanh luộc + Canh khoai sọ + Chuối 1 ly sữa Cơm + Trứng cuộn rau củ + Bắp cải luộc + Canh bí đỏ + Chôm chôm
Thứ 5 Mì bò viên 1 ly sữa Cơm + Thịt heo xào súp lơ, cà rốt + Canh bầu nấu tôm + Lê Bánh flan Cơm + Mực tẩm bột chiên giòn + Cải ngọt luộc + Canh rau dền + Nhãn
Thứ 6  Bánh canh cua Sữa chua Cơm + Gà viên chiên lắc rong biển + Salad trộn + Canh rau củ hầm xương + Kiwi 1 ly sữa Cơm + Tôm, mực xào rau củ + Canh khoai sọ thịt bằm + Mãng cầu
Thứ 7 Cơm chiên dương châu 1 ly sữa Cơm + Trứng chiên hàu + Măng tây xào + Canh mướp mồng tơi + Táo 1 ly sữa Cơm + Thịt bò xào cần tây+ Canh su su + Đậu que luộc + Dâu tây
Chủ nhật  Bánh bao + Sữa bắp Sinh tố dưa gang Cơm + Tôm cuộn tàu hũ ky xốt dầu hào + Canh cải xanh + Xoài 1 ly sữa Cơm + Thịt gà xào nấm + Rau củ luộc + Canh rong biển + Sapoche

Thực đơn tăng chiều cao cho trẻ và các thắc mắc thường gặp

1. Tại sao 14 tuổi không cao được nữa?

Tại sao 14 tuổi không cao được nữa?

Thông thường, vào khoảng 14 – 15 tuổi là thời điểm mà trẻ đã hết tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ lúc này thường không tăng thêm quá nhiều. Đôi khi, chiều cao mà trẻ đạt được lúc 14 tuổi sẽ là chiều cao của trẻ khi trưởng thành, nhất là ở các bé gái. Các bé trai thường bắt đầu dậy thì muộn hơn nên có thể tăng trưởng chiều cao đến hết năm 16 tuổi.

Sau độ tuổi dậy thì, chiều cao vẫn có khả năng tăng thêm nhưng thường không quá nhiều. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ thực hiện lối sống lành mạnh để cải thiện dáng vóc như tập luyện thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học và cân bằng.

2. Vì sao con tôi không cao bằng trẻ đồng trang lứa dù con có chế độ dinh dưỡng tốt?

Theo dõi sự phát triển chiều cao ở trẻ có thể giúp cha mẹ đánh giá được sự phát triển thể chất và xem lại tình trạng dinh dưỡng của con. Bên cạnh chế độ ăn uống, một số lý do có thể khiến cho trẻ không phát triển chiều cao như mong đợi là:

  • Chiều cao trung bình của các thành viên trong gia đình đều thấp. Gene di truyền ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng và phát triển của một cá thể, có thể chịu trách nhiệm cho 80% chiều cao tiềm năng. Do đó, nếu mọi thành viên trong gia đình, kể cả họ hàng gần đều có chiều cao khiêm tốn thì khả năng cao trẻ cũng thừa hưởng dáng vóc tương tự.
  • Chậm phát triển thể chất. Trẻ em gặp phải tình trạng này thường thấp hơn so với chiều cao trung bình của bạn bè đồng trang lứa. Sự phát triển xương và thời điểm dậy thì cũng có xu hướng chậm hơn bình thường. Tuy nhiên, trẻ vẫn có khả năng phát triển chiều cao trong tương lai và có thể cao bằng bạn bè khi trưởng thành.
  • Thiếu hụt hormone tăng trưởng (GH). Các trường hợp trẻ bị thiếu hụt hormone tăng trưởng một phần hoặc toàn phần thì thường sẽ roi vào tình trạng còi cọc, thấp bé hơn bạn cùng tuổi.
  • Suy giáp. Đây là một rối loạn tuyến nội tiết khi tuyến giáp hoạt động kém hơn bình thường. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, tăng cân do bị phù, chậm phát triển.
  • Hội chứng Turner. Một trong những tình trạng di truyền phổ biến ở bé gái do thiếu hoàn toàn hoặc một phần nhiễm sắc thể X trong quá trình phát triển phôi thai. Đặc trưng của hội chứng này là chiều cao thấp và suy buồng trứng sớm.
  • Sức khỏe của người mẹ khi mang thai. Các nghiên cứu cho thấy chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu, tiền sử hút thuốc khi mang thai hoặc tiếp xúc với chất độc hại khi mang thai đều có khả năng ảnh hưởng đến chiều cao và sự phát triển của trẻ.

