Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Hướng dẫn cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái chi tiết

Trên thực tế, việc tổ chức tiệc cúng đầy tháng cho bé là không bắt buộc, tùy vào quan niệm của mỗi gia đình mà sẽ quyết định có tổ chức hay không. Mời cha mẹ đọc đến cuối bài viết này để tìm hiểu sâu hơn về tiệc cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái nhé.

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng cho bé

Theo quan niệm dân gian, mỗi đứa trẻ sinh ra có được hình hài đều là nhờ vào các vị Đại Tiên hay còn gọi là Bà Chúa Đầu Thai nặn ra. Mỗi bộ phận của trẻ như: tay, chân, đầu, mắt, mũi, miệng…sẽ do 1 Bà Mụ nhào nặn, và có tất cả 12 Bà Mụ.

Vì thế cúng đầy tháng được xem là buổi lễ để tạ ơn các bề trên đã cho bé hình hài và nuôi dưỡng để bé bước qua ngưỡng 1 tháng đầu đời. Ngoài ra, lễ cúng còn là buổi lễ để bố mẹ và gia đình gửi những lời chúc tốt đẹp dành cho bé, cầu mong con luôn khỏe mạnh, lớn lên bình an, hạnh phúc.

[key-takeaways title=”Ý nghĩa lễ cúng đầy tháng bé trai, bé gái”]

  • Tưởng nhớ các các vị Thần Phật, các vị chúa, gia tiên vì luôn phù hộ cho trẻ được tái sinh thành thành viên của gia đình.
  • Tạ ơn 12 bà Mụ vì đã thay phiên nhau không chỉ nặn ra đứa trẻ mà còn phù trợ cho “mẹ tròn con vuông”.
  • Lưu truyền và giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp này của Việt Nam.

[/key-takeaways]

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái

Thông thường, cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái được áp dụng theo công thức dân gian truyền miệng là “gái sụt hai, trai sụt một”.

Có nghĩa là, ngày tổ chức tiệc cúng đầy tháng cho bé gái sẽ diễn ra trước 2 ngày bé gái tròn 1 tháng tuổi, tương tự với bé trai sẽ là diễn ra trước 1 ngày.

Ví dụ, bé sinh ngày 18/3 (âm lịch) thì sẽ tính ngày tổ chức lễ đầy tháng như sau:

  • Nếu là bé trai thì tổ chức vào ngày 17/4 âm lịch.
  • Nếu là bé gái thì tổ chức vào ngày 16/4 âm lịch.

[summary title=””]

Tuy nhiên, việc sử dụng lịch âm hay lịch dương sẽ còn tùy vào thói quen, quan niệm và thời gian sinh hoạt của mỗi gia đình. Thành ra, việc dùng lịch dương để tính ngày cúng đầy tháng cho bé là hoàn toàn bình thường, và vẫn áp dụng công thức “gái sụt hai, trai sụt một”.

[/summary]

Chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái chi tiết

Lễ vật cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái sẽ gồm 2 mâm chính: một mâm cúng Đức Ông, một mâm cúng 12 Bà Mụ.

Mâm cúng Đức Ông bao gồm các lễ vật:

  • 1 tô chè lớn.
  • 1 đĩa xôi lớn.
  • 1 tô cháo lớn.
  • 1 đĩa hoa quả.
  • 1 miếng thịt quay.
  • Trầu cau đã têm sẵn.
  • 1 con gà luộc chéo cánh.
  • Vàng mã (giấy tiền) để đốt khi làm lễ.

Bàn cúng 12 bà Mụ bao gồm các lễ vật:

  • 12 đĩa xôi.
  • 12 ly nước.
  • 12 chén chè.
  • 12 chén cháo.
  • 2 đĩa bánh hỏi.
  • 12 đĩa thịt quay.
  • 12 đĩa bánh kẹo.
  • Vàng mã (giấy tiền).

Một vài lưu ý để mâm cúng trông đẹp mắt và chỉn chu:

  • Gà luộc được xếp ngẩng lên, xôi cúng có thể in bằng khuôn hình hoa hoặc hình chữ phúc cho đẹp mắt. 
  • Đĩa trái cây ngũ quả, lễ vật sẽ được đặt ở phía tây, còn bình hoa thì ở phía đông theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”.
  • Trên đầu mâm cúng ta đặt bát nhang, bình hoa, hoa quả và gà luộc; phía sau là 2 hàng xôi và chè được đặt đối xứng nhau.
bài cúng đầy tháng cho bé gái
Chuẩn bị lễ vật trước khi đọc bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái.

