Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Xâm hại trẻ em là gì? Các hành vi xâm hại và lạm dụng tình dục trẻ em

Mời cha mẹ đọc đến cuối bài viết để hiểu rõ hơn về thực trạng xâm hại tình dục ở trẻ em, và cùng MarrBaby tìm hiểu sâu hơn về cách bảo vệ trẻ em khỏi thực trạng xâm hại tình dục.

Hành vi xâm hại tình dục trẻ em là gì?

Xâm hại tình dục ở trẻ em (child sexual abuse) là hành vi dùng vũ lực, đe dọa, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, hoặc khiêu dâm dưới mọi hình thức.

[key-takeaways title=””]

Tổ chức Phòng chống Lạm dụng tình dục ở Trẻ em – PCA cho biết, lạm dụng tình dục hoặc xâm hại tình dục được chia thành hai loại:

  • Lạm dụng/Xâm hại có hành vi đụng chạm (Touching): Chạm vào bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc ép nạn nhân chạm vào bộ phận sinh dục. Dùng dụng cụ hoặc bất kỳ đồ vật nào để chạm vào bộ phận sinh dục, vào miệng, vào hậu môn của nạn nhân để thỏa mãn.
  • Lạm dụng/Xâm hại không có hành vi đụng chạm (Non-touching): Chiếu phim khiêu dâm cho nạn nhân xem, chụp ảnh nạn nhân đang trong tư thế gợi dục, ép buộc nạn nhân thực hiện các hành vi tình dục cho đối tượng xem để thỏa mãn, cố ý để lộ bộ phận sinh dục của một người cho nạn nhân xem, quan sát nạn nhân cởi quần áo hoặc sử dụng phòng tắm, khuyến khích nạn nhân xem hoặc nghe các hành vi tình dục trực tiếp hoặc trên video.

[/key-takeaways]

Một vài số liệu về tình trạng trẻ em bị quấy rối tại Việt Nam và thế giới

Theo một nghiên cứu của Đại học Sư phạm TP. HCM, năm 2024, dự đoán mỗi năm có khoảng 2000 trẻ em bị xâm hại tình dục tại Việt Nam, trong đó bé gái là đối tượng có tỷ lệ bị xâm hại cao hơn

Báo cáo cũng nhắc đến một số thông tin khác bao gồm:

  • Nạn nhân chưa có nhận thức và hiểu biết về xâm hại tình dục trẻ em.
  • Tỷ lệ nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em thường đến từ các gia đình có điều kiện kinh thấp.
  • Nạn nhân nhỏ tuổi cũng không nhận định được sự nguy hiểm của xâm hại tình dục và thường không đoán biết được ai có nguy cơ sẽ xâm hại mình.

Trên toàn thế giới mỗi ngày có khoảng:

  • 650 triệu (1:5) trẻ em gái và phụ nữ đã và đang phải chịu bạo lực tình dục khi còn nhỏ.
  • Khoảng 410-530 triệu trẻ em trai và đàn ông đã và đang phải chịu bạo lực tình dục khi còn nhỏ.
Thực trạng xâm hại tình dục tại Việt Nam và toàn cầu
Thực trạng xâm hại tình dục tại Việt Nam và toàn cầu

Tác động của xâm hại tình dục đối với trẻ em

Tác hại về thể chất

Xâm hại tình dục có thể gây ra một số vấn đề về thể chất ở trẻ như tăng tỷ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, dậy thì sớm ở bé gái, nạn nhân có thể có hành vi tự hại bản thân (self harm).

