Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

17 tác dụng của bí ngòi với sức khỏe thai kỳ không phải ai cũng biết

tác dụng của bí ngòi với bà bầu

Chủ đề dinh dưỡng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ tương lai. Theo đó, việc tiêu thụ nhiều rau quả là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Trong hàng tá các loại rau ăn quả, bí ngòi là “ứng viên” sáng giá để thêm vào thực đơn cho bà bầu. Bởi lẽ, không chỉ đơn thuần là một món ăn dinh dưỡng, bí ngòi còn mang lại kha khá những lợi ích thiết thực trong thai kỳ.

Tác dụng của bí ngòi với sức khỏe mẹ bầu

Có rất nhiều yếu tố khác nhau để bí ngòi trở thành lựa chọn khôn ngoan cho bạn trong thai kỳ. Không chỉ bởi nó là nguồn bổ sung folate và kali cần thiết để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định, một vài tác dụng của bí ngòi dưới đây có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên:

1. Bí ngòi là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời

Cũng giống như “họ” nhà bí hay dưa chuột, loại quả này rất giàu vitamin C. Về cơ bản, dưỡng chất này đóng vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi những gốc tự do gây hại cho sức khỏe.

2. Tăng cường sức đề kháng

thực phẩm tăng cường sức đề kháng

Không chỉ dừng lại ở việc kháng lại gốc tự do, vitamin C còn đóng vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Điều này hết sức cần thiết bởi khi bước vào thai kỳ, sự thay đổi hormone khiến hàng rào miễn dịch của bạn hoạt động kém đi rất nhiều. Chính vì thế, mẹ bầu dễ bị mắc bệnh cơ hội cũng như các “tác nhân ngoại lai” xâm nhập hơn.

3. Hỗ trợ sản sinh collagen

Nhiều mẹ bầu không biết rằng hormone thai kỳ cũng ảnh hưởng đến tình trạng da. Đó là lý do vì sao hầu hết các bà mẹ tương lai có thể gặp phải một số tình trạng như da sạm đen hoặc xuất hiện nếp nhăn.

Để “hô biến” làn da quay lại như xưa, bạn có thể nhờ đến tác dụng của bí ngòi, đặc biệt là giống quả xanh. Với hàm lượng vitamin C cao, loại quả này sẽ giúp tối ưu việc tăng sinh collagen, giữ cho làn da săn gọn và khỏe mạnh.

4. Tác dụng của bí ngòi là giúp soát cân nặng hiệu quả

Việc tiêu thụ bí ngòi cũng giúp bạn ổn định cân nặng tốt. Bởi lẽ, tình trạng thừa cân khi mang thai là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Để khỏi phải “lăn tăn” chuyện ăn gì để không bị tăng cân, bạn hãy thêm bí ngòi vào thực đơn của mình.

Loại quả này chứa khá ít calo và rất nhiều nước cùng khoáng chất cần thiết nên sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu. Bật mí thêm, mẹ sau sinh muốn lấy lại vóc dáng mà vẫn cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con bú cũng nên sử dụng bí ngòi.

5. Giảm nguy cơ bị tăng huyết áp

tác dụng của bí ngòi giúp ổn định huyết áp

Tăng huyết áp khi mang thai rất nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến tiền sản giật. Điều này có thể khiến cả mẹ bầu lẫn thai nhi gặp nguy hiểm, nhất là trong quá trình chuyển dạ.

Với lượng kali dồi dào, tác dụng của bí ngòi sẽ giúp cân bằng và điều chỉnh huyết áp về ngưỡng bình thường không gây hại cho cơ thể. Do vậy mà các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo khi các triệu chứng cao huyết áp xuất hiện, mẹ bầu nên tiêu thụ thực phẩm như bí ngòi. Mặc dù hiệu quả không phải là ngay tức thì nhưng nó rất hữu ích về lâu dài.

6. Hạn chế nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh

Có khá nhiều yếu tố khác nhau khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, nhưng trong hầu hết trường hợp, việc thiếu hụt dinh dưỡng lại là nguyên do chủ yếu nhất. Để an tâm, mẹ bầu nên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như bí ngòi để tiêu thụ thường xuyên.

7. Bà bầu ăn bí ngòi giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Trong số ba loại tiểu đường phổ biến thì đái tháo đường thai kỳ là tình trạng dễ xảy ra với các bà mẹ tương lai. Theo các chuyên gia, tác dụng của bí ngòi có thể giúp ổn định lượng đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở thai phụ.

8. Tác dụng của bí ngòi làm giảm hấp thụ cholesterol

Bàn về những thực phẩm giúp hạ cholesterol, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến quả bí ngòi. Loại rau ăn quả này chứa chất xơ, cùng một số dưỡng chất có hoạt tính giúp giảm sự tích tụ cholesterol xấu (LDL) trong động mạch. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ tránh được rủi ro mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.

9. Bà bầu ăn bí ngòi cải thiện khả năng tiêu hóa

tác dụng của quả bí ngòi giúp cải thiện tiêu hóa

Một trong số những tác dụng nổi bật của bí ngòi xanh là thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Theo đó, sự lớn dần của thai nhi trong tử cung sẽ ảnh hưởng đến không gian xung quanh và làm chậm hoạt động của hệ tiêu hóa.

Từ đó, mẹ bầu sẽ có nguy cơ gặp phải những vấn đề như táo bón, đau dạ dày và đầy hơi khi mang thai. Quả bí ngòi rất giàu chất xơ nên có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột cho bạn.

10. Kho dự trữ tiềm tàng của các chất chống oxy hóa

Ngoài vitamin C như đã đề cập ở trên, còn có những chất chống oxy hóa mạnh mẽ khác mà bạn chưa biết đến trong thành phần bí ngòi như flavonoid, vitamin A và E, lutein, zeaxanthin… Tất cả những chất dinh dưỡng này góp phần bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương.