3. Tại sao trẻ mãi không cao lên được? Cần làm gì để thúc đẩy quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ hiệu quả?

Tại sao trẻ mãi không cao lên được?

Trẻ chậm phát triển chiều cao có thể do nhiều nguyên nhân như do yếu tố di truyền, các bệnh lý bẩm sinh, bị loạn sản xương, thiếu hormone tăng trưởng… Để biết chính xác nguyên nhân tại sao trẻ không cao lên được so với bạn bè đồng trang lứa, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Những trường hợp do ảnh hưởng từ bệnh lý sẽ cần phải điều trị thích hợp để trẻ có thể tăng trưởng và phát triển tốt hơn.

Một số yếu tố khác có thể thay đổi được ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ như chế độ ăn thiếu cân bằng, lối sống lười vận động thể chất, ngủ không đủ giấc. Những trường hợp này, cha mẹ có thể thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao cho trẻ bằng cách:

  • Xây dựng thực đơn cân bằng các nhóm chất cần thiết, bổ sung đủ nhu cầu hàng ngày, đặc biệt là canxi, vitamin D, vitamin A, vitamin K, sắt, kẽm,…
  • Tăng cường vận động thể chất, luyện tập thể dục đều đặn để phát triển thể chất toàn diện.
  • Đi ngủ sớm và dậy sớm, ngủ đủ giấc, hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử.

4. Có nên sử dụng thực phẩm chức năng hay thuốc giúp tăng chiều cao cho trẻ không? 

Việc điều trị y tế bằng thuốc có thể là lựa chọn giúp tăng chiều cao cho trẻ nếu tình trạng còi cọc, chậm tăng trưởng liên quan đến bệnh lý. Ví dụ, tình trạng rối loạn nội tiết và thiếu hụt hormone tăng trưởng có thể khiến trẻ chậm phát triển chiều cao và bác sĩ sẽ chỉ định dùng liệu pháp hormone như tiêm hormone tăng trưởng với liều lượng phù hợp để thúc đẩy phát triển, giúp trẻ đạt được tiềm năng tăng trưởng tối đa. Tuy nhiên, những trẻ không bị thiếu hụt hormone hay rối loạn nội tiết thì không được tự ý sử dụng các loại thuốc này.

Các thực phẩm chức năng trên thị trường được quảng cáo giúp tăng chiều cao cho trẻ thường sẽ bổ sung canxi, vitamin D3, vitamin K2 cùng những vi chất khác. Nếu muốn sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo chúng có hiệu quả, an toàn và không bổ sung quá mức gây dư thừa vi chất. Việc dư thừa vi chất cũng khiến trẻ gặp phải vấn đề sức khỏe khác.

5. Có nên cho trẻ uống canxi để tăng chiều cao không? 

Có nên cho trẻ uống canxi để tăng chiều cao không? 

Trẻ có thể hấp thu đủ lượng canxi cần thiết từ chế độ ăn uống đầy đủ hàng ngày. Do đó, quan niệm phải uống canxi tăng chiều cao cho trẻ dậy thì không hoàn toàn đúng. Trẻ chỉ nên uống bổ sung canxi nếu không hấp thu đủ lượng canxi từ chế độ ăn uống hoặc mắc phải một số bệnh lý ảnh hưởng đến hàm lượng canxi trong cơ thể. Nếu tự ý cho trẻ uống canxi quá nhiều có thể gây thừa canxi và dẫn đến các vấn đề như:

  • Cốt hóa xương sớm, khó đạt được chiều cao tối ưu khi trưởng thành.
  • Tăng nồng độ canxi máu dẫn đến mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy… Nguy hiểm hơn nếu canxi tăng cao có thể gây loạn nhịp tim, hạ huyết áp.
  • Cản trở việc hấp thu các dưỡng chất khác như sắt, kẽm… gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Chiều cao của trẻ còn phụ thuộc phần lớn vào gene di truyền, cùng với đó thì lối sống, tình trạng sức khỏe cũng ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và phát triển. Do đó, cha mẹ không nên chỉ tập trung vào việc cho trẻ uống canxi gì để tăng chiều cao mà quên xem lại những yếu tố ảnh hưởng khác. Nếu trẻ biếng ăn, chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu chất làm chậm phát triển chiều cao thì bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm canxi cùng với các vi chất cần thiết khác như vitamin D, vitamin K, kẽm…

6. Sữa tăng chiều cao cho trẻ dậy thì bao gồm những loại sữa nào? 

Sữa là nguồn cung cấp protein và canxi dồi dào cùng các vitamin, khoáng chất cần thiết cho trẻ dậy thì phát triển chiều cao. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa tăng chiều cao cho trẻ dậy thì với công thức được bổ sung thêm canxi cùng các vitamin, khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển thể chất toàn diện. Những thương hiệu phổ biến được nhiều gia đình lựa chọn cho con em mình, gồm các loại sữa nước pha sẵn, sữa bột và thức uống dinh dưỡng như:

  • Sữa Vinamilk Flex
  • Sữa Pediasure BA
  • Sữa Nestlé Peptamen Junior
  • Sữa ColosBaby VitaDairy
  • Sữa đậu nành Fami Canxi
  • Sữa bột nguyên kem Devondale
  • Sữa tiệt trùng Meadow Fresh Calci Max

7. Các bài tập thể dục giúp tăng chiều cao cho trẻ dậy thì là gì? Giảm cân thì có giúp tăng chiều cao không?

bài tập thể dục giúp tăng chiều cao cho trẻ dậy

Sự thật thì không có bằng chứng khoa học nào cho thấy có bài tập thể dục cụ thể nào sẽ đảm bảo cho trẻ tăng chiều cao tốt nhất ở tuổi dậy thì. Việc luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức mạnh của các nhóm cơ cốt lõi, cải thiện tư thế và giúp xương phát triển chắc khỏe. Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ vận động thể chất như chạy bộ, chơi cầu lông, bóng rổ, bơi lội… 

Bên cạnh đó, các yếu tố lối sống khác cũng cần được đảm bảo lành mạnh như ngủ đủ giấc, ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất sẽ góp phần giúp trẻ phát triển tối ưu nhất.

Việc trẻ giảm cân thực chất không giúp làm tăng chiều cao. Tuy nhiên, cân nặng và chiều cao có mối tương quan về thị giác, trẻ sẽ trông có cảm giác cao hơn khi cân nặng giảm. Việc duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng sẽ giúp các khớp xương ít chịu áp lực hơn và phòng ngừa được nhiều vấn đề sức khỏe khác liên quan đến thừa cân, béo phì.

MarryBaby hi vọng rằng qua bài viết trên, các bố mẹ đã bỏ túi được thực đơn tăng chiều cao cho trẻ trong 4 tuần và hiểu rõ các vấn đề liên quan đến chiều cao của trẻ. Từ đó, có thể hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tóc bạc ở tuổi dậy thì, đừng để con nên nỗi này nhé, mẹ ơi!

Nhiều bạn ngỡ ngàng khi con mới tuổi teen mà tóc đã “muối pha tiêu”. Vậy tóc bạc ở tuổi dậy thì từ đâu mà ra? Có biện pháp nào khắc phục hay không?

Tóc bạc ở tuổi dậy thì

Có ý kiến cho rằng nguyên nhân khiến trẻ chưa già mà tóc bạc sớm là do… máu xấu. Nhưng thực ra tình trạng này còn bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác nữa. Việc hiểu rõ căn nguyên, bạn sẽ có cách giúp con khôi phục lại mái tóc đen dày, óng mượt để con tự tin hơn khi đứng trước đám đông.