Về lâu về dài, xâm hại tình dục còn gây ra một số vấn đề về ho hấp, các bệnh về đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, các bệnh phụ khoa hoặc sinh sản…

Những tác hại về tâm lý đối với trẻ em khi bị xâm hại

Những tác động tiêu cực về tâm lý – tinh thần là điều được ghi nhận ở nhiều nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em trong suốt thời thơ ấu và cả khi trưởng thành. Nạn nhân có thể trải qua rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ

Dù không dễ để chia sẻ về trải nghiệm gây ám ảnh này, nhưng nhiều nạn nhân cũng đã cho biết việc chần chừ không nói về những gì đã xảy ra cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của họ. Vì những khó khăn, dằn xé này mà các bé là nạn nhân của xâm hại tình dục có thể gặp phải tình trạng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

Nhiều nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh rằng, một đứa trẻ trải qua xâm hại tình dục có thể dẫn đến tình trạng tự trách bản thân, lòng tự trọng thấp, mặc cảm… Dần dần sẽ thấy bản thân không xứng đáng, trở nên tự tin và mất niềm tin vào sự chân thành của người khác. Trong trường hợp tệ nhất, nạn nhân của xâm hại trẻ em có thể cảm thấy mặc cảm đến mức có ý định tự sát, thậm chí cố gắng tự sát.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại là gì?

Dấu hiệu về hành vi sinh lý của trẻ

Xâm hại trẻ em đôi khi không dễ phát hiện và một số trẻ đã bị xâm hại cũng không thể hiện các dấu hiệu bất thường rõ ràng. Trong khi đó, hung thủ hoàn toàn có thể là người xa lạ, hoặc là người thân, người quen biết với trẻ và gia đình lại là thủ phạm chính, nên việc phát giác càng trở nên khó khăn hơn.

Xâm hại trẻ em đôi khi không dễ để nhận diện, vì trẻ đã bị xâm hại có thể cũng sẽ không có bất kỳ thay đổi gì nghiêm trọng về mặt thể chất, mặc dù tâm lý đã và đang không ổn. Chưa kể đến trong tình huống hung thủ là người quen biết, hung thủ còn hăm dọa và ép trẻ không được kể ra với bất kỳ ai, cũng như phải giữ kín chuyện này.

[key-takeaways title=”Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục về mặt thể chất”]

  • Quần lót có máu, rách hoặc bị dơ bất thường.
  • Đi lại hoặc ngồi gặp khó khăn.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bị nấm.
  • Chảy máu, có vết bầm tím hoặc sưng ở vùng nhạy cảm.
  • Đau, ngứa hoặc nóng rát ở bộ phận sinh dục.

[/key-takeaways]

Dấu hiệu về hành vi tâm lý của trẻ

Ngoài các dấu hiệu về thể chất, nạn nhân còn có thể xuất hiện các dấu hiệu về tinh thần như:

[key-takeaways title=”Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục về mặt tinh thần”]

  • Hành vi tự hại.
  • Xuất hiện các nỗi sợ.
  • Gặp ác mộng, tè dầm khi ngủ.
  • Thu mình hoặc cảm thấy bị đe dọa khi có tiếp xúc cơ thể. 
  • Các dấu hiệu của trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
  • Thể hiện một số dấu hiệu muốn tự sát, đặc biệt với các nạn nhân trong độ tuổi thanh thiếu niên.

[/key-takeaways]

Một số dấu hiệu về hành vi do ảnh hưởng của tâm lý như:

  • Không muốn đi học hoặc điểm số tụt dốc.
  • Trốn học hoặc nghiêm trọng hơn là trốn khỏi nhà.
  • Lặp lại các thói quen khi còn nhỏ, ví dụ như mút ngón tay.
  • Xuất hiện các kiến thức hoặc hành vi tình dục không phù hợp với độ tuổi.
  • Có những thay đổi trong việc vệ sinh cơ thể như không chịu tắm hoặc tắm rất nhiều.
  • Trẻ quan tâm và bảo vệ anh chị em quá mức hoặc thể hiện vai trò người muốn bảo vệ/chăm sóc người thân.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục mà cha mẹ cần lưu ý.

Làm gì để phòng ngừa tình trạng xâm hại trẻ em? Dạy trẻ 10 cách để con bảo vệ bản thân

1. Giáo dục giới tính và cho trẻ hiểu về bộ phận sinh dục

Giáo dục giới tinh cho trẻ và dạy trẻ cách gọi tên các bộ phận cơ thể từ khi trẻ còn nhỏ. Sử dụng tên riêng cho từng bộ phận hoặc ít nhất cho trẻ biết cách gọi chính xác của các bộ phận đó. Hiểu rõ cách dùng những tên gọi này và biết chức năng của nó là gì sẽ giúp trẻ giao tiếp rõ ràng hơn khi có bất thường xảy ra.