11. Tác dụng của bí ngòi tốt cho xương và răng

Hẳn không ít mẹ bầu có suy nghĩ chỉ cần bổ sung canxi là đảm bảo sức khỏe cho xương và răng. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, bởi nếu thiếu vitamin K thì canxi từ một dưỡng chất sẽ trở thành tác nhân gây hại.

Vitamin K đóng vai trò đưa canxi đến những chỗ cần và ngăn nó lắng đọng vào các vị trí không cần thiết như thành mạch máu, mô mềm. Mách nhỏ với bạn rằng ngoài canxi thì bí ngòi còn bổ sung rất nhiều vitamin K nữa đấy!

12. Duy trì năng lượng cần thiết trong thai kỳ là tác dụng của bí ngòi

Việc mang thai đòi hỏi bạn luôn ở trạng thái “tràn đầy” năng lượng. Có như vậy, cơ thể mẹ bầu mới duy trì và đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của thai nhi và cả chính bạn. Tuy không phải là thực phẩm giàu calo, nhưng bí ngòi chứa sắt và magie; hai loại khoáng chất này giữ vai trò tăng cường trao đổi chất, đem lại năng lượng cho bạn.

13. Bà bầu ăn bí ngòi cải thiện tâm trạng

bí ngòi giúp cải thiện tâm trạng

Một gợi ý thực phẩm dành cho sức khỏe tinh thần là các món ngon từ bí ngòi. Khi mang thai, sự mất cân bằng hormone là vấn đề khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến tâm trạng.

Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra lutein có trong bí ngòi giúp cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa tình trạng căng thẳng, trầm cảm.

14. Nguồn cung cấp axit folic tự nhiên cho bạn

Chẳng có dưỡng chất nào tốt cho thai nhi hơn axit folic trong thai kỳ. Hợp chất này đóng vai trò đảm bảo sự phát triển tối ưu của hệ thống thần kinh và não bộ của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

15. Bà bầu ăn bí ngòi thúc đẩy việc sản sinh tế bào hồng cầu

Tác dụng này của bí ngòi đến từ sắt, magie cùng các khoáng chất thiết yếu giúp thúc đẩy việc hình thành nên các tế bào hồng cầu. Mẹ nên nhớ, sự thiếu hụt tế bào máu đỏ này có thể dẫn đến nguy cơ sinh non hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ.

16. Tác dụng của bí ngòi giúp dưỡng ẩm cho da

Nếp nhăn, các vết sạm đen hay da khô hoàn toàn có thể xảy ra trong thai kỳ. Việc tiêu thụ bí ngòi, hoặc sử dụng để làm mặt nạ để cấp ẩm cho da từ bên ngoài là điều hết sức cần thiết để duy trì sức khỏe cho làn da của bạn.

17. Tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi

bí ngòi tốt cho sự phát triển trí não của trẻ

Đây là lý do khiến nhiều mẹ bầu chọn loại thực phẩm này hơn cả. Ngoài axit folic, một số vitamin và khoáng chất thiết yếu trong bí ngòi có ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và khả năng ghi nhớ của trẻ sau sinh.

Một vài điểm lưu ý khi bà bầu dùng bí ngòi trong thai kỳ

Mặc dù vẫn chưa có báo cáo về tác dụng phụ của việc tiêu thụ bí ngòi khi mang thai, nhưng có một vài lưu ý mà mẹ cần biết về loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Nên lựa chọn bí ngòi hữu cơ để tránh tác hại của dư lượng thuốc trừ sâu đến thai nhi.
  • Bí ngòi có thể hoàn toàn ăn sống nhưng tốt nhất mẹ bầu nên sơ chế thật kỹ trước khi dùng để tránh bị nhiễm giun hoặc ký sinh trùng.
  • Trường hợp nếu bạn bị dị ứng với dưa chuột hoặc bí ngô thì nên thật cẩn trọng khi dùng bí ngòi.

Hy vọng rằng với những chia sẻ về tác dụng của bí ngòi trên đây, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích cho việc lựa chọn thực phẩm để dùng trong thai kỳ.

Minh Phú

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu thắc mắc: Liệu có nên ăn quả tầm xuân không?

Có lẽ bạn đã từng nghe qua về quả tầm xuân. Loại quả này khá đặc biệt nhờ vào những lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy câu hỏi đặt ra, liệu bà bầu có thể ăn quả tầm xuân trong thai kỳ hay không?

bà bầu dùng quả tầm xuân

Mang thai là một quá trình phức tạp, đòi hỏi bạn phải cân nhắc về mọi loại thực phẩm mình tiêu thụ. Bởi lẽ, lúc này bạn không chỉ ăn cho riêng mình mà còn phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi nữa.

Quả tầm xuân là một “ứng viên” sáng giá để thêm vào thực đơn trong thai kỳ. Cùng Marry Baby khám phá hết những lợi ích sức khỏe cũng như một số điểm lưu ý khi bà bầu dùng loại quả này bạn nhé!

Mẹ bầu dùng quả tầm xuân trong thai kỳ có an toàn?

lợi ích của quả tầm xuân

Quả tầm xuân (Rose hips) hay có tên khác là hoa hồng gai là một loại trái cây giả của cây hoa hồng. Hay nói khác hơn đây chính là phần đài hoa có chứa hạt và phát triển thành quả. Phần quả thường có màu đỏ đến cam, một số loài thì lại cho màu dao động từ tím đậm ngả sang đen. Tại các quốc gia như Áo, Hungary, loại quả này được dùng như nguyên liệu để làm ra một loại rượu trái cây truyền thống.