Hé lộ nguyên nhân khiến trẻ có tóc bạc ở tuổi dậy thì

Hãy cùng MarryBaby điểm qua những lý do dẫn đến tóc bạc sớm ở tuổi dậy thì mà lớp trẻ thời nay rất dễ mắc phải nhé!

1. Yếu tố di truyền

Nói tóc bạc sớm do máu xấu là có lý do đấy, bởi gen di truyền chính là yếu tố quyết định phần lớn màu tóc của bạn. Nhà nào mà có ông bà, cha mẹ bị bạc tóc sớm thì khả năng cao con cháu sẽ gặp vấn đề tương tự. Tiếc thay, hiện tại vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm tóc bạc sớm do di truyền. Lúc này, bạn chỉ có thể chú trọng vào việc chăm sóc tóc cho con. MarryBaby sẽ chia sẻ kỹ hơn ở phần sau cho bạn.

2. Tóc bạc ở tuổi dậy thì đến từ áp lực, căng thẳng

căng thẳng gây ra tóc bạc ở tuổi dậy thì

Căng thẳng khiến tóc bạc màu là điều hoàn toàn có thực. Bởi dậy thì là giai đoạn trẻ có nhiều biến đổi về tâm sinh lý nên ở độ tuổi này con rất nhạy cảm và dễ chịu áp lực từ việc học hay những mối quan hệ xung quanh.

Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài mà không được kiểm soát sẽ thúc đẩy cơ thể sản sinh ra nhiều hormone gây rối loạn hoạt động của melanocyte (tế bào hắc tố chịu trách nhiệm sản sinh melanin quyết định màu sắc tự nhiên của tóc) dẫn đến tóc bạc ở tuổi dậy thì.

Ngoài yếu tố căng thẳng thì việc đi nắng trực tiếp mà không che chắn cũng khiến tế bào gốc menanocyte suy yếu khiến tóc bị phai nhạt màu.

3. Thiếu hụt dinh dưỡng

Sự thật đáng buồn là ngày nay giới trẻ, nhất là các bạn tuổi teen thường rất mê thức ăn nhanh. Lý do nằm ở sự tiện lợi, nhanh chóng, món ăn đa dạng đi kèm với nhiều ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Nhưng những thức ăn nhiều dầu mỡ như vậy lại nghèo nàn dinh dưỡng và gây tăng tiết cholesterol làm suy yếu nang tóc. Hơn nữa, nếu trẻ cứ tiếp tục ăn uống thiếu khoa học sẽ khiến cơ thể thiếu đi những dưỡng chất cần thiết (đặc biệt là vitamin E, vitamin B7) để nuôi tóc.

4. Tóc bạc ở tuổi dậy thì do bệnh lý

Tình trạng rối loạn tuyến giáp (suy giáp hoặc cường giáp) được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra tóc bạc sớm. Sở dĩ như vậy là vì trẻ bị bệnh này sẽ không sản xuất đủ hormone cần thiết, trong đó có cả những loại quyết định màu tóc nữa. Chẳng những tóc bạc ở tuổi dậy thì mà người mắc bệnh tuyến giáp còn hay gặp hiện tượng tóc khô xơ, chẻ ngọn và dễ gãy rụng.

Bên cạnh đó, những vấn đề sức khỏe khác như rối loạn giấc ngủ, suy nhược thần kinh ở trẻ dậy thì cũng phần nào làm gián đoạn quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và sản xuất sắc tố melanin khiến tóc nhanh lão hóa hơn.

5. Lạm dụng các sản phẩm chăm sóc tóc

nguyên nhân tóc bạc sớm ở trẻ

Đừng tưởng cứ chăm sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc là tóc sẽ bồng bềnh, óng mượt như ý vì điều này chỉ đúng nếu sản phẩm đó thật sự chất lượng. Còn nếu dùng các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc chứa nhiều hóa chất độc hại thì các thành phần này sẽ ngấm sâu vào da đầu khiến tóc trở nên yếu dần.

Để tránh tình trạng tóc bạc ở tuổi dậy thì xảy ra với con trẻ, bạn nên quan tâm hơn đến việc sử dụng các mỹ phẩm để làm đẹp của con, xem xét kỹ thành phần, tránh mua những loại chứa hydrogen peroxide (hoạt chất có tính tẩy rất hại tóc).