2. Cho trẻ biết những vùng riêng tư trên cơ thể

Dạy trẻ vùng cơ thể nào là vùng tối mật, là vùng mà trẻ không được cho bất kỳ ai đụng vào, cũng như không cho bất kỳ ai xem, thậm chí là người quen trong gia đình. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng dạy cho con hiểu rằng, vì sao trong một số trường hợp như đi khám bệnh thì con có thể cho bác sĩ khám cơ thể của con.

3. Dạy trẻ biết giới hạn bản thân

Bên cạnh việc dạy con biết bảo vệ vùng riêng tư của con thì cha mẹ cũng dạy con biết giới bản thân, có nghĩa là con cũng không được chạm hoặc nhìn vùng riêng tư của người khác.

4. Dạy con phải biết kể về các vấn đề trên cơ thể

Hầu hết những tên thủ phạm sẽ đe dọa trẻ phải giữ bí mật về việc bị xâm hại. Do đó hãy dạy trẻ rằng, dù ai ép buộc con giữ bí mật về cơ thể thì con cũng có thể kể với cha mẹ, vì cha mẹ biết để bảo vệ con.

5. Không cho phép người lạ chụp hình hình ảnh cơ thể của con

Hãy cho trẻ biết rằng không ai được chụp hình vùng riêng tư của con. Vì trong xã hội hiện nay, một nhóm những người có tư duy sai lệch và hành vi lệch lạc, ấu dâm nên thích chụp ảnh và buôn bán hình ảnh của trẻ em khỏa thân trên mạng.

6. Dạy trẻ cách thoát khỏi những tình huống đáng sợ và không thoải mái

Một số trẻ em có cảm giác không thoải mái khi ai đó nói “không” với con, đặc biệt là những người lớn hơn con. Hãy cho con biết rằng nếu con không thấy thoải mái, con có thể yêu cầu người lớn đi chỗ khác, hoặc nếu có điều gì bất thường, hãy chỉ cho trẻ những cách hoặc từ ngữ giúp trẻ thoát khỏi những tình huống đáng sợ này.

7. Đặt một mật mã cho trường hợp khẩn cấp

Khi trẻ lớn hơn một chút, cha mẹ có thể dạy trẻ một mật mã để sử dụng khi con cảm thấy không an toàn hoặc muốn được ba mẹ bế. Mật mã này có thể được sử dụng kể cả khi ở nhà, khi có khách đến thăm nhà hoặc khi cả nhà ra ngoài chơi, đi du lịch qua đêm…

8. Tạo lòng tin và giúp con cảm thấy an toàn

Hãy cho trẻ biết rằng trẻ sẽ không bị khiển trách hay la mắng khi kể với ba mẹ bí mật về cơ thể trẻ. Vì trong nhiều trường hợp, trẻ thường không dám nói ra vì sợ bị ba mẹ la mắng. Người gieo rắc nỗi sợ này cho trẻ thường là thủ phạm. Vì thế ba mẹ hãy luôn cho trẻ biết rằng dù bất cứ chuyện gì xảy ra, khi trẻ nói cho ba mẹ bí mật về cơ thể thì trẻ sẽ không bao giờ bị trách phạt.

9. Một cái chạm vào cơ thể sẽ gây nhột hoặc cảm thấy dễ chịu

Hãy cho trẻ biết rằng dù có những cái chạm chỉ khiến con thấy nhột hoặc thậm chí giúp con thấy dễ chịu nhưng hành vi này vẫn không được phép. Vì trong nhiều trường hợp, thủ phạm có thể đụng chạm trẻ một cách nhẹ nhàng và không gây đau đớn.

10. Áp dụng những quy tắc này với cả người quen và bạn bè đồng trang lứa

Đây là điểm cực kỳ quan trọng cần được trao đổi với trẻ, vì khi ba mẹ hỏi trẻ “người xấu” trông như thế nào, trẻ sẽ thường nghĩ đến một nhân vật phản diện con đã thấy trong sách truyện hoặc phim hoạt hình.

