Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Váng sữa là gì? Cách cho bé ăn váng sữa và những lưu ý

Nếu chỉ để nói đến công dụng váng sữa có lẽ hầu hết các mẹ đều kể vanh vách như lời quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện tiện truyền thông. Nhưng nếu hỏi váng sữa là gì thì lại rất ít mẹ có thể trả lời nhanh, gọn. Cùng MarryBaby tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới dây nhé.

1. Váng sữa là gì?

Váng sữa (tiếng Anh là Milk Skin hoặc Lactoderm) là một lớp chất đạm béo hình thành trên sữa và thực phẩm có chứa sữa (chẳng hạn như sô cô la nóng và một số loại súp). Váng sữa sẽ nổi lên trên bề mặt sữa hay thực phẩm có chứa sữa khi mẹ đun nóng hoặc bỏ vào lò vi sóng.

Khi sữa được đun nóng, các protein sữa (đạm whey) hòa tan bị biến tính và sau đó đông lại với chất béo của sữa và tạo thành một lớp váng sữa trên bề mặt chất lỏng, sau đó lớp váng sữa này khô lại do bay hơi. Mẹ không cần phải loại bỏ váng sữa và có thể cho bé ăn vì giá trị dinh dưỡng của protein không bị ảnh hưởng bởi quá trình biến tính.

Khi đã biết váng sữa là gì, mẹ cần hiểu váng sữa không phải kem sữa. Kem sữa là lớp chất béo màu vàng nổi trên bề mặt của loại sữa nguyên chất, không đặc và không thuần nhất. Do đó, mẹ có thể yên tâm là nếu có lớp váng sữa thì phần kem sữa cũng sẽ không bị mất đi mẹ nhé.

váng sữa là gì
Hình ảnh váng sữa là gì cho mẹ tham khảo

2. Các loại váng sữa phổ biến là gì?

Trên thực tế, phân loại của váng sữa là gì tùy thuộc vào các dòng sản phẩm váng sữa đang bán trên thị trường. Hầu hết, sản phẩm váng sữa đều được làm chủ yếu từ kem sữa. Do đó, phân loại của váng sữa gồm có 3 loại như sau:

  1. Váng sữa có hàm lượng béo cao nhất (heavy cream): Đây là váng sữa nguyên chất, rất béo, ngậy và rất ít người sử dụng ăn trực tiếp mà chỉ dùng để chế biến thành các món khác nhau như salad, súp hay món tráng miệng. Hàm lượng chất béo từ 35-50%.
  2. Váng sữa thông thường (light cream, whip cream): Loại này phổ biến trên thị trường hơn và thường có hàm lượng béo từ 10-30%. Bơ và phô mai là 2 chế phẩm đặc trưng của váng sữa loại này.
  3. Váng sữa nửa kem nửa sữa (half-half cream): Các loại váng sữa nhập khẩu đang được bán rộng rãi trên thị trường là sản phẩm được chế biến từ váng sữa nguyên kem, với hàm lượng chất béo từ 10-18% tùy loại; dùng làm món tráng miệng, ăn bữa xế cho trẻ.

3. Thành phần dinh dưỡng của váng sữa là gì?

Tùy vào chất đạm trong sữa mà váng sữa sẽ có dưỡng chất khác nhau. Vì váng sữa tự nhiên được hình thành từ chất đạm trong sữa biến tính khi sữa bị đun nóng. Nhưng thành phần dinh dưỡng của váng sữa tự nhiên khác với sản phẩm váng sữa trên thị trường.

Sản phẩm váng sữa trên thị trường thì thành phần chủ yếu là chất béo. Hiện nay, các nhà sản xuất váng sữa bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự tăng trưởng của bé. Có thể kể đến như Vitamin A, Vitamin D, Canxi, Sắt, Kali, Natri, v.v. Tùy vào mỗi sản phẩm mà mẹ có thể xem kỹ hơn thông tin thành phần chi tiết ghi trên sản phẩm.