Loại quả này khá được ưa chuộng bởi tác dụng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ điều trị đau dạ dày, giảm hấp thu cholesterol cho cơ thể, đồng thời cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng có thể gặp trên thai nhi nhưng quả của cây hoa hồng gai là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho cả mẹ lẫn con. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa trước dùng. Bởi lẽ lượng dùng có thể thay đổi tùy vào mỗi cá nhân.

Bên cạnh đó, một số bà mẹ tương lai cũng có thắc mắc về việc sử dụng dầu tầm xuân trong thai kỳ. Trên thực tế, loại dầu này rất công hiệu trong vấn đề cấp ẩm và chữa lành vết rạn da, đặc biệt là nếu sử dụng thoa tại chỗ.

Điểm mặt những lợi ích mà quả tầm xuân mang lại cho mẹ bầu

Với hàm lượng cao các vitamin A, E, K, B6, thiamin, riboflavin và niacin cùng nhiều loại khoáng chất như sắt, magie, phospho, kali, kẽm… cùng chất xơ tự nhiên, quả tầm xuân mang lại những giá trị sức khỏe sau đây:

1. Tăng cường hấp thu sắt và canxi

Mẹ bầu tiêu thụ quả của cây hoa hồng gai rất tốt cho thai nhi vì vitamin C trong thành phần quả sẽ giúp cải thiện khả năng hấp thụ canxi và sắt. Cả hai dưỡng chất này đều quan trọng với sự phát triển của trẻ. Canxi giúp xây dựng hệ xương khớp khỏe mạnh, trong khi sắt giữ vai trò sản sinh các tế màu máu.

2. Hình thành nên collagen

Vitamin C trong quả tầm xuân còn có khả năng kích thích cơ thể sản sinh thêm collagen. Dưỡng chất này là một loại protein hình thành nên mô liên kết trong cơ thể. Hơn nữa, collagen cũng là thành phần quan trọng trong cấu trúc của xương, cơ, sụn thai nhi.

3. Tăng cường hệ miễn dịch

trà quả tầm xuân tốt cho sức khỏe

Như đã đề cập ở trên, loại quả này giàu các vitamin nhóm B, vitamin C, E và một số khoáng chất như magie, kali, mangan và selen … rất có lợi trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, vitamin C còn hỗ trợ phòng ngừa bệnh Scurvy, một tình trạng xảy ra gây yếu cơ, đau khớp, gãy răng. Nhìn chung, sự đa dạng về các dưỡng chất của quả từ cây hoa tầm xuan giúp đảm bảo duy trì các chức năng cần thiết cho cơ thể.

Bật mí một điều rằng trà tầm xuân cũng khá được ưa chuộng để phòng bệnh cảm cúm thông thưỡng nữa đấy!

4. Cải thiện sức khỏe của thận

Theo báo cáo của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, quả từ cây hoa hồng gai có thể được dùng để điều trị bệnh mãn tính ở thận và các vấn đề xảy ra với bàng quang. Đây là những tình trạng khá phổ biến hay gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ.

5. Chữa táo bón

Nhiều phụ nữ mang thai thường xuyên phải đối mặt với chứng táo bón khó chịu. May mắn là pectin và các axit trong quả tầm xuân lại đóng vai trò như thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp làm mềm phân, đồng thời cải thiện nhu động ruột.

6. Làm lành vết thương

Lợi ích này lại đến từ vitamin C, dưỡng chất có khả năng thúc đẩy sự phục hồi mô, tế bào nhanh chóng. Hơn nữa, một số nghiên cứu còn cho rằng loại vitamin này tác động tích cực đến việc hấp thụ axit folic của cơ thể.

7. Giảm vết rạn da

dầu tầm xuân trị rạn da

Vết rạn da dường như là nỗi ám ảnh của hầu hết các bà bầu. Để giảm rạn da, bạn có thể sử dụng dầu tầm xuân bởi rất giàu axit béo thiết yếu như omega-3 và 6. Cả hai rất hữu ích trong việc làm lành mô sẹo.

Mặt khác dầu tầm xuân cũng thấm sâu vào và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Thêm nữa, vitamin C kích thích sản sinh collagen giảm hình thành nếp nhăn, trong khi vitamin A cải thiện độ ẩm cho da hiệu quả.

8. Phòng bệnh tim mạch

Một nghiên cứu được thực hiện ở Thụy Điển cho biết, việc sử dụng các chiết xuất của loại quả này có tác dụng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lý do là hợp chất flavonoid và các chất chống oxy hóa trong quả bảo vệ cơ thể chống lại vấn đề tim mạch.

Thói quen uống trà tầm xuân thường xuyên cũng được cho là có thể hạ mức cholesterol máu. Điều này rất có ý nghĩa đối với mẹ bầu, cũng như những người mắc bệnh béo phì nói riêng. Sự giảm cholesterol máu cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

9. Điều trị viêm

Theo một nghiên cứu tiến hành ở Đan Mạch, sử dụng trà tầm xuân sẽ làm giảm mức protein phản ứng C, một chất được sinh ra ở gan làm gia tăng tình trạng viêm. Nhờ vậy, mẹ bầu có thể thoát khỏi tình trạng viêm đau khớp hông, gối.

Một số mặt hạn chế khi dùng quả tầm xuân mà mẹ bầu cần lưu ý

tác hại khi dùng nhiều quả tầm xuân

Mặc dù không có nhiều nghiên cứu về tác dụng bất lợi của quả từ cây hoa hồng gai với thai kỳ, tuy vậy các bà mẹ tương lai cũng nên thật thận trọng khi sử dụng.