Do đó, cha mẹ cần làm rõ với trẻ bằng cách, ví dụ như “ba mẹ có thể chạm vào vùng riêng tư của con khi chúng ta đang vệ sinh cơ thể hoặc khi chăm sóc vết thương cho con… nhưng không ai khác được chạm vào cơ thể con, kể cả là bạn bè, thầy cô, cô, dì, chú, bác…”

Cách phòng ngừa xâm hại tình dục
Dạy con cách bảo vệ bản thân là để giúp con tránh được các tình huống nguy hiểm như xâm hại tình dục

Làm gì khi biết trẻ đã bị xâm hại tình dục?

Yếu tố cá nhân và xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm tác động của xâm hại tình dục trẻ em cho nạn nhân cả trong thời điểm sự việc xảy ra và cho cuộc sống về sau.

Duy trì sự gắn bó an toàn với ba mẹ hoặc người giám hộ là yếu tố then chốt để giảm thiểu các tác động tiêu cực của xâm hại trẻ em. Được ba mẹ hỗ trợ một cách lành mạnh, đặc biệt là sự hỗ trợ từ mẹ, giúp cải thiện hệ quả về cảm xúc và hành vi. Ngoài ra, được gia đình và bạn bè nói chung hết lòng hỗ trợ cũng vô cùng quan trọng.

Phát hiện sớm và đưa ra các phương án hỗ trợ sớm có thể giúp giảm tác động tiêu cực về lâu dài, đồng thời hỗ trợ giải đoạn trưởng thành của trẻ. Nếu không nhận được phản ứng gì từ người thân sau trải nghiệm gây ám ảnh này, những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ sẽ trở nên trầm trọng hơn. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy tội lỗi và mặc cảm. Ngược lại, nếu nhận được phản ứng không phán xét và thấu hiểu có thể giúp trẻ dễ dàng cởi mở để nói về sự việc đã xảy ra hơn.

[recommendation title=””]

Nếu một sự cố đã được xác nhận, hãy liên hệ với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền để báo cáo và yêu cầu sự hỗ trợ, giải quyết. Hiện nay, ngoài đường dây nóng 111 –  Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em (do Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH quản lý) thì người dân tại TP.HCM có thể gọi đến các số điện thoại từ đường dây tư và hỗ trợ trẻ em như sau:

  • Số 1900.54.55.59 – Trung tâm Công tác xã hội Trẻ em TP.HCM 
  • Số 1800.90.69 – Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM.
  • Số 113 –  Cơ quan Công an.

[/recommendation]

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng lạm dụng và tấn công tình dục trông như thế nào, thường là ai?

Theo nhận định của Tổ chức Chống bạo lực tình dục Quốc gia – RAINN, phần lớn thủ phạm lạm dụng tình dục hoặc xâm hại tình dục là người mà nạn nhân quen biết. Theo thống kê của tổ chức này, có đến 93% nạn nhân biết thủ phạm là ai. Nạn lạm dụng tình dục xảy ra không nhất thiết thủ phạm là người lớn và nạn nhân là trẻ em.

Kết luận

Xâm hại tình dục trẻ em là hành vi tình dục do người lớn hoặc trẻ em lớn tuổi thực hiện với trẻ nhỏ, gây tổn hại tâm lý và thể chất cho nạn nhân. Những tác động tiêu cực của xâm hại tình dục có thể kéo dài suốt đời và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc nhận thức về các dấu hiệu cảnh báo và giáo dục trẻ em từ khi còn nhỏ về quyền riêng tư cơ thể là rất quan trọng.

Trong trường hợp bị xâm hại, việc lên tiếng kịp thời và tìm sự giúp đỡ từ người thân hoặc các cơ quan có thẩm quyền sẽ giúp bảo vệ bản thân và hạn chế hậu quả lâu dài. Các bậc phụ huynh cần tạo ra một môi trường an toàn và hỗ trợ trẻ, giúp trẻ cảm thấy tự tin khi chia sẻ và lên tiếng về bất kỳ hành vi sai trái nào.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách nhận biết xâm hại và lạm dụng tình dục ở trẻ em

Vậy lạm dụng tình dục ở trẻ em là gì? Làm sao để nhận một đứa trẻ bị đã bị xâm hại tình dục? Cùng Marrybaby tìm hiểu để kịp thời hỗ trợ cho các con.