6. Tóc bạc ở tuổi dậy thì do chăm sóc tóc không đúng cách

Nguyên nhân tóc bạc sớm còn là vì trẻ thời nay thường chuộng làm tóc hợp mốt. Muốn vậy, trẻ phải áp dụng những cách làm tóc như uốn, nhuộm, duỗi… Nhưng rủi thay, việc tiếp xúc với hóa chất, nhiệt độ cao thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến tế bào gốc sản sinh melanin (yếu tố giúp tóc có màu đen). Chưa kể làm tóc theo những phương pháp này còn mau làm tóc bị tổn thương rồi dẫn đến hiện tượng gãy rụng.

Mách mẹ chiêu hay giải quyết tình trạng tóc bạc ở tuổi dậy thì hữu hiệu

Nếu phát hiện con có tóc bạc ở tuổi dậy thì, phụ huynh đừng ngần ngại mà hãy thử ngay những mẹo sau đây:

1. Trị tóc bạc sớm bằng dầu dừa

dầu dừa chữa tóc bạc ở tuổi dậy thì

Quả không sai khi nói dầu dừa là “thần dược” của mái tóc. Bởi chẳng những mang lại khả năng dưỡng ẩm, giữ cho tóc không gãy rụng, dầu dừa còn được sử dụng để chữa tóc bạc ở tuổi dậy thì. Lợi ích này đến từ những dưỡng chất như vitamin E, chất chống oxy hóa cùng những axit béo có lợi cho tóc trong dầu dừa.

Cách thực hiện khá đơn giản. Đầu tiên, bạn hòa một thìa súp nước cốt chanh với 2 thìa súp dầu dừa, thoa đều hỗn hợp này lên tóc trẻ, kết hợp massage rồi ủ tóc trong 15 phút rồi gội đầu lại thật sạch. Để có kết quả tốt, trước khi thực hiện, bạn nên để trẻ gội đầu với xà phòng thật sạch. Phương pháp này cần áp dụng 1 – 2 lần/tuần tùy theo lượng tóc bạc của mỗi trẻ. 

2. “Hô biến” tóc bạc ở tuổi dậy thì bằng hỗn hợp trà đen và muối

Cách trị tóc bạc sớm đơn giản là sử dụng những nguyên liệu chỉ ở ngay gian bếp nhà bạn. Chỉ cần dùng trà đen và muối là bạn đã có thể lấy lại màu tóc đen óng cho con. Trà đen chứa nhiều dưỡng chất giúp bổ sung sắc tố melanin đồng thời làm chậm quá trình lão hóa tóc. Lợi ích này sẽ được tăng cường khi bạn kết hợp cùng muối.

Bạn cho 50g trà đen vào nồi nước đun sôi, chắt lấy phần nước. Sau đó, bạn hòa thêm 1 thìa cà phê muối, lấy hỗn hợp này xả lên tóc (chỉ xả sau khi đã áp dụng bước gội đầu bằng xà phòng). Nên massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu vào chân tóc. Sau khi xả, bạn để trẻ ủ tóc tầm 30 phút rồi gội sạch lại cho con. Áp dụng biện pháp này khoảng 2 lần/tuần cho đến khi thấy kết quả như mong đợi.

3. Trị tóc bạc sớm cho trẻ bằng đậu đen

cách trị tóc bạc sớm đơn giản bằng đậu đen

Giống như trà, đậu đen cũng sở hữu nhiều dưỡng chất giúp cải thiện màu tóc, giảm nguy cơ tóc bạc ở tuổi dậy thì. Quan niệm của Đông y cho rằng sở dĩ tóc bạc sớm là vì thận hư dẫn đến khí huyết suy yếu. Trong khi đó, đậu đen có vị ngọt, quy kinh thận nên rất có lợi cho cơ quan này.

Cách trị bạc tóc đơn giản là dùng đậu đen ninh nhừ, cách thực hiện như sau: cho một nắm đậu đen đủ dùng vào nồi nấu nhừ với nước, thêm chút đường để tạo vị ngọt dễ dùng. Nhưng bạn cũng không nên thêm quá nhiều đường kẻo phương pháp này hết hiệu nghiệm.