Quả tầm xuân giàu vitamin C nên nếu tiêu thụ một lượng lớn sẽ dễ gây sỏi thận. Những mẹ bầu đã và đang gặp vấn đề về thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Ngoài ra, vitamin C cũng tương tác với estrogen nên mẹ bầu cần chú ý khi sử dụng thuốc có chứa thành phần này.

Một số mặt hạn chế phổ biến được liệt kê dưới đây có thể xảy ra trong thai kỳ:

  • Bệnh tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Chứng ợ nóng
  • Tăng axit dịch vị
  • Buồn nôn và nôn

Những trường hợp cần tránh sử dụng quả tầm xuân

Phụ nữ mang thai trong các trường hợp sau tuyệt đối không dùng quả tầm xuân với bất kỳ mục đích nào:

  • Mắc bệnh sỏi thận
  • Đang điều trị bằng thuốc warfarin (một loại thuốc chống đông máu)
  • Được chẩn đoán là thiếu hụt Glucose-6-Phosphate dehydrogenase (G6PD hay G6PDH, enzyme nội bào xúc tác cho các phản ứng hóa học)
  • Mẹ bầu mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm: Việc tiêu thụ quả từ cây tầm xuân lúc này có thể khiến máu có tính axit hơn do vitamin C nên cần tránh dùng hoàn toàn
  • Bệnh Thalassemia, một bệnh di truyền trong đó các tế bào hồng cầu không sản sinh đủ lượng huyết sắc tố
  • Nếu mẹ bầu mắc bệnh hemochromatosis, một tình trạng cơ thể giữ lại quá nhiều chất sắt
  • Trường hợp thiếu máu sideroblastic cũng cần tránh dùng. Vì lúc này tủy xương không thể tạo ra lượng hồng cầu bình thường

Mách bạn một số công thức pha trà từ quả tầm xuân

Từ những lợi ích ở trên có thể khẳng định trà tầm xuân mang lại khá nhiều lợi ích cho thai kỳ. Mặc dù vậy, vẫn còn khá ít nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của nó với thai nhi. Do đó, nếu yêu thích việc dùng trà tầm xuân, trước hết hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Dưới đây Marry Baby chia sẻ đến bạn một vài công thức để làm ra một tách trà tầm xuân thơm ngon:

1. Pha trà từ những quả tầm xuân tươi

trà quả tầm xuân

Nếu bác sĩ đã khuyến cáo bạn hoàn toàn có thể dùng được trà tầm xuân, đây là cách chuẩn bị:

Nguyên liệu cần

  • Quả tầm xuân tươi
  • Nước tinh khiết

Cách thực hiện

Bạn đem rửa sạch quả từ cây tầm xuân rồi để ráo, kế đến bỏ đi phần đầu và cuống quả. Tiếp đến dùng dao bổ quả làm đôi và loại tất cả các hạt ở bên trong.

Đun sôi nước, đồng thời cho phần quả đã chuẩn bị ở trên vào ấm trà. Khi nước sôi, bạn chế nước đều vào trong ấm. Đậy nắp lại và chờ trong khoảng 10 phút. Mẹ bầu có thể dùng loại ấm có bộ phận giúp lọc bã trà bên trong để khi rót trà, phần thịt quả không lẫn với nước.

Lời khuyên là bạn nên uống trà tầm xuân khi còn nóng.

2. Pha trà từ quả tầm xuân khô

Trong trường hợp nếu sử dụng tầm xuân khô, bạn có thể thử cách làm sau:

Nguyên liệu cần

  • Bốn thìa súp tầm xuân khô
  • Bốn cốc nước

Cách thực hiện

Cho cả hai nguyên liệu vào nồi và sau đó đem đun sôi. Khi trà bắt đầu sôi, bạn hạ nhỏ lửa lại chờ khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Lọc lấy phần nước và thưởng thức ngay.

Mặc dù hàm chứa nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng nhấn mạnh một lần nữa bạn chỉ nên dùng quả tầm xuân sau khi có sự tham vấn với bác sĩ. Khi sử dụng, mẹ bầu nên dùng với một lượng nhỏ vừa phải, tuyệt đối không được lạm dụng để điều trị một tình trạng sức khỏe bất kỳ nào. Lượng dùng sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng và tình trạng sức khỏe.

Marry Baby

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Râu ngô không những giảm cân mà còn tốt cho sức khỏe

trà râu ngô

Bắp (ngô) là loại thực phẩm khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng phần râu ngô lại là giải pháp cho nhiều vấn đề sức khỏe. Đặc biệt, trà râu ngô còn là thức uống giải nhiệt tuyệt vời trong những ngày tiết trời oi bức nữa đấy!

Khoa học ngày nay đã chứng minh, trong râu ngô (râu bắp) có rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Chính vì vậy, nhiều người đã sử dụng râu ngô như một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh.

Một cách đơn giản nhất để tận dụng mọi tác dụng của râu ngô là đem pha trà. Vậy tác dụng của râu ngô là gì và cách pha trà như thế nào mới chuẩn? Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu ngay sau đây.