1. Lạm dụng tình dục ở trẻ em là gì?

Lạm dụng tình dục (Sexual Abuse) hay còn gọi là ấu dâm. Cụm từ này dùng để diễn tả hành vi một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình, nhằm dụ dỗ hoặc cưỡng bức trẻ em hoạt động tình dục. Lạm dụng tình dục ở trẻ em có thể xảy ra ở bất kỳ nền văn hóa; chủng tộc; tôn giáo; và thể chế chính trị nào.

Số liệu thống kê về tình trạng xâm hại và lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam:

  • Tại Việt Nam mỗi năm trung bình có 1.600 – 1.800 vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện.
  • Bé gái từ 16 – 19 tuổi có nguy cơ trở thành nạn nhân của hiếp dâm, bạo hành tình dục cao gấp 4 lần so với tổng dân số.
  • Trong số 1000 vụ xâm hại tình dục, nạn nhân là trẻ em chiếm 65%, nữ ở độ tuổi 12 – 15 chiếm 57,4%; trẻ em dưới 6 tuổi là 13,2%.
  • Theo thống kê năm 2017 – 2018 của Tổng đài bảo vệ trẻ em toàn quốc 111, kết quả cho thấy 86% trẻ em bị lạm dụng tình dục là do chính người thân của trẻ. Trong đó, hàm xóm là 59%; giáo viên 6%; bố đẻ, bố dượng, cậu, bác, anh, em họ chiếm trên 21%.

2. Các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em

Các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em
Các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em

Đụng chạm thể chất:

  • Cố ý đụng chạm, sờ soạng vùng kín của trẻ.
  • Bắt ép trẻ phải đụng chạm vào bộ phận sinh dục của người xâm hại tình dục.
  • Cưỡng bức và xâm hại tình dục trẻ em bằng cách quan hệ thâm nhập qua âm đạo, hậu môn, miệng; hoặc bất cứ vị trí nào trên cơ thể của trẻ.

Tác động đến tinh thần:

  • Nhìn lén trẻ đi vệ sinh hoặc đi tắm.
  • Phô bày cơ thể trần trụi trước mặt trẻ.
  • Dụ dỗ trẻ em nên thực hiện hành vi tình dục.
  • Cho trẻ tiếp cận với nội dung hình ảnh, phim khiêu dâm.
  • Cố ý thực hiện hành vi tình dục trước mặt trẻ em như thủ dâm, quan hệ.
  • Dùng trẻ để sản xuất các sản phẩm khiêu dâm như phim, ảnh, quảng cáo.

Phần lớn trẻ em Việt Nam đã quen với cách ứng xử là tỏ ra lịch sự, vâng lời; cũng như không dám chống đối với người lớn. Vô tình tạo cơ hội cho thủ phạm lợi dụng để thực hiện hành vi lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em.

Những đứa trẻ sau khi bị lạm dụng sẽ âm thầm chịu đựng với cảm giác lo sợ; và không dám trình báo với gia đình; hoặc các cơ quan có thẩm quyền.

>> Xem thêm: 6 ngộ nhận về vấn nạn lạm dụng tình dục ở trẻ em có thể khiến con bạn gặp nguy hiểm

3. Dấu hiệu nhận biết một đứa trẻ là nạn nhân của lạm dụng tình dục

Dấu hiệu trẻ em bị xâm hại và lạm dụng tình dục

3.1 Dấu hiệu tâm lý, hành vi và cảm xúc

Dù với lý do nào, thì phần lớn các con sẽ rất sợ sau khi bị xâm hại và lạm dụng tình dục. Chính vì thế, cha mẹ hãy tập trung quan sát những dấu hiệu tâm lý và cảm xúc sau đây để nhận diện con là nạn nhân của lạm dụng tình dục ở trẻ em.