Cách chọn giờ cúng đầy tháng cho bé

Không có nguyên tắc cố định để bố mẹ xem giờ làm lễ cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái. Cha mẹ có thể tự lựa chọn tùy theo giờ giấc sinh hoạt và sắp xếp của gia đình.

Thông thường, lúc sáng sớm hoặc chiều tối được tin là hai khung giờ tốt để cầu bình an cho bé trong buổi lễ cúng đầy tháng. Bên cạnh đó, nếu muốn cúng trong buổi sáng, bố mẹ có thể bày mâm trước và chờ đến đúng giờ sẽ bắt đầu cúng.

Sau khi cúng xong, cha mẹ cũng khấn vái và cả gia đình cùng ngồi lại ăn bữa cơm, như một cách để xin lộc và mang đến niềm vui cho con.

Hướng dẫn cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái chi tiết

Nghi thức cúng

Nghi thức cúng đầy tháng là hoạt động quan trọng nhất trong toàn bộ lễ đầy tháng của bé. Sau khi bày trí mâm cúng, bố mẹ sẽ thắp 3 nén hương, bế bé ra trước bàn cúng và thực hiện đọc bài khấn cúng.

Bài khấn cúng Bà Mụ sẽ khác nhau tùy theo từng địa phương, nhưng thường bắt đầu bằng việc kính cẩn xưng danh các Bà Mụ, thần phật, ngày tháng cúng, tên 2 vợ chồng và tên con trai (con gái), nơi ở của gia đình; lý do cúng, bày tỏ lòng biết ơn công lao của các Bà Mụ và cuối cùng là lời cầu mong các bà phù hộ độ trì.

Nghi thức đặt tên

Sau khi thắp nhang, khấn cúng lễ đầy tháng xong, buổi lễ sẽ đến nghi thức đặt tên cho con. Người cúng sẽ khấn với tổ tiên tên họ đầy đủ của bé trai (bé gái) mà gia đình đã chọn sẵn, sau đó gieo 2 đồng tiền lên đĩa. Từ đây sẽ xảy ra 2 trường hợp:

  • Nếu có 1 đồng tiền úp, 1 đồng tiền ngửa nghĩa là cái tên ba mẹ xin đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận.
  • Nếu 2 đồng tiền đều úp hoặc đều ngửa có nghĩa là tên của con không được tổ tiên chấp nhận, lúc này người cúng cần gieo lại quẻ.
  • Nếu sau ba lần gieo quẻ mà vẫn thất bại thì bố mẹ có thể phải chọn tên khác cho bé.

Kết thúc lễ,, mọi người trong gia đình, họ hàng sẽ cùng nhau ăn uống và gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn đồng thời lì xì cho bé.

[related-articles title=”” articles=”265824″][/related-articles]

Nghi thức khai hoa

Ngoài ra, một số nơi còn có nghi thức khai hoa hay còn gọi là “bắt miếng”. Em bé sẽ được đặt ngay giữa bàn hoặc nằm trong nôi bên cạnh mâm cúng.

Sau đó, người cúng rót trà và thắp hương để xin phép bắt miếng bằng cách bồng đứa trẻ trên một tay, tay kia cầm một nhánh hoa quơ qua, quơ lại trên miệng bé, đồng thời nói những lời tốt đẹp:

  • Mở miệng ra cho có bông, có hoa.
  • Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ.
  • Mở miệng ra cho có bạc, có tiền.
  • Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến.

Bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai

Để nghi thức khấn vái trong lễ cúng được suôn sẻ, bố mẹ nên thực hiện với một tâm thế trang nghiêm và đọc theo bài khấn sau:

Bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé gái và bé trai
Bài văn khấn cúng đầy tháng bé trai và bé gái

[key-takeaways title=”Cách vái bài cúng, văn khấn cúng đầy tháng cho bé gái”]

Sau khi đã sắp xếp lễ vật đầy đủ và đúng chỗ cùng với việc đã có bài cúng đầy tháng cho bé gái. Cha mẹ hãy tiến hành cách vái cúng đầy tháng cho bé theo các bước sau:

  • Bước 1: Đầu tiên cha hoặc ông của bé sẽ thắp nến và khấn vái cúng bà Mụ.
  • Bước 2: Đọc nội dung văn khấn bài cúng đầy tháng cho bé gái bên trên.
  • Bước 3: Sau khi đọc xong bài cúng đầy tháng thì cầu nguyện, chúc phúc cho bé gái được khỏe mạnh, bình an, mau ăn chóng lớn.
  • Bước 4: Tiếp đến mẹ bế bé ra thắp hương và khấn vái những điều may mắn cho trẻ.
  • Bước 5: Khi đã xong cha, ông sẽ thực hiện nghi thức đặt tên cho bé.

[/key-takeaways]

Một số lưu ý khi cúng đầy tháng cho bé

Khi chuẩn bị tổ chức lễ cúng đầy tháng cho cả bé trai và bé gái, bố mẹ nên lưu ý một số điều sau để tránh phạm húy, đồng thời mang lại sự thuận tiện cho gia đình:

  • Gia đình cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật để thể hiện lòng biết ơn, mong ước của gia đình đến các thần linh và cầu nguyện cho bé được bình an, khỏe mạnh, hạnh phúc.
  • Bố mẹ cần lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp với ngày lễ trang trọng.
  • Lễ cúng đầy tháng bé là một nghi thức tâm linh, nên gia đình cần thể hiện thái độ, hành vi kính trọng để đảm bảo sự thành công của nghi thức.
  • Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện lễ cúng, gia đình cần chú ý đến sức khỏe của bé, đảm bảo bé được ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi đủ giấc và không bị căng thẳng, mệt mỏi.
  • Bố mẹ nên gửi thiệp mời để thông báo trước với người thân, họ hàng về thời gian tổ chức lễ đầy tháng cho con. Điều này sẽ giúp mọi người có thể sắp xếp công việc và đến dự cùng bé.

Câu hỏi thường gặp

Chuẩn bị xôi chè cúng đầy tháng như thế nào?

Đa phần xôi chè cúng đầy tháng của bé trai và bé gái sẽ giống nhau. Tuy nhiên, đối với tiệc cúng đầy tháng cho bé trai, thông thường người ta sẽ cúng chè đậu trắng. Ngoài ra cũng có nhiều nơi chọn chè đậu đỏđậu phộng

Điều này là bởi chè đậu mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp dành cho các bé trai, cụ thể là:

  • Đậu tượng trưng cho sự may mắn, thông minh.
  • Màu trắng, màu đỏ của đậu tượng trưng cho sự thuần khiết, thể hiện sự chính trực của bé.
  • Từ “đậu” còn có nghĩa là đậu thi cử, đậu công ăn việc làm. Qua đó phản ánh ước muốn con được thành công và thành đạt cả trong học tập và sự nghiệp.

Trong khi đó, mâm cúng của bé gái sẽ thay chè đậu trắng bằng xôi gấc và chè trôi nước. Bởi những món này cũng mang lại nhiều ý nghĩa cho các bé gái:

  • Màu đỏ của gấc tượng trưng cho sự may mắn.
  • Màu trắng thể hiện cho sự trong trắng, xinh đẹp và dịu dàng.
  • Viên chè trôi nước tượng trưng cho sự trôi chảy, suôn sẻ trong tình cảm, sau này bé sẽ tìm được mối lương duyên tốt đẹp, cuộc sống suôn sẻ và hạnh phúc.

Không cúng đầy tháng cho bé có sao không?

Câu trả lời là không sao. Việc có nên tổ chức cúng hay không sẽ phụ thuộc vào quan niệm của mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu gia đình có thời gian thì nên tổ chức để có một ngày vui ngồi lại với nhau và chúc mừng cho bé.

Tại sao cúng đầy tháng phải lùi ngày?

Theo quan niệm dân gian, con trai phải luôn là người đi trước, phải xông xáo và mạnh dạn thì mới dễ thành công. Cũng như thành ngữ “trai tiến gái lùi”, đầy tháng bé trai do đó sẽ chỉ lùi 1 ngày. Bên cạnh đó, bé gái lùi 2 ngày có hàm ý là con gái sẽ phải học cách khiêm nhường, từ tốn để gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp thông tin tổng quan về cách làm lễ cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái. Trên đây là toàn bộ thông tin về cách cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái. MarryBaby hy vọng gia đình sẽ có một buổi tiệc thật ấm áp và hạnh phúc bên nhau.

[summary title=””]

Chuyên mục ‘Năm đầu đời của bé‘ đăng tải những nội dung xoay quanh các chủ đề về chăm sóc, nuôi dạy, cột mốc phát triển của trẻ và nhiều nội dung khác dành cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.