Hầu hết các lời quảng cáo về váng sữa đều mang nội dung giúp trẻ chóng lớn, tăng cân, bổ sung nguồn năng lượng dồi dào; có hàm lượng canxi cao giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội… Điều này vô tình khiến nhiều mẹ hiểu lầm; nhiều mẹ cho bé ăn váng sữa tăng cường thay sữa bột hoặc sữa tươi hằng ngày.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đó là quan niệm sai lầm mà mẹ cần sớm thay đổi.

4. Váng sữa có thực sự bổ dưỡng cho trẻ em không?

Trên thực tế, thành phần chủ yếu của váng sữa là chất béo. Các dưỡng chất khác như chất đạm, các vitamin và khoáng chất thấp. Lượng chất béo trong một hộp váng sữa khá cao so với nhu cầu hàng ngày của trẻ. Do đó, nhiều chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên cho bé ăn váng sữa thay sữa.

Mẹ cũng cần chú ý đến chiều cao, cân nặng của trẻ để biết bé đang có thể trạng như thế nào. Váng sữa sẽ không phù hợp với các bé nặng cân, béo phì. Nhưng nó có thể là một lựa chọn cho những trẻ đang suy dinh dưỡng, thiếu cân, mới bị ốm và cần nhiều năng lượng để phục hồi. Trong trường hợp này, mẹ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ, với lượng dùng hợp lý là 1-2 hộp/ngày.

[key-takeaways title=””]

Váng sữa là nguồn cung cấp năng lượng cao là đúng nhưng không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và mẹ không nên dùng váng sữa để thay thế sữa cho trẻ.

[/key-takeaways]

Có thực sự tốt cho trẻ?
Khi biết thành phần dinh dưỡng váng sữa là gì, mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi bổ sung cho bé.

5. Cách lựa chọn váng sữa an toàn và bổ dưỡng cho bé

Để biết mẹ mua sản phẩm váng sữa có chất lượng, MarryBaby liệt kê một số tiêu chí chọn váng sữa là gì để mẹ chọn đúng và an toàn nhé:

  • Thương hiệu uy tín: Mẹ tìm hiểu một số tên tuổi lớn trong ngành váng sữa trên thị trường để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Với dòng sản phẩm này, mẹ có thể ưu tiên các nhãn hàng từ Châu Âu như Pháp, Úc, Mỹ, v.v.
  • Thành phần chất béo thấp: Khoảng từ 10-15% sẽ là phù hợp để cho bé ăn mà không làm tăng nguy cơ béo phì. Tuy nhiên, mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn với số lượng phù hợp.
  • Đảm bảo chú ý đến hạn sử dụng: Nếu thời hạn sử dụng kéo dài đến vài tháng thì váng sữa này đã được dùng công nghệ nhiệt độ cao; như vậy sẽ không còn lại dưỡng chất nào bổ ích nữa. Vì váng sữa tự nhiên thường chỉ có hạn sử dụng khoảng 1 tuần.

6. Hướng dẫn cách mẹ cho bé ăn váng sữa hợp lý và an toàn

6.1 Khi nào nên cho bé ăn váng sữa?

Do sản phẩm váng sữa có thành phần chủ yếu là kem sữa. Mẹ chỉ nên cho bé ăn váng sữa khi đã được 1 tuổi. Bé trên một tuổi có thể ăn 1-2 hộp/ ngày, tùy nào mức độ dung nạp của bé.

Mẹ chỉ dùng váng sữa làm bữa ăn phụ; cũng không nên cho bé ăn quá nhiều vì có thể làm bé đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo cao.

6.2 Nên cho trẻ ăn váng sữa vào lúc nào trong ngày?

Tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ ăn váng sữa vào các bữa ăn phụ trong buổi sáng và buổi chiều (khoảng 9h và 15h). Để tránh trường hợp bé bị nôn trớ, cha mẹ có thể cho bé ăn sau bữa ăn chính 1h đến 2h để bé không bị quá no.