Các biện pháp phòng ngừa tóc bạc sớm ở trẻ mẹ nên biết

phòng ngừa tóc bạc ở tuổi dậy thì

Dưới đây là một số bước mà bạn nên thực hiện để ngăn tình trạng tóc bạc ở tuổi dậy thì xuất hiện ở trẻ:

  • Không nên gội đầu bằng nước nóng thường xuyên vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy các tế bào tạo hắc tố (melenin)
  • Nhắc nhở con đội mũ hoặc che chắn tóc thật kỹ khi ra ngoài trời nắng
  • Tránh nhổ tóc bạc vì điều này sẽ khiến tóc bạc nhanh, nhiều hơn và khiến tóc mỏng đi
  • Cho trẻ uống nước thường xuyên vì nước sẽ dưỡng ẩm và ngăn tình trạng tóc bạc sớm
  • Cân nhắc việc bổ sung các chất khoáng và vitamin tốt cho tóc. Để an tâm, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ
  • Tập cho trẻ thói quen massage da đầu 5 – 10 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, đưa chất dinh dưỡng đến nuôi tóc tốt hơn
  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày

Tóc bạc ở tuổi dậy thì là vấn đề đáng quan tâm ở trẻ. Nếu đã áp dụng những mẹo khắc phục tại nhà mà MarryBaby gợi ý nhưng không có kết quả, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để sớm tìm ra nguyên nhân và có biện pháp can thiệp sớm nhé.

M.P

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Dậy thì thành công là gì? Cách giúp con dậy thì thành công, tự tin

Vậy dậy thì thành công có ý nghĩa gì? Dấu hiệu dậy thì thành công ở nam và nữ có khác nhau không? Mời cha mẹ đọc tiếp nội dung để biết cách hỗ trợ con dậy thì thành công hiệu quả nhé.

1. Dậy thì thành công là gì?

Dậy thì là là cột mốc đánh dấu sự chuyển tiếp từ tuổi teen sang tuổi trưởng thành của một đứa trẻ, và dậy thì thành công cũng tương tự như vậy. Dậy thì thành công có hàm ý rằng, đứa trẻ này đã phát triển rất ngoạn mục, mọi thứ đều tốt lên, từ ngoại hình cho đến nội hàm.

Trước khi tìm hiểu cách để giúp trẻ dậy thì thành công là gì thì cha mẹ cần nắm được độ tuổi dậy thì của bé trai và bé gái là bao nhiêu.

2. Độ tuổi dậy thì ở nam và nữ

  • Độ tuổi dậy thì ở bé trai (nam): thường bắt đầu từ 9-14 tuổi và kéo dài trong khoảng 4-5 năm. Đây là thời điểm cơ thể phát triển mạnh mẽ với những thay đổi như giọng nói trầm hơn, phát triển cơ bắp, và xuất hiện mùi cơ thể.
  • Độ tuổi dậy thì ở bé gái (nữ): Đối với bé gái, độ tuổi dậy thì thường bắt đầu sớm hơn, từ khoảng 8-13 tuổi, kéo dài khoảng 3-4 năm. Những dấu hiệu nhận biết bé gái đang ở độ tuổi dậy thì là vòng 1 tăng kích thước, có kinh nguyệt, thay đổi vóc dáng, tăng chiều cao…

[key-takeaways title=””]

Mặc dù độ tuổi này là độ tuổi trung bình để cha mẹ tham khảo, do sự phát triển và môi trường sống của mỗi bé là khác nhau. Tuy nhiên, nếu bé phát triển sớm hơn độ tuổi này thì khả năng cao là bé gặp phải hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ (early puberty).

[/key-takeaways]

2.1 Dấu hiệu dậy thì thành công ở nam là gì?

  • Thay đổi giọng nói: Giọng trầm và vỡ tiếng là dấu hiệu đặc trưng.
  • Mọc lông cơ thể: Lông mu và lông nách mọc nhiều và dày hơn.
  • Xuất hiện mụn trứng cá: Do thay đổi hormone, dễ dẫn đến mụn ở mặt và cơ thể.
  • Sự phát triển của cơ thể: Chiều cao và cơ bắp phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tăng chiều cao trung bình từ 7-8cm mỗi năm.
  • Sự phát triển của cơ quan sinh dục: Tinh hoàn, dương vật phát triển và có hiện tượng xuất tinh khi ngủ (mộng tinh).
  • Một số dấu hiệu khác: Mùi cơ thể nồng hơn, đổ mồ hôi nhiều, phần ngực hơi to lên.

[key-takeaways title=”Dậy thì thành công ở nam”]

Khi một bé trai sau khi dậy thì được gọi là ‘dậy thì thành công’ có nghĩa là, đứa bé trai ấy đã trưởng thành về nhiều mặt, điển hình như vẻ ngoài cao to, đẹp trai, phong độ, phong thái tự tin và trông đàn ông hơn so với thời tuổi teen.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không? Tập gì tăng chiều cao?

2.2 Dấu hiệu dậy thì thành công ở nữ là gì?

  • Sự phát triển của vòng 1: Ngực bắt đầu lớn hơn, phát triển đầy đặn.
  • Kinh nguyệt: Xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, thường từ 2-3 năm sau dấu hiệu dậy thì đầu tiên. Âm đạo tiết dịch màu trắng, ẩm ướt và nhạy cảm với sự đụng chạm.
  • Thay đổi vóc dáng: Hông mở rộng, tạo dáng cân đối với vòng eo thon gọn, chiều cao có thể tăng từ 5 – 7,5cm trong vòng từ 1 – 2 năm.
  • Mụn trứng cá và mùi cơ thể: Mụn xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố.
  • Mọc lông cơ thể: Lông mu và lông nách mọc dày và nhiều hơn, có thể có một ít mép.
  • Một số dấu hiệu khác: Đổ mồ hôi nhiều, mùi cơ thể nồng hơn, đầu ti to ra và mềm, một bên vú có thể phát triển trước một vài tháng so với bên còn lại.

[key-takeaways title=”Dậy thì thành công ở nữ”]

Dậy thì thành công ở nữ có nghĩa là một đứa bé gái sau độ tuổi dậy thì trở nên xinh đẹp, quyến rũ và trông tự tin hơn rất nhiều. Sự thay đổi ở mức độ ngoạn mục, khiến những người xung quanh trầm trồ khen ngợi.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Trẻ uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không?

3. Cách giúp trẻ dậy thì thành công là gì?

Để giúp trẻ dậy thì thành công, cha mẹ cần chú trọng các yếu tố sau:

3.1 Chế độ ăn uống hợp lý

Đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tập trung vào protein, canxi và các loại vitamin như A, C, D để hỗ trợ phát triển chiều cao và sức khỏe toàn diện của con. Đồng thời khuyên con hạn chế ăn các thực phẩm nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ và chất béo không tốt, vì có thể khiến con bị béo phì.

3.2 Thói quen uống đủ nước mỗi ngày

Nước giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và là cách giúp làn da sạch mụn trong giai đoạn trẻ ở tuổi dậy thì. Bên cạnh đó, việc uống đủ nước giúp hạn chế bớt mụn, giúp làn da đẹp và mịn hơn.

3.3 Xây dựng thói quen tập thể dục thể thao

Tuổi dậy thì là thời điểm vàng cuối cùng để trẻ phát triển chiều cao, do đó cha mẹ nên khuyến khích con tập thể dục thể thao nhiều hơn. Các môn thể thao giúp con tăng trưởng chiều cao tối ưu như là bóng rổ, bơi lội, nhảy dây, tập yoga, tập giãn cơ hoặc tập street workout.

3.4 Ngủ đúng giờ, đủ giấc

Hãy đảm bảo con ngủ đủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày, vì đây là thời điểm cơ thể phát triển mạnh mẽ. Để làm tốt điều đó, cha mẹ cũng nên khuyến khích con ngủ sớm và hạn chế sử dụng điện thoại di động trước khi ngủ, để con ngủ ngon và sâu giấc hơn.