[/summary]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai chuẩn theo phong tục Việt Nam

Biết xem ngày, giờ cúng đầy tháng cho bé trai sẽ tạo một khởi đầu thuận lợi trong cuộc sống để giúp con vượt qua tai ương; có được thành công, và trở nên sung túc hơn trong đoạn đường tương lai phía trước.

Trước hết, mẹ cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa của việc xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai; để có thể chọn ngày lành tháng tốt cho bé, mẹ nhé.

1. Ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng cho bé

Cúng đầy tháng cho bé trai là một sự kiện quan trọng trong giai đoạn đầu đời của bé. Đây là một nghi thứ quan trọng để thông báo với họ hàng, người thân, dòng họ và hàng xóm, ràng gia đình của mình có thêm một thành viên mới. Đồng thời lễ cúng cũng là để bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong các Bà Mụ, Đức Ông sẽ ban phước lành, may mắn cho đứa trẻ.

Chính vì tầm quan trọng của sự kiện này, việc xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai là rất cần thiết và là điều nhiều mẹ quan tâm, tìm hiểu kỹ càng.

Ý nghĩa của việc chọn ngày giờ cúng đầy tháng cho bé trai:

  • Khi mẹ chọn được ngày lành tháng tốt để cử hành lễ; kèm theo đó là giờ tốt; bé trai lớn lên sẽ có sức khỏe dồi dào và gặp được nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.
  • Hơn nữa, xem ngày, giờ cúng đầy tháng cho bé trai còn là một cách để cầu mong tổ tiên, 12 Bà Mụ, 1 bà Chúa Thiên Thai và 3 Đức Ông sẽ phù hộ độ trì cho trẻ xuyên suốt quãng thời gian trưởng thành.
  • Cuối cùng, xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai tốt là để chọn giờ không xung khắc, hợp với tuổi của bé trai để con luôn khỏe mạnh và gặp bình an trong cuộc sống sau này.

[key-takeaways title=””]

Bên cạnh đó, việc lựa chọn ngày và xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai là tương đối quan trọng. Nó không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn giúp cho gia đình biết được chính xác thời điểm tổ chức là khi nào, thuận tiện cho việc sắp xếp và gửi lời mời đến người thân và họ hàng đến dự.

[/key-takeaways]

xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai
Ý nghĩa của việc chọn ngày và xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai vừa giúp gia đình biết chính xác thời điểm tổ chức và chọn được giờ lành tháng tốt cho bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: 33 lời chúc đầy tháng cho bé trai, bé gái hay và ý nghĩa nhất

2. Cách tính ngày giờ làm lễ cùng đầy tháng theo phong tục truyền thống Việt Nam

Làm đầy tháng cho bé trai vào ngày nào? Theo cách truyền thống thì mỗi vùng miền có sự khác nhau rõ rệt về ngày tính lễ đầy tháng. Hiện nay có 3 cách thức chọn ngày cúng theo các phương thức dưới đây:

Cách 1 – Gái lùi 2 trai lùi 1

Đây có lẽ là cách tính ngày phổ biến nhất hiện nay được nhiều ba mẹ áp dụng để cử hành việc cúng đầy tháng cho bé trai tại nhà.

  • Ví dụ: Bé nhà bạn sinh ngày 16/7 đến 14/8 là đủ 30 ngày tuổi; vậy thì làm lễ đầy tháng ngày 13/8 (lấy ngày đủ 30 trừ cho 1 ngày).

Cách 2 – Tính đủ số ngày bé sinh

Một số nơi thì tính đủ ngày tròn 1 tháng theo lịch Âm; có nghĩa là ngày đầy tháng sẽ đúng vào ngày sinh nhưng vào tháng sau của bé.

  • Ví dụ: Bé trai sinh vào ngày 5/5 Âm lịch thì lễ đầy tháng cũng tổ chức vào ngày 5/6 Âm lịch luôn.

Cách 3 – Nam trồi nữ sụt

Đây cũng là một cách tính được nhiều gia đình áp dụng. Với cách tính này thì đầy tháng cho bé trai sẽ tính cộng thêm 1 ngày, nữ thì trừ đi 1 ngày.

  • Ví dụ: Bé nhà bạn sinh ngày 14/3 đến 14/4 đủ 30 ngày tuổi. Bé trai thì làm lễ đầy tháng ngày 15/4 (lấy ngày đủ 30 ngày tuổi cộng thêm 1 ngày).

[recommendation title=””]

Như vậy dựa theo cách tính ngày, xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai như trên, mẹ hoàn toàn có thể an tâm hơn trong việc tổ chức cử hành việc cúng kiếng cho con rồi.

[/recommendation]

Cách tính ngày đầy tháng theo phong tục truyền thống Việt Nam
Để xem ngày giờ cúng đầy tháng cho bé trai, cha mẹ có thể tính đủ số ngày sinh, áp dụng công thức dân gian gái lùi 2 trai lùi 1 hoặc nam trồi nữ sụt.

>> Mẹ xem thêm: Mâm cúng đầy tháng bé trai đầy đủ gồm những gì?

3. Cách xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai có thêm phước lành

Ngoài xem ngày thì xem giờ cũng khiến mẹ quan tâm. Trong sách chiêm tinh và phong thủy học có ghi rằng: Năm tốt không bằng tháng tốt, tháng tốt không bằng ngày tốt, và ngày tốt không bằng giờ tốt. Do đó những việc quan trọng trong cuộc sống nếu không chọn được năm tốt, tháng tốt thì mẹ cũng cố gắng để chọn được giờ tốt mà thực hiện, mẹ nhé.

4 cách dưới đây giúp mẹ trả lời câu hỏi xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai như thế nào?

3.1 Chọn giờ giấc theo lịch sinh hoạt của gia đình

Cuộc sống tất bật cuốn mẹ vào vòng xoay “cơm, áo, gạo, tiền,…” thế nên đây là cách chọn giờ đơn giản và tối ưu nhất đối với các gia đình có người thân bận rộn. 

Mẹ có thể chọn giờ nào tùy thích, phù hợp với lịch trình sinh hoạt trong gia đình mình; để việc cúng kiếng diễn ra suôn sẻ và không tạo thêm gánh nặng gì cho mẹ nữa nhé.

Cách xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai có thêm phước lành
Có 3 cách xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai có thêm phước lành

3.2 Cách xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai vào buổi sáng

Buổi sáng thời tiết mát mẻ, dễ chịu; nên hiển nhiên nhiều gia đình có tâm lý chọn lễ cúng trong buổi sáng, trước 12h trưa. 

Nếu mẹ muốn cúng đầy tháng cho bé trong buổi này có thể bày mâm cúng trước đó; và hẹn người thân tới đúng giờ là cúng được. Cúng xong gia đình có thể xin lộc để cùng ăn uống; cùng trò chuyện về con trong bữa trưa.

>> Mẹ xem thêm: Bài cúng, văn khấn đầy tháng bé trai giúp con mau ăn chóng lớn

3.3 Cách tính giờ cúng đầy tháng cho bé trai theo tam hợp – tứ hành xung

Cách chọn giờ để bày mâm cúng đầy tháng cho bé trai theo ngày giờ sinh của con thường dựa vào tam hợp – tứ hành xung để tính cho chính xác.

  • Tam hợp: Trong 12 con giáp có 4 nhóm được xem là tam hợp. Dần – Ngọ – Tuất; Hợi – Mão – Mùi; Thân – Tý – Thìn; Tỵ – Dậu – Sửu.
  • Tứ hành xung: Trong 12 con giáp, xung khắc với nhau tạo thành 3 nhóm. Dần – Thân – Tỵ – Hợi; Thìn – Tuất – Sửu – Mùi; Tý – Ngọ – Mão – Dậu.

[recommendation title=”Ví dụ”]

Bé trai sinh vào ngày 11.10.2016, nhằm ngày 11.09.2016 âm lịch vào giờ Thân (15-17 giờ). Dựa vào đây, mẹ sẽ phải chọn giờ để bày mâm cúng đầy tháng cho bé trai vào giờ Tam Hợp; và tránh các khung giờ rơi vài Tứ Hành Xung.

