Trong bài viết này, MarryBaby chia sẻ giải thích cho mẹ wonder week 5 là gì và kéo dài trong bao lâu. Để từ đó mẹ hiểu rõ và chăm sóc bé tốt hơn. Cùng đọc tiếp mẹ ơi.
1. Wonder week 5 là gì?
Wonder week là khái niệm được biết đến vào năm 1992, bởi nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục nhận thức và hành vi người Hà Lan; tiến sĩ Frans Plooij và vợ ông tiến sĩ Hetty Van De Rijt.
Thuật ngữ tuần khủng hoảng của trẻ (wonder week) được dùng để mô tả mười bước nhảy vọt trong quá trình phát triển thể chất và kỹ năng của trẻ trong hai mươi tháng đầu đời; từ khoảng tuần thứ 5 đến tuần thứ 75.
Trong đó, wonder week 5 (ww5) là bước nhảy đầu tiên trong quá trình này. Đây là thời điểm mà xúc giác, vị giác, thị giác, khứu giác của trẻ phát triển mạnh. Trẻ có thể nhìn khắp phòng, nhận biết sự hiện diện và cảm nhận các vật xung quanh tốt hơn.
Sự phát triển là tốt, nhưng trẻ cũng có thể thấy ngạc nhiên và cảm giác như bị đảo lộn; vì có nhiều thứ mới xuất hiện cùng lúc đối với bé.
2. Wonder week 5 bắt đầu từ khi nào?
Đúng như tên gọi, wonder week 5 bắt đầu từ khi trẻ bước vào tuần tuổi thứ 5; với một số bé có thể sớm hoặc trễ hơn từ 0,5 – 1 tuần.
Để tính được tuần khủng hoảng của bé, mẹ phải chọn ngày bé được dự sinh chứ không phải là ngày bé được chào đời. Ví dụ bé được dự sinh ngày 12/5, nhưng ngày 15/5 mới chào đời; thì cách tính tuần tuổi là mẹ phải tính từ ngày 12/5.
[key-takeaways title=”Dành cho mẹ đang mang thai:”]
[/key-takeaways]
3. Dấu hiệu bé đang trong giai đoạn wonder week 5
- Bé quấy khóc nhiều hơn bình thường: Sự phát triển các giác quan đã giúp bé nhạy cảm hơn; đồng thời cũng kích động cảm giác hoang mang và lo lắng khi bé đối diện với nhiều thứ mới cùng lúc. Và quấy khóc là cách duy nhất để trẻ ra hiệu cho mẹ.
- Bé khó ngủ, khóc đêm: Trẻ trong tháng đầu, trẻ sẽ chỉ có ăn và ngủ. Nhưng khi bước vào giai đoạn wonder week 5 – ww5 trẻ trở nên khó ngủ, hay dậy sớm, giật mình giữa đêm và quấy khóc.
- Bé bám mẹ nhiều hơn: Đối với bé, mẹ là cả thế giới đối với con; nên khi con sợ hãi; con sẽ chỉ muốn bên cạnh mẹ. Bé chỉ ngừng khóc khi được mẹ ôm ấp. Bé chỉ yên tâm đi ngủ khi được nằm gọn trong lòng mẹ. Thậm chí có bé phải ngậm ti mẹ đến khi ngủ thiếp đi.
- Bé bú nhiều hơn: Việc được ngậm ti mẹ sẽ cho trẻ cảm giác được an ủi và xoa dịu tâm trạng của bé. Bé sẽ muốn bú mẹ nhiều hơn để cảm thấy thoải mái và yên tâm trở lại.
>>Xem thêm: Trẻ trong giai đoạn wonder week 5 phát triển như thế nào?
4. Wonder week 5 kéo dài trong bao lâu?
Mỗi wonder week thường sẽ kéo dài khoảng 5 tuần, gồm hai giai đoạn, tạm gọi là bão tố (stormy) và nắng đẹp (sunny).
- Giai đoạn bão tố (stormy): Giai đoạn bé học kỹ năng mới, bắt đầu có những biểu hiện như cáu kỉnh, khó chịu, khóc lóc.
- Giai đoạn nắng đẹp (sunny): Bé hoàn thành việc học hỏi kỹ năng mới cũng như phát triển về khả năng nhận thức. Bé đã làm quen với các kỹ năng mới, nhận thức được khả năng của mình. Vì vậy trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn.