Râu ngô và các thành phần dinh dưỡng

Râu ngô là tên gọi chung của các sợi dài, trông như tơ xuất hiện ở đầu quả ngô. Từ hàng nghìn năm trước, nó đã được sử dụng như một vị thuốc dân gian. Hiện tại, ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ và các nước châu Âu, người ta cũng khá ưa chuộng và dùng râu bắp để pha trà uống hằng ngày.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong râu bắp chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau bao gồm:

  • Vitamin A, C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6)
  • Khoáng chất như canxi, kali…
  • Chất xơ
  • Flavonoid, saponin
  • Đặc biệt là 2 thành phần stigmasterol và sitosterol giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

Những tác dụng của râu ngô có thể khiến bạn bất ngờ

Từ những thông tin dinh dưỡng ở trên, chúng ta có thể thấy được sản phẩm từ bắp ngô này rất tốt cho sức khỏe. Nếu như theo Đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình dùng để chữa vàng da, sỏi mật, bí tiểu… thì với dược lý hiện đại, người ra đã khám phá ra các tác dụng sau đây:

1. Thanh nhiệt, giải độc

Trong những ngày thời tiết nắng nóng như hiện nay, không còn gì tuyệt hơn bằng uống trà râu bắp giải nhiệt. Với hương vị thơm nhẹ,, ngọt thanh, mỗi ly trà sẽ mang lại cảm giác sảng khoái cho bạn.

Nhờ có các chất chống oxy hóa, râu bắp giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời lấy đi lượng chất béo dư thừa, từ đó làm hạn chế nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

2. Là phương thuốc giảm cân tự nhiên

Với hội chị em thì chỉ số cân nặng luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Bí quyết là chỉ cần dùng trà râu ngô mỗi ngày, bạn sẽ có thể sớm lấy lại vóc dáng cân đối. Lý do vì trong thành phần của nó khá ít chất béo và calo nên bạn hoàn toàn có thể an tâm mà không phải lo tăng cân khi dùng.

3. Lợi tiểu

Theo Đông y, râu bắp là phương thuốc lợi tiểu được sử dụng khá lâu đời. Ngoài tác dụng đảo thải độc tố qua đường tiểu, nó có thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh thận và suy tim sung huyết ở nhiều đối tượng.

4. Kiểm soát lượng đường trong máu

Trà râu ngô đã được khoa học chứng minh giúp cải thiện vấn đề về đường huyết. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 trên Tạp chí quốc tế cho thấy chiết xuất từ loại dược liệu này có tác dụng trên bệnh nhân tiểu đường.

Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là chuột mắc bệnh đái tháo đường. Khi cho chuột dùng râu bắp, các chỉ số đường huyết giảm đi trông thấy.

Lượng đường trong máu cao cũng là tiền đề cho nhiều tình trạng như đột quỵ, các bệnh về thận. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng và Trao đổi chất 2009 cho thấy trà râu bắp kích thích cơ thể sản sinh insulin. Điều này rất cần thiết cho người bị bệnh đái tháo đường.

5. Ngăn ngừa sỏi thận

hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng râu ngô

Râu bắp có tác dụng làm tăng lưu lượng nước tiểu, nhờ vậy giảm khả năng lắng đọng chất cặn bã tại thận, từ đó cũng giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Ngoài lợi ích trên, loại dược liệu này còn có công dụng điều trị các vấn đề liên quan đến thận như: viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không được tự ý sử dụng để thay thế thuốc đặc trị. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng và lượng nên dùng là bao nhiêu để đảm bảo sức khỏe.

6. Làm dịu da

Ngoài các vấn đề trên, nước râu bắp còn được dùng để trị các vấn đề về da như: phát ban, mụn nhọt, giảm đau và ngứa do bị côn trùng cắn, vết trầy xước… Lý đo vì thành phần của nó có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả.

Cách nấu nước rất đơn giản, chỉ việc thả râu bắp vào nước đun sôi. Tiếp tục đun cho đến khi nước chuyển màu. Lọc lấy nước, có thể thêm vào nước cốt chanh để tăng cường tác dụng.

7. Cải thiện tiêu hóa

Với những người thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn có thể sử dụng râu ngô. Các nghiên cứu cho thấy dược liệu này có thể kích thích sự bài tiết mật từ gan. Nhờ vậy, quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra tốt hơn.

8. Phòng ngừa cao huyết áp

Cao huyết áp là bệnh lý phổ biến ở lứa tuổi trung niên và về già. Bệnh này hiện đang tăng trưởng rất nhanh tại nước ta và cách điều trị cũng khác nhau.

Từ xưa, ông bà ta đã có kinh nghiệm dùng râu ngô để trị bệnh này. Khoa học hiện đại chứng minh, trong thành phần của nó có flavonoid tương đối lớn. Chất này giúp kiểm soát nồng độ natri trong cơ thể. Theo đó, nồng độ natri cao là nguyên nhân khiến bạn bị tăng huyết áp. Ngoài ra, flavonoid còn cải thiện quá trình tuần hoàn máu và giữ mức huyết áp luôn ổn định.

9. Cung cấp vitamin C

Râu bắp cũng có vitamin C, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tim mạch. Thêm vào đó, dưỡng chất này cũng mang lại tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa một số bệnh cơ hội.

Gợi ý cách pha trà râu ngô thơm ngon, chuẩn vị

cách pha trà râu ngô

Để có một ly trà giải nhiệt đúng nghĩa, các thành phần bạn cần chuẩn bị bao gồm:

  • Râu bắp khô hoặc tươi
  • Nước
  • Nước cốt chanh
  • Mật ong

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một chiếc nồi nhỏ, cho nước vào đun sôi.
  • Rửa râu bắp cho thật sạch, vẩy ráo.
  • Khi nước đã sôi, bạn bắt đầu cho râu ngô vào. Để yên khoảng vài phút rồi tắt bếp rồi lọc lấy phần nước.

Với loại trà này, bạn hoàn toàn có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy ý. Nếu muốn thêm vị, hãy cho vào một ít nước cốt chanh hoặc mật ong.

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã bỏ túi được cho mình một loại thức uống hữu ích. Đừng quên pha trà râu ngô cho cả nhà mình dùng giải nhiệt mỗi ngày bạn nhé!