Dấu hiệu tâm lý, hành vi và cảm xúc của trẻ em bị lạm dụng tình dục:

  • Con không dám ở một mình nữa.
  • Con dễ cáu và bực tức hơn bình thường.
  • Trở nên thích hoặc ghét tiền một cách cực đoan.
  • Thường xuyên gặp ác mộng và giựt mình giữa đêm.
  • Con kể về một người bạn mới khác giới và lớn tuổi hơn.
  • Trẻ có tiền, và có những món quà lạ không rõ nguồn gốc.
  • Thay đổi tính cách đột ngột và luôn có cảm giác thiếu an toàn.
  • Con có nhiều hành động giống như quan hệ tính dục với các vật dụng trong nhà.
  • Trẻ tỏ ra sợ hãi với đàn ông, với một người, hoặc với một địa điểm cụ thể nào đó.
  • Trẻ bắt đầu hành xử ngược đãi bản thân, hoặc làm hại các con vật nuôi xung quanh (bạo lực).
  • Các dấu vết bầm tím trên cơ thể không rõ nguyên nhân. Con cảm thấy đau bộ phận sinh dục, miệng hoặc thậm chí là mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

Mặc dù không phải một đứa trẻ có một trong những dấu hiệu trên sẽ là nạn nhân của lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, cha mẹ có thể quan sát thêm hoặc thử đặt câu hỏi với con.

Những thời điểm nhạy cảm khiến con dễ rơi vào tình huống lạm dụng tình dục:

  • Một thành viên trong gia đình hoặc thú cưng vừa mới mất.
  • Gặp rắc rối ở trường hoặc với bạn bè.
  • Tai nạn gây chấn thương cơ thể.
  • Sau khi cha mẹ ly hôn.

>> Hỏi-đáp bác sĩ: Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ?

3.2 Dấu hiệu của cơ thể

Việc lạm dụng tình dục có thể không để lại dấu vết. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy những dấu hiệu sau đây, hãy đưa con đến bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp mẹ hiểu những gì có thể xảy ra đã xảy ra trước đó.

Dấu hiệu thể chất của trẻ em có khả năng là đã bị lạm dụng tình dục:

  • Đau vùng kín khi đi vệ sinh.
  • Mất kiểm soát tình trạng tiểu tiện.
  • Vùng kín, hậu môn hoặc miệng của con bị đau, đổi màu hoặc tiết dịch bất thường.

>> Xem thêm: Top những kỹ năng sống cho trẻ em, cha mẹ cần dạy con.

4. Cha mẹ cần làm gì khi con trẻ em bị lạm dụng tình dục?

Mặc dù rất đau lòng và tức giận. Nhưng lúc này bảo vệ và hỗ trợ con là điều cần thiết

Mặc dù sẽ rất đau lòng khi biết rằng con đã bị xâm hại tình dục. Ngay lúc này, điều cha mẹ nên làm chính là giúp đỡ con và sau đó tìm cách vạch trần thủ phạm.

Những điều cha mẹ có thể làm nếu đã biết trẻ em bị lạm dụng tình dục:

  • Nói rằng: cha mẹ yêu con rất nhiều.
  • Những việc xảy ra hoàn toàn không phải lỗi của con.
  • Cho dù mọi chuyện có như thế nào cha mẹ chắc chắn sẽ bảo vệ con đến cùng.
  • Đưa con đi khám với bác sĩ Tâm lý đễ hỗ trợ tình thần. Và bác sĩ Nhi khoa để kiểm tra sức khỏe thể chất của con.

Sau khi cha mẹ biết con đã bị xâm hại và lạm dụng tình dục, chắc chắn cha mẹ sẽ phải đối diện với nhiều cảm xúc như tức giận, buồn rầu, cảm thấy có lỗi, cảm thấy bản thân vô dụng,..thậm chí là rơi vào trầm cảm và dẫn đến tự tử.

Mặc dù đây là chuyện ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ, cũng như là của trẻ. Lúc này điều cha mẹ nên làm chính là nhờ sự hỗ trợ từ người thân, bác sĩ, và các cơ quan có thẩm quyền để can thiệp.