Nhưng trên thực tế, tuần khủng hoảng 5 (wonder week 5) kéo dài bao lâu là không có câu trả lời cố định. Vì mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau. Nên chỉ có cách là cha mẹ sẽ phải theo dõi trẻ trong giai đoạn này.
5. Sau khi kết thúc wonder week 5 trẻ sẽ học được gì?
Đặc trưng của tuần khủng hoảng là sự thay đổi về thể chất và phát triển kỹ năng, nhận thức của trẻ.
Sư phát triển kỹ năng của trẻ sau wonder week 5:
- Thị giác: Bé có thể tập trung nhìn hoặc dõi theo sự chuyển động từ bên này sang bên kia. Bé bị thu hút bởi những thiết kế màu sắc hoặc có hình dạng phức tạp.
- Thính giác: Bé 5 tuần tuổi đang học cách kết hợp miệng lưỡi và cổ họng để tạo ra âm thanh. Song song đó, khả năng nhận diện âm thanh của bé cũng đã trở nên tốt hơn.
- Xúc giác: Bé có thể nắm chặt bàn tay của mình. Và bé cũng cảm nhận rõ hơn khi được chạm vào cơ thể.
- Các biểu hiện cơ thể: Bé ít nấc hơn. Bé có thể khóc ra nước mắt. Bé nở nụ cười đầu tiên. Bé ít vặn mình khi ngủ hơn.
Sự phát triển thể chất của trẻ sau wonder week 5:
- Cân nặng: Bé sẽ tăng khoảng 160-200g mỗi tuần.
- Chiều dài: Bé sẽ dài thêm khoảng 25cm tính từ lúc mới sinh.
- Chu vi vòng đầu sẽ tăng khoảng 2cm một tháng.
>> Chiều dài của trẻ sơ sinh theo tháng chuẩn WHO (2023)
6. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ vào giai đoạn tuần khủng hoảng 5?
6.1 Tìm ra nguyên nhân khiến con khó chịu
Như mẹ cũng biết, bé quấy khóc, khó chịu cũng có nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân chủ yếu là do: đói bụng, buồn ngủ, tã ướt, chưa được vỗ ợ hơi… Khi xác định rõ nguyên nhân, việc mẹ cần làm là đáp ứng đúng nhu cầu của bé.
6.2 Trấn an bé mỗi khi bé cảm thấy lo lắng
Bé trong giai đoạn wonder week sẽ đeo bám mẹ liên tục vì cảm thấy lo lắng. ĐIều mẹ cần làm là quan tâm; ôm ấp và trấn an để bé cảm thấy dễ chịu trở lại. Cho bé biết rằng con vẫn ổn và mẹ vẫn đang ở đây ngay bên cạnh.
Vừa trấn an trẻ, mẹ cũng vừa trấn an bản thân để giảm căng thẳng. Vì sau “Wonder Week” sẽ là “Sunny Week”. Chỉ vài ngày thôi rồi mọi chuyện sẽ trở lại như bình thường.
6.3 Hỗ trợ và tạo cơ hội cho sự phát triển của bé
- Giấc ngủ: Bé 5 tuần tuổi sẽ vẫn ngủ nhiều, khoảng 16 tiếng mỗi ngày.
- Dinh dưỡng: Trẻ 5 tuần tuổi sẽ bú khoảng 120ml – 180ml sữa mẹ. Khi được 5 tuần tuổi, em bé sẽ tự điều chỉnh lịch ăn của mình. Mẹ sẽ thấy bé bú lâu hơn; và tần suất các cữ bú không dày như trước.
- Khả năng của bé: Mặc dù bé chưa hiểu những gì mẹ nói, nhưng con đã nhận diện được âm thanh tốt hơn. Mẹ hãy nói chuyện với bé nhiều hơn; đồng thời đặt thêm các đồ chơi có màu sắc xung quanh bé.
Bên cạnh đó, để có thể chia sẻ và cùng lắng nghe các mẹ bỉm có con trong giai đoạn tuần khủng 5, mẹ hãy tham gia cộng đồng mẹ bỉm thuộc MarryBaby để chia sẻ ngay nhé! Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về wonder week 5 của trẻ.
Các bài viết cùng chủ đề: