Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Em bé tập đi siêu giỏi nhờ mẹ chỉ đúng!

Em bé tập đi từ khoảng tháng thứ 12. Lúc này mẹ cần chuẩn chị cho con một không gian an toàn và những thứ hỗ trợ tốt nhất cho việc tập đi của bé nhé

Bước sang năm thứ hai, khoảng từ tháng tuổi thứ 12-13 trở đi, trẻ đã có thể chập chững những bước đi đầu đời. Tùy vào sự phát triển của từng bé, có trẻ biết đi từ rất sớm, ngay từ tháng 9-10. Để hỗ trợ bé cưng hoàn thành xuất sắc giai đoạn tập đi khá thử thách này, ba mẹ nên lưu ý một số nguyên tắc cơ bản, nhất là không nên mắc phải 5 lỗi khá phổ biến sau.Em bé tập đi

Những điều mẹ nên làm để giúp em bé tập đi

1. Dùng xe tập đi cho bé

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại xe tập đi, nào là bằng gỗ, nhựa, mô phỏng ô tô. Tuy nhiên, bạn không nên mua một chiếc về nhà và cho bé sử dụng quá thường xuyên. Lý giải cho nguyên nhân này: Xe tập đi không tốt cho quá trình phát triển tự nhiên của bé.

Xe tập đi luôn có xu hướng lao nhanh về phía trước, do đó dù bé có thể vịn vào xe để chạy theo nhưng dễ bị vấp ngã, chân và đùi, lưng dễ cong do tất cả trọng lượng cơ thể dồn lên vai. Tốt nhất, ba mẹ không nên để bé phụ thuộc hoàn toàn vào “phương tiện” này. Thay vào đó, dùng tay đỡ bé từng bước tới trước, từ từ và chầm chậm. Chậm mà chắc, lại rất tốt cho sự phát triển cơ, xương của bé.

2. Em bé tập đi chậm, ba mẹ không được nôn nóng

Không ít ba mẹ vì sợ con mình thua kém bạn bè cùng lứa, vội vàng tập đi cho con dù bé chưa đủ cứng cáp để đứng vững. Hậu quả bé cũng đi được, nhưng dáng đi xiêu vẹo, chân lại trở nên vòng kiềng. Khi xương bé còn quá yếu, chưa thích hợp với vận động mạnh như thế nên xảy ra hiện tượng cong vẹo là chuyện bình thường.

Thế nên, ba mẹ chỉ nên cho bé tập đi khi bé muốn và thấy rằng, bé đã thực sự sẵn sàng. Dấu hiệu sẵn sàng không phụ thuộc vào số tháng, mà lại tùy vào cơ địa và sự phát triển nhanh chậm của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý lúc tập cho bé đi phải thực sự kiên nhẫn, không vì vội vàng, nôn nóng mà kéo mạnh tay con.

Em bé tập đi
Bé tập đi chậm mẹ cũng không nên lo lắng

3. Dùng giày tập đi cho bé

Bé tập đi không cần mang giày, đó là quan niệm của rất nhiều ba mẹ, ông bà. Trái với suy nghĩ giày làm chân bé khó chịu, bí bách, một đôi giày tốt, thoải mái, có ma sát tốt và mềm mại sẽ giúp bé tự tin hơn khi đi trên đường nhựa hoặc bãi cỏ.

Dĩ nhiên, không phải lúc nào cũng cho bé mang giày mọi lúc mọi nơi, nhất là khi ở trong nhà. Mẹ có thể cho bé trải nghiệm tập đi bằng chân trần trên thảm sạch để tăng sự mẫn cảm, cũng như giúp bé điều chỉnh dáng đi và sự thăng bằng một cách tự nhiên.

4. Luôn chú ý tới an toàn của bé

Vì nghĩ em bé tập đi, không thể leo trèo hoặc di chuyển quá xa, nhiều ba mẹ đã không dọn dẹp sạch sẽ sàn nhà, đồng thời để dây điện lan tràn khắp nơi khiến nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra. Muốn bé không bị vấp ngã, bị điện giật hoặc vô tình bị thương tích, bạn phải dọn dẹp tất cả những gì vương vãi trên sàn, đặc biệt là dây điện.

Đồng thời, bạn phải bịt hết cách công tắc, ổ điện trong tầm với của bé bằng băng dính; làm mềm các góc của bàn ghế, tủ bếp, bàn học; chắn cửa hoặc lối lên xuống cầu thang. Lưu ý không để bé một mình trên giường hoặc ban công, nhà tắm.

Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rằng bé cưng đang sẵn sàng thử bất cứ điều gì khi muốn và nếu không kỹ càng bạn sẽ không thể ngăn cản một vùng thương tích nho nhỏ trên cơ thể bé.

Em bé tập đi
Bé có thể gặp nguy hiểm khi tập đi như ngã sấp mặt xuống sàn, đập đầu vào cạnh bàn hoặc sờ tay vào ổ điện

5. Đừng quá xót con

Muốn em bé tập đi nhanh chóng, bạn không nên quá xót con. Tập đi vá té ngã là chuyện hết sức bình thường, bạn không nên quan trọng hóa vấn đề, làm không chỉ bạn mà cả bé cũng cảm thấy sợ hãi chuyện đi đứng. Khi bé mất thăng bằng hoặc vấp chướng ngại vật rồi té, bạn chỉ cần đỡ bé dậy, nói vài lời an ủi rồi hướng dẫn bé đi tiếp, cất chướng ngại vật là xong. Thêm nữa, bạn không nên bế bé quá thường xuyên trong giai đoạn này, điều đó làm bé lười tập đi. Ngay cả khi thay đồ cho bé, bạn cũng nên để bé đứng. Chỉ khi tập luyện thường xuyên mới giúp bé nhanh chóng vượt qua giai đoạn tập đi thử thách này.

6. Dừng trách phạt khi bé nghịch ngợm và mắc lỗi

Các nhà tâm lý học khi nghiên cứu về sự phát triển cảm giác nguy hiểm của trẻ tuổi tập đi phát hiện ra những điều thú vị sau:

  • Trẻ dưới 3 tuổi hầu như không có khả năng dự đoán các mối nguy hiểm. Có nghĩa là cha mẹ cần giám sát mọi hoạt động của bé một cách thận trọng hơn khi bé khám phá bất kỳ đồ vật nào. Mãi đến sinh nhật thứ ba bé mới nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh.
  • Sự phán xét của cha mẹ khi bé mắc tuổi trong độ tuổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp cảm xúc trực tiếp của bé. Ngay cả khi bé là một đứa trẻ có vẻ nhạy cảm thì mọi hành động sau khi nhận sự trách phạt của bé đều có thể trở nên thiếu thận trọng.
  • Kích động ảnh hưởng đến nhận thức, đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Nếu con của bạn là một bé trai hiếu động, bé thường có xu hướng đổ lỗi cho người/vật dụng khác khi bé bị thương một cách vô tình. Trong khi đó một công chúa đáng yêu lại có nhiều khả năng tự trách mình hơn và điều này thay đổi hành vi của bé. Con trai nói chung là liều lĩnh hơn.

Có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ mới tập đi sẽ dễ dàng nhận thức được nguy hiểm khi được khen vì một hành động “nguy hiểm” nào đó một cách hợp lý – tức là vừa khen bé vừa nhắc nhở- thay vì bị trừng phạt vô lý theo cách hiểu của bé.

Cha mẹ thường cảm thấy hành vi liều lĩnh từ cậu con trai nhỏ thường dễ chấp nhận hơn là từ một cô gái. Đó là lý do bé trai nghịch ngợm mà vẫn có thể được khen ngợi còn con gái thì không.

Và phụ huynh cũng cần nhớ rằng ở độ tuổi tập đi, bé có thể dễ dàng làm mình bị thương nhưng cũng rất nhanh chóng quên đi những trải nghiệm khó chịu đó. Hành động đó dễ dàng trượt khỏi tâm lý của bé và trẻ dễ dàng cảm thấy khoái chí khi lặp lại những việc nguy hiểm đó một lần nữa trong thời gian rất gần.

Em bé tập đi
Em bé tập đi sẽ rất thích khám phá, nghịch ngợm. Song bố mẹ không nên trách phạt con nhé

7. Dù thế nào cũng để bé tập đi khám phá nhiều hơn

Mẹ có thể thực hiện một vài hành động khác để giữa an toàn cho bé. Dù trẻ còn nhỏ nhưng nếu kiên trì nhắc nhở và giải thích rõ ràng những gì bé có thể và không thể làm thì con bạn sẽ biết nơi anh ta có thể khám phá cũng như khu vực nào là giới hạn.

Cha mẹ cũng nên tạo cơ hội để bé khám phá, để bé có thể đặt mình vào nguy hiểm nho nhỏ, tăng sự phấn khích và phưu lưu, dĩ nhiên là khi bé đã được 2 tuổi, lớn hơn một chút. Ví dụ, nếu bé của bạn đặc biệt thích leo núi, chạy bộ hãy đưa bé đến một khu vui chơi ngoài trời thay vì ở nhà.

Những tổn thương nguy hiểm ở răng khi em bé tập đi

Với trẻ hơn 1 tuổi, lúc bắt đầu học đi, khám phá mọi thứ xung quanh gặp tai nạn gây chấn thương răng sữa nhất. Chấn thương răng sữa hay xảy ra ở nhà hoặc ở nhà trẻ, trường học. Khi trẻ đi, chạy, nô đùa có thể xảy ra các va đập hoặc ngã làm răng bị chấn thương.

1. Gãy xương và răng

Những vết nứt như vậy có thể làm lộ các dây thần kinh và làm cho răng bị lung lay và đau đớn khi nhai. Tồi tệ hơn, phần trên của răng có thể bị loại bỏ và gây nghẹt thở cho trẻ em dưới ba tuổi. Có thể cần chụp X quang để xác định chính xác vấn đề.

Em bé tập đi
Em bé dễ bị ngã gẫy răng khi tập đi nếu bố mẹ không theo sát con

2. Răng bị lung lay

Hầu hết các chấn thương miệng có thể làm cho răng trở nên lung lay hoặc, trong trường hợp nghiêm trọng, rơi ra ngoài. Trong trường hợp này bé cũng có thể bị nghẹt thở

3. Tổn thương mô mềm

Trẻ có thể bị đau do bầm tím nhẹ đến các vết rách ở các mô mềm, như môi hoặc nướu răng. Chấn thương răng có thể gây nhiễm trùng hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Tai nạn này thậm chí có thể làm xáo trộn sự phát triển của răng khi hình thành cơ bản và bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi lâu dài để kiểm tra những chiếc răng đó.

Khi răng sữa bị lún vào trong xương hàm?

Đây là trường hợp nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Các bác sĩ có thể đưa ra các phương án sau:

1. Xử trí lún răng sữa

Căn cứ vào vị trí di lệch của chóp răng so với mầm răng sữa. Trường hợp chân răng trượt về phía tiền đình, xa mầm răng vĩnh viễn, bảo tồn răng, theo dõi 1-6 tháng, nếu không mọc được, phải nhổ răng.

Trường hợp chân răng trượt về phía khẩu cái, khoảng cách giữa chân răng và mầm răng vĩnh viễn hẹp, cần nhổ răng nhẹ nhàng, tránh sang chấn mầm răng bên dưới.

Em bé tập đi
Nhổ răng cho bé con

2. Xử trí lung lay răng sữa

Cố định răng. Nếu răng lung lay quá nhiều hoặc sắp đến tuổi thay thì có thể nhổ bỏ. Theo dõi tình trạng tủy răng, điều trị tủy nếu cần thiết.

3. Răng sữa rơi ra ngoài

Khác với răng vĩnh viễn rơi ra ngoài, không có chỉ định cấy ghép lại răng cho răng sữa.

Các loại chấn thương răng sữa khi bé tập đi ít hoặc nhiều đều gây chảy máu, vì thế bố mẹ cần biết cách sơ cứu tại chỗ. Nhớ quan sát các triệu chứng trẻ bị đau, sưng tấy răng miệng, sốt, nhiễm trùng để có biện pháp xử lý phù hợp. An toàn nhất là sau khi sơ cứu hãy đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra.

 

[inline_article id=709]

Em bé tập đi nhanh hay chậm cũng phụ thuộc một phần việc chỉ dạy, hỗ trợ và dinh dưỡng mẹ dành cho trẻ. Để em bé tập đi nhanh và an toàn mẹ hãy chuẩn bị những thứ cần thiết nhất để hỗ trợ cho con nhé.

MarryBaby