[/recommendation]

Bảng tính tam hợp – tứ hành xung, mẹ có thể tham khảo nhanh:

  • Từ 23 – 1 giờ: Giờ Tý.
  • Từ 1 – 3 giờ: Giờ Sửu.
  • Từ 3 – 5 giờ: Giờ Dần.
  • Từ 5 – 7 giờ: Giờ Mão.
  • Từ 7 giờ đến 9 giờ: Giờ Thìn.
  • Từ 9 giờ đến 11 giờ: Giờ Tỵ.
  • Từ 11 giờ đến 13 giờ: Giờ Ngọ.
  • Từ 13 giờ đến 15 giờ: Giờ Mùi.
  • Từ 15 giờ đến 17 giờ: Giờ Thân.
  • Từ 17 giờ đến 19 giờ: Giờ Dậu.
  • Từ 19 giờ đến 21 giờ: Giờ Tuất.
  • Từ 21 giờ đến 23 giờ: Giờ Hợi.

[recommendation title=”Ví dụ”]

Vậy con sinh vào giờ Thân thì mẹ hãy chọn khung giờ từ 23 – 1 giờ (giờ Tý) và từ 7 – 9 giờ (giờ Thìn) để làm giờ cúng đầy tháng cho con.

[/recommendation]

3.4 Xem và chọn giờ cúng theo tuổi của bé trai

  • Tuổi Tý: Theo các chuyên gia phong thủy, nên cúng đầy tháng cho bé vào giờ Ngọ nhằm tăng tài vận và hỗ trợ đường công danh và sức khỏe cho bé.
  • Tuổi Sửu: Giờ thích hợp nhất là giờ Tý, không chỉ vậy, vào năm Tý những người tuổi Sửu cũng dễ phát tài, làm ăn gặp may.
  • Tuổi Dần: Nếu bé trai sinh năm dần cha mẹ có thể cúng mụ cho bé vào giờ Mùi hoặc giờ Sửu. Đó là giờ đẹp cho bé tuổi Dần.
  • Tuổi Mão: Theo phong thủy, tuổi Mão sẽ phát huy tốt các nội lực ở giờ Tuất. Mão thuộc âm mộc trong khi Tuất là thổ dương, yếu tố này hỗ trợ nhau.
  • Tuổi Thìn: Nếu bé sinh tuổi Thìn thì giờ làm lễ cúng mụ tốt nhất là giờ Hợi.
  • Tuổi Tỵ: Theo phong thủy giờ Dậu chính là giờ hợp với tuổi Tỵ. Tỵ là hỏa dương trong khi Dậu là kim âm chúng sẽ hỗ trợ, tương sinh cho nhau. Nhờ vậy, người tuổi Tỵ trong năm Dậu sẽ dễ dàng phát tài cũng như thuận lợi cho công việc.
  • Tuổi Ngọ: Trong phong thủy, Ngọ mạng hỏa âm, Thân mang kim dương. Bởi vậy, người tuổi Ngọ hợp với giờ Thân, nên cúng đầy tháng cho bé trai vào giờ thân với các bé sinh năm Ngọ.
  • Tuổi Mùi: Với các bé sinh năm Mùi nên cúng mụ vào giờ Tý bởi giờ Tý chính là giờ phù hợp với người tuổi Mùi.
  • Tuổi Thân: Trong ngày, thời gian tuổi Thân có thể dễ dàng phát huy nội lực nhất là giờ mão.
  • Tuổi Dậu: Giờ Dần chính là thời điểm cúng mụ tốt cho bé sinh năm Dậu.
  • Tuổi Tuất: Nếu trong ngũ hành âm dương, giờ Hợi sẽ phù hợp với người tuổi Tuất.
  • Tuổi Hợi: Giờ cúng mụ tốt nhất là giờ Tỵ.

[recommendation title=”Ví dụ”]

  • Giờ cúng đầy tháng cho bé trái tuổi Thìn là giờ Hợi (Từ 21 giờ đến 23 giờ)
  • Giờ cúng đầy tháng cho bé trái tuổi Mão là giờ Tuấ (Từ 19 giờ đến 21 giờ)
  • Giờ cúng đầy tháng cho bé trái tuổi Tỵ là giờ Dậu (Từ 17 giờ đến 19 giờ)

[/recommendation]

>> Mẹ xem thêm: Chuẩn bị xôi chè cúng đầy tháng cho bé trai và gái như thế nào?

Kết luận

Hy vọng bài viết đã hướng dẫn được cho mẹ cách xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai. Từ đó mẹ có thể chọn được giờ cúng phù hợp theo tuổi cho bé.

[summary title=””]

Chuyên mục ‘Năm đầu đời của bé‘ đăng tải nội dung về những cột mốc phát triển thú vị của bé, nhằm mang đến cho con một khởi đầu hoàn hảo và nhiều kỷ niệm. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.

[/summary]

[inline_article id=311959]