Marry Baby

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

7 thực phẩm chứa vitamin C, sánh với cam, giúp tăng sức đề kháng chống virus corona

thực phẩm giàu vitamin c

Trong mùa chống virus corona, điều gì sẽ xuất hiện ngay trong đầu bạn khi đề cập đến vitamin C? Câu trả lời thường là quả cam? Sự thật là vẫn có nhiều loại thực phẩm chứa lượng vitamin C hơn cả cam nữa đấy.

Vitamin C là chất dinh dưỡng quan trọng và cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được. Dưỡng chất này là nhân tố chính giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Chúng cũng giúp phòng và bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh có hại từ bên ngoài như virus Corona, đồng thời còn đảm nhận vai trò ngăn ngừa lão hóa sớm. Chính vì vậy, không ít chị em đã tận dụng dưỡng chất này như một “thần dược” hồi xuân.

Nhiều người cũng cho rằng việc tiêu thụ một quả cam mỗi sáng sẽ cung cấp đủ cho cơ thể nhu cầu về vitamin C hàng ngày. Song điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cũng có nhiều thực phẩm khác chứa vitamin C tốt không kém.

Trong bài viết này, mời bạn cùng Marry Baby khám phá xem đó là những loại thực phẩm nào nhé!

1. Chanh thực phẩm chứa vitamin C đáng sử dụng

Cũng là loại trái cây thuộc họ cam quýt nhưng chanh được xem là “người kế nhiệm” tốt nhất cho cam trong việc đáp ứng nhu cầu về vitamin C của cơ thể.

Hơn nữa, chanh khá rẻ tiền và bạn có thể tìm mua dễ dàng ở bất cứ đâu. Có vô vàn cách để sử dụng chanh như uống nước chanh, trà chanh hoặc dùng nước cốt chanh cho món salad hay nhiều món ăn khác.

2. Dâu tây

dâu tây

Tuy là loại quả theo mùa nhưng những quả dâu tây đỏ mọng này cũng rất dồi dào vitamin C và các chất chống oxy hóa khác.

Việc ăn dâu tây còn được cho là có thể phòng ngừa ung thư cũng như điều chỉnh huyết áp nữa đấy!

3. Quả dứa, thực phẩm chứa vitamin C tuyệt vời

Khi đề cập đến danh mục các thực phẩm chứa vitamin C, bạn không thể bỏ quả dứa (còn gọi là quả thơm). Bên cạnh vitamin C, dứa còn chứa một khoáng chất đặc biệt là mangan. Loại chất này rất hiếm khi có mặt trong thực phẩm.

Một điều thú vị là dứa có rất ít calo nên bạn sẽ không phải lo vấn đề cân nặng khi dùng. Lợi ích khác của việc ăn dứa là sẽ giúp phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa như táo bón, giúp cải thiện thị lực tốt.

4. Kiwi

kiwi là thực phẩm chứa vitamin C

 

Kiwi được xem là món quà tuyệt diệu mà thiên nhiên ưu ái cho con người. Bởi lẽ không chỉ là thực phẩm chứa vitamin C, kiwi còn có cả vitamin E và K.

Theo thống kê, một quả kiwi có chứa đến 84mg vitamin C. Đây là số lượng mà ít loại trái cây nào có được. Với kiwi, bạn có thể ăn ngay hoặc ép lấy nước hay xay sinh tố để uống.

5. Ổi

Có thể bạn chưa biết, ổi sở hữu lượng vitamin C cao gấp hai lần so với cam.

Thêm nữa, lượng kali và chất xơ trong ổi cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt. Việc ăn ổi cũng làm giảm huyết áp và làm tăng cholesterol tốt cho cơ thể.

6. Đu đủ

thực phẩm chứa vitamin c đu đủ

Quả đu đủ gần như có mặt quanh năm, bạn có thể lựa chọn để dùng mỗi ngày. Không chỉ chứa vitamin C, quả này cũng rất có lợi cho tiêu hóa và giúp khắc phục một số vấn đề sức khỏe khác như hen suyễn, thoái hóa điểm vàng!

7. Bông cải xanh, thực phẩm chứa vitamin C không thể bỏ qua

Đây là một lựa chọn khác đến từ rau. Mọi người thường nghĩ bông cải xanh chỉ có chất xơ nhưng loại rau ăn hoa này lại giàu dinh dưỡng.

Bông cải xanh chứa rất nhiều khoáng chất như sắt, canxi, folate cùng một lượng không nhỏ vitamin C. Chính vì vậy, việc tiêu thụ bông cải xanh sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cũng như sức chịu đựng cho cơ thể.

Bạn thấy đấy, những thực phẩm kể trên là nguồn bổ sung vitamin C tuyệt vời. Hãy cải thiện sức khỏe, bảo vệ bản thân và cả nhà trước dịch bệnh virus corona bằng cách bổ sung ngay rau, quả này vào bữa ăn gia đình, bạn nhé!

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Vitamin cho trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh, mẹ phải nhớ!

Trong bài viết ngày hôm nay, MarryBaby sẽ giúp mẹ của bé giải đáp thắc mắc cho vấn đề trên. Các mẹ sẽ biết được vì sao cần bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh. Các loại vitamin cần thiết cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần quan tâm.

1. Có nên bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh không?

Theo Bác sĩ nhi khoa Liermann: “Trẻ sơ sinh nên được bổ sung vitamin D trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Việc bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh đặc biệt quan trọng vì trẻ nhận được rất ít vitamin D từ sữa mẹ.”

Tương tự vitamin D, lượng vitamin K trong trẻ vừa mới sinh cũng rất thấp. Nhưng sữa mẹ lại không có đủ vitamin k cho trẻ sơ sinh. Vì những lí do này, bổ sung vitamin D, K cho trẻ sơ sinh vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, chính phủ cũng khuyến cáo tất cả trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi cần được bổ sung vitamin A, C và D mỗi ngày, trừ khi trẻ uống 500ml sữa công thức đầu tiên mỗi ngày trở lên. Khi mua thực phẩm bổ sung có chứa các loại vitamin cho bé, hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để kiểm tra xem chúng có phù hợp với lứa tuổi của con không.

2. Những loại vitamin không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh

So với người lớn, sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh nhanh hơn nhiều nên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cũng nhiều hơn.

Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ vitamin cho trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng.

2.1 Vitamin A

Vitamin A

Vitamin A và D đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Thiếu vitamin A là nguyên nhân chính của các bệnh về mắt: quáng gà, khô mắt, suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, vitamin A cũng giúp cho trẻ sơ sinh duy trì tính toàn vẹn của các tế bào đường hô hấp và tiêu hóa. Vitamin A còn làm tăng số lượng các cơ tế bào bạch cầu, tạo “hàng rào” bảo vệ cơ thể khỏi những virus gây bệnh và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh.

Để có được nhiều vitamin A nhất, mẹ nên tìm trong các nguồn tự nhiên. Chẳng hạn như chất béo tăng cường, tất cả các lại sản phẩm từ sữa, cà rốt, khoai lang, xoài, và rau củ có màu xanh đậm. Nếu bé có các triệu chứng thiếu vitamin A, mẹ có thể gặp và xin sự tư vấn từ bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc có chứa vitamin A về cho con uống. Vì so với việc thiếu, thừa vitamin A càng nguy hiểm hơn rất nhiều. Thừa vitamin A sẽ khiến cho trẻ sơ sinh có các biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, đau đầu, rối loạn thần kinh và chậm lớn.

2.2 Vitamin D

Vitamin D có khả năng kích thích quá trình trao đổi chất để tổng hợp canxi, giúp tăng cường và ngăn ngừa loãng xương, còi xương, giúp cho trẻ sơ sinh phát triển chiều cao hiệu quả.

Ngoài ánh nắng, lúc này bé có thể hấp thụ vitamin D từ các nguồn khác bao gồm cá và trứng. Một số ngũ cốc cũng có nhiều vitamin D. Bổ sung những loại thực phẩm trên cũng là biện pháp tuyệt vời để bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh cũng cần dựa vào khuyến nghị của Bộ Y tế về liều lượng:

  • Cần bổ sung 8,5 đến 10 microgam vitamin D hàng ngày cho trẻ mới ra đời đến 1 tuổi đang bú sữa mẹ.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa công thức không nên được bổ sung vitamin D nếu bé được cho uống hơn 500ml sữa công thức mỗi ngày. Vì sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh đã được bổ sung thêm vitamin D và các chất dinh dưỡng khác.

>> Mẹ có thể xem thêm: Đâu là dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh?

2.3 Bổ sung vitamin C cho trẻ sơ sinh

Vitamin C

Vitamin C vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh. Vitamin C còn giúp cho cơ thể trẻ sơ sinh hấp thụ chất sắt tốt. Cho con ăn nhiều cam, dâu tây, kiwi, cà chua, ớt, bông cải xanh để bổ sung đầy đủ vitamin C cho trẻ.

2.3 Bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh

Mẹ cần cung cấp đầy đủ vitamin K cho trẻ sơ sinh để kích hoạt một số phân tử giúp máu đông và kiểm soát lượng máu chảy. Trong sữa mẹ có rất ít lượng vitamin K cần thiết cho trẻ sơ sinh. Do đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa khuyến nghị rằng, tất cả trẻ sơ sinh tiêm vitamin K một lần ngay sau khi sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh xuất huyết.

2.4 Vitamin B12

Vitamin B12 có tác dụng giúp cho cả trẻ sơ sinh và người lớn ngăn ngừa thiếu máu và hỗ trợ chức năng thần kinh khỏe mạnh. Thiếu vitamin B12 có thể gây ra một loại thiếu máu gọi là thiếu máu nguyên bào khổng lồ khiến người bệnh mệt mỏi và suy nhược. Các dấu hiệu và triệu chứng khi bổ sung vitamin B12 không đủ cho trẻ sơ sinh bao gồm: nôn mửa, hôn mê, thiếu máu, chậm phát triển, giảm trương lực cơ và chậm phát triển.

Vitamin B12 được tìm thấy trong các sản phẩm động vật như thịt, cá, trứng và sữa. Các mẹ bỉm sữa nên bổ sung các loại thực phẩm trên để cung cấp đầy đủ vitamin B12 cho trẻ sơ sinh còn bú mẹ.

Các mẹ ăn chay hoàn toàn nuôi con bằng sữa mẹ nên đảm bảo tiêu thụ đủ vitamin B12 thông qua các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ sung để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin B12 cho con qua sữa mẹ.

Bên cạnh cung cấp các loại vitamin cần thiết cho trẻ sơ sinh, các mẹ cũng đừng nên bỏ qua các vi chất cho trẻ nhé!

>> Mẹ có thể xem thêm: 3 tuyệt chiêu mẹ nên áp dụng ngay khi bé không chịu bú bình

3. Bổ sung khoáng chất thiết yếu cho trẻ sơ sinh

Ngoài bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh; một số khoáng chất thiết yếu mẹ cũng cần lưu ý như sau.

3.1 Sắt

Đây là một trong những vi chất quan trọng nhất mà trẻ sơ sinh có thể hấp thu. Sắt giúp phòng tránh sự chậm phát triển, các vấn đề về học tập và hành vi, cũng như một số bệnh tật khác. Trẻ nhỏ thường được bổ sung rất nhiều sắt từ sữa mẹ, sữa công thức và sau đó là từ ngũ cốc tăng cường. Đặc biệt, những trẻ sinh non thường cần bổ sung sắt, dù trẻ có chế độ ăn uống như thế nào đi nữa.

>> Mẹ có thể xem thêm: Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em – Tuyệt đối không được bỏ qua!

3.2 Bổ sung DHA, một omega-3 quan trọng cho trẻ sơ sinh

Vitamin cho trẻ sơ sinh

Loại axit béo này rất quan trọng cho sự phát triển của não và mắt. May mắn là, nếu người mẹ có đủ DHA trong chế độ dinh dưỡng của mình, bé sẽ dễ dàng hấp thu chất này qua sữa mẹ. Sữa công thức cũng được tăng cường DHA. Những mẹ không có đủ axit béo nên xem xét việc bổ sung thêm để đảm bảo trẻ được cung cấp chất này qua sữa, đặc biệt nếu mẹ là người ăn chay.

DHA thườn chứa nhiều trong cá hồi, cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt: óc chó, hạnh nhân, rau củ. Các mẹ nên lưu ý bổ sung các thực phẩm này để có thêm DHA cho cơ thể.

3.3 Florua

Khi con mọc chiếc răng đầu tiên là lúc cần đến florua. Mẹ nên cho trẻ uống nước có chứa flo vì viên uống bổ sung có thể gây ra vết ố vĩnh viễn trên răng. Nếu trẻ không có đủ florua từ nước; mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về các biện pháp bổ sung thích hợp.

4. Lưu ý khi bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh

Các nhà sản xuất tạo ra các loại vitamin trông giống như kẹo và cũng ngọt như kẹo cho trẻ sơ sinh. Điều này là tốt khi các mẹ muốn sung vitamin cho trẻ nhưng sẽ rất tệ nếu trẻ thực sự cho rằng đó là kẹo và muốn ăn thật nhiều. Một số vitamin có thể gây chết người nếu trẻ sơ sinh dùng quá nhiều. Ví dụ, bổ sung quá nhiều sắt có thể khiến trẻ bệnh nặng.

Vì vậy, mẹ nên xem vitamin cũng như một dạng “thuốc”. Nắp lọ vitamin được thiết kế an toàn cho trẻ sơ sinh chưa đủ, mẹ cần đặt thuốc tránh xa tầm với của bé để tránh trường hợp bé uống quá nhiều vitamin trước khi mẹ kịp phát hiện. Đừng bao giờ gọi những viên vitamin này là kẹo và không cho trẻ tự ý sử dụng. Nếu nghi ngờ con nhỏ đã lén uống vitamin mà không xin phép, mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức.

5. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh

vitamin cho trẻ sơ sinh

5.1 Có bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh nếu trẻ quá kén ăn?

Nếu mẹ lo rằng bữa ăn của bé đang thiếu chất do bé không ăn rau xanh hoặc chỉ thích ăn một món duy nhất, mẹ nên bổ sung vitamin cho bé dạng viên để an tâm hơn và đảm bảo bé đang nhận được các dưỡng chất cần thiết.

5.2 Nên bổ sung vitamin loại nào cho trẻ sơ sinh

Khi bé chỉ thích ăn rau củ, mẹ có thể bổ sung vitamin B12, D, riboflavin và canxi bị thiếu trong chế độ ăn uống. Nếu bác sĩ chẩn đoán bé bị thiếu máu, mẹ có thể bổ sung chất sắt theo một hàm lượng nhất định. Với những bé dưới 4 tuổi, mẹ nên cho bé uống vitamin dạng lỏng để tránh tình trạng mắc nghẹn. Ngoài ra, mỗi ngày các bé và thậm chí cả ba mẹ cũng nên bổ sung 400 đơn vị vitamin D trong chế độ ăn.

Lưu ý: Cần bổ sung vitamin cho bé, với loại vitamin từ thực phẩm chứ không chỉ là các viên vitamin bổ sung. Chẳng hạn, khi bé không uống đủ sữa, mẹ phải tìm nguồn cung cấp canxi từ các loại trái cây hoặc các thực phẩm khác như nước cam.

Khi chọn vitamin bổ sung cho bé, mẹ cần đọc thật kỹ thông tin sản phẩm in trên nhãn. Ngoài ra, đừng nhầm lẫn giữa nước uống vitamin với vitamin bổ sung. Những loại nước này, bao gồm cả nước uống tăng lực đều chứa rất nhiều cafeine và đường.

5.3 Có nên bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh nhiều hơn liều thường dùng nếu chế độ ăn uống trong tuần của bé không tốt?

Không nên. Vitamin chỉ nên được cho dùng theo hướng dẫn liều lượng, như các loại thuốc khác. Cho bé dùng quá liều một loại vitamin nào đó có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác hoặc thậm chí gây nguy hiểm, tùy vào từng loại vitamin. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc có chứa vitamin về cho trẻ sơ sinh uống vì so với việc thiếu, cụ thể như thừa vitamin càng nguy hiểm hơn rất nhiều. Thừa vitamin có thể khiến cho trẻ sơ sinh có các biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, đau đầu, rối loạn thần kinh và chậm lớn.

Tùy theo từng vấn đề sức khỏe mà bổ sung vitamin phù hợp cho trẻ. Nếu con không có vấn đề về sức khỏe, thì mẹ chỉ cần bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh bằng viên uống đa vitamin là được. Tuy nhiên, một số bé có nhu cầu cao hơn đối với loại vi chất nào đó, chẳng hạn với con theo chế độ ăn chay, mẹ có thể bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh, cụ thể là thêm vitamin B12 và D, cũng như riboflavin và canxi.

[inline_article id=1132]