Thời điểm tránh cho bé ăn váng sữa là gì?

  • Cha mẹ không nên cho trẻ ăn váng sữa trước bữa ăn vì làm bé ngang dạ sẽ bỏ bữa ăn chính.
  • Không nên ăn váng sữa vào buổi tối hay trước khi đi ngủ. Vì sẽ làm bé đầy bụng khó ngủ.

6.3 Chỉ nên dùng váng sữa như là sản phẩm bổ sung

Không có thực phẩm nào có thể thay thế được sữa mẹ, kể cả váng sữa; vì váng sữa không chứa đủ các chất dinh dưỡng như sữa mẹ; nhất là hàm lượng đạm. Nếu chỉ cho trẻ ăn váng sữa mà không bú sữa mẹ, bé sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu…

6.4 Cách bảo quản váng sữa đúng cách là gì?

Váng sữa rất dễ bị hư nên cần bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định. Không nên để váng sữa ở bên cánh cửa tủ lạnh; vì khi mở cửa tủ lạnh thường xuyên sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định. Sau khi mua, nên sử dụng càng sớm càng tốt.

Hiểu đúng váng sữa là gì, cần thiết cho trẻ ở độ tuổi nào mẹ sẽ tìm mua được những loại váng sữa thực sự thích hợp để bổ sung dưỡng chất cho bé yêu.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách để bé không thừa cân, béo phì

Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách ra sao; bé mấy tháng ăn được váng sữa… là thắc mắc của nhiều mẹ trong thời kỳ có con nhỏ đang ăn dặm. MarryBaby mách bạn câu trả lời ngay đây.

1. Hiểu đúng về sản phẩm váng sữa

Trong bài viết váng sữa là gì; mẹ có thể biết váng sữa là lớp chất đạm nổi lên trên bề mặt sữa khi sữa được đun nóng. Theo đó, váng sữa khác với sản phẩm váng sữa bán trên thị trường; do váng sữa tự nhiên là chất đạm từ sữa bị biến tính; còn sản phẩm váng sữa là các loại kem sữa chứa nhiều chất béo.

Hiểu đúng về sản phẩm váng sữa giúp mẹ cho trẻ ăn váng sữa đúng cách; đúng độ tuổi và liều lượng phù hợp.

1.1 Váng sữa không phải thực phẩm giúp thông minh và tăng cân nhanh cho trẻ

Thành phần chủ yếu trong váng sữa là chất béo, một số sản phẩm có hàm lượng cao gấp đôi so với chất béo trong một ly sữa bình thường. Các dưỡng chất đạm, canxi, vitamin hay khoáng chất đều chiếm liều lượng nhỏ. Do đó, đây không phải là thực phẩm tối ưu nhất giúp bé tăng cân và phát triển trí thông minh.

Mỗi bé sẽ có sự phát triển thể chất khác biệt; việc phát triển trí thông minh hay tăng cân phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bé. Quan trọng mẹ phải tìm được đúng nguyên nhân khiến bé không tăng cân tốt; để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp và cho trẻ ăn váng sữa đúng cách.

1.2 Váng sữa không thể thay thế cho nguồn sữa mẹ hay sữa công thức

Không có thực phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ, kể cả váng sữa. Lý do là vì váng sữa không chứa đủ các chất dinh dưỡng như sữa mẹ; nhất là hàm lượng đạm. Nếu chỉ cho trẻ ăn váng sữa mà không bú sữa mẹ; bé sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu…

Theo khuyến cáo của WHOUNICEF, bé nên được duy trì bú sữa mẹ trong ít nhất 12 tháng đầu đời. Do đó, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa đúng cách như một giải pháp bổ sung; không thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Hiểu đúng về sản phẩm váng sữa
Để cho trẻ ăn váng sữa đúng cách, mẹ cần phân biệt giữa váng sữa tự làm tại nhà khác với các sản phẩm váng sữa trên thị trường

2. Hậu quả khi cho trẻ ăn nhiều sản phẩm váng sữa

Do thành phần chủ yếu của các sản phẩm váng sữa trên thị trường khá lớn. Mẹ cho trẻ ăn váng sữa quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ béo phì, thừa cân; từ đó, gia tăng rủi ro mắc các bệnh lý như đột quỵ hay tim mạch.