>> Xem thêm: Tuổi dậy thì không nên làm gì? Lưu ý để bảo vệ sức khỏe

4. Mẹo hỗ trợ tâm lý giúp con dậy thì thành công

4.1 Thường xuyên tâm sự cùng con

Khuyến khích trẻ chia sẻ suy nghĩ của mình. Hãy chọn những thời điểm thích hợp và trao đổi với con về những thay đổi trong cơ thể.

4.2 Trấn an và giải thích sự thay đổi cơ thể

Trấn an con về những thay đổi bất thường, chẳng hạn như sự phát triển của ngực hoặc mùi cơ thể mới. Con cần hiểu rằng đây là một phần tự nhiên của quá trình trưởng thành.

Đối với bé trai, cha mẹ cũng nên giải thích cho về kích thước của bìu và dương vật sẽ thay đổi như thế nào; tương tự với bé gái cũng vậy, cha mẹ cần hướng dẫn con cách chọn áo ngực cũng như cách chăm sóc vùng kín khi có kinh nguyệt.

4.3 Giúp con tự tin trong việc sử dụng mạng xã hội

Hướng dẫn trẻ dùng mạng xã hội một cách tích cực, tránh bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh tiêu cực về hình thể hay bị bắt nạt trực tuyến.

4.4 Tạo cho trẻ cảm giác độc lập

Con cần có không gian riêng và bắt đầu phát triển khả năng tự ra quyết định. Đây cũng là thời điểm phù hợp để cha mẹ chuyển từ vai trò người giám sát sang vai trò hỗ trợ và tư vấn cho con.

4.5 Dạy con cách chăm sóc bản thân

Bên cạnh chăm sóc da mặt và vóc dáng, trẻ nên được hướng dẫn cách chọn trang phục và tự tin với hình thể của mình. Kể từ khi con bước vào tuổi teen, cha mẹ nhớ nhắc con vệ sinh thân thể, đặc biệt là rửa mặt sạch và vệ sinh bộ phận sinh dục.

Dậy thì thành công là gì?
Dạy con cách tự chăm sóc bản thân là điều kiện để con phát triển và dậy thì thành công

Câu hỏi thường gặp

1. Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi khám trong tuổi dậy thì?

Cha mẹ cần đưa trẻ đên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia nếu con có dấu hiệu chậm phát triển (hoặc phát triển quá sớm) khi ở độ tuổi dậy thì. Sức khỏe tinh thần của con không được ổn định, có biểu hiện bất thường như hung hăng quá mức, tự cô lập bản thân, sự thay đổi đột ngột về cảm xúc hoặc con đột nhiên sử dụng các chất kích thích…

Bên cạnh đó, khi đề cập đến bộ phận sinh dục cha mẹ cần sử dụng đúng thuật ngữ để con hiểu và tránh cảm giác ngại ngùng. Cụ thể đối với bé trai là dương vật, bìu, tinh hoàn, tinh dịch; với bé gái là âm đạo, tử cung, vú, đầu ti, lông mu, kinh nguyệt, buồng trứng…

2. Các yếu tố nào gây ảnh hưởng đến quá trình dậy thì?

Dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và thói quen vận động là các yếu tố có tác động lớn đến quá trình dậy thì của con. Bên cạnh đó còn có yếu tố chăm sóc và nuôi dạy của gia đình, nhà trường và cả bạn bè đồng trang lứa của con.

3. Dậy thì thành công là gì đối với con?

Đối với trẻ, dậy thì thành công không chỉ là sự thay đổi về mặt ngoại hình mà còn là sự tự tin, sẵn sàng bước vào tuổi trưởng thành với tư duy và thái độ tích cực.

Dậy thì thành công là gì đối với con?
Đối với trẻ dậy thì thành công là con trở thành phiên bản mà con cảm thấy tự hào

Kết luận

Hy vọng với nội dung bài viết này, cha mẹ đã phần nào hiểu rõ dậy thì thành công là gì và cách giúp con trở nên tự tin và phát triển khỏe mạnh hơn trong giai đoạn chuyển giao từ tuổi teen lên tuổi trưởng thành.