Ngoài ra, hàm lượng chất béo bão hòa cũng chiếm pahafn lớn tổng lượng chất béo có trong váng sữa. Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol trong máu.

Tóm lại, trẻ ăn váng sữa nhiều có tốt không thật sự còn tùy thuộc vào thể trạng và từng trường hợp cụ thể. Nếu bé cưng của mẹ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân; váng sữa có thể là lựa chọn tốt để bổ sung thêm chất béo cho bé. Nhưng nếu bé thừa cân và có nguy cơ béo phì; mẹ không nên cho bé ăn nhiều.

3. Hướng dẫn mẹ cách cho trẻ ăn váng sữa đúng chuẩn

3.1 Cho trẻ ăn váng sữa khi bé sẵn sàng

Khi nói đến cách cho trẻ ăn váng sữa đúng chuẩn, mẹ cần cho bé ăn đúng độ tuổi. Thông thường, vì sản phẩm váng sữa có nhiều kem sữa béo, mẹ chỉ nên cho bé ăn khi con được 1 tuổi.

Với váng sữa tự nhiên làm tại nhà; hiện nay chưa co nghiên cứu nào cho thấy độ tuổi bé có thể ăn. Nhưng vì khi con 6 tháng tuổi, bé đã có thể bổ sung thêm dưỡng chất ngoài sữa mẹ; mẹ có thể cho bé thử váng sữa tự làm với liều lượng nhỏ và cho bé làm quen từ từ.

Ngoài ra, một số bé sẽ nhận được nhiều lợi ích khi ăn váng sữa: trẻ trên một tuổi nhưng bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng; hoặc trẻ mới bị bệnh cần nhiều năng lượng để phục hồi.

3.2 Chú ý đến số hộp váng sữa bé có thể ăn

Chất béo nên chiếm khoảng 30% lượng calories mỗi ngày bé nên nạp vào. Ví dụ đối với trẻ từ 2 đến 3 tuổi, lượng calo khuyến nghị hàng ngày là 1000 đến 1400 calo/ngày; nghĩa là bé cần khoảng 333,3 đến 466,7 calo từ chất béo mỗi ngày. Nếu sản phẩm váng sữa có 120 calo; mẹ có thể cho bé 2-3 tuổi ăn từ 1-2 hộp/ngày.

Theo cách tổng quát nhất, mẹ có thể cho trẻ ăn váng sữa đúng cách theo liều lượng sau:

  • Bé 1 tuổi: Từ 1/2 – 1 hộp váng sữa/ngày.
  • Bé 2-3 tuổi: Từ 1-2 hộp váng sữa/ngày.

Mẹ lưu ý rằng, bé không chỉ nhận chất béo từ váng sữa; mà còn từ những món ăn trong ngày; do đó, mẹ đừng chiều cho con ăn nhiều hoặc o ép để bé ăn và tăng cân nhanh mẹ nhé. Mẹ chỉ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ; không nên cho bé ăn quá nhiều vì có thể làm bé đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo cao.

Chú ý đến liều lượng ăn theo độ tuổi
Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách cần chú ý đến liều lượng ăn theo độ tuổi

3.3 Thời điểm nên cho trẻ ăn váng sữa trong ngày

Cũng vì hàm lượng chất béo cao, mẹ chỉ nên cho bé ăn váng sữa vào sau khi ăn sáng, vào bữa phụ lúc buổi trưa hoặc sớm chiều.

Mẹ cũng chú ý chỉ cho bé ăn váng sữa sau khi bé đã ăn bữa chính và bú sữa mẹ đầy đủ. Để tránh bé cảm thấy khó tiêu, đầy bụng và khó ngủ; mẹ cũng không nên cho trẻ ăn váng sữa trước khi đi ngủ.

4. Cách làm váng sữa từ sữa mẹ và sữa công thức

Sau khi biết cách cho trẻ ăn váng sữa đúng chuẩn; mẹ hãy áp dụng hai cách làm váng sữa từ sữa mẹ và sữa công thức dưới đây. MarryBaby đảm bảo các bé sẽ thích thú, ăn ngon miệng hơn đấy mẹ.

4.1 Cách làm váng sữa từ sữa mẹ

Cách làm váng sữa cho trẻ ăn từ sữa mẹ đúng chuẩn không hề phức tạp. Mẹ chỉ cần làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Vắt sữa mẹ ra chai hoặc túi trữ sữa rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh trong vòng 24 giờ.
  • Bước 2: Khi lấy sữa ra, mẹ sẽ thấy lớp sữa có màu hơi vàng và béo nổi lên trên, đó chính là váng sữa. Mẹ chỉ cần vớt sáng sữa cho vào hộp kín rồi bảo quản cẩn thận trong ngăn đông.
  • Bước 3: Khi nào cho bé ăn, mẹ hâm nóng váng sữa lên là được.

Váng sữa làm từ sữa mẹ rất nhanh bị hỏng. Vì vậy tốt nhất, mẹ hãy cho bé dùng trong 2 ngày để đảm bảo dưỡng chất nhé.

4.2 Cách làm váng sữa từ sữa công thức

Với cách làm này, mẹ hãy thêm chuối vào để thay thế vị ngọt của đường, đồng thời kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

Chuẩn bị

  • Sữa công thức: 200ml
  • Chuối chín: 1 quả
  • Bột ngô: 1 thìa nhỏ
  • Kem tươi whipping: 120ml
  • Hũ thủy tinh để đựng váng sữa (nên tiệt trùng và sấy khô trước đó)

Cách làm váng sữa cho trẻ ăn đúng chuẩn:

  • Bước 1: Mẹ cắt lát chuối rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng với bột ngô và sữa công thức.
  • Bước 2: Lấy một chiếc nồi nhỏ đổ hỗn hợp đã xay vào rồi đun lửa nhỏ trên bếp, chỉ cần hỗn hợp hơi sệt thì tắt bếp để các dưỡng chất được giữ nguyên vẹn.
  • Bước 3: Cho kem tươi whipping vào hỗn hợp rồi trộn đều, sau đó múc hỗn hợp vào hũ thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh để bé dùng dần.

[key-takeaways title=”Mẹo hay cho mẹ:”]

Mẹ cho bé ăn váng sữa bằng cách dùng ngay trực tiếp, không cần hòa vào bột hay cháo. Còn nếu đang bảo quản váng sữa trong tủ lạnh; trước khi cho bé ăn, mẹ nên ngâm váng sữa vào bát nước ấm.

[/key-takeaways]

5. Cách bảo quản váng sữa cho trẻ ăn đúng cách và giữ trọn vị

Để bảo quản váng sữa cho trẻ ăn đúng cách; mẹ lưu ý những điều sau:

  • Nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh vì váng sữa rất dễ bị hư.
  • Nên xem kỹ hạn sử dụng, thành phần ghi trên hộp trước khi cho bé ăn váng sữa.
  • Cho bé ăn váng sữa càng sớm càng tốt sau khi mua về và nên mua váng sữa ở những cửa hàng, siêu thị có uy tín.

Hy vọng những thông tin như bé mấy tháng ăn được váng sữa; cho bé ăn váng sữa như thế nào đúng cách hữu ích với mẹ bỉm trong hành trình chăm sóc con. Ngoài cách làm váng sữa cho bé, mẹ có thể tham khảo thêm nhiều mẹo hay khác chỉ có tại MarryBaby. Đừng bỏ lỡ, mẹ nhé!